Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Bảo đảm quyền của người khuyết tật ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 238 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU TRANG

BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án .........................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án .......................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án .................... 5
5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................... 10
7. Kết cấu luận án .................................................................................. 10
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 11
1.1. Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án ........................................................... 11
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................ 32
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 35
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO
ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT ........................................... 36


2.1. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền của người khuyết tật ........... 36
2.2. Nguyên tắc, nội dung, phương thức bảo đảm quyền của người
khuyết tật ............................................................................................... 51
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của người
khuyết tật .............................................................................................. 57
2.4. Cơ sở pháp lý quốc tế về bảo đảm quyền của người khuyết tật
và kinh nghiệm bảo đảm quyền của người khuyết tật ở một số
quốc gia trên thế giới............................................................................. 60
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 69

i


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI
KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 70
3.1. Tình hình người khuyết tật và những yếu tố tác động đến bảo
đảm quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay ........................ 70
3.2. Thực trạng bảo đảm một số quyền của người khuyết tật ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................ 94
3.3. Đánh giá chung và những yêu cầu đặt ra với việc bảo đảm
quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay .............................. 118
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 122
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 123
4.1. Quan điểm bảo đảm quyền của người khuyết tật phải phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền của người
khuyết tật ............................................................................................. 123
4.2. Các giải pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật ở Việt
Nam trong thời gian tới ....................................................................... 126

Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 172

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tỷ lệ và số NKT theo dạng tật và mức độ khó khăn ...................... 72
Bảng 3.2: Tỷ lệ giữa nam và nữ đối với các dạng khuyết tật ......................... 72
Bảng 3.3: Phân bố tuổi của NKT theo dạng tật .............................................. 72
Bảng 3.4: Tháp dân số của NKT và người không KT và người KT nặng ...... 73
Bảng 3.5: Tỷ lệ NKT theo vùng ...................................................................... 73
Bảng 3.6: Tỷ lệ trẻ khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục ................................... 74
Bảng 3.7: Tỷ lệ NKT tham gia lực lượng lao động và việc làm ..................... 74
Bảng 3.8: Tỷ lệ thất nghiệp theo tình trạng khuyết tật và khu vực ................. 74
Bảng 3.9: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo tình trạng khuyết tật và
giới tính ................................................................................................ 75
Bảng 3.10: Tỷ lệ về điều kiện sống của NKT ................................................. 75
Bảng 3.11: Tỷ lệ đi học của trẻ khuyết tật và trẻ không khuyết tật theo
cấp học [106]..................................................................................... 101

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án
Người khuyết tật (NKT) có ở tất cả các nước trên thế giới và là một bộ

phận dân cư trong xã hội loài người. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), tổng số NKT vào khoảng 650 triệu người, tương đương gần
10% dân số thế giới. Mặc dù chỉ chiếm 10% tổng số nhân loại, song NKT
chiếm đến 19% số người học vấn thấp và 20% số người nghèo trên thế giới,
ngồi ra có đến 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được
đến trường, 1/3 trong tổng số NKT đang ở độ tuổi lao động kiếm được việc
làm, 30% thanh thiếu niên phải kiếm sống trên đường phố là do khuyết tật. Ở
Việt Nam, thống kê của Bộ Lao động và thương binh xã hội cho thấy hiện có
khoảng 6,2 triệu NKT tương đương 7% dân số, tỷ lệ này tương đối cao so với
các quốc gia khác. NKT được coi là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất
thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất (bên cạnh
các nhóm người dễ bị tổn thương khác như: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi,
người dân tộc thiểu số...), vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu những
thiệt thòi trên các phương diện của đời sống xã hội.
Dù ở bất kỳ đâu, NKT nào cũng có nhu cầu và quyền lợi giống như
những người khơng khuyết tật, các quyền này thuộc các nhóm và lĩnh vực
khác nhau, từ dân sự, chính trị, kinh tế tới văn hoá và xã hội. Nếu như trước
đây, người ta chỉ quan tâm đến quyền của NKT ở mức độ đảm bảo cho họ có
được mức sống tối thiểu và được chăm sóc về y tế, thì hiện nay, trong điều
kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn, việc chăm lo đến quyền của NKT còn là
việc chống phân biệt đối xử và phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể thực
hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy
khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng và tham gia các
hoạt động văn hóa, xã hội. Dưới góc độ quyền con người, NKT thuộc nhóm
xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương, vì vậy việc bảo đảm quyền cho họ có ý nghĩa
khơng chỉ về phương diện nhân văn mà còn về cả các phương diện khác như
chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia.

1



Câu chuyện về NKT bị lợi dụng trở thành công cụ kiếm tiền của những
kẻ bất lương là hiện trạng chúng ta có thể thấy hàng ngày. Tại các thành phố
lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các địa điểm du lịch, các khu
chợ đông đúc, các ngã tư nhộn nhịp, những NKT với bộ dạng bẩn thỉu, nhếch
nhác, đáng thương được tung ra để xin tiền. Đây là một trong những chiêu trò
lợi dụng lòng thương hại của mọi người và cơ thể khiếm khuyết của NKT để
trục lợi của một số cá nhân hành nghề “chăn dắt”. Điều này không những làm
mất mĩ quan đường phố, ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn hạ nhục nhân
phẩm, danh dự của NKT. Đây rõ ràng là hai mặt của một vấn đề, từ chỗ
không được đảm bảo quyền làm việc đến bị lợi dụng và trà đạp lên danh dự,
nhân phẩm để kiếm tiền. Bên cạnh đó, tình trạng NKT gặp rào cản trong việc
hồ nhập cịn có thể kể đến như các thiết kế cơng cộng thường chỉ dành cho
những người có các chức năng được thực hiện bình thường, vì vậy NKT khó
tiếp cận các dịch vụ giao thơng, cơng cộng, giáo dục, việc làm… dẫn đến việc
họ bị cô lập hoặc bị loại trừ kh i những sinh hoạt cộng đồng. Hơn nữa, những
quy định và cơ chế đã được thiết lập nhằm bảo đảm quyền cho NKT không
đầy đủ, đúng mức cũng vơ tình lại biến thành rào cản làm cho NKT khơng thể
tham gia hay ít khả năng tham gia vào các sinh hoạt bình thường và trở thành
cơ sở để sự phân biệt đối xử tồn tại. Ví dụ như việc quy định NKT được làm
việc trong thời gian ngắn hơn hay cấm NKT làm thêm giờ vô hình chung làm
mất đi nhiều cơ hội làm việc của họ.
Do tầm quan trọng của bảo vệ, bảo đảm quyền của NKT, đến nay, Liên
hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều văn kiện liên quan
đến quyền của NKT, trong đó có Cơng ước Quốc tế về Quyền của NKT
(CRPD) được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 13/12/2006 tại kỳ họp lần
thứ 61 và chính thức có hiệu lực vào ngày 03/5/2008 sau khi được quốc gia
thành viên thứ 20 phê chuẩn. Sự ra đời của CRPD là một khung pháp lý vững
chắc để các nước tiến hành những chương trình, dự án liên quan đến việc tăng
cường và củng cố quyền của NKT trên phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.

Ở Việt Nam, quyền của NKT đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ từ lâu.

2


Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại trong việc bảo đảm quyền này trên
thực tế. Hiến pháp năm 2013 được xem là bản Hiến pháp có nhiều quy định
mới về quyền con người, đặc biệt là nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16), đặt nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ
quyền của những người thuộc nhóm yếu thế, trong đó có NKT. Đặc biệt việc
Việt Nam tham gia CRPD vào năm 2014 cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết
cần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về quyền của NKT ở nước ta.
Ở nước ta lâu nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về quyền của
NKT, tuy nhiên hầu hết được thực hiện trước Hiến pháp năm 2013 và trước
khi tham gia CRPD nên những phân tích, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
những khía cạnh chung mà chưa có cơng trình nghiên cứu nào phân tích một
cách tồn diện, chuyên sâu những yêu cầu đặt ra với việc bảo đảm quyền này
ở Việt Nam từ các quy định của Hiến pháp 2013 và việc tham gia Công ước.
Bối cảnh trên cho thấy, cần có thêm những nghiên cứu về việc bảo đảm quyền
của NKT ở nước ta. Đó chính là lý do để Nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề
tài “Bảo đảm quyền của người khuyết tật ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến
sĩ luật học. Việc nghiên cứu đề tài vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa về
mặt lý luận và mang lại giá trị thực tiễn trong giai đoạn Việt Nam đang thực
thi Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền con người, trong đó có
quyền của NKT.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp
lý và thực tiễn Việt Nam về việc bảo đảm quyền của NKT, từ đó góp phần hồn

thiện cơ sở lý luận về quyền và bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam dưới góc
độ tiếp cận đa ngành, liên ngành. Trong đó, tập trung vào cơ sở lý luận, khuôn
khổ pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta;

3


đánh giá khái quát thực trạng bảo đảm quyền của NKT ở nước ta trong thời gian
qua; tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận án xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu góp phần làm sáng t những vấn đề lý luận của
mơ hình tổng thể, toàn diện về bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam, bao
gồm: khái niệm, đặc điểm về bảo đảm quyền của NKT, các nguyên tắc, nội
dung, các phương thức, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền
của NKT.
Thứ hai, nghiên cứu phân tích, đánh giá khái quát thực trạng bảo đảm
quyền của NKT ở Việt Nam theo mơ hình lý luận tổng thể nói trên thơng qua
việc phân tích một số quyền cơ bản của NKT thuộc các nhóm quyền chính trị,
dân sự và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hố; kinh nghiệm về bảo đảm
quyền của NKT ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam.
Thứ ba, luận giải các quan điểm bảo đảm quyền của NKT và đề xuất
các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của NKT ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng bảo đảm quyền của
NKT ở Việt Nam, trong đó bao gồm nhận thức về lý luận, khung chính sách,

pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật về quyền của NKT ở nước
ta; kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Quyền của NKT và bảo đảm quyền của họ là vấn đề rộng lớn, liên quan
đến nhiều lĩnh vực và nhiều ngành khoa học xã hội như luật học, chính trị học,
xã hội học, tâm lý học. Với tính chất là một luận án tiến sĩ luật học, cơng trình
này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những mức độ nhất định. Cụ thể là:

4


Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam.
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu những bảo đảm pháp lý về
quyền của NKT ở Việt Nam từ góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính.
Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu khung pháp luật và thực tiễn
bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam trong khoảng thời gian kể từ khi Việt
Nam có Luật NKT năm 2010 và tham gia CRPD năm 2014 trở lại đây. Việc
đề cập đến khung pháp luật và thực trạng bảo đảm quyền của NKT ở Việt
Nam trước giai đoạn năm 2010 chỉ mang tính khái qt nhằm mục đích có
một cái nhìn xuyên suốt, hệ thống về vấn đề nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu luận án
Trong quá trình nghiên cứu, luận án dựa vào các quan điểm, lý luận
mang tính phương pháp luận sau đây:
Thứ nhất, luận án sử dụng nguyên lý của triết học Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng về con
người, về pháp luật, về QCN nói chung hay quyền của NKT nói riêng. Lý
thuyết về QCN, bao gồm quan niệm về QCN; giá trị QCN; lịch sử QCN; tính

phổ quát và tính đặc thù của QCN; các thế hệ QCN; các bảo đảm QCN; các cơ
chế bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ QCN; QCN của những nhóm người dễ bị tổn
thương và những vấn đề liên quan khác.
Thứ hai, luận án sử dụng lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền gắn liền
với khái niệm “phát triển con người” mang tới sự cân bằng của yếu tố nội
dung và cách thức thực thi QCN. Tiếp cận dựa trên quyền quan tâm tới việc
đạt được những kết quả lẫn q trình thực hiện chính sách liên quan đến QCN
với mục đích để chủ thể quyền vừa được tham gia, vừa được hưởng lợi từ
chính sách. Đồng thời, nó cũng mang đến nhiều giá trị lớn trong việc nghiên
cứu về quyền và bảo đảm quyền của NKT nhằm giúp NKT nhận ra giá trị,

5


tiềm năng và thế mạnh của bản thân để thay đổi cuộc đời và đóng góp cho sự
phát triển của xã hội.
Thứ ba, luận án sử dụng các phương pháp luận, phương pháp nghiên
cứu, lý luận về luật học thực định nhằm thống kê và phân tích các quy định
của pháp luật thực định về bảo đảm quyền của NKT, qua đó khái quát thực
trạng và có những đánh giá về thể chế pháp lý quy định về bảo đảm quyền
của NKT.
Thứ tư, luận án sử dụng các phương pháp luận, phương pháp nghiên
cứu khác gồm: lý luận về xã hội học pháp luật, lý luận về chính trị học, lý
luận về chính sách pháp luật. Thơng qua các phương pháp luận này, lý luận về
bảo đảm quyền của NKT được làm rõ bao gồm: quan niệm về khuyết tật; các
nguyên tắc; nội dung của bảo đảm quyền của NKT; chủ thể có nghĩa vụ trong
việc bảo đảm quyền của NKT; hình thức và phương pháp bảo đảm quyền của
NKT; các nhân tố tác động đến bảo đảm quyền của NKT và những vấn đề
liên quan khác.
4.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu luận án

Luận án được thực hiện dựa trên cách tiếp cận đa ngành và liên ngành,
cụ thể là:
Hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành: bảo đảm quyền của NKT được
nghiên cứu dưới góc độ và sự phối hợp của khoa học luật học, khoa học phát
triển, xã hội học, văn hoá học.
Hướng tiếp cận tổng thể dựa trên quyền: theo cách tiếp cận này, quyền
của NKT được nhìn nhận một cách tồn diện, chun sâu với tư cách là QCN
của NKT. Qua đó thấy được khuyết tật không đơn thuần chỉ là sức khoẻ mà là
một vấn đề của QCN, NKT là chủ thể bình đẳng và phải được tơn trọng; NKT
có các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố và để đảm bảo các
quyền đó được thực thi trên thực tế một cách hiệu quả địi h i phải có sự nỗ
lực tham gia từ phía Nhà nước và các chủ thể khác có liên quan trong việc
xố b rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho NKT hòa nhập cộng đồng.

6


Hướng tiếp cận hệ thống nhân quyền học: phân tích, luận giải và đánh
giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm QCN của NKT đặt trong
một phức hợp những yếu tố có trật tự, có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau
tạo thành một chỉnh thể thống nhất về bảo đảm quyền của NKT.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu luận án
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra nhằm đạt được mục
đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể tại các
chương như sau:
Chương 1 với mục đích làm rõ các vấn đề tổng quan về tình hình nghiên
cứu của luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: phương
pháp lịch sử và phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Trong đó:
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm thống kê xem xét lịch sử hoạt
động nghiên cứu về bảo đảm quyền của NKT. Qua đó thiết lập được hệ thống

các tài liệu thứ cấp nổi bật liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án theo
thời gian, tạo tiền đề cho q trình phân tích, tổng hợp sau đó.
Phương pháp phân tích được sử dụng thơng qua nghiên cứu các tài liệu
thứ cấp khác nhau, NCS phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu
sắc về tình hình và xu hướng nghiên cứu về bảo đảm quyền của NKT. Trên cơ
sở kết quả phân tích, NCS tổng hợp tình hình và xu hướng nghiên cứu của
từng mặt, từng bộ phận thơng tin đã được phân tích. Sau đó liên kết lại để có
được tổng quan chung về tình hình nghiên cứu. Từ đó rút ra được nhận định
tổng quát về tình hình và xu hướng nghiên cứu, những khía cạnh đã được làm
rõ và xác định các khoảng trống nghiên cứu của luận án.
Chương 2 với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền
của NKT, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử,
phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp tổng hợp và
phương pháp so sánh luật học. Trong đó:

7


Phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu khái niệm NKT, quyền của NKT,
qua đó xây dựng được tiến trình biến đổi tư duy lý thuyết về bảo đảm quyền
của NKT.
Phương pháp hệ thống được dùng để hệ thống hoá những hiểu biết lý
luận và thực tiễn theo một khung phân tích đã được đưa ra theo cấu trúc của
luận án.
Phương pháp tổng hợp được dùng để đánh giá tổng hợp các tài liệu đã
được nghiên cứu phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của luận án.
Phương pháp so sánh được dùng để so sánh các khung pháp luật về
quyền của NKT ở các nước trong khu vực và trên thế giới, qua đó thấy được
sự khác nhau về thực trạng bảo đảm quyền của các quốc gia, từ đó rút ra
những đánh giá, nhận xét, kết luận.

Chương 3 với mục đích nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo đảm
quyền của NKT, NCS sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp điều tra xã hội học và
phương pháp ph ng vấn chuyên gia. Trong đó:
Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các quy định của pháp
luật về quyền của NKT đồng thời để định lượng hoạt động bảo đảm quyền
của NKT trên thực tế những năm qua.
Phương pháp điều tra xã hội học và ph ng vấn chuyên gia được thể
hiện thông qua việc NCS triển khai hoạt động điều tra xã hội học về những ý
kiến của chuyên gia, NKT, gia đình NKT và những người khác về việc bảo
đảm quyền của NKT. NCS đã thực hiện ph ng vấn sâu thông qua các bảng
h i bằng cách tiến hành ph ng vấn tại nhà riêng, cơ quan và online đối với
các chuyên gia, NKT, người dân trong cộng đồng và gia đình NKT. Phương
pháp này giúp NCS xác định được các nguyên nhân của hạn chế một cách đa
diện và sâu sắc.

8


Chương 4 với mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật, NCS sử dụng chủ yếu phương
pháp chuyên gia và phương pháp phân tích. Trong đó:
Phương pháp chun gia thể hiện thông qua việc NCS tham dự hội
nghị, hội thảo khoa học liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp này được
sử dụng để trao đổi, phản biện về những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm quyền của
NKT. Từ đó, NCS tổng hợp các đề xuất làm cơ sở nghiên cứu các giải pháp
của đề tài luận án.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích, thuyết phục những
quan điểm và giải pháp do NCS đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm quyền của NKT trong thời gian tới.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ tiến sỹ những
vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của NKT; thực trạng bảo đảm quyền của
NKT ở Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm quyền của NKT; các quan
điểm và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam trong thời
gian tới.
Luận án đưa ra quan điểm bao gồm: cần phải hồn thiện chính sách
pháp luật về bảo đảm quyền của NKT với những nội dung cụ thể; đổi mới cơ
chế tổ chức thực hiện pháp luật về quyền của NKT; kết hợp đồng thời nhiều
phương thức bảo đảm quyền của NKT; huy động sự tham gia của nhiều chủ
thể liên quan, đặc biệt là vai trò của các tổ chức NGO, hội NKT...
Luận án đưa ra các giải pháp cụ thể về bảo đảm quyền của NKT thông
qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp; nâng cao nhận thức về quyền
và việc bảo đảm quyền của NKT và các chủ thể liên quan.
Luận án đã vận dụng các cách tiếp cận đa ngành và liên ngành: khoa
học giáo dục; khoa học luật học, khoa học phát triển, xã hội học, văn hoá học
và tiếp cận tổng thể dựa trên quyền để luận giải những nội dung của luận án.

9


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện
về bảo đảm quyền của NKT, góp phần củng cố, làm rõ về mặt lý luận và nâng
cao nhận thức về bảo đảm quyền của NKT theo pháp luật Việt Nam.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ
khoa học giúp các cơ quan và tổ chức trong hoạch định chủ trương, chính sách
nhằm hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam. Đồng thời,
đề xuất các khuyến nghị quan trọng trong việc thực thi pháp luật, bảo đảm thực

hiện trên thực tiễn quyền của NKT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra: Luận án cịn có giá trị tham khảo trong cơng tác nghiên cứu,
giảng dạy ở các cơ sở đào tạo có chuyên mơn liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu luận án
Ngồi mở đầu, kết luận, danh mục ký hiệu viết tắt, danh mục bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền của người
khuyết tật
Chƣơng 3: Thực trạng bảo đảm quyền của người khuyết tật theo pháp
luật Việt Nam hiện nay
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật
ở Việt Nam hiện nay

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vấn đề quyền của NKT và pháp luật về quyền của NKT liên quan đến
mọi quốc gia trên thế giới, nên đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu
trong và ngồi nước dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1. Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài luận án
1.1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về quyền con người
Những cơng trình được nêu ra dưới đây mang nội dung nghiên cứu
chung về các vấn đề lý luận của QCN ở cấp độ pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia cũng như cơ chế nhằm bảo vệ và thúc đẩy QCN trên thực tế. Mặc dù

các cơng trình nghiên cứu này khơng trực tiếp liên quan đến quyền của NKT
nhưng vẫn là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận căn bản cũng
như cách tiếp cận đúng đắn với các vấn đề về quyền của NKT.
Cuốn sách của LHQ về “Những nội dung cơ bản về quyền con người”
đã được Viện Nghiên cứu QCN thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh dịch và xuất bản năm 2002 đã cung cấp các kiến thức tổng quan về bộ máy
QCN của LHQ; luật quốc tế về QCN; các hợp tác kỹ thuật quốc tế trong lĩnh vực
QCN cũng như các thông tin và phân tích về các vấn đề thực tiễn về QCN ở cấp
độ toàn cầu như vấn đề về tra tấn, phân biệt chủng tộc hay các vấn đề về quyền
phụ nữ, quyền trẻ em... Cuốn sách đã cung cấp các thông tin tổng quan cũng như
đánh giá các vấn đề thực tiễn về QCN từ góc độ tồn cầu và phản ánh trung thực
tình hình thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khuôn khổ của LHQ.
Cuốn sách “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa
học xã hội” do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã

11


hội năm 2009 có thể coi là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận vấn đề
nghiên cứu về QCN theo hướng liên ngành và đa ngành khoa học xã hội.
Cuốn sách đã cung cấp những vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu QCN
theo hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội đồng thời cũng
gợi mở các góc nhìn về QCN từ các khía cạnh chính trị, đạo đức, triết học, tơn
giáo, văn hố, dân tộc học, giới... Đây có thể xem là một tài liệu quan trọng
cung cấp cái nhìn vừa tổng thể vừa chi tiết về phương pháp luận nghiên cứu
đối với các vấn đề về QCN, trong đó có cả quyền của NKT.
Hai tập của cuốn sách “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên
ngành luật học” do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, nhà xuất bản Khoa học
xã hội, năm 2010 cũng là những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận vấn
đề QCN dưới góc độ luật học và tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều nhà

khoa học ở Việt Nam về vấn đề này. Cuốn sách đề cập đến các vấn đề căn bản
nhất về QCN như tính phổ biến; tính đặc thù về QCN; các nguyên tắc căn
bản; các chủ thể liên quan đến QCN và nghiên cứu QCN; các thế hệ QCN hay
mô hình quốc gia về nhân quyền của một số nước trên thế giới... Bên cạnh đó,
cuốn sách đã cung cấp một lượng kiến thức rất quý giá của các nhà khoa học
Việt Nam với góc nhìn QCN từ cách tiếp cận của Luật Hiến pháp, Luật Hình
sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật An sinh xã hội, Luật Đất đai... Có thể
thấy rằng, hai tập sách này khơng những cung cấp các thông tin, nghiên cứu
nghiêm túc về QCN dưới góc độ luật học mà cịn định hướng phương pháp
luận nghiên cứu về QCN theo cách tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học một trong những cách tiếp cận mà luận án đang theo đuổi.
Giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con người” của các tác giả
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011. Đây là cuốn sách đã tập hợp được
hầu hết các vấn đề căn bản nhất về QCN như: khái niệm, nguồn gốc, tính
chất, đặc điểm của QCN; lịch sử của tư tưởng về QCN; vấn đề nghĩa vụ quốc

12


gia trong việc bảo đảm QCN; các nhóm quyền dân sự - chính trị, kinh tế - văn
hố - xã hội; cơ chế bảo vệ và thúc đẩy QCN ở các cấp độ quốc tế, khu vực và
quốc gia... Đồng thời, cuốn sách cũng hệ thống được lịch sử phát triển và
quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về QCN cũng
như pháp luật và cơ chế thực hiện QCN ở Việt Nam hiện nay. Ngồi ra, cuốn
sách này cũng có đề cập đến các vấn đề của pháp luật quốc tế liên quan đến
nhóm người dễ bị tổn thương, trong đó có NKT cũng như tình hình đảm bảo
quyền của NKT trong pháp luật Việt Nam. Nhìn chung, các tác giả đã có cái
nhìn xuyên suốt về QCN theo pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và cung
cấp cho người đọc những hình dung về các khó khăn, thách thức trong cơ chế
đảm bảo thực hiện QCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn sách “Luật Nhân quyền quốc tế những vấn đề cơ bản” do Trung
tâm Nghiên cứu QCN và quyền công dân của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội thực hiện, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội năm 2011 đã khái quát các
nhận thức và lịch sử phát triển của luật nhân quyền quốc tế; các quyền và tự
do cơ bản của con người theo luật quốc tế cũng như cơ chế bảo vệ và thúc đẩy
QCN theo luật quốc tế. Cuốn sách cũng đã cung cấp góc nhìn về bảo vệ và
thúc đẩy QCN theo pháp luật quốc tế, trong đó có cả vấn đề quyền của NKT.
Cuốn sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự
và chính trị” do GS.TS. Võ Khánh Vinh làm chủ biên, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội năm 2011 đã cung cấp một hệ thống kiến thức và thông tin tổng
hợp về các quyền dân sự, chính trị và việc thực hiện các quyền đó ở Việt
Nam. Ngồi các phân tích về các quyền dân sự, chính trị cụ thể như quyền bất
khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm danh dự; quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo; quyền bí mật đời tư; quyền bình đẳng trước pháp luật; QCN
trong lĩnh vực hơn nhân gia đình; quyền tiếp cận thơng tin; quyền tự do ngơn
luận, báo chí; quyền tự do lập hội... Cuốn sách cũng cung cấp góc nhìn tham
chiếu với pháp luật quốc tế trong cơ chế bảo đảm quyền dân sự, chính trị ở

13


Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách cũng có bài viết liên quan đến việc thực hiện
quyền dân sự của những người yếu thế ở Việt Nam - một khía cạnh mà luận
án đang rất quan tâm.
Cuốn sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế,
văn hoá và xã hội” do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội năm 2011 tập trung vào một số vấn đề sau: khái niệm quyền kinh
tế, văn hoá, xã hội; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước
Việt Nam về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội; các điều kiện đảm bảo các
quyền kinh tế, văn hoá, xã hội; cơ chế bảo đảm các quyền kinh tế, văn hố, xã

hội; chính sách pháp luật Việt Nam về các quyền kinh tế, văn hố, xã hội ở
Việt Nam và tình hình thực hiện; thúc đẩy, bảo đảm và bảo vệ các quyền kinh
tế, văn hoá, xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, cuốn sách
cũng đề cập đến một số vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án
như quyền an sinh xã hội Việt Nam; quyền được hưởng an sinh xã hội của
nhóm người dễ bị tổn thương - trong đó có NKT.
Giáo trình “Quyền con người” (Giáo trình giảng dạy sau đại học) do
GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2011 đã
có các phân tích sâu sắc và cung cấp các thông tin ở cấp độ nâng cao hơn về
các vấn đề QCN trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý; quy chế pháp lý về
QCN, quyền công dân; cơ chế pháp lý quốc gia bảo vệ QCN thơng qua tồ án,
bằng các hình thức pháp lý hành chính; bảo đảm QCN bằng các tổ chức xã
hội tự quản trong các đơn vị dân cư truyền thống ở Việt Nam; cơ chế pháp lý
quốc tế về bảo vệ QCN và Việt Nam với việc bảo vệ QCN. Giáo trình tập hợp
các kiến thức nâng cao về QCN và cũng là một tài liệu cung cấp cách tiếp cận
đa ngành, liên ngành về QCN.
1.1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về quyền của người khuyết tật
Sách “Quyền con người và vấn đề người khuyết tật” (Human Rights and
Disability) của các tác giả - chủ biên Gerard Quinn và Theresia Degener, do LHQ

14


xuất bản tại Geneva - Thụy Sĩ năm 2002. Đây là cơng trình nghiên cứu về việc áp
dụng hiện tại và khả năng áp dụng trong tương lai các quy định của các văn kiện
quốc tế về QCN từ góc độ bảo vệ quyền của NKT; yêu cầu các quốc gia phải nỗ
lực cải cách pháp luật, chính sách để bảo đảm quyền của NKT.
Sách “Quyền của người khuyết tật ở châu Âu, từ lý luận đến thực tiễn”,
(Disability Rights in Europe, From Theory to Practice) do Anna Lawson chủ
biên, Nhà xuất bản Hart Publishing Oxford and Portland, Oregon năm 2005

đã phân tích mối quan hệ giữa khuyết tật và nhân quyền. Đồng thời, cuốn
sách đã phân tích các cách tiếp cận dựa trên quyền đối với NKT theo Công
ước Châu Âu về Nhân quyền, từ đó chỉ ra các nghĩa vụ hành động của các
quốc gia Châu Âu trong việc bảo đảm quyền của NKT. Một khía cạnh quan
trọng khác cũng được phân tích trong một chương sách, đó là pháp luật về
chống phân biệt đối xử. Các vấn đề về luật chống phân biệt đối xử trên thế
giới và ở Châu Âu đã được tác giả phân tích thơng qua một số vụ việc cụ thể
và từ đó đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền của NKT thông qua luật pháp.
Các nghiên cứu trong sách tuy được thực hiện trong bối cảnh châu Âu nhưng
lại là những gợi ý khá quan trọng cho cách tiếp cận của luận án đối với các
vấn đề về quyền của NKT ở Việt Nam.
Sách “Sự phát triển về quyền của người khyết tật trong pháp luật quốc
tế: Từ từ thiện đến nhân quyền” (The Development of Disability Rights
Under International Law: From Charity to Human Rights) của Arlene
S.Kanter, Nhà xuất bản Routledge năm 2014 đã giới thiệu lịch sử ra đời và
thông qua của CRPD. Cuốn sách tập trung vào phân tích một số quyền quan
trọng của NKT theo nội dung của Công ước, bao gồm: quyền sống độc lập và
là một phần của cộng đồng (điều 19); quyền tự do và an tồn cá nhân (điều
14); quyền khơng bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc
hạ thấp nhân phẩm (điều 15); quyền bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân (điều 17);
quyền về y tế (điều 25); quyền được cơng nhận bình đẳng trước pháp luật

15


(điều 12) và quyền tiếp cận hệ thống tư pháp (điều 13). Mặc dù cuốn sách chủ
yếu chỉ tập trung vào nội dung của CRPD nhưng những phân tích cụ thể vào
các quyền quan trọng của NKT cũng mở ra một cách tư duy sâu sắc về các
vấn đề quyền của NKT trong pháp luật quốc tế và từ đó có thể rút ra các liên
hệ hữu ích với pháp luật quốc gia.

Sách “Pháp luật, Quyền và vấn đề Người Khuyết tật” (Law, Rights,
and Disability) do Jeremy Cooper làm chủ biên, Nhà xuất bản Jessica
Kingsley, năm 2000, tại Vương quốc Anh, tập hợp các nghiên cứu do các
giảng viên đại học và các nhà chuyên môn làm việc trong các lĩnh vực liên
quan đến NKT. Cơng trình này nghiên cứu mối quan hệ giữa NKT và các
quyền. Các tác giả đánh giá tác động của luật pháp, các thể chế pháp lý và sự
can thiệp của các bên thứ ba đối với đời sống của NKT. Các tác giả cũng nhấn
mạnh tới vai trị quan trọng của chính NKT trong việc thúc đẩy các quyền.
Các nghiên cứu trong cuốn sách này cũng phân tích khía cạnh pháp lý của
từng vấn đề liên quan đến NKT, cũng như cách thức mà pháp luật có thể góp
phần tăng cường các quyền của họ. Đồng thời, các tác giả cũng điểm lại và đánh
giá các biến đổi, tiến triển về quyền của NKT trên thế giới.
Sách “Handbook of Disability Studies” của Albrecht, G. Seelman, K.
and Bury, M (eds), nhà xuất bản Sage năm 2000 đã đưa ra các khái niệm hết
sức cơ bản về NKT như định nghĩa về khuyết tật, cách phân loại NKT, các lý
thuyết về khuyết tật, phương pháp luận về nghiên cứu khuyết tật, khía cạnh
triết học trong các phản ứng của xã hội với hiện tượng khuyết tật.
Sách “Những quyền của người khuyết tật” (Disability Rights) do Justin
Healey làm chủ biên, Nhà xuất bản The Spliney, Sydney, Australia, năm
2005. Các tác giả đưa ra định nghĩa về NKT; nội dung Luật chống phân biệt
NKT và cơ chế khiếu nại vi phạm; các vấn đề thực tiễn về NKT như: hệ thống
chăm sóc cộng đồng; NKT tại nơi làm việc; doanh nghiệp với vấn đề tuyển
dụng NKT; tiếp cận bình đẳng về intemet cho NKT ở Australia.

16


Giáo sư David M.Engel của Đại học New York, trong tiểu luận về
“Pháp luật, văn hoá và trẻ em khuyết tật: Các quyền về giáo dục và xây dựng
những khác biệt” (Law, culture, and children with disabilities: Educational

rights and the construction of diffenrence) năm 1991 đã phân tích các điều
kiện về văn hoá và pháp lý tác động đến quyền được giáo dục của trẻ em
khuyết tật. Tác giả thừa nhận việc ghi nhận các quyền được giáo dục của trẻ
em khuyết tật trong pháp luật chính là một cơng cụ quan trọng để trẻ em
khuyết tật, đặc biệt trẻ em khuyết tật là người thiểu số được tiếp cận với giáo
dục và hoà nhập cộng đồng. Cuốn sách cung cấp các lập luận sắc bén về sự tác
động của pháp luật và văn hoá đến quyền của trẻ em khuyết tật, đặc biệt là các
quyền trong lĩnh vực giáo dục.
Sách “Quyền con người và người tàn tật” của tác giả Vũ Ngọc Bình –
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2001. Tác giả đã tuyển chọn các văn kiện quốc
tế và khu vực, văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền của người tàn
tật. Đây là một nguồn tư liệu có thể tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
Sách “Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương” do
Trung tâm Nghiên cứu QCN và quyền công dân, Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội thực hiện, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, năm 2011 đã đề cập trực
tiếp đến vấn đề quyền của nhóm dễ bị tổn thương trong pháp luật quốc tế; cơ
chế giám sát thực thi quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương, trong
đó có các quyền của NKT. Ngồi các phân tích những nội dung cơ bản của
CRPD, cuốn sách cũng đã phân tích được một số khía cạnh liên quan đến các
nội dung quyền của NKT. Đây cũng là những lý luận căn bản mà luận án dựa
vào để phân tích về quyền của NKT.
Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho NKT tại Việt Nam
của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, thực hiện theo đơn đặt
hàng của ILO tháng 8/2008 đã đưa ra các thông tin cơ bản về NKT ở Việt
Nam và các tổ chức NKT cũng như những vấn đề pháp lý về mơi trường chính

17


sách đào tạo, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho NKT. Đồng thời phân

tích một số mơ hình tổ chức và dịch vụ liên quan đến việc làm cho NKT.
1.1.1.3. Các nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền của người khuyết tật
Sách “Người khuyết tật từ sự ruồng bỏ đến bình đẳng: Thực hiện quyền
của người khuyết tật” (Disabilities from exclusion to equality: Realizing the
rights of persons with disabilities) của LHQ - Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền
và Liên minh Nghị viện thế giới xuất bản năm 2007 nhằm hướng dẫn cho các
đại biểu quốc hội về CRPD và Nghị định thư tuỳ chọn của Công ước. Sách
bao gồm nội dung của Công ước, cơ chế theo dõi việc thực hiện Công ước,
các yêu cầu về lập pháp của quốc gia thành viên Công ước và các khuyến
nghị việc xây dựng các cơ quan quốc gia để theo dõi việc thực thi nhân quyền
nói chung và theo dõi việc thực thi quyền của NKT nói riêng.
Sách “Theo dõi việc thực hiện Công ước quyền của người khuyết tật:
Hướng dẫn cho các cơ quan theo dõi về nhân quyền” (Monitoring the
Convention on the Rights of Persons with Disabilities: Guidance for Human
Rights Monitors) do Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền của LHQ xuất bản năm
2010 đã giới thiệu các nội dung cơ bản của Công ước, việc theo dõi việc thực
hiện Công ước và các lưu ý trên thực tế.
Sách “Biến các quyền thành hiện thực? Các nhà hoạt động về quyền
của người khuyết tật và các vận động về pháp lý” (Making rights a reality?
Disability rights activists and legal mobilization) của tác giả Lisa Vanhala, nhà
xuất bản Cambridge năm 2011 đã phân tích vai trị của các cuộc vận động xã
hội và các cuộc vận động về pháp lý trong việc bảo đảm quyền của NKT.
Cuốn sách đã phân tích thực tiễn của Canada và Vương quốc Anh trong việc
tạo ra các cơ chế bình đẳng cho NKT và phân tích các kinh nghiệm của hai
quốc gia này trong quá trình bảo đảm quyền của NKT từ thực tiễn của họ.
Tài liệu “Lộ trình 2030 về quyền của người khuyết tật - Bộ công cụ
khởi đầu” (The 2030 Agenda: The inclusion of persons with disabilities -

18



Introductory toolkit) của Liên minh Khuyết tật Quốc tế và Hiệp hội Khuyết
tật Quốc tế và Phát triển (International Disability Alliance and International
Disability and Development Consortium) đã thông tin về lộ trình 2030 và sự
liên hệ của nó đến CRPD và đưa ra các hướng dẫn cho NKT tạo ra ảnh hưởng
trên thực tế để đạt được các mục tiêu của mình.
Tài liệu “Thập kỷ quyền của người khuyết tật châu Phi” (The
Secretariat of the African Decade of Persons with Disabilities) tập trung vào
phân tích quyền được phát triển cho NKT ở khu vực châu Phi và các nguyên
tắc cần đạt tới trong tương lai nhằm đảm bảo quyền của NKT.
Sách “Bảo vệ một số quyền cơ bản của người khuyết tật: So sánh pháp
luật Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc” của Ths. Đinh Thị Cẩm Hà,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2011 đã đưa ra những
so sánh giữa các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của NKT, cụ thể là
Luật NKT vừa ra đời một năm trước đó với các chuẩn mực quốc tế về QCN của
LHQ để từ đó đưa ra các gợi mở về chính sách pháp luật đối với NKT.
Sách “Trẻ em tàn tật và quyền của các em” của tác giả Vũ Ngọc Bình,
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2001. Đây là cơng trình viết về trẻ em
khuyết tật dưới góc độ QCN. Nội dung chủ yếu của cuốn sách nêu lên các
chuẩn mực quốc tế về QCN và việc thực hiện quyền của trẻ em khuyết tật,
giáo dục trẻ em khuyết tật - chuyên biệt, hội nhập, khái quát một số quy định
của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em. Đồng thời, cuốn sách cũng tổng
quan tình hình khuyết tật và trẻ em khuyết tật ở Việt Nam trong giai đoạn đó.
Nội dung cuốn sách chủ yếu là thơng tin nhưng cũng đã đưa ra được những
gợi ý cho việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam.
Cuốn “Giáo dục học trẻ khuyết tật” của tác giả Nguyễn Xuân Hải, Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2009 đã trình bày những vấn đề về lý luận và thực tiễn
trong việc giáo dục trẻ khuyết tật. Trong đó, tác giả dành một chương về
“Quản lý giáo dục trẻ khuyết tật” để nêu các nội dung cụ thể về mục tiêu và


19


phương pháp quản lý giáo dục trẻ khuyết tật như: tổ chức, chỉ đạo thực hiện
kế hoạch quản lý; các trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật; nhiệm vụ và yêu cầu năng lực của những bộ phận chủ lực, cốt cán
trong quản lý giáo dục trẻ khuyết tật… Tuy nhiên, nội dung vẫn là những vấn
đề chung, chưa đề cập về quản lý đào tạo nghề cho NKT.
Bài viết “Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật trong
Luật Người khuyết tật” của tác giả Đinh Thị Cẩm Hà đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 21/2014 đã phân tích sự cần thiết phải đảm bảo việc
làm và thu nhập cho NKT và đã chỉ ra được một số bất cập của Luật NKT
trong việc đảm bảo cơ hội việc làm cho NKT ở Việt Nam.
Bài viết “Bảo đảm quyền lao động và việc làm của NKT ở Việt Nam và
việc gia nhập Công ước 159 của ILO” của tác giả Trần Thái Dương đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 02/2018 đã phân tích khái niệm quyền lao
động và việc làm của NKT, bảo đảm quyền lao động và việc làm của NKT
cũng như phân tích chính sách và việc thực hiện chính sách bảo đảm quyền
lao động và việc làm của NKT ở Việt Nam hiện nay. Các phân tích này được
sử dụng nhằm đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy
định của Công ước 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm
của NKT và khả năng gia nhập Công ước này của Việt Nam trong tương lai.
Báo cáo “Báo cáo về trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng:
Kiến thức - Thái độ - Hành vi” của nhóm nghiên cứu do bà Alison Dexter làm
giám đốc nghiên cứu, biên soạn theo yêu cầu từ UNICEF được công bố tháng
11/2009 đã thông qua các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi; sự hịa
nhập xã hội và truyền thơng tại một địa phương là Đà Nẵng để đưa ra các gợi ý
về chính sách bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam nói chung.
Báo cáo “Đánh giá chương trình khuyết tật và phát triển 2005 - 2010”
tháng 10/2010 của Ths. Đoàn Tâm Đan đã báo cáo hiệu quả của Dự án này

trong việc tạo và tăng cường nhận thức cho NKT nhằm tác động thay đổi nhận

20


thức và giá trị của xã hội về NKT. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra
những hạn chế và những giới hạn cần khắc phục để bảo vệ quyền của NKT ở
Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu về thực tiễn liên quan đến đề tài luận án
1.1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng pháp luật về bảo đảm
quyền của người khuyết tật
Giáo trình “Pháp luật quốc tế về quyền con người” do GS.TS. Võ
Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội năm 2014 đã tập trung vào các vấn đề: luật quốc tế về QCN; điều ước
quốc tế - nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế về QCN; một số văn kiện quốc
tế đa phương quan trọng về QCN và tư cách thành viên của Việt Nam; các
điều ước khu vực về QCN; mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia về QCN và thực trạng nội luật hoá việc thực hiện nghĩa vụ điều ước
quốc tế trong lĩnh vực QCN của Việt Nam.
Sách “Khuyết tật, phân biệt đối xử và cơ hội bình đẳng: Nghiên cứu so
sánh về quyền làm việc của người khuyết tật” (Disability, Discrimination and
Equal Opportunities: A Comparative Study of Employment Rights of
Disabled Persons) của Brian Doyel, nhà xuất bản Mansell; London năm 1995.
Cuốn sách đã nhận định rằng sự phân biệt đối xử với NKT là một hiện tượng
phổ biến trong xã hội và có xu hướng ngày một gia tăng nhanh chóng. Theo
khuyến nghị của Hội đồng châu Âu năm 1986 (Khuyến nghị 86/379), các
quốc gia thành viên sẽ phải thông qua các biện pháp lập pháp để tạo cơ hội
bình đẳng cho NKT, đặc biệt là trong lĩnh vực việc làm. Từ đó đã có rất nhiều
cải cách trong chính sách pháp luật của các nước Châu Âu nói riêng và đã lan
rộng ra khắp thế giới. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã thông qua Luật về

chống phân biệt đối xử nói chung và các quy định về chống phân biệt đối xử
trong lĩnh vực việc làm nói riêng.

21


×