Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi chuyên Sinh học Quảng Ngãi 2018-2019 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.03 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>QUẢNG NGÃI </b>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT </b>
<b>NĂM HỌC 2018-2019 </b>


Ngày thi: 06/06/2018


Môn: SINH HỌC (HỆ CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút


<b>Câu 1:(1.0 điểm) </b>


1. Vì sao cùng là kiểu đột biến thay thế nuclêơtit, có một số trường hợp khơng gây
hậu quả gì nhưng một số trường hợp khác lại gây hậu quả rõ rệt đối với cơ thể sinh vật?


2. Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 10, có một cặp NST số 2 mang các gen AAA.
Thể đột biến trên thuộc loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó.
<i><b>Câu 2:(1.0 điểm) </b></i>


Tại một cơ sở ấp gà giống, người ta giữ độ ẩm phòng ấp ở 65% và cho thay đổi
nhiệt độ khơng khí. Theo dõi kết quả tỉ lệ nở của trứng gà tương ứng với nhiệt độ thay đổi
theo bảng sau:


Nhiệt độ


(0<sub>C) </sub> 34,0 34,5 35,0 35,5 36,0 36,5 37,0 37,5 38,0 38,5 39,0 39,5


Tỉ lệ nở



(%) 0 5 20 40 50 70 80 90 70 40 5 0

a. Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với sự phát triển của trứng gà.


b. Tìm giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận của nhân tố nhiệt độ đối
với sự phát triển của trứng gà.


<b>Câu 3:(1.5 điểm) </b>


1. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan hệ
giữa gen với ARN.


2.Vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ?
Trường hợp nào qua cơ chế nhân đôi tạo ra ADN con khác ADN mẹ?


<b>Câu 4</b>:<b>(1.5 điểm) </b>


<b> </b> Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép
và cặp NST tương đồng.


<b>Câu 5:(2.0 điểm)</b>


Gen M dài 4080Å, có số nuclêơtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen
M bị đột biến mất đi 3 cặp nuclêôtit trở thành gen m; làm cho gen đột biến kém gen ban
đầu 7 liên kết hiđrô.


a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen M và gen m.


b. Cho cơ thể có kiểu gen Mm tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit
trong mỗi loại hợp tử được tạo thành (Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường).



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
<b>Câu 6:(1.0 điểm) </b>


Ở một loài thực vật, khi cho hai cây thân cao, chín sớm giao phấn với nhau, người ta
thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, chín muộn: 2 cây thân cao, chín sớm: 1 cây


thân thấp, chín sớm. Cho các cây thân cao, chín muộn ở F1 tự thụ phấn, người ta thu được


đời con gồm cả cây thân cao, chín muộn và cây thân thấp, chín muộn. Biết rằng khơng xảy
ra đột biến. Hãy xác định kiểu gen của các cây bố mẹ.


<b>Câu 7:(2.0 điểm) </b>


Gà có bộ NST 2n=78. Tại vùng sinh sản của một gà trống có một tế bào sinh dục sơ
khai nguyên phân nhiều lần liên tiếp đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương
2418 NST đơn. Tất cả các tế bào sinh ra đều bước vào vùng chín để tiến hành giảm phân
tạo ra tinh trùng. Các tinh trùng tham gia thụ tinh với một con gà mái, biết hiệu suất thụ
tinh của tinh trùng là 6,25%. Gà mái trên đẻ ra được 11 trứng, ấp và nở ra 6 gà con.


a. Xác định số lần nguyên phân và số tinh trùng tạo thành.
b. Xác định số hợp tử được tạo ra.


c. Số trứng khơng nở có bộ NST như thế nào?


--- Hết ---


<b>Ghi chú:</b><i>Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm </i>


</div>

<!--links-->

×