Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ VÀO ĐỜI SỐNG (thcs)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 15 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỎ CÀY NAM

MƠ TẢ GIẢI PHÁP
Tên sáng kiến:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG KIẾN
THỨC VẬT LÝ VÀO ĐỜI SỐNG.

MÃ SỐ:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi):............................................
1. Tên sáng kiến: KHƠI GỢI Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TRONG HỌC VẬT LÝ.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3. 1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục đang chuyển từ chương trình giáo dục “tiếp cận nội dung” sang “tiếp cận
năng lực” của người học; quan tâm học sinh học được cái gì đến chỗ học sinh vận
dụng cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải chuyển đổi thành cơng
việc dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; năng lực vận dụng kiến
thức để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a) Mục đích của giải pháp:
Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những vướng
mắc mà tôi thường gặp phải trong việc dạy học. Qua đó, mục đích chính của tơi khi
thực hiện đề tài này là:


- Nhằm thực hiện tinh thần chỉ đạo của Luật Giáo dục số 6138/2005/QH11 điều
28 qui định “ Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyên kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại sự hứng thú cho học sinh”; Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ,


khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng
phát tiễn năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học đa dạng chú ý
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”;
- Nhằm gắn kết chặt chẽ kiến thức vật lí với thực tế đời sống. Hạn chế một số
tồn tại trong việc dạy và học là: Việc dạy của giáo viên nặng về lý thuyết chưa chú ý
đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày; việc vận
dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất mơ hồ và yếu kém;
- Nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ
thuật và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề về thực tiển cuộc
sống;
- Nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực nghiên cứu khoa học kĩ thuật,
năng lực tự học tự rèn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chính học sinh khám phá
thực tiễn, tiến hành thực hành thí nghiệm, thực hành quan sát để rút ra kiến thức.
Những kiến thức và kĩ năng này là cơ sở trong việc tham gia nghiên cứu khoa học- kĩ
thuật. Đây cũng chính là nguyên lí cơ bản của phương pháp" bàn tay nặn bột";
- Nhằm củng cố, bổ sung làm phong phú nguồn dụng cụ dạy học hiện có;
- Nhằm giúp giáo viên không ngừng nâng cao nghiệp vụ của mình;
- Mục đích cuối cùng giúp đổi mới phương pháp một cách toàn diện đưa giáo
dục ngày một đi lên.

b) Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
- Phương pháp dạy học vật lí bị chi phối bởi cơ sở vật chất, thiết bị dụng cụ thí
nghiệm. Vì vậy nếu khơng có đồ dùng dạy học thì giáo viên dù muốn đổi mới phương
pháp cũng khó thực hiện được. Nay với các thí nghiệm do giáo viên và học sinh tư
làm, nên khó khăn về cơ sở vật chất sẽ được khắc phục phần nào, từ đó giáo viên có
cơ sở xây dựng những phương án dạy học phù hợp từng đối tượng;
- Thí nghiệm tự làm học sinh sẽ tự đánh giá năng lực chun mơn của mình.
Ngồi ra khi cùng so sánh kết quả thực nghiệm chung cả lớp học sinh sẽ biết được
những ưu, khuyết điểm của nhóm và của bản thân;


- Qua việc tự làm thí nghiệm, một số năng lực được bộc lộ, giáo viên có cơ hội
đánh giá năng lực thực sự của học sinh (nếu những em trước đây thụ động, khơng có
năng khiếu vật lí thì trong phương pháp tích cực này các em thể hiện được những
năng lực ẩn dấu tiềm tàng, nhờ đó mà ta có cái nhìn chính xác khách quan hơn học
sinh của mình). Thấy học sinh bộc lộ rõ tình cảm hứng thú niềm đam mê, sở thích đối
với mơn học điều này cũng giúp giáo viên tự đánh giá hiệu quả giảng dạy của mình;
- Kĩ năng của học sinh được bộc lộ đây của là cơ sở quí báo để từ đó giúp học
sinh trong học tập, chọn nghề cho tương lai;
Tóm lại: Làm được điều đó tức rèn được khả năng sáng tạo, khéo léo trong việc
vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, cũng như kinh nghiệm của học sinh
để giải quyết vấn đề đặt ra, sự gắn giữa kiến thức nhà trường với thực tiễn cuộc sống;
Những phân tích trên đó là tính mới, tính khác biệt của giải pháp mới so với
giải pháp cũ. Trên cơ sở đó tơi xin trình bày bước thực hiện giải pháp mới như sau:
c) Các bước thực hiện của giải pháp mới để giải quyết vấn đề:
* Cách thức thực hiện:
- Hình thành nhu cầu phải có thí nghiệm tự làm xuất phát từ tình huống sau:
+ Sách giáo khoa: Hầu hết các bài học trong sách giáo khoa đều có các
bài thí nghiệm, song khơng phải bất cứ thí nghiệm nào cũng thực hiện được, chưa kể
dụng cụ đã xuống cấp không thực hiện hoặc thực hiện khơng thành cơng. Vì vậy, nếu

giáo viên thấy cần thì cho tiến hành thí nghiệm tự làm, thì trong tuần trước đó, vào
giờ ra chơi 5 phút, giáo viên nêu mục đích yêu cầu của thí nghiệm, các nguyên liệu
cần có, hướng dẫn học sinh gia cơng kèm theo mẫu vật để học sinh dễ hình dung;
+ Thực tế cuộc sống: Giáo viên nêu một thực tế trong cuộc sống địi hỏi
cần phải giải quyết bằng các thí nghiệm vật lí;
+ Một trị chơi, một câu đố, một nghịch lí có liên quan đến vật lí. Nội
dung này thường trình bày dạng câu hỏi có vấn đề, một thí nghiệm vui mang tính chất
thách thức đánh đố. Thơng thường vấn đề này bao gồm các thành phần:


• Tên của vấn đề: tơi nêu gọn, có yếu tố bất giờ, mâu thuẫn, nghịch lí
thậm chí huyền bí nhằm kích thích tị mị, sự hứng thú, nhu cầu cần
giải quyết vấn đề của các em học sinh.
• Nội dung và yêu cầu của vấn đề.
• Yêu cầu số lượng kích cỡ của các dụng cụ để thực hiện vấn đề trên
(nếu yêu cầu này khá nghiêm ngặt thì nhằm phát huy sáng tạo và tạo
ra nhiều bất ngờ).
Ví dụ 1: Tên của vấn đề : “ Khoét một lõ trong lòng bàn tay”
Yêu cầu: Em hãy khoét một lõ trong lịng bàn tay. Dĩ nhiên khơng
được gây thương tích cho bàn tay.
Dụng cụ : Một tờ giấy cuộn lại hình ống.
Ví dụ 2: Tên cua vấn đề: “ Tay ai to hơn”
Yêu cầu: Tìm ra bàn tay của bạn nào có thể tích lớn nhất.
Dụng cụ: Một bình chia độ, một chậu nước.
Ví dụ 3: Vấn đề chỉ gói gọn trong một câu thơ, ca dao hoặc thành
ngữ “Vừa to vừa nặng hơn kim, thế mà tàu nổi kim chìm”.
- Hướng dẫn tìm nguyên liệu: vật liệu đơn giản dể tìm, nhưng tuy thuộc vào địa
phương. Giáo viên cần nêu địa điểm để học sinh liên hệ (hạn chế bỏ tiền mua);
- Hướng dẫn học sinh gia công: nêu gia cơng ở lớp thì thực hiện thao tác đơn
giản như: cắt, dán, đo… Nếu thí nghiệm phức tạp mất nhiều thời gian thì yêu cầu về

nhà (hướng dẫn kĩ q trình gia cơng và quy tắc an tồn).
* Các bước thực hiện của giải pháp mới:
Trong khuôn khổ một bài kinh nghiệm, tơi xin trình bày một cách xây dựng
nhằm khai thác kiến thức vật lý mà tôi đã sử dụng trong quá trình soạn giảng như sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị một tiết dạy chu đáo về giáo án, làm thí nghiệm
trước xem mức độ thành công bao nhiêu, cố gắng sửa chữa thiết bị hiện có làm lại thí
nghiệm nếu lần đầu chưa đem đến kết quả khả quan. Tránh đem dụng cụ xuống tiến


hành thí nghiệm khơng thành cơng rồi đổ lỗi cho dụng cụ, cho nhà sản xuất... làm mất
lòng tin của học sinh.
Bước 2: Khi lên lớp tiến hành đủ các bước lên lớp như thường lệ nhưng giáo
viên cần coi trọng thí nghiệm thực hành, thí nghiệm chỉ “đọc” trong sách, xem trên
màn hình thì khơng đủ; muốn nâng cao tư duy kỹ thuật ta cố gắng tìm mọi cách để
học sinh được tiếp cận, được làm, được vận hành, được quan sát, được nhận xét... để
có thể nâng lên thành kỹ năng, kỹ xảo. Hiện nay với công nghệ thơng tin đã xây dựng
thí nghiệm “ảo”, phần mềm dạy học và tự học, sách giáo khoa điện tử và đưa vào đĩa
CDR mô tả y như thật rất hấp dẫn. Ta thao tác nhiều lần không sợ nguy hiểm, khơng
tốn kém gì. Thao tác trên máy tính, xem băng hình hay phim khoa học có liên quan
cũng làm tăng năng lực nhận thức, tăng khả năng nghe - nhìn. Tất nhiên, thí nghiệm
"ảo" cũng chỉ là để tham khảo chứ không thể thay thực nghiệm được. Với thiết bị hiện
đại trên thường đắc tiền, khó mua sắm, dễ hư hỏng nếu bảo quản không tốt. Mà khổ
nổi không phải lúc nào cũng được dạy ở phịng trình chiếu để đưa thí nghiệm ảo vào.
Bước 3: Dù được tiến hành thí nghiệm ngay tại lớp nhưng khao khát muốn làm
thí nghiệm thêm lần nữa, ước được thực hiện tại nhà, do q đam mê và nói: “ cơ ơi
em thích dụng cụ đó qua, cho em mượn về nhà và hứa khơng làm hư”. Trước niềm
đam mê đó làm tơi vơ cùng vui mừng và xúc động. Do đó tơi hướng học sinh khai
thác thí nghiệm tự tạo, rẽ tiền, dễ tìm nhằm giải quyết tình trạng thiếu thiết bị. Phần
này tôi dành từ 5 phút cuối cùng với hướng dẫn về nhà. Thí nghiệm đơn giản thì phát
động cả lớp, thí nghiệm cơng phu hơn thì giao theo địa bàn học sinh nhà gần cùng

nhau làm. Kết quả là không ghi điểm vào sổ điểm mà ghi nhận kết quả vào nhận kí
riêng để tơi khen, tun dương, khích lệ khả năng sáng tạo cho "nhà vật lý nhỏ", nhằm
tìm nhân tài khoa học kĩ thuật sáng tạo cho những năm sau.
+ Đặc tính của thí nghiệm này là:
• Đơn giản hình thức gọn nhẹ, dễ lắp rắp giáo viên có thể chế tạo
mọi lúc mọi nơi;


• Các ngun liệu dễ tìm nên có thể triễn khai cùng lúc nhiều học
sinh tham gia;
+ Tác dụng nổi bậc của thí nghiệm này là:


Rèn cho tính tự lực học hỏi, thích ứng với hồn cảnh, khác

vọng cải tạo thiên nhiên;


Giúp giải quyết vấn đề nẩy sinh trong cuộc sống hàng ngày

như ở nhà, ngoài đồng, du lịch...... phù hợp thực tế bản thân, gia đình
và địa phương;


Rèn ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

+ Chia ra các loại thí nghiệm như sau:
* Thí nghiệm chế tạo ra các dụng cụ đo: trong chương trình có u cầu
nhưng trong phịng khơng có hoặc bị hư, cịn ít, khơng sửa được nhằm bổ sung thiết
bị phục vụ việc dạy. Để chế tạo dụng cụ đó học sinh thực hiện 2 bước: Tìm kiếm

ngun liệu gia cơng; xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ (giáo viên
dùng dụng cụ mẫu để hướng dẫn vạch các vạch chia trên thang đo). Ví dụ như: chế
tạo lực kế, cân, cân địn, phù kế, biến trở, nhiệt kế khí....Tơi xin trình bày cách chế
tạo lực kế (hình 2.3).
- Mục đích: Trong chương trình vật lý 6 lực kế là dụng cụ đo lực,
đo trọng lượng của vật. Vì thế lực kế là dụng cụ cơ bản để nghiên cứu phần cơ học.
thí nghiệm này nhằm hướng học sinh tự tạo lực kế bằng dụng cụ dễ tìm.
- Vật liệu: dây mayso (dây làm điện trở của bếp lò xo), vỏ ống
mực thường dùng để viết bảng.
- Tiến hành:
+ Dùng một đoạn lưỡi cưa sắt vạch một đường dài khoãng
8cm, rộng 0,5mm từ phía đầu trên của ống bút đến cách đầu của bút khoảng 5cm;
+ Cắt dây mayso một đoạn khoãng 5cm. Đầu trên của dây
gắn với nắp bút, đầu dưới gắn 1 sợi dây thép uốn hình chữ U để treo vật cần đo. Gắn 1
mẫu thép nhỏ để dùng kim chỉ thị. Gắn 1 móc treo vào nắp ống;


+ Luồn cả hệ thống vào trong ống viết, sao cho kim chỉ thị
có thể trượt trong khe. Dùng lực kế mẫu để khắc các độ chia trên thân viết.
- Giới hạn dãn của lị xo: dây mayso có độ đàn hồi không lớn.
Thực tế cho thấy một đoạn dây mayso dài 5cm có thể dãn thêm 2,5cm mà chưa bị
biến dạng dẽo. Với lực kế này có thể đo các lực đến 2N.
- Ưu điểm của thí nghiệm này: Dây mayso là vật liệu dễ tìm với
sợi dây mayso thơng thường có thể làm 6 lực kế như trên. Lực kế có thể áp dụng 1 số
nội dung học tập của chương trình vật lý hiện hành. Cấu tạo như trên lực kế chỉ dãn
tối đa 3cm thì chặn lại vì vậy khơng sợ lị xo biến dạng q mức làm hỏng lực kế. Gia
cơng đơn giản.

* Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng vật lí: mục đích của thí nghiệm này
nhằm: Quan sát các hiện tượng vật lý; thu thập các thông tin từ việc quan sát đo đạc;

phát hiện khảo sát các qui luật, định luật vật lý ở mức độ đơn giản; mô phỏng xây
dựng các mô hình vật chất. Ví dụ như: thí nghiệm mơ hình máy ném thủy lực; thí
nghiệm chứng tỏ nhiệt độ khơng thay đổi trong q trình đơng đặc; thí nghiệm âm
khơng truyền được trong chân khơng.....Tơi xin trình bày cách chế tạo mơ hình hóa
máy nén thủy lực.


- Mục đích: Trong chương trình vật lý 8 có giới thiệu máy nén
thủy lực dùng nước để nâng các vật nặng hoặc dùng để ép. Thí nghiệm này để mơ
phỏng máy nén thủy lực trên.
- Hình thức tổ chức: Mặc dù đơn giản nhưng khó thực hiện và mất
nhiều thời gian nên được làm thí nghiệm nghiên cứu, củng cố tại nhà.
- Vật liệu: hai ống bơm tiêm có tiết diện khác nhau ống nhựa dùng
để nối 2 đầu ống bom tiêm lại, nước màu.
- Tiến hành bơm nước vào ống bơm tiêm, đặt một vật có khối
lượng M lên pittong lớn, dùng tay ép pittong nhỏ để nâng vật lên (h2.21)

* Thí nghiệm tạo ra các thiết bị phục vụ cuộc sống: mục đích của thí
nghiệm này nhằm: giải thích các hiện tượng thiên nhiên thường gặp; có kiến thức để
biết sự dụng các dụng cụ, máy móc thiết bị thơng thường trong cuộc sống gia đình;
giải quyết những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày có liên quan đến vật
lí; chế tạo ra dụng cụ phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ như: chế tạo ta bình thơng
nhau (lí 8- Hình 2.49) là dụng cụ kiểm tra mặt phẳng nằm ngang nhiều ứng dựng
trong xây dựng; hệ thống báo động (vận dụng kiến thức học xong phần điện lớp 7,
kiểm tra vật dụng đồ dùng của mình cịn hay mất), tính thể tích buồng phổi (học xong
bài đo thể tích lí 6- hình 2.25 ); móc áo để so sánh khối lượng 2 vật. Máy hút đinh,
khoá nắp túi xách (ứng dụng của nam châm vĩnh cửu). Tự quấn ống dây để làm nam


châm điện và phục vụ cho các thí nghiệm về từ trường của ống dây có dịng điện chạy

qua (lí 9)...Tơi xin trình bày cách chế tạo mơ hình đo thể tích chứa trong buồng phổi.
- Mục đích: Lượng khí trao đổi trong một lần hít thở là 1 tiêu chí
để đánh giá sức khõe. Thí nghiệm này vận dụng bài đo thể tích trong chương trình vật
lý 6 để đo thể tích khơng khí tối đa mà buồng phổi chứa được.
- Dụng cụ: một bình khỗng 5 lít, ống nhựa, chậu nước.
- Tiến hành: hứng đầy nước vào bình nhựa; lật ngược bình nhựa úp
vào chậu nước; hít một hơi dài, sau đó thổi vào miệng bình nhựa cho đến khi cạn hết
khơng khí trong buồng phổi, lúc này khơng khí trong buồng phổi chính là phần thể
tích khơng khí nằm trên của bình nhựa.
hình 2.25

* Thí nghiệm thư giãn: ngồi việc phục vụ học tập cịn có thể đáp ứng
như cầu giải trí của cuộc sống ảo thuật, âm nhạc, nghệ thuật như: ứng dụng định luật
truyền thẳng của ánh sáng (lí 7) để tạo các bóng trên tường; vận dụng độ to của âm để
chế tạo nhạc cụ; vận dụng sự chuyển hóa động năng và thế năng để chế tạo Yo-Yo (lí
8- hình 2.63)....Tơi xin trình bày cách chế tạo mơ hình tạo bóng trên tường.
- Mục đích: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng để tạo ra
bóng trên tường. đó có thể là hình ảnh tĩnh hoặc động.
- Tiến hành: Thắp ngọn nến trong phòng tối. Dùng 2 bàn tay tạo
thành các kiểu dáng khác nhau để hiện lên trên tường bóng con chó đang sủa, con


chim đại bàng đang bay... Có thể tạo ra các nhân vật để kể 1 mẫu chuyện nhỏ, một sự
tích hoặc một truyền thuyết như múa rối (hình 2.59)

Bước 4: Tổ chức làm đồ dùng dạy học thì cuối cùng là tiến hành kiểm tra những
gì học sinh đã thực hiện. Tuy nhiên giáo viên cũng phải tham khảo ý kiến của học
sinh trước khi đưa ra kết quả sau cùng. Khen thưởng hay tuyên dương các em là điều
không thể thiếu trong một cuộc thi đua. Chúng ta có thể khen ngợi các em bằng lời,
những tràn pháo tay hay những món quà thật đơn giản hoặc ghi điểm thi đua tập thể

để khích lệ tinh thần các em. Riêng đối với những em cịn hạn chế, chưa hồn thành
được cơng việc của mình chúng ta khơng nên khiển trách mà phải động viên, an ủi
giúp các em làm tốt hơn ở những lần sau. Bởi vì tơi muốn kích thích niềm đam mê
nghiên cứu khoa học của các em, để cho các em vừa học vừa chơi coi như thư giãn
sau những buổi học mệt mỏi.
Phương án trên đây là phương án thí nghiệm kết hợp tại nhà và tại lớp, để thực
hiện tốt tơi có chú y sau:
+ Do tiến hành tại nhà, khơng có sự chứng kiến của tơi nên có tình huống xảy ra
ngồi dự đốn mà học sinh khơng lí giải được. Vì vậy địi hỏi tơi phải có kiến thức
khá vững chắc, có nhiều kinh nghiệm, thậm chí phái tiến hành thí nghiệm trước ở nhà
để hình dung những khó khăn mà học sinh mắc phải;
+ Trong trường hợp tất cả các nhóm khơng tiến hành được thì tơi thực hiện
phương án thí nghiệm của mình. Do khơng có sự giám sát của tơi nên phải chọn thí
nghiệm khơng gây nguy hiểm khơng gây cháy nổ khơng hóa chất;


+ Cần đảm bảo tính vừa sức để thí nghiệm thành cơng, kích thích nguồn hứng
thú, nên đưa các sản phẩm này vào bổ sung ở phòng thực hành hoặc dự thi để động
viên khuyến khích các em.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Với nội dung đề tài này tơi áp dụng cho chương trình giảng dạy mơn vật lý
của học sinh lớp 6,7,8,9 trong trường trung học cơ sở. Tuy nhiên từng lúc, chứ không
tức thời áp dụng hết vì tùy vào khả năng tiếp thu vận dụng, từng đối tượng, từng lớp,
vào thời lượng chương trình, tùy vào phân cơng giảng dạy.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
a) Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
* Trước khi áp dụng đề tài này thì:
- Chất lượng bộ mơn học kì 1 năm học 2014-2015 tuy hụt chỉ tiêu nếu tính
chung tồn trường thì đảm bảo chỉ tiêu nhưng vẫn chưa đồng đều ở mỗi khối.

Khối
Lớp 6
Chỉ tiêu

Giỏi
Khá
32.0% 40.9 %
39.5% 37.2%

Trung bình
24.8%
21.3%

Yếu
2.3%
2%

- Đồ dùng dạy học: hư hỏng nặng, có sửa chữa nhưng ít, chủ yếu sử dụng dụng
cụ nào tốt để làm thí nghiệm, khơng có sản phẩm nào của học sinh.
* Sau khi khi áp dụng đề tài này thì kết quả:
• Năm học 2014-2015:
- Chất lượng bộ mơn thì đạt vượt chỉ tiêu, tỉ lệ giỏi tăng và yếu được kéo giảm.
Khối
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp 6
43.3% 34.4 %
20.4%

1.9%
Chỉ tiêu
39.5% 37.2%
21.3%
2%
- Đồ dùng dạy học hư hỏng có học sinh và giáo viên kết hợp sửa chữa đặc biệt
100% dụng cụ thí nghiệm vật lý 6 được sử dụng tốt. Số học sinh tham gia vào thí
nghiệm tự làm chiếm 30%. Có sản phẩm của học sinh bổ sung trong phịng thí
nghiệm như: 2 loại lực kế, dụng cụ đo thể tích chứa trong buồng phổi (lớp 6). Mô


hình máy nén thủy lực, Yo-Yo (lớp 8). "Nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho học
sinh trung học cơ sở" dự thi cấp huyện: một sản phẩm.
• Năm học 2015-2016 (học kì 1):
- Chất lượng bộ mơn thì đạt vượt chỉ tiêu, tỉ lệ giỏi tăng và yếu được kéo giảm.
Khối
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu- K
Lớp 6
50,2% 25.4 %
22.8%
1.6%
Chỉ tiêu
43.3% 34.5 %
20.4%
2%
b) Trong quá trình ứng dụng sáng kiến này bản thân tôi nhận thấy:
- Không chỉ học sinh hiểu bài, kĩ năng vận dụng được nâng cao mà học sinh trở

nên u thích mơn học này hơn. Học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện tính tích
cực khả năng sáng tạo, độc lập suy nghĩ, có niềm tin trong cuộc sống. Rèn luyện thói
quen làm việc khoa học, chính xác theo tác phong công nghiệp;
- Các giờ dạy trở nên linh hoạt, ít gị bó nhưng vẫn đạt hiệu quả khá tốt. Khả
năng học tập được nâng lên một bước, kiến thức của phần lớn học sinh trở nên rộng
rãi và tồn diện mang tính ứng dụng cao;
- Học sinh dạn dĩ hơn vì được bày tỏ những gì mình nghiên cứu được, tháo gỡ
được vướn mắc trong quá trình thực hiện, trở nên thân thiện với giáo viên hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân rút ra được trong khi giảng dạy.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu xót mà bản thân chưa
phát hiện, trong giới hạn sáng kiến tôi không thể viết hết các cách tiến hành của từng
loại "Thí nghiệm vật lý tự làm", nếu cần xin liên hệ để tơi có cơ hội trao đổi chia sẽ
nâng cao nghiệp vụ của mình. Tơi rất mong sự góp ý nhiệt tình của Hội Đồng chấm
sáng kiến kinh nghiệm, để tôi đạt hiệu quả tốt hơn trong giảng dạy. Chân thành cảm
ơn.
3.5. Tài liệu kèm theo: khơng có.
Bến tre, Ngày tháng năm



B. Phách kèm bên góc trái của bản mơ tả sáng kiến:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG: THCS ĐA PHƯỚC HỘI
HỌ VÀ TÊN: TỐNG THỊ NGỌC LÝ
NHIỆM VỤ: DẠY LỚP
Mã số:...................................(do hội đồng ghi)
Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VẬT
LÝ VÀO ĐỜI SỐNG.
B. Phách kèm bên góc trái của bản mơ tả sáng kiến:




×