Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kế hoạch nhà trường năm học 2019 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.37 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7
<b> TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>
<b> HOÀNG QUỐC VIỆT</b>


Số: ... /KH - HQV


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<b> </b>
<b> </b>


<b> Quận 7, ngày tháng năm 2019</b>

<b>KẾ HOẠCH</b>



<b>Giáo dục kĩ năng sống</b>
<b>Năm học 2019–2020</b>


Căn cứ Quyết định số 2833/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2019 của UBND thành
phố về ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, phổ thông
và giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh;


Căn cứ kế hoạch số 1041/GDĐT-THCS ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Quận 7 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học
2019 - 2020;


Thực hiện kế hoạch năm học 2019–2020 của nhà trường;


Trường THCS Hoàng Quốc Việt xây dựng Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh, năm học 2019-2020 như sau:



<b>I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU</b>


Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở
đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những
hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.


Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển
toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp.


Việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc,
thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của học sinh, tránh việc tổ
chức hình thức, quá tải, khiên cưỡng, gây áp lực cho học sinh.


Thực hiện xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Cơng tác quản lý giáo dục kỹ năng sống phải chặt chẽ, theo đúng quy định tại Thông
tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.


<b>II. NỘI DUNG</b>


<b>1. Việc giáo dục KNS cho học sinh THCS trong điều kiện hiện nay là thật sự cần </b>
<b>thiết vì:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Những thay đổi về tâm lý của chính bản thân học sinh đang có tác động lớn đối với
các em.


- Những thay đổi về mặt kinh tế, xã hội cũng ảnh hưởng đến từng gia đình của các em
học sinh.



- Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không
thể không giáo dục KNS cho thích ứng với mọi biến động của hồn cảnh, giúp các em rèn
hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù
hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống.


<b>2. Những lợi ích trong giáo dục KNS cho học sinh THCS</b>


KNS như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những
thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết làm cho mình và người
khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ
cuộc sống của chính mình.


- Lợi ích về cá nhân: giúp các em ứng phó có hiệu quả với những thách thức trong
cuộc sống. Rút ngắn thời gian mày mị tìm hiểu, giúp các em trưởng thành sớm hơn. Giúp
các em có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khỏe của chính mình và những người khác
trong cộng đồng. Giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và tương lai.


- Lợi ích cho gia đình: KNS của mỗi cá nhân tạo khơng khí thân thiện, hạnh phúc
trong gia đình. Bố mẹ có thể n tâm lao động, cơng tác vì con cái ngoan ngỗn, biết ứng
xử, tự lập. Gia khơng bị mất mát về kinh tế do con cái mắc vào tệ nạn xã hội như tiêm
chích, sử dụng ma túy, cờ bạc, nghiện rượu, thuốc lá…


- Lợi ích cho xã hội: Giáo dục kỹ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định hướng
cho các em rèn luyện để trở thành những cơng dân hữu ích trong tương lai giàu lòng yêu
quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các
em cịn thích ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và biết lựa chọn, phân tích các
nguồn thơng tin đa dạng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. Đồng thời giúp
các em hình thành những hành vi tích cực có lợi cho sức khỏe con người, do đó có những
hành vi xã hội tích cực góp phần làm giảm các tỷ lệ: có thai sớm, lạm dụng tình dục, uống


rượu hút thuốc lá, sử dụng ma túy, phạm pháp trong lứa tuổi vị thành niên.


<b>3. Phân loại kỹ năng sống</b>


- Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể gồm các kỹ năng cốt lõi sau
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề;


+ Kỹ năng suy nghĩ, tự phê phán;
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả;
+ Kỹ năng ra quyết định;
+ Kỹ năng tư duy sáng tạo;


+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử cá nhân;


+ Kỹ năng nhận thức, tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị;
+ Kỹ năng thể hiện sự cảm thông;


+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm: tự nhận thức, xác
định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin…


+ Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: giao tiếp có hiệu
quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sư cảm thông, hợp tác…


+ Nhóm các kỹ năng ra quyết định một các cú hiệu quả, bao gồm: tìm kiếm và xử lý
thơng tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.


<b>4. Định hướng GD KNS</b>



* Lưu ý: Các định hướng trên sẽ được thể hiện cụ thể trong từng môn học và hoạt
động GDNGLL. Tuy nhiên tùy đặc trưng của môn học mà tập trung vào GD các KNS khác
nhau cũng như sử dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực khác nhau.


<i>*) Dạy lồng ghép trong các mơn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Sinh học với </i>
<i>các nội dung:</i>


- Có 12 giá trị sống: Hịa bình, Tơn trọng, u thương, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm
tốn, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Hợp tác, Tự do, Đồn kết.


- 3 nhóm kỹ năng:


+ Những kỹ năng sống nhận biết và sống với chính mình.
+ Những kỹ năng sống nhận biết và sống với người khác.
+ Những kỹ năng sống giải quyết các tình huống.


<i>*) Kết hợp lồng ghép vào tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng</i>
<i>tháng, mỗi tháng thực hiện một chủ điểm.</i>


- Tháng 9: : Truyền thống nhà trường
- Tháng 10 : Chăm ngoan, học giỏi.
- Tháng 11 : Tôn sư trọng đạo


- Tháng 12 : Tiếp bước truyền thống anh hùng
- Tháng 1 & 2 : Mừng Đảng- Mừng xuân


- Tháng 3 : Tri ân mẹ & cô


- Tháng 4 : Hịa bình và Hữu nghị
- Tháng 5 : Nhớ ơn Bác Hồ



5. Thu phí:


- Việc tổ chức đăng ký của học sinh ln bảo đảm tính tự nguyện của PHHS và học
sinh


- Mức thu: Căn cứ văn bản của Ủy ban nhân dân quận 7.
- Mức thu, chi: Thực hiện công khai theo qui định của ngành
<b>III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


- Trường THCS Hoàng Quốc Việt phối hợp với trung tâm giáo dục kỹ năng sống Rồng
Việt và trung tâm giáo dục kỹ năng sống Gai-A để thực hiện các chuyên đề về KNS theo
các nội dung như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

và trong HS (dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, GDNGLL) dưới hình thức chuyên đề, thảo luận,
sinh hoạt tập thể, tun truyền…


PHHS có nhu cầu đăng kí thông qua giáo viên chủ nhiệm của lớp, chuẩn bị phiếu đăng
kí, tổng hợp danh sách và thơng báo cho toàn trường


Dự kiến:


+ Từ 25/20/2019 đến 10/11/2019: Tổ chức hội thi Sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn cho
học sinh


+ Từ 15/3/2020 đến 25/3/2020: Tổ chức hội thi Kỹ năng thốt hiểm cho học sinh.
- Phân cơng cụ thể:


<b>STT</b> <b>HỌ TÊN</b> <b>CHỨC VỤ</b> <b>NHIỆM VỤ</b>



1 Cô Phạm Thị Hạnh Hiệu trưởng Chịu trách nhiệm chung, ký hợp
đồng giảng dạy, kiểm tra các văn
bằng, chứng chỉ của giáo viên dạy
Kỹ năng sống


2 Lê Ngọc Cát Phó Hiệu


trưởng


Sắp xếp thời khố biểu giảng dạy,
quản lý nề nếp giảng dạy của giáo
viên và nề nếp học tập, chuyên cần
của học sinh; xây dựng kế hoạch dạy
KNS


3 Phạm Thị Phương
Thảo


Phó Bí thư Kiểm tra các nội dung, tài liệu và
chương trình hoạt động của các giáo
viên của trung tâm Rồng Việt, và
trung tâm Gai-A


4 Đoàn Thị Hường TTCM tổ sử


Trợ giảng, ổn định nề nếp HS, hổ trợ
GV dạy KNS trong 01 số hoạt động
trò chơi tập thể


5 Nguyễn Thị Hồng Ánh GVBM



6 Trần Thị Hà GVBM


7 Nguyễn Thị Tú Oanh GVBM


8 Trần Thị Kim Anh GVBM


9 Tô Thị Trường GVBM


- Trên đây là Kế hoạch tổ chức giảng dạy KNS của trường THCS Hoàng Quốc Việt,
năm học 2019-2020. Kế hoạch này được phổ biến đến tất cả các tổ, nhóm, giáo viên được
phân cơng để cùng thống nhất triển khai thực hiện.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Ban lãnh đạo nhà trường (chỉ đạo thực hiện)
- Lưu: VT.


</div>

<!--links-->

×