Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.97 KB, 19 trang )

Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

MỤC LỤC
I. Phần mở đầu:
I.1. Lí do chọn đề tài....................................................................Trang 1
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ...............................................................Trang 1
I.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................Trang 2
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................Trang 2
I.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................Trang 2
II. Phần nội dung:
II.1. Cơ sở lí luận.......................................................................Trang 3
II.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu............................................Trang 3
a. Thuận lợi – khó khăn...................................................Trang 4
b. Thành công – hạn chế..................................................Trang 4
c. Mặt mạnh – mặt yếu....................................................Trang 5
d. Các nguyên nhân – các yếu tố tác động......................Trang 5
e. Phân tích,đánh giá các vấn đề đặt ra:...........................Trang 5
II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp .................................Trang 9
a. Mục tiêu của giải pháp................................................Trang 9
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp................Trang 10
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp................Trang 15
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề.....Trang 15
III.3. Phần kết luận – Kiến nghị:
III.1.Kết luận.............................................................................Trang 17
III.2. Kiến nghị..........................................................................Trang 17
Tài liệu tham khảo...............................................................................Trang 18

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát



I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể dục, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề đặc biệt là đi vào cuộc sống.
Về mặt đạo đức hay nói khác là hạnh kiểm của học sinh phải được học sinh
hình thành trên cơ sở rèn luyện của bản thân học sinh ngay trên ghế nhà trường, đặc
biệt là ở lứa tuổi học sinh THCS. Đó là ý thức học tập chấp hành nội quy của
trường, lớp đặc biệt là chấp hành đúng pháp luật.
Nhưng thực tế hiện nay ở hầu hết các trường học đều xuất hiện một số học sinh
không chấp hành nội quy trường lớp, học tập không nghiêm túc, gây gỗ, đánh nhau,
nghiện game làm ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp chung của trường và chất lượng
học tập giảm sút. Số học sinh này được gọi là học sinh cá biệt và số lượng học sinh
cá biệt có xu hướng ngày càng tăng, nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp uốn
nắn, giáo dục nhưng chưa đem lại hiệu quả. Trước tình hình đó bản thân tôi là một
giáo viên chủ nhiệm và trực tiếp đứng lớp, tiếp cận với nhiều đối tượng học sinh cá
biệt, nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong q trình giáo dục phải
có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả được, đồng thời tìm hiểu được về hồn cảnh gia
đình cụ thể của từng đối tượng học sinh do đó tơi nhận thấy rằng cần phải có những
biện pháp thích hợp, phù hợp với từng đối tượng cụ thể để có thể cảm hóa được các
em, giáo dục, uốn nắn các em để các em có suy nghĩ chín chắn và có bước đi đúng
hướng trong học tập cũng như trong suy nghĩ để tương lai các em bước vào đời mà
không phải bỡ ngỡ.
Đặc biệt Trường THCS Cao Bá Quát đang xây dựng trường chuẩn quốc gia,
một trong những tiêu chí đảm bảo để đạt trường chuẩn và giữ vững trường đạt
chuẩn là hạn chế học sinh bỏ học dưới 1%, học lực yếu kém dưới 5%, và không xảy
ra bất cứ một tệ nạn, và vi phạm pháp luật của học sinh, một trong những ngun
nhân có thể ảnh hưởng đến các tiêu chí trên đó là do học sinh cá biệt gây nên. Vậy

tơi tìm tịi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí
giáo dục, trên truyền hình, trong sách, vận dụng vào q trình cơng tác chủ nhiệm
lớp bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm. Vì vậy bản thân tơi đề xuất
một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở các trường THCS nói chung và
trường THCS Cao Bá Qt nói riêng, mong tìm ra những giải pháp để tháo gỡ vấn
nạn học sinh cá biệt trong trường học.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Giúp học sinh cá biệt có những nhận thức đúng đắn trong học tập, từ đó suy
nghĩ đúng đắn hơn, hịa nhập hơn với bạn bè và đem lại kết quả học tập tốt hơn.
- Giúp học sinh cá biệt có nhận thức đúng đắn hơn trong suy nghĩ và hành vi,
thái độ của mình đối với những người xung quanh.
- Góp phần giảm bớt tình hình học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát
nói riêng và các trường THCS nói chung.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 2


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Những em học sinh cá biệt sau:
STT Họ tên
Lớp
Ghi chú
1
Bùi Thị Như Quỳnh
9B
2

Nguyễn Văn Đạt
9B
3
Cao Phi Hạnh
9B
4
Y Phước Niê
9B
5
Nguyễn Văn Lộc
9C
6
Lê Kỳ Thạch
9D
7
Nông Văn Phú
9D
I.4. Giới hạn của đề tài:
Để thực hiện được đề tài này bản thân tôi đã nghiên cứu một số đối tượng học
sinh lóp 9B, 9C, 9D của trường THCS Cao Bá Quát.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2015 – 2016 đến hết học kì I năm học 20162017.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân loại học sinh.
- Phương pháp phân tích đối tượng học sinh.
- Phương pháp tìm hiểu hồn cảnh đối tượng học sinh.
- Phương pháp giáo dục, cảm hóa học sinh.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 3



Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
- Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cơ giáo khi
nói về những học sinh chưa ngoan như: Gây gỗ, đánh nhau, bỏ giờ trốn học, không
nghiêm túc trong học tập và có thái độ vơ lễ với thầy cơ giáo..., không chấp hành
nội quy của trường, lớp, xa hơn nữa là vi phạm pháp luật.
Học sinh cá biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, dễ bị lơi
cuốn, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng
và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt, trăn trở của nhà trường, gia đình và xã hội.
Qua theo dõi và phát hiện trong những năm gần đây, học sinh cá biệt có hiện tượng
gia tăng ở nhiều cấp độ khác nhau, nó để lại những hậu quả như những sự việc xảy
ra ở các trường THPT là trò đánh lại thầy, học sinh đánh nhau xé quần áo giữa
đường, cướp của rồi giết người, học sinh cá biệt mang dao đến trường học rồi khi
xảy ra mâu thuẫn dẫn đến giết người, những hành vi đó của thanh thiếu niên học
sinh đang tác động trực tiếp đến học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Học sinh cá biệt tăng theo cấp, lớp: Ở lớp 6,7 có nhưng chưa bộc phát, đến
lớp 8, 9 học sinh có những biểu hiện và thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập, sinh
hoạt, nếu chúng ta là những người trực tiếp làm công tác giáo dục mà khơng uốn
nắn kịp thời thì các em sẽ trở thành học sinh cá biệt.
Học sinh cá biệt tăng theo xu thế phát triển của xã hội ở nhiều khía cạnh tiêu
cực. Học sinh cá biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và có thể chia làm 4
nhóm như sau:
Nhóm 1: Gây gỗ đánh nhau kết thành băng nhóm: nhóm này học sinh phát sinh
tâm lý đua đòi, làm anh hùng ở tuổi mới lớn và thường xuất hiện ở lớp 8,9.
Nhóm 2: Bỏ giờ trốn tiết dẫn đến kết quả học tập sa sút: Học sinh thiếu điều
kiện học tập, tiếp thu chậm, dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thừơng không thuộc

bài, sợ bị kiểm tra nên thường xuyên trốn học, kết quả học tập sa sút hoặc có khả
năng bỏ học giữa chừng, bạn bè lơi kéo tham gia các trị chơi điện tử mà bỏ giờ
trốn tiết.
Nhóm 3: Quậy phá trong giờ học, thiếu nghiêm túc trong thi cử: Học sinh không
tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém
và hệ luỵ là thường xun quậy phá và khơng nghiêm túc.
Nhóm 4: Nhóm này học sinh có biểu hiện ngang ngạnh, bướng bĩnh, không nghe
lời thầy cô, bạn bè.
Tất cả các nhóm trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng lực học
tập của các em. Hệ quả của việc tồn tại học sinh cá biệt là chính bản thân các em trở
nên hư hỏng, mất phương hướng và gây ra những vụ việc đau lòng cho gia đình,
nhà trường và xã hội. Dù ở nhóm nào nếu chúng ta khơng giáo dục, uốn nắn kịp
thời thì các em từ vi phạm nhỏ có thể dẫn đến những việc làm khơng ý thức rồi bỏ
học và có nguy cơ phạm tội.
II.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
a. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi: Khi thực hiện đề tài này bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm và
đứng lớp nhiều năm, là người tiếp xúc trực tiếp với các em học sinh, do đó việc tìm
Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 4


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

hiểu tâm sinh lý của các em cũng dễ dàng hơn, đặc biệt với tư cách là giáo viên chủ
nhiệm lớp của các em, và là giáo viên bộ mơn dạy khối 9 thì việc nắm bắt thơng tin
về hồn cảnh gia đình cũng như tâm sinh lý của các em cũng thuận tiện hơn, từ đó
có những biện pháp thích hợp để uốn nắn kịp thời. Đây cũng là một trong những
điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thiện đề tài này.

* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì khi thực hiện đề tài này cịn vấp phải
khó khăn đó là đối tượng học sinh đã gọi là cá biệt thì tâm sinh lý của các em ở lứa
tuổi này có sự khác biệt, một số em cịn sống nội tâm, có những khúc mắc trong
cuộc sống gia đình cũng như một số vấn đề tế nhị các em không muốn tâm sự cũng
như chia sẻ đặc biệt là đối với thầy cô giáo, các em chưa cởi mở thực sự do đó để
tìm hiểu các em cũng khó khăn, từ đó việc đưa ra các biện pháp thích hợp đối với
các em cịn chưa xác thực. Qua việc tìm hiểu thêm một số đối tượng học sinh cá biệt
ở lớp 9C,9D thì các em cịn ngần ngại chưa thổ lộ hết những suy nghĩ cũng như
hoàn cảnh cụ thể của gia đình, các em chưa có thái độ hợp tác với thầy cơ giáo, đó
cũng là những khó khăn cho bản thân tôi.
b. Thành công, hạn chế:
* Thành công: Có thể nói rằng vận dụng đề tài này vào việc giáo dục đạo đức cho
học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh các biệt tại lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi
xem đây là thành công nhất định của mình góp phần tháo gỡ vấn nạn học sinh cá
biệt trong trường học hiện nay của trường THCS Cao Bá Quát - Eakar nói riêng và
các trường THCS và THPT nói chung. Những đối tượng học sinh đưa vào danh
sách cần giáo dục cơ bản đã thay đổi, nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về vấn đề
học tập, có ý thức và thái độ đúng đắn hơn với thầy cô và bạn bè.
* Hạn chế: Đối với đối tượng học sinh cá biệt trong lớp mà trực tiếp làm cơng tác
chủ nhiệm thì cơ bản đã uốn nắn kịp thời để các em có thể hịa đồng hơn, nghiêm
túc hơn nhưng đối với những đối tượng học sinh khơng phải lớp mình chủ nhiệm thì
bản thân các em cũng có phần e dè mà việc gần gũi các em khơng được nhiều do đó
việc nắm bắt tâm sinh lý của các em khó khăn, đặc biệt là đối tượng học sinh cá biệt
là người dân tộc thiểu số thì lại càng khó khăn hơn, do đó hiệu quả của việc giáo
dục các em không được như ý.
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh: Áp dụng đề tài giáo dục đối tượng học sinh cá biệt đặc biệt là trong
giai đoạn như hiện nay rất thiết thực bởi hầu như trong bất cứ trường học nào cũng
tồn tại nhiều học sinh cá biệt với nhiều dạng khác nhau, học sinh cá biệt ngày càng
tăng theo xu thế phát triển của xã hội, thời đại công nghệ thông tin do đó việc tiếp

thu thói hư tật xấu của một bộ phận học sinh chưa ngoan đã gây nên những vấn nạn
xã hội nóng trong trường học. Trong thời gian gần đây nhất các phương tiện thông
tin đại chúng cũng đã đưa tin về học sinh đâm chết bạn học tại Trường THCS Võ
Thị Sáu (xã Hịa An, huyện Krơng Pắk ), ngày 13/10/2016 hai học sinh nữ trường
THCS Nguyễn Du đánh nhau gây thương tích tại cơng viên thuộc phường An Bình
thị xã Bn Hồ, Đăk Lăk đã đưa lên mạng (diễn đàn tây nguyên) hoặc Vụ nữ sinh
lớp 7 ở Trà Vinh bị bạn đánh vì 'chảnh' đang khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Được
biết, nạn nhân trong đoạn clip tên Phượng, học lớp 7 Trường THCS Lý Tự Trọng
(TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), vụ ẩu đả xảy ra ngay trước cổng Trường THCS Đan
Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 5


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Qt

Phượng, thơn Đồn Kết, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) khiến 1 học
sinh tử vong ngay tại chỗ. Nạn nhân là Uông Việt Đức (15 tuổi, ngụ xã Đan
Phượng, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Đan Phượng). Thủ phạm là Hà Văn Sáu
(17 tuổi, ngụ thôn 2, xã Đan Phượng, bạn học cùng lớp với Đức) vào ngày ngày
12/1/2015, … đã cho thấy hiện tượng học sinh cá biệt tăng không ngừng về số
lượng, do đó việc giáo dục và uốn nắn các em kịp thời là giải pháp không bao giờ
thừa.
* Mặt yếu: Đối tượng học sinh đa dạng, nhiều thành phần, con số học sinh cá
biệt tồn tại trong một trường học đặc biệt là trường THCS Cao Bá Quát khơng hề
nhỏ, do đó bản thân tơi chỉ đưa ra những biện pháp chung và áp dụng cụ thể với một
vài đối tượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm và một số lớp đang dạy chứ khơng
thể tìm hiểu và nêu hết những đối tượng học sinh cá biệt trong trường.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
- Thành công của đề tài này là do ý thức tiếp thu của các đối tượng học sinh cá

biệt, các em đã tiếp thu, lĩnh hội những gì thầy cơ dạy bảo, từ đó thay đổi cách nghĩ
cũng như thái độ của mình đối với việc học tập và thái độ ứng xử với thầy cô, bạn
bè.
- Đề tài này thành cơng cịn nhờ có sự góp ý, đóng góp của đồng nghiệp, của
chuyên môn và ban nề nếp nhà trường đã hổ trợ trong cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu
đối tượng cũng như hồn cảnh từng học sinh.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đặt ra:
Có rất nhiều yếu tố làm cho học sinh trở thành học sinh cá biệt nhưng ở đây chỉ
nêu một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến học sinh làm học sinh nảy sinh
những tư tưởng không lành mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và hạn
chế năng lực học tập của các em.
+ Ảnh hưởng của sự phát triển xã hội theo cơ chế thị trường:
Xã hội phát triển là một điều đáng mừng nhưng khi phát triển theo cơ chế thị
trường nó kéo theo một số bộ phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí
khơng lành mạnh, phim ảnh bạo lực, tình cảm đơi lứa. Hiện nay do sự quản lý
không chặt chẽ của một số cơ quan chức năng nên các dịch vụ như internet, bida,
karaoke, ... được tổ chức kinh doanh gần các trường học đã lôi kéo các em học sinh
vào các trị chơi vơ bổ dẫn đến việc bỏ giờ, cúp tiết học và những vi phạm khác.
Đồng thời một số kênh truyền hình, các trang mạng xã hội (facebook) chiếu những
bộ phim chứa những hình ảnh bạo lực làm các em cũng dễ dàng bắt chước, ...
Trường THCS Cao Bá Quát nằm trên địa bàn xã Ea sar, nhưng học sinh lại
thuộc nhiều địa bàn như xã Ea sar, Ea sơ, Xn phú, ... đa số gia đình các em có
điều kiện kinh tế khó khăn, phải đi học xa, bố mẹ đi làm ít quan tâm, khó theo dõi,
một số nhỏ học sinh lại học đòi cách sống một số bạn khá giả, chơi bời, có khi hết
tiền nảy sinh hành vi trộm cắp.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 6



Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

+ Ảnh hưởng của sự giáo dục gia đình:
- Ngồi thời gian học tập ở trường khoảng 4 đến 5 giờ trên một ngày thì đa số
các em sinh hoạt tại gia đình, nếu gia đình khơng quản lý tốt được thời gian cũng
như cách giáo dục các em, không tạo điều kiện cho các em học tập thì việc học của
các em sẽ không đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em học
thua sút bạn bè dẫn đến việc chán nản và bỏ học.
- Gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn: Từ những khó khăn về đời sông kinh
tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em phó
mặc cho nhà trường, một số gia đình cịn bắt con phải lao động do đó các em khơng
có thời gian học tập ở nhà, khi đến lớp các em tiếp thu bài mới một cách khó khăn,
khơng làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ từ đó
thua sút bạn bè và dẫn đến tâm lí chán học, bỏ giờ trốn tiết..vvv
- Gia đình có kinh tế khá giả lo làm ăn khơng quan tâm đến con cái: Nhiều gia
đình bố mẹ đi làm ăn xa để con cái cho ông bà chăm sóc hoặc là anh chị em tự
chăm sóc lẫn nhau, một số học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của
người lớn nên nảy sinh những tư tưởng khơng lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn
học, bỏ học.
- Gia đình có cha mẹ bất hịa, khơng hạnh phúc: Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi rất
nhạy cảm, những cuộc cãi vã của cha mẹ, sự to tiếng bạo lực của người cha làm các
em bị ảnh hưởng, từ đó nảy sinh những việc làm khơng lành mạnh, thích đánh nhau
Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 7


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát


để giải tỏa tâm lí, bị ức chế, bỏ nhà đi, bỏ nhà đi chơi và khơng thiết tha đến việc
học, từ đó dẫn đến sa sút và chán học.
+ Ảnh hưởng từ phía nhà trường:
Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gởi gắm niềm tin vào
việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn
lên về mọi mặt. Nhưng cịn đâu đó những thầy cơ giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự
yêu nghề và tâm huyết, chưa nhiệt tình với các em, chưa có cách ứng xử phù hợp,
đối xử thiếu công bằng giữa các học sinh, ngại khó khi giáo dục và dạy những học
sinh lười, cáu giận, ... gây khoảng cách giữa thầy và trị chính vì vậy dẫn đến một số
học sinh chống đối, phản biện, bỏ học, ...
+ Ảnh hưởng trực tiếp bản thân các em:
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng "Ăn
chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các
em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.
Những học sinh cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học
tập yếu kém, điều đó cũng hồn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm
sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng
dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét
ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và
bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học khơng tốt
nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cơ chú ý mình
hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy
định chung.
Với môi trường giáo dục như vậy học sinh khó có thể trở thành con ngoan,
trị giỏi nếu khơng có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường mà đặc biệt là
thầy cô giáo. Hiện nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc học
sinh bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngày càng nhanh và càng nhiều.
Để giáo dục các em và khắc phục tình trạng này thì giáo viên chủ nhiệm là
người phải đi sâu tìm hiểu sự việc, gặp gỡ các em để các em trình bày và trao đổi
những vướng mắc sau đó chúng ta nên trao đổi, giải thích những việc làm sai trái

của các em để các em hiểu ra vấn đề, đồng thời kết hợp với gia đình các em để trao
đổi, uốn nắn và giáo dục để các em tốt hơn.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 8


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÌNH TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT

Hình ảnh học sinh đánh nhau

Học sinh đánh nhau sau giờ tan học.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 9


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

Học sinh xem tài liệu và quay cóp trong giờ kiểm tra.

Học sinh sử dụng Điện thoại trong giờ học.
II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Học sinh cá biệt là nhân tố ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lớp, của trường và
hơn hết là ảnh hưởng đến chính bản thân của các em. Nhưng sâu xa hơn nếu một

học sinh cá biệt không được giáo dục kịp thời thì sẽ có thêm một mảnh đời éo le,
một gia đình bất hạnh, một địa bàn bất ổn, xã hội sẽ có thêm một cơng dân không
tốt. Và lẽ dĩ nhiên nhà trường tồn tại nhiều học sinh cá biệt thì sẽ khơng đạt được
nhà trường đảm bảo an ninh trật trự.
Giáo dục học sinh cá biệt là cả một q trình lâu dài chứ khơng phải ngày một
ngày hai, địi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của người giáo viên chủ nhiệm. Mỗi trường
hợp học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm phải có cách giải quyết riêng, cụ thể đối
với các em. Đối với học sinh cá biệt chúng ta có nên xử phạt hay khơng, có nên
mắng các em trước tập thể hay khơng? Đó là câu hỏi tơi ln đặt ra trong q trình
làm cơng tác chủ nhiệm. Ơng bà ta có câu “Thương cho roi cho vọt. Ghét cho
ngọt, cho bùi”, khi bàn về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt nhiều người cho rằng
cần phải xử phạt các em thật nghiêm. Tuy nhiên tơi cũng ln đặt cho mình câu hỏi
Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 10


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

“ Có nên xử phạt học sinh cá biệt hay không”. Đây là vấn đề vơ cùng khó cho
cơng tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay, xã hội, phim ảnh, những vụ học sinh tự
tử trước sự xử phạt của thầy cô giáo dù đó chỉ là một bản kiểm điểm hay một câu
nói của thầy cơ đã ảnh hưởng khá nhiều đến học sinh. Với tôi học sinh vi phạm tất
nhiên là phải xử lí, người giáo viên chủ nhiệm khơng thể làm ngơ trước những sai
phạm của các em nhưng xử lí như thế nào cho hợp lí, thỏa đáng có tính giáo dục cao
nhất. Vì vậy để giáo dục học sinh cá biệt tôi đã thực hiện một số biện pháp giáo dục
học sinh theo cách của mình.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Bước 1: Danh sách và Phân loại học sinh cá biệt
STT

Họ và tên
Những biểu hiện
Hay nói leo, hay tụ tập, tụ tập đánh nhau,
1 Bùi Thị Như Quỳnh
gây gỗ với các bạn.
Hay nói chuyện trong giờ học, hay ăn quà
2 Nguyễn Văn Đạt
vặt trong giờ học.
Lười ghi bài trong giờ học mơn Tin, ít
3 Cao Phi Hạnh
thuộc bài cũ.
Hay bỏ học chơi game, lười ghi bài, không
4 Y Phước Niê
học bài và khơng soạn bài, thầy cơ nhắc thì
tỏ thái độ chống đối.
Hay nói chuyện trong giờ học, khơng làm
5 Nguyễn Văn Lộc
bài tập, khi thầy cơ nhắc thì có biểu hiện
vô lễ, không chịu nhận lỗi.
Lười học bài cũ , không làm bài tập, không
6 Lê Kỳ Thạch
nghiêm túc trong thi cử, thầy cơ nhắc nhỡ
thì có biểu hiện vơ lễ
Lười học bài cũ , không làm bài tập, không
7 Nông Văn Phú
nghiêm túc trong thi cử, thầy cô nhắc nhở
thì có biểu hiện vơ lễ
Bước 2: Tìm hiểu ngun nhân học sinh trở thành học sinh các biệt:
Sau khi đã phân loại học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào thì
giáo viên tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho học sinh của mình trở thành cá biệt

như vậy. Bản chất của một con người vốn rất tốt đẹp như Khổng Tử từng nói “
Nhân chi sơ tính bản thiện” Vậy thì ai, cái gì đã biến học sinh của mình trở thành
cá biệt như vậy? Đó là cơng việc khơng hề đơn giản mà cần đến cái tâm của người
làm nghề giáo, giáo viên chủ nhiệm phải điều tra tỉ mỉ, tìm gặp đến gia đình và
nhiều người để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và có biện pháp hữu hiệu nhất.
Việc giáo dục học sinh các biệt mỗi người có mỗi cách khác nhau nhưng theo
tôi sự gần gũi, yêu thương, vỗ về các em là hữu hiệu nhất. Người giáo viên chủ
nhiệm phải thật sự có tâm, nhẫn nại, tỉ mỉ, yêu thương học sinh và cần có một
phương pháp đúng đắn, khơng vì sự hư hỏng của các em mà bỏ mặt các em được,
hãy coi học sinh cá biệt như một sự thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua, đừng
coi đó là sự đen đủi khi chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt. Muốn thành cơng được

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 11


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

thì giáo viên phải có tâm huyết u nghề, u học trị, giáo dục các em từ học sinh
cá biệt thành những con ngoan, trị giỏi, đó là thành tích cao nhất của mình .
Hầu hết học sinh cá biệt không ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, khơng
ý thức được vai trị của việc học tập đối với cuộc đời mình mà chỉ đi học để vừa
lịng cha mẹ, thầy cơ, để được gặp bạn bè, để tránh việc nhà, các em học cho có chứ
chẳng có ý thức học để làm gì, có tác dụng như thế nào cho cuộc sống sau này của
mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải chỉ ra cho các em thấy tác dụng của việc học
bằng những ví dụ cụ thể những tấm gương gần gũi với các em về sự thành công và
thất bại trong cuộc sống do sự học mang lại, đặc biệt là hướng nghiệp cho các em.
Thứ nhất: Giáo viên chủ nhiệm cũng nên tránh có cái nhìn lí tưởng hóa về lớp học
của mình, lớp nào, trường nào cũng có học sinh cá biệt, chỉ có điều là nó khác nhau

về biểu hiện của nó mà thơi, có em cá biệt về đạo đức, có em cá biệt về học tâp và
có em đặc biệt “cá biệt”.
Thứ hai: Khơng gọi các em là học sinh cá biệt, đặc biệt là trước lớp, trước mặt
người khác vì nếu chỉ trích các em trước tập thể các em sẽ bị xa rời với bạn bè. Các
em chỉ là “những học sinh chưa ngoan” những “học sinh có hồn cảnh đặc biệt”.
Nếu chúng ta gọi các em là học sinh cá biệt vơ tình chúng ta đã tách các em
ra khỏi lớp, cô lập các em trước lớp. Nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục các em từ
những “học sinh chưa ngoan” thành những “học sinh ngoan” “Nếu bạn nhìn ai đó
với ánh mắt u thương bạn sẽ khơng nhìn thấy những nét xấu xa mà tồn những
nét đẹp mà thơi”
Thứ ba: Đa số học sinh cá biệt cần một điểm tựa tinh thần tin cậy để được chia sẻ
tâm sự, để được bộc bạch những khó khăn, những nỗi niềm riêng tư thầm kín, thầy
cơ trở thành người bạn của các em. Tìm cách cho các em thể hiện cái tơi cá nhân
của mình trước tập thể, khơng thẳng tay trừng trị các em, đừng làm mất đi điểm tựa
cuối cùng của các em. Hãy nhìn các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ
người mẹ, sự gần gũi, cảm thông của người anh chị, sự thân thiết của một người
bạn.
Thứ tư: Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích ưu khuyết điểm, những đúng sai trong
nhận thức và hành động của các em, cố gắng giúp các em tự nhận ra sai lầm của
mình, lỗi lầm của mình mà khơng phải mang mặc cảm nặng nề về lỗi lầm đó của
mình, tạo cho các em thiện chí sửa chữa và không tái phạm, không la mắng chửi bới
các em, đừng biến lớp học thành địa ngục đối với các em, đừng để các em nghĩ gặp
thầy cô là sẽ bị la mắng...vv
Thứ năm: Học sinh cá biệt dù có khó giáo dục đến đâu thì bên trong các em vẫn
ln tìm ẩn nhưng nhân tố, những phẩm chất tích cực, như khổng tử có câu: "Nhân
chi sơ, tính bản thiện", nếu có phương pháp đúng đắn chúng ta vẫn khơi gợi để làm
thức tỉnh các em từ đó phát huy, làm điểm tựa cho các em, khơi phục lại niềm tin
cho các em để các em thấy rằng mình khơng hề kém cỏi, để các em vứt bỏ đi sự tự
ti, mặc cảm mà tự giác, chủ động hội nhập với các bạn. Hãy tìm ra điểm mạnh của
các em để các em có thể vượt qua sự tự ti mặc cảm để trở thành con ngoan, trị giỏi,

người có ích cho xã hội.
Thứ sáu: Thầy cơ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, đừng quan trọng hóa vấn
đề, tạo cho các em một lối thốt, một cơ hội sửa chữa, hãy tin tưởng và chờ đợi sự
Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 12


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

thay dổi và chuyển biến của các em, thầy cơ càng nóng vội càng tạo áp lực cho các
em, càng làm các em bối rối và càng sa vào đối phó.
Thứ bảy: Thầy cơ nhìn nhận sự tiến bộ của các em khơng q khắt khe, nên có cái
nhìn bao dung, độ lượng, chân tình, vị tha, trân trọng sự tiến bộ, thay đổi của các em
dù là việc nhỏ nhất vì đó là cả một sự nổ lực và cố gắng rất lớn từ các em, mạnh dạn
biểu dương các em trước tập thể, đừng tiết kiệm lời khen ngợi với các em vì một lời
động viên khen ngợi có giá trị hơn rất nhiều những bản kiểm điểm.
Thứ tám: Hãy tôn trọng sự lựa chọn và quyết định của các em trong phạm vi cho
phép, cùng nhau xây dựng nội quy của lớp, các em sẽ tự giác thực hiện vì đó là nội
qui chính các em đưa ra. Tơn trọng cả sự cá biệt của các em vì mỗi con người một
tính cách độc đáo cần được tơ trọng. Xin đừng áp đặt thô bạo đối với các em, không
xúc phạm làm tổn thương danh dự của các em trước tập thể, cố gắng thận trọng khi
phát ngơn vì học sinh cá biệt rất nhạy cảm.
Thứ chín: Thầy cơ hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì học sinh cá biệt là
thử thách rất lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kiềm chế của mỗi giáo viên, không
nên nóng vội, khơng nên khắt khe với các em, khơng nên đe dọa và thành kiến với
các em. Đừng nhắc đi nhắc lại lỗi của các em vì như thế sẽ tạo nên sự xấu hổ và dần
dần sẽ chai lì.
Thứ mười: Phải kiên quyết cứng rắn, lời nói đi đơi với việc làm, đừng nói sng,
đã nói phải thực hiện, dù gần gũi với các em nhưng vẫn giữ khoảng cách thầy trò.

Thứ mười một: Đối với những học sinh cá biệt có biểu hiện chơi bời bỏ bê việc
học thì giáo viên nên phối hợp với các ban ngành nhà trường, với CMHS, kết hợp
với công an xã, để nắm bắt những vi phạm của các em. Từ đó kết hợp với chính
quyền địa phương và gia đình để giáo dục các em ngày một tốt hơn.
Giáo dục đúng, thích hợp với từng đối tượng học sinh là yếu tố quan trọng
tạo nên sự thành công trong việc giáo dục học sinh trong tình hình hiện nay.Chẳng
hạn với những học sinh cá biệt của lớp tôi chủ nhiệm, bản thân tôi thường xuyên
gặp gỡ giáo viên bộ môn và gia đình em để theo dõi sự thay đổi của em mà có
phương pháp giáo dục thích hợp.
Em Bùi Thị Như Quỳnh lớp tôi: Từ năm lớp 6 đến lớp 7 đều là học sinh tiên tiến,
có năng khiếu đặc biệt là múa, tham gia nhiệt tình các hoạt động tập thể nhưng đến
năm lớp 8 thì việc học tập có biểu hiện đi xuống, đến năm học lớp 9 thì em có biểu
hiện vi phạm về đạo đức, học tập sa sút, trong giờ học hay nói chuyện, có biểu hiện
u đương, chửi mắng và đánh bạn khơng có lí do dù theo lời giải thích của em đó
chỉ là đùa thơi, em thay đổi tính cách làm cho gia đình phải lo lắng. Qua tìm hiểu
hồn cảnh gia đình em tơi được biết, vào đầu năm học lớp 8 bố và mẹ của em ly dị
sau đó bố em đi lấy vợ khác bỏ mặt mẹ con em, không chu cấp tiền bạc cho em ăn
học, từ đó em chán nản, đua địi và đi chơi với bạn bè, tụ tập dẫn đến gây gỗ đánh
nhau mặt dù em là con gái, mẹ em vì tất bật ngược xuôi kiếm tiền nuôi con nên để
em ở nhà ơng bà ngoại chăm sóc, vì vậy em đua địi theo chúng bạn. Ngồi ra tơi
cịn nhiều lần gặp gỡ em tâm sự, em chia sẻ những suy nghĩ của mình với tơi, tơi rất
mừng vì em đã nói thật, tôi động viên, an ủi mong em hãy cố gắng và em cũng hứa
với tơi nhiều điều. Vì vậy trước lớp dù em phạm lỗi nhưng tôi chỉ nhắc nhỡ nhẹ
nhàng mà không la mắng em, tôi quan tâm nhiều đến em hơn, tôi hiểu với lứa tuổi
Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 13


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát


của em cần có sự quan tâm chăm sóc đầy đủ của cả bố và mẹ nhưng bây giờ em đã
thiếu thốn tình cảm của người bố, khơng cịn sự quan tâm của bố nữa đó là sự thiệt
thịi lớn đối với em. Trong q trình học tập theo dõi tơi thấy em có tiến bộ, hăng
hái phát biểu xây dựng bài, trong phong trào e đã nhiệt tình tham gia đặc biệt em có
năng khiếu múa và rất tự tin trên sân khấu, em đã góp sức của mình vào thành tích
cho phong trào của lớp, đó là sự cố gắng và nổ lực của em, tập thể ghi nhận và tôi
ghi nhận, tơi thầm mừng vì mình đã thay đổi được một phần ở em để em được
ngoan hơn. Vì vậy trong tiết sinh hoạt lớp tôi đã tuyên dương em trước tập thể, đó là
động viên tinh thần nhưng vơ cùng có ý nghĩa đối với em và cũng làm nơi cho các
em khác.
Em Nguyễn Văn Đạt: So với các bạn trong lớp thì em Đạt là một học sinh khá
cá tính, em học thuộc loại khá của lớp, và có thể nói là thơng minh, nhanh nhẹn,
hoạt bát. Nhưng em cũng có hồn cảnh đặc biệt: Bố mẹ em cũng đã chia tay và cả
bố và mẹ đều có gia đình riêng mới, em sống với mẹ và bố dượng, những năm học
trước em là một học sinh rất ngoan, chăm chỉ nhưng từ khi sự cố gia đình em xảy ra
em đã thay đổi tính nết, đó cũng là điều dễ hiểu bởi lứa tuổi của em là tuổi đang ăn
đang lớn mà gặp phải sự cố như vậy chắc khơng tránh khỏi những hụt hẫng. Vì vậy
bắt đầu từ năm học trước em thay tính đổi nết hẳn đi, hay nói chuyện trong giờ học,
cười nói vơ tư với bạn bè mà khơng cần biết có thầy cơ trong lớp, khi thầy cơ nhắc
nhở thì em biện minh cho hành động của mình, mơn học nào, thầy cơ nào em khơng
thích thì trong tiết học ấy em cứ nói chuyện, mặc dù được nhiều thầy cơ nhắc nhở
nhưng em vẫn không sửa chữa. Qua sự trao đổi của một số giáo viên bộ môn, với tư
cách là một giáo viên chủ nhiệm và tơi cũng xem như mình là một người bố thứ hai
của em, tôi đã gặp riêng em và hỏi thăm em về mọi chuyện, em đã trao đổi với tơi
về hồn cảnh gia đình mình, dù chưa thể nói là bi đát nhưng hồn cảnh này ít nhiều
đã ảnh hưởng rất lớn đến em, em giận bố mẹ đã bỏ nhau để tìm hạnh phúc mới, em
chán nản và nghe lời bạn bè, đi chơi theo đám bạn bè, ăn nói ngang bướng hơn. Một
lần trao đổi giữa tôi và em, tôi khuyên em nhiều điều nhưng cũng chưa làm em thay
đổi được vì cái gì cũng có thời gian, phải kiên trì, phải chờ đợi, mặc dù trong các

tiết học tiếp theo em không bị thầy cô nhắc nhở và ghi vào sổ đầu bài nữa nhưng tôi
vẫn luôn nhắc nhỡ em thường xuyên, trao đổi với gia đình em về tình hình học tập ở
trường của em, tôi không lo về học tập của em nhưng tơi lo rằng sự thay đổi tính nết
dần dần làm em suy thoái về đạo đức bởi trong xã hội thời bây giờ cái tốt học lâu
nhưng những tệ nạn xấu trong học đường thì xâm nhập rất nhanh đặc biệt đối với
những em học sinh cá biệt. Và qua một thời gian sau tôi đã thấy được sự thay đổi
dần trong em, em ít nói leo hơn, em ít nói chuyện hơn trong giờ học những mơn như
Tốn hay tiếng anh nữa, tơi thiết nghĩ sự động viên, an ủi, vỗ về của tôi đối với em
đã đạt hiệu quả dù chưa cao nhưng tôi nghĩ mình cần phải kiên trì, phải cần nhiều
thời gian hơn nữa để cảm hóa các em để các em thay đổi suy nghĩ lệch lạc của
mình. Tùy theo những trường hợp khác nhau mà chúng ta có những biện pháp khác
nhau để giáo dục các em, với tôi những trường hợp đặc biệt thì chúng ta có biện
pháp nhẹ nhàng, an ủi, vỗ về sẽ đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, để giáo dục đạo đức cho học sinh
khi cần thiết chúng ta có thể dùng phương pháp trách phạt. Trách phạt là phương
Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 14


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

pháp tác động đến nhân cách học sinh biểu hiện thái độ không tán thành của thầy cô
giáo, buộc học sinh từ bỏ hành vi có hại cho bản thân, cho lớp, trường và điều chỉnh
sự ứng xử cho đúng mực. Tùy theo hành vi và việc làm sai trái mà ta có hình thức
trách phạt khác nhau: Nhận xét của giáo viên, phê bình trước tổ, trước lớp, phê vào
sổ liên lạc. Sau khi trách phạt các em thì giáo viên và tập thể lớp phải theo dõi để
giúp đỡ học sinh sửa chữa khuyết điểm.
Em Y Phước Niê Hay bỏ học chơi game, lười ghi bài, không học bài và
không soạn bài, thầy cơ nhắc thì tỏ thái độ chống đối: Qua tìm hiểu, em này có hồn

cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ phải đi làm cả ngày để lo cơm áo cho gia đình,
khơng quan tâm đến việc học của em, muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ, có lúc
em nghỉ ở nhà đi săn chuột, bẻ măng để bán lấy tiền chơi game, chưa ý thức việc
học để làm gì, vì trong xóm có nhiều người học xong không xin được việc. Với tư
cách là GVCN tôi đã xuống nhà động viên gia đình, trao đổi với em: Học trước hết
là để có kiến thức, để làm người, học để nâng cao giá trị của bản thân, khỏi bị người
khác chê cười, học để giúp bản thân sau này kiếm một công việc phù hợp để làm và
nuôi sống bản thân khỏi cuộc sống vất vả, khổ cực như bố mẹ mình đang sống. Tơi
đã động viên, khích lệ em, gần gũi em nhiều hơn, đặc biệt khi em không đến lớp tôi
đến quán internet em thường chơi để trao đổi với chủ quán, đồng thời đưa em về lớp
học, và bên cạnh đó khi chi đội, liên đội, nhà trường,... có những hỗ trợ tiền, quà
cho học sinh có hồn cảnh khó khăn tơi đều lập danh sách có em, em đã từng nhận
nhiều xuất quà, và tôi nêu ra những gương của những người dù là dân tộc nhưng rất
thành công trong cuộc sống: Như thầy Niê Anh Kim trong trường, và các vị lãnh
đạo từ xã đến tỉnh đều có. Đến bây giờ em đã ý thức hơn, đi học đều hơn, ghi bài,
học bài đầy đủ hơn, khơng cịn thái độ chống đối.
Đối với trương hợp các em: Cao Phi Hạnh, Nguyễn Văn Lộc, Lê Kỳ Thạch,
Nông Văn Phú: Các em đều là con trong những gia đình có điều kiện, có lẽ do cơng
việc làm ăn nên bố mẹ ít quan tâm, khơng có thời gian để theo dõi các em một cách
sát sao hơn trong học tập, do đó các em bị buông lỏng nên từ chỗ ham chơi đến
chán học, các em đến trường là chỉ để đối phó với bố mẹ, để khỏi bị đánh địn chứ
khơng có ý thức trong việc học tập, trong giờ học các em không ghi chép bài, hay
nói chuyện, khi thầy cơ nhắc nhở thì các em tỏ thái độ khơng thích hoặc chỉ chép
đối phó,... Sau khi tìm hiểu ngun nhân tơi đã phân tích cho các em thấy phải trái
để các em nhận ra lỗi lầm của mình mà có cách sữa chữa. Tơi đã gặp và trao đổi với
gia đình các em để nói rõ những khuyết điểm của các em. Kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn tìm ra hướng giáo dục mới, đề nghị gia đình thường xuyên
quan tâm kiểm tra việc học tập và sinh hoạt của các em.
Cho các em viết bản kiểm điểm có sự cam kết của gia đình, nếu tái phạm
khơng xử lý trong phạm vi của lớp mà đưa lên nhà trường xử lý kỉ luật. Giờ đây hầu

hết các em đã hịa nhập được với bạn bè, thầy cơ trong trường, các em khơng cịn
nghĩ mình là học sinh cá biệt như trước nữa. Trong học tập các em đã có ý thức hơn
trong q trình học tập của mình, các em lắng nghe thầy cơ giảng bài, khơng còn
cúp tiết hay đi chơi như trước nữa và quan trọng hơn là các em đã nhận thấy được
những sai sót mà bản thân cần sửa chữa.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 15


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

Các em học sinh cá biệt đã hòa nhập với lớp, trường cùng thầy cô, bạn bè.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp:
Các biện pháp nêu trên có tác dụng và ý nghĩa sâu sắc bởi nó đã làm các em học
sinh thay đổi được phần nào cho dù đó chưa phải là tuyệt đối, song cũng giúp các
em nhận thức được về những hành vi và suy nghĩ khơng chín chắn của mình trong
thời gian trước, đã làm ảnh hưởng đến tập thể lớp, bạn bè và cả thầy cô giáo của
mình và hơn hết là ảnh hưởng đến chính bản thân các em.
d. Kết quả khảo nghiệm giá trị của vấn đề nghiên cứu:
+ Đối với giáo viên: Qua thực tế bản thân tơi có thể tiếp cận đối với nhiều học sinh
cá biệt hơn, tìm hiểu hồn cảnh của các em nhiều hơn và thông cảm đối với các em
hơn , tôi đã không giận, không ghét mà càng thương cho các
em hơn bởi đáng lẻ ra các em khơng phải chịu những thiệt thịi như vậy,các em cần
được gia đình quan tâm nhiều hơn nữa, động viên nhiều hơn nữa để các em có suy
nghĩ chín chắn trong học tập và chuẩn bị cho tương lai của mình. Qua đó bản thân
tơi cũng rút ra được nhiều bài học cũng như kinh nghiệm trong quá trình giáo dục
học sinh của mình.
+ Đối với học sinh: Qua việc nghiên cứu đề tài này tôi đã đạt được kết quả khả

quan: những em học sinh cá biệt lớp tôi đã thay đổi, từ việc hay nói chuyện trong
giờ học, lười học thì ngược lại các em đã có ý thức học tập hơn, có tinh thần phát
biểu xây dựng bài khi học trên lớp, một số em khác đi học đều hơn, bớt nói leo
trong giờ học. Riêng đối với em Quỳnh có thể nói là đã thay đổi, em không gây gỗ
với bạn bè nữa, chuyên tâm vào việc học và khơng cịn nói leo nhiều như trước nữa.
Đối với những em học sinh tôi không chủ nhiệm thì các em cũng đã thay đổi, từ chỗ
lười học, khơng chép và học bài thì đến nay đã có tiến bộ, bài vở ghi chép đầy đủ,
trong giờ học nghiêm túc không quậy phá nữa, mặc dù tiến bộ nhưng các em cần
phải cố gắng nhiều hơn.
Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn, giáo viên cần phải thực sự hiểu rõ
hoàn cảnh của từng em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp mình từ đó có cách giáo
dục thích hợp.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 16


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

STT

Họ và tên

01

Bùi Thị Như Quỳnh

02


Nguyễn Văn Đạt

03

Cao Phi Hạnh

04

Y Phước Niê

05

Nguyễn Văn Lộc

06

Lê Kỳ Thạch

07

Nơng Văn Phú

Những biểu hiện tiến bộ
Khơng cịn nói leo, khơng cịn tụ tập, tụ
tập đánh nhau, gây gỗ với các bạn.
Nghiêm túc hơn và có ý thức hơn về việc
học của mình.
Nghiêm túc hơn trong giờ học, giảm ăn
q vặt trong giờ học. Khơng cịn nói leo
và có ý thức hơn trong học tập.

Nghiêm túc hơn trong giờ học mơn Tốn,
cố gắng hơn trong học tập.
Ghi bài, học bài và soạn bài đầy đủ, thầy
cơ nhắc thì khơng còn tỏ thái độ chống
đối, đi học đều hơn, hạn chế chơi game.
Ghi bài, học bài và soạn bài đầy đủ, thầy
cơ nhắc thì khơng cịn tỏ thái độ chống
đối.
Ghi bài, học bài và soạn bài đầy đủ, thầy
cô nhắc thì khơng cịn tỏ thái độ chống
đối.
Ghi bài, học bài và soạn bài đầy đủ, thầy
cơ nhắc thì khơng cịn tỏ thái độ chống
đối.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 17


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
- Giáo dục học sinh cá biệt trong trường học hiện nay là vấn đề cấp bách và
cần thiết bởi học sinh cá biệt trong trường học có thể nói tăng lên từng giờ, vì vậy
hơn ai hết giáo viên chủ nhiệm là người quan tâm, theo dõi để phối hợp cùng gia
đình có biện pháp kịp thời uốn nắn các em thành người tốt sau này giúp ích cho xã
hội và cho đất nước giống như Bác Hồ từng nói “ Non sơng Việt Nam có trở nên
vẻ vang hay không là nhờ vào công lao động và học tập của các em”. Từ những

cố gắng và việc làm cụ thể của tôi nêu trên trong thời gian qua tôi thấy các em đã
thay đổi.
Đến nay lớp 9B tơi chủ nhiệm có nề nếp tương đối ổn, mặc dù đầu năm học
theo nhận xét của một số đồng nghiệp thì đây là một trong những lớp quậy và có
nhiều học sinh cá biệt của trường. Hiện nay chất lượng học tập của lớp ngày một
nâng lên. Từ đó học sinh cá biệt cũng thấy rõ sự tiến bộ của mình trong sự tiến bộ
chung của lớp, các em đang phấn đấu thi đua học tốt để hướng đến kì học cuối năm.
Trong quá trình thực hiện đề tài do sự hạn chế của bản thân nên chắc chắn
khơng tránh những sai sót. Bản thân rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp
để đề tài càng hoàn thiện hơn.
III.2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên:
+ Kết hợp với giáo viên bộ môn, Ban Giám Hiệu nhà trường, ban nề nếp và
gia đình học sinh để nắm bắt tình hình học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục học
sinh thích hợp hơn, hồn thiện hơn.
+ Khơng nên tạo áp lực với các em trong giờ học, động viên các em nhiều
hơn, quan tâm đến các em nhiều hơn.
+ Hướng nghiệp cho các em.
- Đối với học sinh: Cần nghiêm túc hơn nữa trong quá trình học tập cũng như
sinh hoạt. Tôn trọng thầy cô giáo, cha mẹ, ông bà, tôn trọng bạn bè, không nên nghe
theo lời dụ dỗ của bạn bè tham gia vào những tệ nạn xấu dẫn đến hư hỏng.
- Đối với các cấp: Ban nề nếp nhà trường cần phải theo dõi thường xuyên,
bám sát hơn nữa để tình trạng học sinh có vấn đề với nhau thì giải quyết nhanh
chóng, triệt để.
Tuyên truyền đến học sinh về tình hình bạo lực học đường hiện nay gây ra
hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, nhà trường và cho xã hội, từ đó các
em ý thức hơn.
Nghiêm cấm học sinh khơng nên mang hung khí khi đến trường cũng như ở
ngồi trường, để tránh trường hợp xảy ra áng mạng.
Ban Giám hiệu cần xử lý mạnh hơn những đối tượng học sinh vi phạm để em

khác noi theo, nếu cần có thể mở hội đồng kỉ luật đình chỉ học một thời gian để học
sinh thấy được sự nghiêm khắc của nhà trường mà từ đó có thể ngoan hơn.
Ea sar, ngày 24 tháng 02 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Người viết

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 18


Một số giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Cao Bá Quát

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2
3
4
5

6
7

Tên tài liệu
Tác giả
Tài liệu trên mạng Internet
Báo chí, tài liệu liên quan.
Tham khảo ý kiến của gia đình
Tìm hiểu qua giáo viên bộ môn

Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT
quy định Quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh trung học cơ sở và học sinh
trung học phổ thơng.
Luật Giáo dục (2005)
NXB Chính trị quốc gia.
Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo NXB Chính trị quốc gia.
dục.

Người thực hiện: Trịnh Văn Đa - Trường THCS Cao Bá Quát

Trang 19



×