U
UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 1112/KH-SGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 9 năm 2013
KẾ HOẠCH
Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường
Năm học 2013-2014
Thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm
2013 -2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục Đào tạo triển khai Kế hoạch công tác PBGDPL năm năm 2013-2014 của Ngành
với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết
định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa IX); Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (Đề án 1928) nhằm nâng cao ý thức
pháp luật cho cán bộ, công chức, nhà giáo, người lao động, người học trong toàn
ngành; góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
Thực hiện công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ trong toàn
ngành. Góp phần ổn định môi trường giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
II. YÊU CẦU
1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bám sát các nhiệm vụ trọng tâm
của ngành giáo dục năm 2013 và Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1928 giai
đoạn 2013-2016.
2. Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức; lồng ghép hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của
ngành trong năm 2013.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục
và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng
cán bộ, nhà giáo, người học, người lao động thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Tập
trung triển khai việc tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
3. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ
quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
4. Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928
giai đoạn 2013-2016. Tổ chức chỉ đạo điểm việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề
án 1928 giai đoạn 2013-2016, nhân rộng các mô hình, biện pháp phổ biến, giáo
dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với đối tượng, địa bàn của giai đoạn 20102012;
5. Các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức triển
khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013-2016; tổ chức phổ biến kịp
thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp
luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý
của đơn vị;
6. Tiếp tục rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên môn pháp luật, môn giáo dục
công dân. Phối hợp với ngành tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp
luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn pháp luật,
môn giáo dục công dân, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật;
7. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức
pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục
pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Chỉ đạo tổ chức hội thi giáo viên giỏi môn giáo dục công dân; báo cáo viên pháp
luật giỏi cấp trường; tổ chức “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật;
8. Bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết
bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ đạo xây dựng
trang thông tin phổ biến, giáo dục trên website của các cơ sở giáo dục.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị căn cứ vào yêu cầu, điều kiện thực tế triển khai thực hiện trong
phạm vi cơ quan trên cơ sở Kế hoạch PBGDPL của ngành, các văn bản quy định
về PBGDPL của địa phương; cử cán bộ phụ trách, kiện toàn Hội đồng Phổ biến
giáo dục pháp luật; trích kinh phí thực hiện các nhiệm vụ PBGDPL.
2. Việc lập dự toán, bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật được thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành và Thông tư số
73/2010/TT-BTC-BTP ngày 14/3/2010 của liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp
hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tổ chức kiểm tra, báo cáo Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Sở theo
định kỳ và kết thúc năm học. Báo cáo gửi về địa chỉ: bà Phạm Thị Thuý Hằng –
Văn phòng Sở bằng văn bản và Email: /.
Nơi nhận:
- Sở Tư pháp (để p/h);
- Giám đốc, các phó giám đốc (để b/c);
- Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố;
- Trường THPT;PTDTNT Hương Khê;
- Trung tâm BDNVSPvà GDTX tỉnh;
- Lưu: VT, Pháp chế.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GÁM ĐỐC
(Đã kí)
Nguyễn Xuân Trường
U
UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1113/KH-SGDĐT
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 9 năm 2013
KẾ HOẠCH
Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Thực hiện Kế hoạch số 721 /KH-HĐ ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Hội đồng
Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật về việc Kiểm tra công tác phổ biến giáo dục
pháp luật (PBGDPL) năm 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch kiểm tra
công tác PBGDPL của ngành giáo dục và đào tạo gồm những nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Đánh giá thực trạng công tác PBGDPL ở các cơ sở giáo dục;
- Nắm bắt tình hình quán triệt, tổ chức, triển khai và kết quả thực hiện các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác PBGDPL ở các đơn vị cơ sở, tác động của các
văn bản pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội và việc nâng cao nhận thức, ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành;
- Thông qua hoạt động kiểm tra, phát hiện những vướng mắc, sai sót trong
quá trình thực hiện để kịp thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác PBGDPL.
II. Đối tượng kiểm tra
- Văn phòng Sở GD&ĐT
- Các đơn vị cơ sở trong ngành Giáo dục và Đào tạo
III. Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra toàn diện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ đầu năm 2013
đến tháng 10/2013 tại các đơn vị trong toàn ngành.
2. Kiểm tra việc thành lập, kiện toàn Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật của các đơn vị và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp
luật (số thành viên, công tác kiện toàn, bổ sung hàng năm).
3. Các hoạt động và kết quả hoạt động của Hội đồng PH PBGDPL của đơn
vị (thống kê từ tháng 12/2012 đến nay).
- Số cuộc tập huấn, thời gian, nội dung, số lượt người tham gia;
- Số lượng tài liệu PBGDPL đã phát hành hàng năm (tài liệu, tờ rơi...);
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật (số cuộc thi, tên cuộc thi, số người
tham dự, số lượt người được tuyên truyền);
- Lồng ghép công tác PBGDPL với các hoạt động khác (hình thức, số lượng,
hiệu quả);
- Số Câu lạc bộ pháp luật; tổng số buổi sinh hoạt, nội dung chủ yếu;
- Các hình thức PBGDPL thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở (số loa,
thời lượng PBPL, các nội dung chủ yếu);
- Các cuộc vận động với nội dung chấp hành pháp luật (tên gọi, số người
được vận động);
- Xây dựng Tủ sách pháp luật (số đầu sách, số lượt người khai thác...);
- Các Chương trình phối hợp PBGDPL và các hình thức tổ chức PBGDPL
(tên gọi, thời gian thực hiện, số lượng...);
- Sáng kiến trong công tác PBGDPL;
4. Việc chỉ đạo triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của
công tác PBGDPL năm 2013, bao gồm:
- Ban hành Kế hoạch PBGDPL năm 2013 ở đơn vị, địa phương.
- Ban hành Kế hoạch và triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Việc tuyên truyền và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 và Luật Đất đai sửa đổi.
- Việc thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Hội đồng Phối
hợp PBGDPL các cấp, các ngành và hiệu quả của việc phân công nhiệm vụ các
thành viên của Hội đồng.
- Công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
- Công tác hòa giải cơ sở (tổng số hòa giải viên; số vụ hòa giải).
- Công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày pháp luật.
- Hoạt động phối hợp PBGDPL giữa các cấp, các ngành.
- Những nội dung, đối tượng được PBGDPL, hình thức phổ biến pháp luật.
- Lực lượng tham gia công tác PBGDPL.
5. Kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL.
6. Đánh giá kết quả của công tác PBGDPL từ tháng đầu năm đến nay:
a) Về nhận thức của cấp ủy, chính quyền và xã hội đối với công tác
PBGDPL.
b) Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị đối với việc
triển khai thực hiện các văn bản nói trên.
c) Về kết quả thực hiện công tác PBGDPL
- Ưu, nhược điểm, nguyên nhân
- Bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác này.
7. Giải pháp và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
III. Cách thức kiểm tra
1. Kiểm tra của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các đơn
vị cơ sở
Các đơn vị cơ sở tổ chức tự kiểm tra và kiểm tra ở cơ quan, đơn vị, địa
phương mình và tổng hợp, báo cáo kết quả tự kiểm tra và kiểm tra gửi về Sở trước
ngày 27/9 (báo cáo phải có số liệu chi tiết, cụ thể).
2. Kiểm tra của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh
Hội đồng PH PBGDPL tỉnh thành lập 04 Đoàn kiểm tra trực tiếp kiểm tra ở
một số cơ quan, đơn vị, điạ phương, (sẽ có lịch cụ thể sau).
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL năm 2013 của Hội đồng
Phối hợp PBGDPL ngành, đề nghị Hội đồng Phối hợp PBGDPL các đơn vị cơ sở
nghiêm túc tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Sở Tư pháp (để b/c);
- Giám đốc, các phó giám đốc (để b/c);
- Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố;
- Trường THPT; PTDTNT Hương Khê;
- Trung tâm BDNVSPvà GDTX tỉnh;
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GÁM ĐỐC
(Đã kí)
Nguyễn Xuân Trường
- Lưu: VT, Pháp chế.