Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luận Văn Phật giáo, Phật giáo Việt Nam, Triết học, Phát triển phật giáo, Tôn giáo phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
------------

DƢƠNG XUÂN KHẢI

MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO TẠI
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ TƠN GIÁO PHƢƠNG ĐƠNG

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH-2015-X

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
------------

DƢƠNG XUÂN KHẢI

MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO TẠI
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ TƠN GIÁO PHƢƠNG ĐƠNG

Hệ đào tạo: Chính quy


Khóa học : QH-2015-X

Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin chân thành cảm
ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong khoa Triết học trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời
gian em học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới -

người trực tiếp hướng dẫn em tận tình và chu đáo trong suốt q
trình thực hiện và hồn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân đã
động viên, khích lệ và chia sẻ với em trong suốt q trình học tập và
thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn rằng, khóa luận
vẫn cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của các thầy cơ và các bạn để khóa luận này được
hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2019


Tác giả

Dƣơng Xuân Khải


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của
bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới, có kế
thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được cơng bố. Những tài liệu sử
dụng trong khóa luận có xuất xứ cụ thể, rõ ràng.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học và khóa luận
của mình.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Dƣơng Xuân Khải


MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.............................................................................. 6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận: ................................................. 7

5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 7
6.Kết quả nghiên cứu khóa luận ............................................................................. 8
7. Ý nghĩa khóa luận: ............................................................................................... 8
8. Kết cấu khóa luận:................................................................................................ 8
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN GỐC CHO SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở ViỆT
NAM ........................................................................................................................... 9
1.1 Lý luận về nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo theo
quan điểm chủ nghĩa Mác - lênin ............................................................................ 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 10
1.1.2. Nguồn gốc xã hội cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo theo
quan điểm CN Mác - Lênin ................................................................................. 14
1.1.3

Nguồn gốc nhận thức, tâm lí của sự ra đời, tồn tại và phát triển của

tơn giáo ................................................................................................................. 18
1.2 Q trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam ........... 21
1.2.1 Giai đoạn du nhập từ thế kỷ 1 sau Công nguyên đến trước thế kỷ X. ...... 21
1.2.2 Giai đoạn từ thế kỷ X đến năm 1981 .......................................................... 23
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1981 đến nay. ................................................................ 25
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT
GIÁO HUYỆN VĂN LÂM HIỆN NAY (TỪ SAU NĂM 1999) ......................... 29
2.1. Khái lƣợc về lịch sử địa lý, chinh trị, kinh tế, tôn giáo huyện Văn Lâm,
tỉnh Hƣng Yên. ........................................................................................................ 29
2.2 Một số điều kiện khách quan cho sự phát triển Phật giáo ở huyện Văn
Lâm, tỉnh Hƣng Yên hiện nay ............................................................................... 36
1



2.2.1 Quan điểm đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước về tôn
giáo: điều kiện thuận duyên cho Phật giáo phát triển. ...................................... 36
2.2.2 Sự phát triển kinh tế thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển của Phật
giáo ở Văn Lâm .................................................................................................... 41
2.3 Điều kiện nội tại cho sự phát triển Phật giáo ở huyện Văn Lâm ................. 56
2.3.1 Vai trò chủ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nỗ lực thực hiện các
chương trình hoạt động tồn diện hoằng pháp theo phương châm "Đạo pháp dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". ............................................................................... 56
2.3.2. Điều kiện chủ quan .................................................................................... 60
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 67

2


1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo lớn đã du nhập và tồn tại lâu đời ở Việt nam.
Phật giáo có bề dày lịch sử hai ngàn năm. Số lượng Tăng ni, Phật tử và những
người có cảm tình, chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo chiếm 70% dân số cả nước.
Với sự hội nhập với văn hóa dan tộc Phật giáo Việt Nam đã sản sinh ra những
giá trị văn hóa mang những nét đặc trưng riêng đóng góp cho nền văn hóa của
dân tộc thêm đa dạng và phong phú. Phật giáo Việt Nam đã cùng với dân tộc
vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đã đóng góp nhiều thành tựu. Gần đây xã
hội Việt Nam đổi mới toàn diện nên biến động rất nhiều cùng với sự phát triển
khơng ngừng của chính trị - kinh tế khoa học công nghệ, mới đây nhất là cuộc
cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Xã hội ngày càng thay đổi phức tạp theo
nhiều chiều hướng. Bối cảnh mới tác động đến Phật giáo rất nhiều. Vậy Phật
giáo Việt Nam đã và đang có những biến đổi nội tại và thích ứng trước những
tác nhân đó như thế nào? Chủ đề này là vấn đề quan trọng nên thu hút được
nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu có giá trị ra đời; trong đó đề cập đến các khía cạnh: Biến đổi xã hội Việt

Nam tác động đến Phật giáo, Phật giáo thích ứng ảnh hưởng trở lại xã hội Việt
Nam trên các lĩnh vực. Kế thừa các cơng trình này tơi muốn bước đầu vận dụng
các phương pháp và tất cả ở tầm khái qt vĩ mơ đó vào một trường hợp cụ thể
xem xét về sự phát triển của Phật giáo và biến đổi thích ứng trước thời cuộc của
Phật giáo tại một địa bàn huyện nhà là huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Bở vì
đây là nơi rất điển hình Phật giáo đã có sự thích nghi, chịu ảnh hưởng tác động
của các tác nhân mới khách quan và chủ quan, nên có những biến đổi nhanh
trong thời kỳ đổi mới.
Văn Lâm là một huyện trực thuộc của Tỉnh Hưng Yên, huyện có diện tích
là 74,42 km2 và dân số là 119,229 người. Văn Lâm phía Bắc giáp Thuận Thành
(Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội), phía Nam giáp Huyện n
Mỹ (Mỹ Hào), phía đơng giáp huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Văn Lâm có địa
hình tương đối bằng phẳng, cốt đất cao thấp không đều, độ dốc thoải dần từ Tây
3


bắc xuống Đơng Nam, độ cao trung bình từ 3- 4 mét, là Huyện có độ cao trung
bình cao nhất tỉnh Hưng Yên. Nằm trong vành đai nhiệt đới có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có bốn mùa rõ rệt. Văn Lâm là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Khảo
cổ học cho biết từ buổi bình minh của lịch sử, đã có nhiều dấu tích của con
người trên mảnh đất này. Người Việt cổ đã sinh tồn ở đây, cùng với lịch sử phát
triển của đất nước và con người Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước. Huyện Văn Lâm là huyện sát với trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu (Bắc
Ninh) (có một đợt thuộc huyện Thuận Thành), việc tiếp xúc với Phật giáo từ
sớm và tiếp nhân ảnh hưởng Phật giáo lâu dài là điều tất yếu. Hiện nay là một
huyện thuần nông nghiệp nằm "sát nách" thủ đô Hà Nội, được tiếp xúc với với
văn minh đô thị, khoa học công nghệ tiên tiến từ sớm các nhân tố mới tác động
mạnh là không thể tránh khỏi. Đặc điểm của địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên rất điển hình cho việc khảo sát biến đổi Phật giáo bối cảnh mới trong tiến
trình hiện nay.

Và Văn Lâm là quê hương của em, điều đó cũng là một phần thúc đẩy em
muốn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng biến đổi của Phật giáo hiện nay. Để hiểu rõ
về những tác nhân đến Phật giáo chuyển biến nội tại, cũng là làm rõ những thích
ứng nội lực của Phật giáo trước sự tác động của các tác nhân, điều kiện khách
quan bên ngoài.
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài: Một số điều kiện cho sự phát
triển Phật giáo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên hiện nay làm đề tài
nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng khóa luận sẽ góp phần
nhỏ bé vào bức tranh nghiên cứu Phật giáo hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phật giáo có lịch sử phát triển lâu dài và có nhiều đóng góp tư tưởng cho
người dân Việt Nam, chính vì vậy mà Phật giáo có sức hút đặc biệt đối với giới
nghiên cứu khoa học xã hội và cả những trí tuệ Phật học. Có thể nói các đề tài,
các cơng trình nghiên cứu Phật giáo đã được khai thác hết sức phong phú với số
4


lượng rất phong phú và đồ sộ. Về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, tác giả Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà
Nội 1992) đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai
trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại
phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Nxb KHXH,
Hà Nội 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của
Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tơng phái Phật
giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong
suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Trong cuốn“Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay” (Nxb CTQG, Hà Nội 1997) do Giáo sư Nguyễn Tài
Thư chủ biên, các tác giả đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh
vực như: ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành

nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Nguyễn Dăng Duy trong “Phật giáo và
văn hoá Việt Nam”(Nxb Hà Nội 1999) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong
đời sống chính trị, văn hố, đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Hay trong tác giả Vũ Minh Tuyên có tác phẩm "Cơ duyên tồn tại và phát
triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)
(Nxb chính trị quốc gia, 2010). Từ những kết quả nghiên cứu của tác giả về Phật
giáo ở Việt Nam, tác giả đã phân tích những cơ duyên kinh tế xã hội, cơ duyên
tâm lý, cơ duyên nhận thức quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt
Nam hiện nay… Tác giả đã phân tích sự phát triển của Phật giáo ở các mặt: tín
đồ, cơ sở thờ tự, bộ máy tổ chức, lễ hội, quan hệ quốc tế… đã cho thấy một bức
tranh về tình hình Phật giáo khá tồn diện ở Việt Nam hiện nay.
Về đề tài liên quan đến Phật giáo Hưng Yên nói chung, Văn Lâm nói
riêng tác giả Nguyễn Đại Đồng có tác phẩm "Phật giáo Hưng Yên xưa và
nay",Nxb Văn học, năm 2012. Tác phẩm nói về tình hình phát triển Phật giáo ở
Hưng Yên từ trước đến nay, thực trạng Phật giáo Hưng Yên ngày nay và sự

5


đánh giá về các di tích Phật giáo trên địa bàn hiện nay như chùa Nơm, chùa Pháp
Vân,…
Điểm qua tình hình nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra vài nhận xét
sau:
Thứ nhất, quá trình phát triển và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là
lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các cơng trình
nghiên cứu tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và
góc độ khác nhau.
Thứ hai, Trong một số cơng trình nghiên cứu về Phật giáo, các học giả đã chú ý
nghiên cứu về những giá trị, quá trình phát triển, tồn tại của Phật giáo.
Những tác phẩm trên cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề nghiên cứu,

tuy nhiên một cơng trình nghiên cứu về điều kiện cho sự phát triển Phật giáo tại
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay. Một huyện điển hình cho tình hình
đổi mới, tiếp xúc với Phật giáo từ rất sớm, lại là một huyện gần sát thủ đồ vẫn bị
bỏ ngỏ.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề tơn giáo, Khóa luận tập trung luận giải các điều kiện, tiền đề
cho sự trình phát triển của Phật giáo ở huyện Văn Lâm hiện nay.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có nhiệm
vụ:
Một là: Làm rõ các khái niệm liên quan trong đề tài, phân tích cơ
sở tồn tại,phát triển của tôn giáo theo quan điểm CN Mác-lênin và khái quát tình
hình Phật giáo ở Việt nam nói chung, Phật giáo huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng
Yên) nói riêng.

6


Hai là: Tìm hiểu về các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tơn
giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tác động đến sự phát triển Phật giáo ở
đây.
Ba là: Khái quát một số biểu hiện sự phát triển của Phật giáo ở huyện Văn
lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay, từ ba phương diện: Ý thức tôn giáo, nghi lễ thờ
cúng Phật giáo và thiết chế tổ chức của Phật giáo ở Văn Lâm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
* Đối tượng nghiên cứu: Là bước phát triển của Phật giáo ở huyện Văn
Lâm từ sau năm 1999 đến nay.
* Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Chủ yếu khảo sát sự phát triển của
Phật giáo Văn Lâm từ ba phương diện là: Ý thức tôn giáo, nghĩ lễ thờ cúng Phật
giáo và thiết chế tổ chức của Phật giáo ở Văn Lâm. Trong thời gian hạn hẹp

chúng tôi chưa thể phân tích lý giải được những bất cập và hạn chế của sự tác
động khách quan đến Phật giáo ở Văn Lâm.
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước nói chung, đổi mới trong lixng
vực tơn giáo nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận vận dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu của Triết học như: lơgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp.
Ngồi ra cịn kết hợp sử dụng các phương pháp của xã hội học như điều tra xã
hội học; phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu
vùng,v.v..

7


6.Kết quả nghiên cứu khóa luận
Khóa luận đã:


Khái quát được về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tơn giáo
ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng n như là những điều kiện cho sự phát
triển Phật giáo ở đây trong giai đoạn hiện nay.



Khái quát chỉ ra được biểu hiện sự phát triển một số của Phật giáo và
trong đời sống tinh thần thể hiện của Phật giáo ở huyện Văn Lâm hiện
nay ở các phương diện: Ý thức tôn giáo, nghĩ lễ thờ cúng Phật giáo và
thiết chế tổ chức của Phật giáo ở Văn Lâm, quan hệ giữ Phật giáo với các

cấp chính quyền và với các tơn giáo khác.

7. Ý nghĩa khóa luận:
Khóa luận góp một phần nhỏ vào nghiên cứu thực trạng Phật giáo ở
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, góp phần lý giải các điều kiện khách quan và
chủ quan tác động đến Phật giáo góp phần làm cơ sở cho Phật giáo phát triển, từ
đó góp phần vào cơng tác nghiên cứu tơn giáo nói chung, phật giáo nói riêng
Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu về Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu khóa luận:
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa luận có
nội dung chính gồm: 2 chương, 5 tiết.

8


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ NGUỒN GỐC CHO SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở
VIỆT NAM
1.1 Lý luận về nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo
theo quan điểm chủ nghĩa Mác - lênin
Khi tìm hiểu sự phát triển của Phật giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên hiện nay, tôi cho rằng cần phải các lập trở lại những vấn đề cơ sở lý luận củ
CN Mác về nguồn gốc sự ra đời, tồn tại, phát triển của ton giáo đó bao hàm cả
nguyên nhân và điều kiện. Theo các nhà kinh điển CN Mác, nguyên nhân của sự
phát triển của Phật giáo nằm chính trong xã hội mà chính nó đang tồn tại. Đó
chính là các hồn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, đao đức, đời sống tơn giáo của
xã hội hiện tại. Tất cả đều trực tiếp hoặc gián tiếp quy định, tác động đến sự biến
đổi Phật giáo. Với việc đi sâu tìm hiểu chính là cần nhưng chưa đầy đủ để lý giải

sự phát triển Phật giáo ở Văn Lâm. Để có căn cứ lý giải phát triển được Phật
giáo cịn có những điều kiện nội tại tự thân Phật giáo (Chính bản thân Phật giáo
cũng tích cực, chủ động, vận động, thích nghi, nỗ lực tự điều tiết. Các phương
diện về ý thức Phật giáo, sự thờ cúng nghi lễ Phật giáo và nhất là hoàn bị thiết
chế tổ chức mới vận dụng “thời cơ” để phát triển. Một điểm cần lưu ý rằng, xã
hội luôn vận động và biến đổi, luôn nảy sinh những yên cầu mới, chính vì vậy cơ
sở cho sự tồn tại, phát triển của Phật giáo hiện nay, đã khơng cịn giống căn
nguyên những nguồn gốc mà Mác, Ăngghen đã chỉ ra khi nghiên cứu ề tôn giáo
ở Tây Âu thế kỷ XIX, đã được bổ sung những yếu tố thời đại mới cùng biến
chuyển thực tế hiện tại. Nhưng trở lại quan điểm Mác, Ăngghen, Lênin về nguồn
gốc tôn giáo coi đó là cơ sở lý luận để vận dụng nghiên cứu vấn đề vẫn là việc
làm cần thiết. Ở chương 2 tiếp theo khóa luận sẽ chỉ ra những cần vận dụng mới
trong xem xét sự tồn tại, phát triển của một Phật giáo, cụ thể là Phật giáo, ở một
không gian, thời gian cụ thể là huyện Văn Lâm hiện nay, mà những điều kiện
9


mới ấy là chưa có, chưa nảy sinh trong thế kỷ XIX đặt ở bối cảnh chủ nghĩa Mác
ra đời, nên ơng cũng chưa đề cập đến. Chính vì vậy để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đạt đến mục đích, nhiệm vụ đề ra tơi trước tiên cần phải làm rõ một
số khái niệm có liên quan.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm tôn giáo, nguồn gốc, kết cấu chức năng của tôn giáo:
Tôn giáo ra đời từ rất sớm, tuy nhiên khái niệm “tôn giáo” hiện nay, khó
có duy nhất một định nghĩa nào có thể hàm chứa được những nội dung đầy đủ
của "cái" được gọi là “tơn giáo” từ cổ chí kim, từ Đơng sang Tây. Cũng như khái
niệm Văn hóa, định nghĩa về tơn giáo cũng có nhiều nội hàm đã được các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu nêu ra rất phong phú, phụ thuộc vào góc độ tiếp cận.
Dựa trên việc xác lập các yếu tố cấu thành nên tôn giáo gồm: Ý thức tôn
giáo, sự thờ cúng tôn giáo và thiết chế tổ chức tơn giáo. Trong đó phần ý thức

tơn giáo có vị trí quan trọng hơn cả. Trong ý thức tơn giáo cho hai trình độ là
tâm lý tơn giáo và hệ tư tưởng của tôn giáo. Hạt nhân của hệ tư tưởng tôn giáo là
Thần học tôn giáo. Thần học tơn giáo có bộ phận, cốt lõi là niềm tin tơn giáo. Đó
là niềm tin của con người đặt vào Thần Thánh cơ sở quan niệm chủ nghĩa duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thuận với quan niệm của C. Mác về tôn
giáo, mà trong tác phẩm " Chống Duyhring" Ăngghen đã đưa ra một định nghĩa
có tính chất kinh điển từ góc độ triết học về tôn giáo rằng: “Tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người – của những thế lực
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó
những lực lượng siêu trần thế” [54, tr.437]. Trong định nghĩa trên Ăngghen đã
bao quát được cả bản chất của tơn giáo hạt nhân đó chính là "niềm tin tơn giáo".
Đồng thời ơng đã chỉ rõ con đường hình thành hình thái ý thức đặc biệt "Niềm
tin tơn giáo". Qua định nghĩa này đã khẳng định mối quan hệ cơ bản giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội, vai trò độc lập của ý thức xã hội cũng được thể hiện rõ ở
định nghĩa này. "Niềm tin tôn giáo" ra đời phản ánh một cách "hư ảo" toàn bộ

10


đời sống hiện thực, trong đó có cả con người hiện thực trong tổng hòa các quan
hệ với tự nhiên, xã hội và chính mình cũng bị "lộn ngược".
Một trong những tiền đề lý luận của quan niệm Mác xít về tơn giáo phải
kể đến luận điểm mang tính duy vật về tôn giáo của Phoi bách được các ông kế
thừa: Không phải chúa trời sáng tạo ra con người, mà chính con người sáng tạo
ra Chúa trời theo "hình ảnh" của mình. Trong định nghĩa trên, ta thấy rằng
Ăngghen đã tiếp thu khẳng định luận điểm này: Bằng toàn bộ sự phản ánh "hư
ảo" các mối quan hệ hiện thực trong đời sống xã hội mà con người đã sáng tạo ra
tôn giáo. Tất nhiên con người ở đây là "Con người hiện thực" theo quan điểm
của C.Mác, chứ khơng phải con người trừu tượng chung chung của Phoiơbách.
Chính vì vậy, con người là chủ thể "sáng tạo" ra tôn giáo, thế giới hiện thực đối

tượng của sự phản ánh. Con người "sáng tạo" ra tôn giáo là sự " Thiêng" hóa sức
mạnh bên ngồi thống trị, chi phối cuộc sống hàng ngày của con người. Phương
thức nhận thức để sáng tạo ra tơn giáo là thiêng hóa, phương thức hư ảo. Kết quả
của sự sáng tạo đó là tạo ra cái "siêu nhiên", "thần thánh" trong đầu óc con
người, thuộc lĩnh vực ý thức, niềm tin vào "tính siêu nhiên", "niềm tin thần
thánh", "niềm tin tôn giáo".
Qua định nghĩa này của Ăngghen cũng chỉ ra được bản chất, đặc trưng
của niềm tin tơn giáo, đó là niềm tin vào "lực lượng siêu nhiên" hay "thế giới
quan hoang đường", "hư ảo" của con người. Sự ra đời niềm tin tôn giáo là một
tất yếu, kết quả nhận thức của lịch sử tiến hóa của con người: Khi con người
khơng đủ sức chống lại thế giới tự nhiên bên ngoài, họ tưởng tượng đó là Thánh
Thần, họ cần thiết lập sự thân thiện với thế lực siêu nhiên đó nhằm cầu sự chở
che, "bù đắp hư ảo" của tôn giáo. Điều này cũng khẳng định bản chất tôn giáo
thể hiện rõ nhất thông qua chức năng "đền bù hư ảo" của nó. Về luận điểm này,
C.Mác cũng khẳng định: “Tơn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những
trật tự khơng có tinh thần. Tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [53,tr.570].

11


Đây là định nghĩa từ góc độ triết học về tôn giáo, cơ sở lý luận giúp lý giải các
điều kiện, tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo.
Như vậy, tôn giáo hạt nhân là ý thức tơn giáo, là một hình thức "phản ánh
đặc biệt" của con người trước thế giới hiện thực. Nhưng không phải chỉ sự phản
ánh hư ảo đơn thuần, mà nó có khả năng tác động ngược lại trở lại với các yếu tố
tồn tại xã hội nhất là bởi các tơn giáo đều có yếu tố thiết chế tổ chức. Vì vậy để
nghiên cứu vai trị tơn giáo hiệu quả, chúng ta cần phải xem xét khía cạnh khác
xem tôn giáo vừa như một tiểu kiến trúc thượng tầng, vừa xem tơn giáo có kết
cấu xã hội, thực thể xã hội được cấu thành bao gồm ba yếu tố cơ bản: ý thức tôn

giáo, sự thờ cúng tôn giáo và tổ chức tơn giáo. Trong đó ý thức tôn giáo là yếu tố
cốt lõi quan trọng nhất. Nhưng sự lan tỏa, tác động, vai trò ảnh hưởng của tôn
giáo lại được thực thi, quy định bằng yếu tố tổ chức tôn giáo và các thiết chế của
tôn giáo. Thực thi các sinh hoạt tôn giáo và các lập các quan hệ tơn giáo trong
chỉnh thể hình thái kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam kế thừa quan điểm Mác xít, Hồ Chí Minh cịn phát triển sáng
tạo và cho rằng tơn giáo là văn hóa, là một thành tố của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những
cơng cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng và phát
minh đó tức là văn hóa” [57, tr.431]. Tơn giáo là thành tố văn hóa đến lượt nó
cũng bị quy định bởi nền văn hóa và có vai trị tác động trở lại chỉnh thể văn
hóa. Sự xem xét bước phát triển Phật giáo ở huyện Văn Lâm cũng được chỉ dẫn
bởi quan điểm Hồ Chí Minh.
Dựa trên những cơ sở lý luận quan điểm cơ bản của học thuyết Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng,
tơn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta quan niệm xác
đáng về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo: Tôn giáo phát sinh và tồn tại do sự bất
lực của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai và áp bức xã hội. Khi
cuộc sống còn chưa tốt đẹp lý tưởng, trình độ mọi mặt của xã hội, văn hóa dân
12


trí hạn chế và chưa có thế giới quan khoa học, thì con người vẫn cịn tin vào "sức
mạnh huyền bí" nào đó của tơn giáo. Tuy nhiên, tơn giáo cịn là thành tố văn
hóa, cịn tồn tại lâu dài trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức tơn giáo cịn có
nhiều điểm đồng thuận với sự nghiệp đổi mới. Cơng tác tơn giáo cịn là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị và căn bản nó là cơng tác dân vận.
Khái niệm nguyên nhân:
Trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật có phạm trù

nguyên nhân và kết quả. Trong mối liên hệ với phạm trù thì nguyên nhân được
hiểu: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong mỗi sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau, gây ra biến đổi nhất định nào đó. Một phần nào đó của
nguyên nhân có thể tham gia cấu thành nên cơ sở tồn tại của đối tượng, nghĩa là
sự tác động của nó nhiều lần liên tục chứ không phải một lần là xong.
Khái niệm điều kiện, tiền đề:
- Tiền đề: là những sự vật hiện tượng có trước tham gia kết hợp để cho sự
vật, hiện tượng mới được hình thành, ra đời
- Điều kiện là:
1. Cái cần phải có để cho một cái khác có thể xảy ra;
2. Điều nếu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó;
3. Những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái
gì đó
Tóm lại, điều kiện là những yếu tố ngoai cảnh và nội tại đối với đối tượng
có thể góp phần thúc đẩy sự ra đời, phát triển, có thể cản trở, kìm hãm sự ra đời,
phát triển của sự vật hiện tượng nào đó. Do vậy, những điều kiện chính trị - kinh
tế - văn hóa của Việt Nam và thế giới là yếu tố khác quan của Phật giáo nên tơi
chia ra phân tích cả điều kiện khách quan và nội tại cho sự phát triển Phật giáo ở
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên chương 2 sau này.
13


1.1.2. Nguồn gốc xã hội cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo theo
quan điểm CN Mác - Lênin
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác -Lênin đã để lại cho nhân loại những
giá trị lớn lao trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong đó
có các nghiên cứu về tơn giáo. Mặc dù các nhà kinh điển Mác, Ăngghen không
coi tơn giáo là đối tượng nghiên cứu chính của mình, nhưng tiến trình sự nghiệp
cách mạng xã hội mà các nhà Mác xít thực hiện vấp phải lực cản khơng nhỏ từ
phía lực lượng bảo thủ - đó là các nhà nước tôn giáo Giáo Hội. Một số thế lực tư

sản cấu kết với giáo sĩ phản động ra sức chống phá cách mạng, trên cả phương
diện học thuyết cho tới hình thức bạo lực. Dù các ơng khơng có tác phẩm chuyên
biệt bàn về tôn giáo, nhưng trong mối liên hệ với các vấn đề bảo vệ thế giới quan
triết học, những vấn đề đấu tranh giai cấp, thì vấn đề tôn giáo đã được C.Mác Ăngghen đề cập ngay ở những tác phẩm thời trẻ: Vấn đề Do Thái (1843), Phê
phán triết học pháp quyền của Heghen, Lời nói đầu (1843), Chống Duyhrinh…
và nhiều tác phẩm sau này khác. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã có những
cống hiến to lớn cho nhân loại trong nghiên cứu lý luận về tơn giáo. Đáng chú ý
là trong đó vấn đề hiểu được bản chất kết cấu của tôn giáo, thì việc cắt nghĩa
nguồn gốc ra đời của tơn giáo là đặc biệt quan trọng. Cũng nhờ vạch ra được
điều kiện nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của tôn giáo mà đem lại cơ sở hiện
thực sự giải thích về nó mang tính khoa học. V.I.Lênin gọi tồn bộ những phát
hiện về nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh, tồn tại tôn giáo là những
nguồn gốc của tơn giáo. Các nguồn gốc đó nằm trong chính xã hội và con người
hiện thực, nguồn gốc đó bao gồm: Nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và
nguồn gốc tâm lý.
Nghiên cứu nguồn gốc xã hội tôn giáo, C.Mác đã đưa ra nhưng luận điểm
nổi tiếng: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con
người” [53,tr569]. Mác hiểu con người chính là thế giới của con người, là xã hội
tồn tại thực chứ không phải con người chung chung. Con người sáng tạo nên tôn
giáo nhưng lại bị tôn giáo tác động ngược trở lại. Trong ba nguồn gốc của tôn
14


giáo, Mác - Ăngghen, Lênin đều khẳng định nguồn gốc xã hội là nguồn gốc
quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo nhất cho sự ra đời và tồn tại của tôn giáo.
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo bao gồm những nguyên nhân, điều kiện khách
quan của đời sống làm nảy sinh và duy trì tái hiện niềm tin tơn giáo. Trong đó
một số ngun nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữ con người với tự
nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
Trong lịch sử tiến hóa của mình, ban đầu ở thời kỳ sơ khai con người

sống phụ thuộc vào tự nhiên (thời kỳ săn bắt, hái lượm). Sau dần, con người có
nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn so với
nhu cầu sinh tồn và phát triển khi mà số lượng thành viên trong cộng đồng ngày
càng nhiều thêm, nguồn sẵn có của tự nhiên khơng cịn đáp ứng đủ và tái sản
xuất kịp. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được thực hiện thông qua
từng phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Khi những cơng cụ đó
thơ sơ kém phát triển bao nhiêu thì con người lại yếu đuối trước giới tự nhiên
bấy nhiêu và các lực lượng tự nhiên càng chi phối, thống trị con người mạnh bấy
nhiêu. Sự bất lực của con người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với tự nhiên
là do sự hạn chế, yếu kém của lực lượng sản xuất của họ. Những phương tiện mà
người ngun thủy có là thơ sơ, đơn giản so với tự nhiên hùng vĩ, đầy sức mạnh
quyền uy. Và chính không đủ phương tiện và công cụ để đảm bảo kết quả mong
muốn trong lao động, người nguyên thủy sáng tạo ra thần thánh, đã tìm đến với
tơn giáo. Ăngghen đã nhấn mạnh, sự xuất hiện của tôn giáo trong xã hội nguyên
thủy là do kết quả phát triển trình độ lực lượng sản xuất còn thấp. Con người lúc
này chưa có khả năng chế ngự, nắm bắt được một cách thực tiễn những lực
lượng tư nhiên. Thế giới bao quanh người nguyên thủy trở thành cái thù địch, bí
hiểm vĩ đại đối với họ. Con người thấy mình bất lực trước tự nhiên, họ tưởng
tượng ra các thần thánh tự nhiên. Chính vì vậy mà ta thấy những nghi lễ có tính
chất ma thuật có liên hệ chặt chẽ với tính chất của những hoạt động, lao động
của người nguyên thủy. Ma thuật luôn đi kèm với những hoạt động lao động ở
những nơi nào mà người nguyên thủy bị phụ thuộc tự nhiên, khơng có hy vọng
15


kết quả của hoạt động lao động của mình, cũng như những nơi hiện tượng tự
nhiên đóng vai trị lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
Như vậy, trong lịch sử tiến hóa, trước hết con người có nhu cầu cải tạo tự
nhiên để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sinh tồn
và phát triển của mình. Nhưng khi ở trình độ, khả năng tái tạo tự nhiên còn thấp

kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên
nên họ tưởng tượng gán cho tự nhiên những sức mạnh huyền bí, siêu nhiên
khơng thể giải thích nổi. Đó là cơ sở cho sự nảy sinh biểu tượng thờ cúng các
lực lượng thiêng là thần thánh tự nhiên. Ăngghen luận giải như sau: “Trong thời
kỳ đầu của lịch sử, chính những lực lượng thiên nhiên là những cái phán ánh
như thế và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau,
những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức hỗn
tạp” [54,Tr473].
Trong cuộc sống, con người luôn tham gia vào các mối quan hệ: Quan hệ
con người – tự nhiên, con người – con người (quan hệ xã hội). Con người với
nội tại của mình trong mối quan hệ xã hội, có hai yếu tố giữ vai trị quyết định
là, "tính tự phát" của sự phát triển xã hội ở những thời kỳ đầu lịch sử và ách áp
bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột người phổ biến còn kéo dài đến nay.
Bởi vậy, khi viết về nguồn gốc xã hội này chính là nguyên nhân cơ bản
làm xuất hiện thần thánh tôn giáo và duy trì tơn giáo, Ăngghen đã luận giải: "Về
sau bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại có những lực lượng xã hội tác
động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu
cũng không thể hiểu được đối với họ và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề
ngoài cũng giống như bản thân của các lực lượng tự nhiên vậy" [54,
Tr.437,438]. Những nhân vật siêu tưởng, siêu nhiên lúc đầu chỉ là sự phản ánh
những sức mạnh huyền bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế, có cả
những thuộc tính xã hội và trở thành những đại biểu cho lực lượng lịch sử, xã
hội.

16


Kế thừa và phát triển quan điểm Mác xít khi cắt nghĩa nguồn gốc tôn giáo
trong xã hội tư bản hiện đại, V.I.Lênin viết: “ Sự sợ hãi trước thể lực mù quáng
của Tư bản mù quáng vì quần chúng nhân dân khơng thể đốn trước được nó, là

thể lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng
đe dọa đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “ đột ngột ”, “ bất ngờ
”, “ ngẫu nhiên ”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin,
một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó là nguồn gốc
sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết và trên
hết, nếu người ấy không muốn cứ mãi là một người duy vật sở đẳng "
[49,Tr515,516].
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp thì chính chế
độ người bóc lột người là nhân tố quan trọng làm nảy sinh tơn giáo. Những
người bị bóc lột trong các xã hội ấy, không những chỉ chịu sự tác động của lực
lượng xã hội mù quáng mà họ còn bị bần cùng hóa cả về mặt kinh tế, chính trị,
bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thần. Bị dồn nén cả
về mặt thể chất lẫn tinh thần, khơng thể tìm thấy lối thốt ở cuộc sống hiện thực,
nhưng quần chúng nhân dân bị áp bức lại tìm thấy một lối thốt - lối thốt ở trên
trời, ở "thế giới bên kia". Luận giải vấn đề này, Lênin viết: “Sự bất lực của giai
cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào
cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người
dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thân thành, ma
quỷ, vào những phép màu...” [48,Tr169,170]. Chính vì vậy trong Lời nói đầu
của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Mác đã đưa ra luận
điểm kinh điển về bản chất của tôn giáo: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu
hiện của sự nghèo nàn của hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo
nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim
của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự
khơng có tinh thần. Tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [53,Tr570].

17


Ở đây có hai điểm cần lưu ý: Một là sự bất lực của quần chúng bị bóc lột

trong cuộc đấu tranh với bọn bóc lột, mang tính chất tương đối, nghĩa là: các giai
cấp bị áp bức không bao giờ ngừng cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp mình và
giải phóng xã hội. Nếu áp bức giai cấp đã nuôi dưỡng tôn giáo, sử dụng tôn giáo
như công cụ phục vụ cho “cơng cuộc” bóc lột, thì cuộc đấu tranh giai cấp lại là
nhân tố giúp họ giải thoát khỏi tôn giáo. Hai là, không nên đồng nhất “nguồn
gốc xã hội” với “nguồn gốc giai cấp”của tôn giáo. Nguồn gốc giai cấp của tôn
giáo chỉ là một thành tố bộ phận trong nguồn gốc xã hội của nó. Tơn giáo xuất
hiện từ lâu trước xã hội có giai cấp và sẽ còn tồn tại một thời gian sau khi giai
cấp bị xóa bỏ. Vì xã hội cịn vận động theo những quy luật khách quan, tất yếu
mà con người chưa thể chi phối.
Không chỉ luận giải rõ nguồn gốc kinh tế, xã hội của tôn giáo mà các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin cịn vượt qua chủ nghĩa vơ thần trước đó khi luận
giải về nguồn gốc tâm lý và nhận thức của tôn giáo.
1.1.3 Nguồn gốc nhận thức, tâm lí của sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn
giáo
Nếu chủ nghĩa vô thần trước Mác chỉ coi tơn giáo là kết quả của q trình
nhận thức thấp kém, hạn chế, thì chủ nghĩa Mác - Lênin lại đặt nhận thức ấy
trong những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng
định, khả năng nhận thức vô tận của con người, về mặt ngun tắc. "Khơng có gì
là khơng thể biết", chỉ có "cái chưa biết" và "cái sẽ biết", nghĩa là khẳng định
tính vơ hạn của nhận thức con người theo chiều dài của toàn bộ theo thời gian.
Nhưng ở từng điều kiện cụ thể nhận thức của con người lại là hữu hạn tại một
thời điểm cụ thể, khi đứng trước nhu cầu nhận thức thế giới vô tận, vận động
khơng ngừng. Nếu khoa học hiện nay vẫn cịn bộc lộ những giới hạn to lớn của
nó trước hiện thực vơ cùng vơ tận thì đó là điều kiện, cơ hội để tơn giáo giải
thích theo quan điểm thần bí, huyền bí duy tâm thần học. Kể cả khi khoa học đã
giải thích được nhiều quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, song các
nhà thần học. Kitô giáo vẫn cho rằng giới hạn khoa học chỉ có thể phát hiện ra
18



quy luật và lợi dụng quy luật đã có chứ khơng thể "sáng tạo" ra quy luật, chỉ có
Thiên Chúa mới không ngừng sáng tạo ra quy luật, tất cả mọi phát minh và sáng
tạo đều thuộc về nằm trong quy đạo sáng thế và điều kiện của Chúa, do Chúa,
chỉ Chúa mới làm chủ thể. Mà nghịch lý lại đặt ra là thế giới thì vơ cùng vơ tận,
những điều con người chưa biết tỉ lệ thuận với những điều con người đã biết.
Càng khám phá nhiều con người càng thấy những gì mình biết là q ít với
những điều chưa biết. Chính vì vậy, một nhà khoa học đã nói: Càng biết nhiều,
con người càng ít dám quả quyết những gì mình biết.
Cịn hướng nguồn gốc nhận thức của tơn giáo cịn gắn với đặc điểm của
q trình nhận thức của loài người. Vấn đề này được Lênin phân tích rất sâu sắc.
Q trình nhận thức là q trình đầy phức tạp và mâu thuẫn. Nó là sự thống nhất
biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức
phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu, thì con người
càng có khả năng nhận thức về thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu.
Nhưng mỗi một hình thức mới của sự phản ánh thế giới hiện thực (từ cảm giác
đến tri giác, đến biểu tượng rồi từ biểu tượng đến khái niệm, phán đốn suy lý)
khơng những tạo ra khả năng mới để nhận thức thế giới sâu sắc hơn mà chính
như vậy cịn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm, trừu tượng do
chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người
(hay nhận thức chủ quan của nó), biến nó thành cái khơng trùng khớp với nội
dung khách quan, khơng cịn cơ sở thế gian, nghĩa là khả năng bị xuyên tạc khúc
xạ thành trừu tượng, thành cái siêu nhiên thần thánh.
Tuy nhiên ở đây cần lưu ý: Nếu bản thân quá trình nhận thức tạo ra khả
năng tiềm tàng xuất hiện các quan niệm sai lầm duy tâm và tơn giáo, thì phải
chăng chủ nghĩa duy tâm và tơn giáo có khả năng sẽ tồn tại vĩnh viễn, vì con
đường nhận thức của con người là vơ tận? Khơng hồn tồn phải như vậy, bởi
vì: những hệ thống duy tâm và tơn giáo chỉ tồn tại khi nào còn nguồn gốc nhận
thức và nguồn gốc xã hội của nó. Hơn nữa điều kiện khoa học ngày càng phát
triển, dân trí được nâng cao, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo sẽ dần mất đi sự

19


thống trị, khi con người được trang bị đầy đủ thế giới quan duy vật khoa học sẽ
bớt thụ động. Nhưng F.Ăngghen đã có dự báo: “Khi con người khơng chỉ mưu
sự mà định đoạt thành sự thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện vẫn đang
phản ánh có tính chất tơn giáo sẽ mất đi, và cùng với nó, bản thân sự phản ánh
có tính chất tơn giáo sẽ mất đi, vì khi đó sẽ khơng có gì để phản ánh nữa” [trích
theo 50,Tr6]. Nó sẽ chuyển sang cơ sở nguồn gốc khác, ở đây có sự chuyển hóa
cơ sở bên trong nội tâm. Chủ nghĩa Mác đã lý giải nguồn gốc tơn giáo cịn do
đặc điểm đời sống tâm lý của con người và hiện thực.
Nhưng “Nếu như tôn giáo chỉ là sai lầm của trí óc con người thì nó đã
khơng chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc của ý thức xã hội trong xuất hai
nghìn năm, và nó đã biến ngay khi khoa học và triết học đưa ra lời giải đáp của
mình về vấn đề cơ bản của tồn tại chống lại nó”[56,Tr15]. Đó là Ý kiến của
Xpirkin. Và dù Mác, Lênin rất chú ý đến nguồn gốc xã hội, nhận thức của tơn
giáo thì các ơng vẫn rất quan tâm đến một nguồn gốc khác, nguồn gốc thứ ba và
nguồn gốc tâm lý.
Trong tự nhiên cuộc sống nguyên thủy xa xưa, thú và người sống chung
với nhau, người săn thú nhiều nhưng thú ăn thịt người cũng khơng ít, một kẻ thù
lớn đối với con người là thú dữ ngay lập tức cũng được tôn lên làm thần để thờ.
Nhưng các nhà kinh điển chú ý đến sự sợ hãi trước các hiện tượng xã hội nhiều
hơn. Sự sợ hãi trước các thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản, mù qng vì
nhân dân khơng thể đốn trước được nó, là thế lực bất cứ lúc nào trong trong đời
sống vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đêm lại cho họ sự phá sản “đột
ngột”. “bất ngờ”,… Như vậy, từ sự sợ hãi nảy sinh nhu cầu chở che, chế ngự, né
tránh,… Nghĩa là sự phản ứng chống trả nỗi sợ hãi một cách thụ động qua những
hành vi tôn giáo. Sự sợ hãi trở thành nền móng, cơ sở cho sự hình thành tâm lý
tơn giáo.
Khơng chỉ tâm lý sợ hãi các hiện tượng tự phát của tự nhiên, của xã hội

mới nảy sinh tôn giáo mà ngay cả những tình cảm tích cực như long biết ơn, sự
kính trọng, tình cảm u thương, lưu luyến… của con người với con người, con
20


người với tự nhiên cũng có thẻ nảy sinh tơn giáo. Điều này thể hiện rất rõ các
hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo như thờ Thần Đất, Thần Cây, thờ người có cơng
với đất nước,…
Như vậy cả hai mặt của tâm lý: tích cực và tiêu cực đều gospc phần tạo
điều kiện cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tơn giáo. Nguồn gốc tâm lý đã
góp phần cắt nghĩa, bỏ sung hoàn chỉnh vào nghiên cứu nguồn gốc ra đời và tồn
tại tôn giáo. Từ quan điểm đó xét vào hệ quy chiếu tình hình xã hội Việt Nam
hiện nay, chúng ta giải thích được cơ sở cho sự phát triển của tơn giáo nói
chung, Phật giáo nói riêng ở Văn Lâm hiện nay. Xã hội ở Văn Lâm có những
điều kiện cần và đủ tạo điều kiện cho Phật giáo tồn tại và phát triển.
1.2 Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
1.2.1 Giai đoạn du nhập từ thế kỷ 1 sau Công nguyên đến trước thế kỷ X.
Do văn hóa Việt Nam hình thành sớm và nằm ở tọa độ giao với nhiều
luồng trao đổi văn hóa thương mại, mà Phật giáo đã du nhập sớm vào Việt Nam.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo ở Việt Nam vẫn chưa
thống nhất được với nhau về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Có ý
kiến cho rằng, từ những thế kỷ trước công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã
cập bến nước ta. Các thương nhân Ấn Độ khi đó đã đem theo văn hóa Ấn Độ
cùng Phật giáo đến Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, Phật
giáo được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỷ thứ II sau cơng ngun.
Chúng tơi đồng tình với ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu cho rằng, Phật giáo
được truyền vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên. Theo nhiều nhà
nghiên cứu, Việt Nam lúc đầu đã tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ, từ thế kỷ V trở đi
ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa, và sau này một số ít ảnh hưởng qua
Campuchia, Lào.

Trước thế kỷ V thời kỳ đầu du nhập, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu qua
đường biển và đường bộ trực tiếp từ Ấn Độ sang, cùng với các thương nhân
thông qua sự giao lưu buôn bản của người Ấn Độ và người Đông Á. Thời kỳ này
21


×