Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.64 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
6a.Trương lực cơ yếu
Beth Smart, Children’s Occupational Therapist
<b>Trương lực cơ yếu</b>
<b>Định nghĩa</b>
Trương lực cơ là lực căng của cơ ở trạng thái nghỉ. Nếu cơ không đủ căng (trương lực thấp)
khả năng vận động có thể bị ảnh hưởng . Trẻ bị giảm trương lực cơ chóng mỏi mệt và thấy
khó mà chuyển động nhanh được .
Những trẻ này sờ vào người thấy ‘mềm’ và thường các khớp rất dẻo. Trẻ gặp khó khăn trong
việc co các cơ quanh khớp lại để giữ tư thế , và vì vậy gặp khó khăn trong việc giữ ổn định
khớp và điều khiển chuyển động . Trẻ sẽ thường duỗi khớp qua mức và ‘khóa’ khớp ở tư thế
đó. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng vậy , trẻ có trương lực thấp thường nhanh thấy
mỏi mệt và có thể khá lờ đờ.
Các khó khăn khác có thể bao gồm:
Có thể học ngồi và đi chậm – nhưng không phải trong tất cả các trường hợp
Gặp khó khăn khi muốn ngồi thẳng và làm gì đó ở trên bàn – thường ngồi với lưng
cong, có thể tựa lên một tay khi ngồi viết, vẽ
Khó ngồi n, thường hay ngọ nguậy, khơng hồn thành bài trên lớp
Có thể rất chóng mệt, khơng thích đi bộ xa, gặp khó khăn khi lên cầu thang
Có thể giỏi chơi những trò chỉ cần chạy nhanh trong thời gian ngắn , những lại gặp
khó khăn khi giữ tư thế khi ngồi, vẽ, viết - những việc yêu cầu duy trì hoạt động của
các cơ giữ tư thế
Ngồi giữa hai chân trên sàn (ngồi kiểu chữ w), không thích ngồi khoanh chân
Có vẻ tập trung, chú ý kém, dễ nản
Không treo được người trên xà , khơng thích, thậm chí sợ trèo leo
/>
<b>Giảm trương lực cơ và Tự kỷ</b>
Nghiên cứu thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Tự kỷ đã chỉ ra rằng trẻ có lực cơ yếu hơn
thường bị tự kỷ nặng hơn; những trẻ tự kỷ nặng chỉ có lực cơ tay bằng khoảng một nửa
những trẻ bị tự kỷ nhẹ.
Đây là một minh chứng khác chứng tỏ rằng tự kỷ là một rối loạn sinh học ảnh hưởng đến
toàn bộ cơ thể , chứ không phải là một rối loạn chỉ ảnh hưởng đến n ão.
( />
<b>Các hoạt động để cải thiện trương lực cơ</b>
Các hoạt động giúp cải thiện sức mạnh và sức bền sẽ hỗ trợ cho trẻ có trương lực thấp. Các
vận động lớn và tập vận động thô cũng giúp cải thiện lực cơ ở các hoạt động vận động tinh.
Điều quan trọng là ta biết trẻ mệt nhưng vẫn phải đặt mục tiêu dần dần và đều đặn cải thiện
sức mạnh và sức bền cho trẻ.
6a.Trương lực cơ yếu
Beth Smart, Children’s Occupational Therapist
<b>Bắt chước động vật!</b>
Tung vó ngựa: ngồi xổm xuống sàn. Đổ người về phía trước, đỡ bằng tay và đá cả hai chân
về phía sau
Thỏ nhảy: bắt đầu với ngồi xổm, tay đặt úp xuống sàn và hai đầu gối khép lại ở giữa hai tay.
Với tay về phía trước và rồi chân nhảy lên theo tay. Nhớ là tay đi trước chân theo sau .
Hải cẩu trườn : bắt đầu nằm sấp xuống sàn , hai bàn tay đặt dưới vai . Duỗi tay để nâng thân
người lên khỏi mặt đất. Đi bằng tay về phía trước, dồn trọng lương lên tay. Cố khơng để
phần lưng dưới cong xuống qua mức.
Gấu đi: bắt đầu với trọng lượng cơ thể trên cả 4 chi (trên bàn tay và bàn chân). Di chuyển
một bên người lên rồi nốt bên còn lại . Chú ý là bàn tay và bàn chân một bên di chuyển cùng
nhau, nhấc khỏi sàn rồi đi lên.
Cua bò: bắt đầu trên tứ chi và di chuyển sang ngang, từng bên một– tay phải, chân phải cùng
nhau... Có thể làm khó hơn bằng cách cho quay người lại và cho bò ngửa bụng .
<b>Các trò chơi khác để cải thiện Trương lực cơ ở toàn cơ thể và ở tay</b>
Nhảy trên tấm nhún
Kéo co: có thể xoắn một cái khăn lại để làm dây. Có thể kéo co cả ở tư thế đứng và
ngồi.
Đẩy xe cút kít: Nhấc trẻ ngẩng đầu lên và nhìn đường. Khi mới bắt đầu giữ chân trẻ
ở đầu gối thay vì ở mắt cá chân. Dần dần chuyển chỗ giữ xuống mắt cá khi trẻ đã
khỏe hơn. Để cải biên đi một chút , đặt một thứ nhẹ lên lưng trẻ để trẻ mang khi khi
đi, hoặc cho đi vượt chướng ngại vật đơn giản .
THỬ CHO ĐI HOẶC TRÈO QUA CÁC CHƯỚNG NGẠI VẬT .
ĐI BƠI. Nước tạo lực cản rất tốt tới các nhóm cơ và vì thế rất tốt cho việc cải thiện
lực cơ.
CHƠI ĐẤT NẶN, BỘT NHÀO... Chúng sẽ tạo điều kiện luyện cơ tay và ngón tay với
các động tác nhào, lăn, bóp .
LĂN TRÊN SÀN. Đánh dấu một khoảng dài khoảng 2m trên sàn. Đặt miếng ghép
hình ở một đầu, và bản ghép ở đầu bên kia. Mỗi lần lấy một miếng ghép và lăn sang
để ghép hình vào bảng . Một cách khác là cuốn trẻ vào một các khăn to hoặc chăn
mềm. Giữ một đầu và để trẻ tự lăn trên sàn để thốt ra.
BĨP MIẾNG BỌT XỐP DÀY . Bóp nắn một miếng bọt xốp dày bằng cả hai tay sẽ
giúp trẻ cải thực lực cầm nắm.
TƯỚI CÂY. Tưới cây bằng cách bóp bình nước phun cũng là cách tốt để luyện tay .
MANG VẬT NẶNG NHƯ TÚI ĐỒ .
KHI XEM TV, KHUYẾN KHÍCH TRẺ ĐẶT CẲNG TAY XUỐNG SÀN KHI NẰM SẤP
THAY VÌ DÙNG TAY ĐỠ CẰM.
CHƠI VỚI KẸP QUẦN ÁO. Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp mở kẹp , kẹp vào thành
hộp rồi lại gỡ ra. Nếu như vậy quá dễ , cuốn dây chun quanh kẹp để kẹp khó mở hơn.
Xem thử xem trẻ mất bao lâu để kẹp được kẹp lên .
TẬP ĐĨNG MỞ NẮP XỐY BÌNH, LỌ .