Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Giúp học sinh tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống qua chương trình vật lý 7 – thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.54 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC V& ĐÀO TẠO TỈNH GIA LAI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH TĂNG CƯỜNG
KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO CUỘC SỐNG
QUA CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 7- BẬC THCS
NGƯỜI VIẾT: ĐÀO THỊ MỸ HẠNH
TỔ: TOÁN - LÝ
TRƯỜNG THCS TÔN ĐỨC THẮNG
1
NĂM HỌC 2008 - 2009
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục nước ta đang có những
chuyển biến mạnh mẽ, chúng ta đang đổi mới nội dung, phương pháp ở tất
cả các bậc học, môn học. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
quan tâm đến chất lượng giáo dục nước nhà. Chúng ta đã biết trên thế
giới, các nước tiên tiến đã tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp
giảng dạy từ nhiều năm. Họ đã ý thức được con người trong thời đại công
nghiệp là con người làm chủ được các kiến thức khoa học, kĩ thuật; biết
tìm tòi, suy nghĩ không ngừng để đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao
của cuộc sống và nền khoa học đương thời.
Nhận thức sâu sắc được vấn đề này, Bộ GD - ĐT nước ta đã tiến
hành cải cách chương trình nội dung SGK từ lớp 1 bậc tiểu học và lớp 6
bậc THCS. Cùng với việc đổi mới nội dung SGK là một phương pháp
giảng dạy và học tập cũng đổi mới. Chúng ta chuyển từ phương pháp dạy
học cổ điển, lấy người dạy làm trung tâm sang phương pháp mới đó là
lấy người học làm trung tâm. Người dạy đóng vai trò vừa là người điều
khiển vừa là người hướng dẫn các hoạt động nhận thức của học sinh. Ở
phương pháp này học sinh được phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập


sáng tạo, các em được tự do tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức dưới sự
điều khiển của thầy. Trong quá trình này có rất nhiều vướng mắc, tình
huống nảy sinh đòi hỏi các em phải tư duy sáng tạo để giải quyết. Ngoài
các hiện tượng, sự việc các em quan sát trên lớp, qua việc làm các thí
nghiệm thì trong cuộc sống các em gặp rất nhiều tình huống tương tự đòi
2
hỏi các em phải vận dụng kiến thức đã tiếp thu được trên lớp để giải quyết
một cách chính xác nhất.
Trong quá trình dạy môn Vật lí 7, tôi nhận thấy ngoài việc cho các em
nắm bắt kiến thức,cần hướng cho các em biết vận dụng kiến thức đã học
một cách linh hoạt để không những giải quyết tốt các tình huống trên lớp
mà còn giải quyết tốt các tình huống trong cuộc sống mà các em gặp phải.
“Học đi đôi với hành”, câu nói ấy càng có ý nghĩa lớn trong giai đoạn
đổi mới giáo dục hiện nay. Trong giai đoạn mà chúng ta cần đào tạo ra
những con người không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng
sáng tạo những kiến thức ấy vào thực tế cuộc sống.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với những yêu cầu nảy sinh trong
quá trình giảng dạy tôi đã thử nghiệm và hoàn chỉnh đề tài: “Giúp học sinh
tăng cường kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào cuộc sống qua chương
trình Vật lý lớp 7- bậc THCS ”
2. Mục đích yêu cầu:
Như đã nói ở trên, mục tiêu của quá trình giáo dục là chúng ta không
những đào tạo học sinh nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng sáng
tạo các kiến thức ấy vào cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích mà trong
đề tài này tôi muốn đạt được. Để đạt được mục đích đó cần có hai yêu cầu
đối với học sinh là:
 Thứ nhất : Nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa”
SGK”
 Thứ hai : Vận dụng các kiến thức ấy để giải quyết các tình huống
gặp phải, giải thích được các hiện tượng xung quanh cuộc sống

bằng kiến thức Vật lí.
Từ đó tôi soạn ra hai dạng bài tập.
 Dạng thứ nhất : Giải thích các hiện tượng xung quanh bằng kiến
thức Vật lí.
3
 Dạng thứ hai: Bài tập tình huống để các em đưa ra các phương án
giải quyết, kể cả các phương án làm thí nghiệm.
3. Đ ối tượng nghiên cứu: Tôi chọn đối tượng nghiên cứu trong đề
tài này là học sinh lớp 7 THCS mà tôi đang giảng dạy.
4. Giả thiết khoa học: Là tìm hiểu và tăng cường kĩ năng vận dụng
kiến thức Vật lí để giải quyết các tình huống thực tế.
5. Nhiệm vụ của đề tài: Sau khi ứng dụng đề tài này vào thực tế
giảng dạy học sinh phát huy tốt kỹ năng , vận dụng kiến thức vật lý đã học
vào cuộc sống.
6. Giới hạn đề tài: Tôi chỉ nghiên cứu các dạng câu hỏi, bài tập với
kiến thức nằm trong chương trình Vật lí lớp 7 THCS và cụ thể ở 3 chương.
Chương I: Quang học.
Chương II: Âm học.
Chương III: Điện học.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra thực tế.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
4
- Như chúng ta đã biết, môn Vật lí nói chung và vật lí 7 nói riêng
chiếm giữ một vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển năng lực tư duy,
sáng tạo, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Nó là một môn khoa

học thực nghiệm, có liên hệ mật thiết với các hiện tượng trong tự nhiên và
được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Qua việc học môn học này, học
sinh biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn phục vụ cuộc sống.
Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thay sách giáo khoa
toàn cấp THCS. Đối với môn Vật lí, học sinh không còn tiếp thu kiến thức
mang tính hàn lâm cao như trước nữa mà tăng cường thực hành, tự rút ra
vấn đề cần lĩnh hội. Với cách học mới này, việc tăng cường kỹ năng vận
dụng kiến thức Vật lí vào cuộc sống đóng một vai trò rất quan trọng. Trong
đó việc tăng cường các câu hỏi, bài tập định tính có nội dung thực tế vào
phần vận dụng, củng cố của mỗi bài học, đòi hỏi học sinh vận dụng các
kiến thức cơ bản đã học để xử lí, giải thích hiện tượng, giúp học sinh hiểu
sâu hơn về bản chất Vật lí của các hiện tượng, nắm vững các kiến thức cơ
bản, để từ đó biết vận dụng kiến thức để ứng dụng trong đời sống và trong
kỹ thuật.
- Từ khi ra trường tới nay tôi là một trong những giáo viên thuận lợi
hơn các giáo viên khác là được nhà trường phân công tôi tham gia giảng
dạy chương trình thay sách từ lớp 6 đến lớp 9. Những năm đầu, bản thân
tôi cũng như khi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy: giáo viên khi dạy chỉ
chú trọng đến việc truyền đạt các kiến thức khoa học của bộ môn mà chưa
chú trọng đến việc ứng dụng kiến thức của bộ môn vào thực tế cuộc sống
lao động, sản xuất. Trong khi bộ môn Vật lí có rất nhiều kiến thức liên quan
trực tiếp tới đời sống thực tế, kĩ thuật, sản xuất, các hiện tượng thiên nhiên
và đặc biệt là thực tế lao động, sinh hoạt hàng ngày (mà học sinh thường
gặp). Những bài tập này có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổng
hợp cho học sinh.
5
Ví dụ:
2.1: Tại sao các công nhân quét đường thường mặc áo có gắn phản
quang?
2.2: Tại sao muốn xếp thẳng hành thì người thứ ba không được nhìn

thấy người thứ nhất?
2.3: Tại sao các công nhân thợ điện cần phải có các thiết bị cách
điện khi làm việc với lưới điện?
2.4: Tại sao dây dẫn điện trong nhà phải có vỏ bọc cách điện, còn
ngoài trời thì có thể dùng dây trần?
2.5: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói
ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?
Ngày nay cùng với tri thức khoa học của bộ môn giáo viên phải cho
học sinh thấy rõ kiến thức Vật lí có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Muốn làm được điều này thì mỗi giáo viên nói chung, bản thân tôi nói riêng
trong quá trình dạy học kiến thức của từng bài, từng chương phải học hỏi,
tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra được một hệ thống câu hỏi có nội dung thực tế
mà được giải quyết dựa trên kiến thức vật lí. Thực tế không phải học sinh
nào cũng định hướng được nhưng dần dần các em sẽ được hoàn thiện.
Điều này có ý nghĩa to lớn với nhiệm vụ học tập trước mắt và trong tương
lai của học sinh.
3. Năng lực của học sinh trong một lớp không hoàn toàn giống nhau.
Vì vậy việc đưa vào các bài tập có nội dung thực tế để các em vận dụng
kiến thức bài học để xử lí là một tất yếu, giúp các em có một nền tảng
vững chắc trong việc vận dụng kiến thức Vật lí vào trong thực tế.
 Tóm lại, việc tăng cường đưa bài tập có nội dung thực tế vào mỗi bài
học không những giúp học sinh củng cố lại lí thuyết, hứng thú học
tập mà còn trang bị cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí
vào cuộc sống.Đây cũng là nghuyên lý giáo dục cơ bản mà Đảng ta
đã định hướng “học đi đôi với hành”
6
II/ CƠ SỞ THỰC TẾ:
Như chúng ta đã biết, kiến thức Vật lí trong chương trình sách giáo
khoa hiện nay có nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như:
 Liên hệ Vật lí với năng lượng:

Muốn cho học sinh hiểu được những ngun lí cơ bản của sự khai thác
năng lượng của dòng nước và nhiên liệu, sự vận tải và khai thác năng
lượng phục vụ sản xuất, những kiến thức sau đây là rất cần thiết.
+ Những khái niệm về vận tốc, lực, khối lượng, cơng và năng lượng,
hiệu điện thế
+ Năng lương của dòng nước, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu,
hiệu suất của nguồn nhiệt.
+ Những định luật của điện học, nhiệt học.
+ Cấu tạo và ngun tắc hoạt động của tua bin.
+ Sự biến thế điện và vận tải điện đi xa. Sử dụng điện thắp sáng, cấu
tạo và ngun tắc hoạt động của máy biến thế điện, động cơ điện.
 Liên hệ giữa Vật lí với ngành Nơng Nghiệp:
Bộ mơn Vật lí cung cấp kiến thức, ngun lí và phương pháp để sản xuất
ra các
máy nơng nghiệp Ngồi ra kiến thức Vật lí cấp II còn cung cấp những hiểu
biết
về nhiệt độ, đo áp suất khí quyển và cho học sinh bước đầu
làm quen xác đònh thời tiết nhằm chủ động trong sản xuất
nông nghiệp.
 Liên hệ giữa Vật lí với ngành giao thông vận tải:
+ Khi nghiên cứu các đònh luật Ácsimét học sinh được làm
quen với sự vận tải đường thuỷ, sự hoạt động của tàu ngầm
lúc tàu đắm
7
+ Những kiến thức về động cơ nhiệt cho phép học sinh làm
quen với việc sử dụng các động cơ như ôtô, đầu máy xe lửa,
động cơ Diêzen
+ Những kiến thức về chuyển động phản lực cho học sinh
thấy sự hoạt động của cánh quạt, máy bay phản lực, tàu lửa
đối với kiến thức về điện học học sinh thấy hoạt động của

tàu điện, cần trục, cần cẩu, các đèn tín hiệu
+ Ngoài ra học sinh còn được tìm hiểu lực ma sát, ổ bi và
độ bám của mặt đường.
 Liên hệ giữa Vật lí với ngành thông tin liên lạc:
Vật lí có liên quan rất nhiều đến nghành thông tin liên lạc về
vấn đề truyền tin qua các máy phát điện, máy điện thoại, điện
báo
 Liên hệ giữa Vật lí với ngành xây dựng:
Kiến thức Vật lí cấp THCS cho phép học sinh làm quen với các
hoạt động của ngành xây dựng:
- Nguyên tắc cấp thoát nước thành phố.
- Cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho thành phố,
nông thôn.
* Những kiến thức kể trên đều đề cập tới trong sách
giáo trình Vật lí cấp THCS. Tuy nhiên nếu người học chỉ nắm
được kiến thức trọng tâm của bài mà không biết ứng dụng
kiến thức đó vào giải thích những hiện tượng rất gần gũi trong
đời sống thì tính giáo dục của bộ môn sẽ không thực hiên
được. Xuất phát từ mục đích yêu cầu về giáo dục đào tạo là
đào tạo những con người lao động tự chủ và sáng tạo vào tình
hình thực tế hiện nay, việc đổi mơí phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là yêu cầu
hết sức cần thiết. Muốn làm được điều này, theo tôi mỗi giáo
8
viên chúng ta phải tích lũy được kinh nghiệm hàng ngày cũng
như luôn tìm tòi cho mình một hệ thống câu hỏi hoặc bài tập
có nội dung thực tế được giải quyết dựa trên kiến thức Vật lí
của từng bài. Hệ thống câu hỏi này được giáo viên chọn lựa,
lọc ra để ứng dụng vào từng bài học như thế nào cho phù hợp
để gây hứng thú, kích thich sự học tập tích cực của học sinh. Hệ

thống bài tập đó có thể đã có sẵn trong SGK, sách bài
tập”SBT” hoặc GV phải sưu tầm. Qua đó giáo viên luôn tìm
cách hướng cho học sinh tự suy nghó, tìm tòi, khám phá, phát
hiện ra nội dung cơ bản để chiếm lónh tri thức mới đó. Và biết
dựa vào kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng
thường gặp xung quanh ta, biết áp dụng kiến thức đã học vào
phục vụ đời sống, cải tạo thiên nhiên.
* Khắc phục dần dần hiện tượng học sinh học lí thuyết
suông mà không biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Hiện nay không những môn tôi dạy mà nhiều bộ môn khác
cũng thế, nếu học sinh gặp dạng bài tập trắc nghiệm, bài tập
điền từ vào chỗ trống thì các em có thể làm được, nhưng nếu
gặp bài tập ở dạng giải thích các vấn đề có liên quan đến
đời sống như chương “Quang Học” đòi hỏi học sinh phải hiểu và
nắm vững kiến thức trọng tâm, các đònh luật phản xạ ánh
sáng, đònh luật truyền thẳng của ánh sáng thì hầu như các em
chưa biết vận dụng vào thực tế. Ví dụ như những năm trước,
sau khi tôi dạy xong bài “Sự truyền thẳng ánh sáng”. Tôi có đặt
câu hỏi “Tại sao muốn xếp thẳng hàng thì người thứ ba trở đi
không được nhìn thấy người thứ nhất?” và các em đã trả lời:
“Người sau không nhìn thấy người trước là hàng thẳng” hoặc
sau khi dạy bài “Sự nhiễm điện do cọ xát”. Tôi đặt câu hỏi “Tại
sao cánh quạt điện thường bám nhiều bụi. Mặc dù khi quay,
9
cánh quạt chém vào không khí rất mạnh”? Thì các em trả lời:
“Vì khi quay cánh quạt tiếp xúc vào không khí mà trong không khí
có bụi, do đó cánh quạt bám nhiều bụi”. Qua những ví dụ đó
chứng tỏ học sinh chưa vận dụng được kiến thức bài học vào
giải thích các hiện tượng Vật lí có liên quan. Xuất phát từ
những vấn đề nêu trên làm tôi suy nghó về phương pháp mà

mình đã dạy có gì chưa ổn, chưa phát huy được năng lực vận
dụng kiến thức Vật lí vào thực tế của học sinh. Vì thế trong
những năm gần đay tôi mạnh dạn thể nghiệm đề tài này
nhằm giúp học sinh biết vận dụng sáng tạo các kiến thức đã
học để giải quyết tốt các tình huống đã nêu trong sách giáo
khoa cũng như các tình huống trong thực tế cuộc sống.
III/ CÁC GIẢI PHÁP TRONG CÁC CHƯƠNG, BÀI CỤ THỂ:
Trong phần này tôi lần lượt trình bày các kiến thức trọng
tâm, và tôi cũng đưa ra các dạng câu hỏi, các bài tập tình
huống, cùng với gợi ý trả lời các câu hỏi trên để học sinh
có thể tham khảo, qua các chương, bài đã học. Đặc biệt chú
trọng các kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống và sinh
hoạt hàng ngày.Cụ thể:
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT
SÁNG.
 Kiến thức trọng tâm:
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào
mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.
Câu 1: Tại sao các công nhân quét đường thường mặc
áo có gắn các tấm phản quang?
10
Gợi ý: Công nhân quét đøng làm việc ban đêm. Trên
áo họ gắn các tấm phản quang để có thể hắt lại ánh sáng
từ các phương tiện giao thông chiếu vào.Vì vậy người điều
khiển các phương tiện ấy dễ dàng nhận ra họ, tránh được tai
nạn.
Câu 2: Góc học tập của em nên bố trí ở vò trí nào trong
nhà? Giải thích tại sao em chọn như vậy?

Gợi ý: Góc học tập bố trí gần cửa sổ, ban ngày ánh
sáng từ bên ngoài hắt vào nên góc học tập đảm bảo đủ
ánh sáng.
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
 Kiến thức trọng tâm:
Trong môi trường trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyền
theo đường thẳng.
Câu1: Tại sao muốn xếp thẳng hàng thì người thứ ba
trở đi không được nhìn thấy người thứ nhất?
Gợi ý: Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng. Nếu người
thứ ba trở đi không nhìn thấy người thứ nhất chứng tỏ ánh
sáng từ người thứ nhất không truyền tới mắt các người này.
Vì vậy hàng đã đứng thẳng.
Câu 2: Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu “Tối như
hũ nút”
Gợi ý: Các vật đựng trong hũ nút kín vì thế không cõ
ánh sáng từ đó đến mắt ta nên ta không nhìn thấy gì.
Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH
SÁNG.
 Kiến thức trọng tâm:
- Bóng tối không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng.
11
- Bóng nửa tối nhận được một phần ánh sáng từ nguồn
sáng truyền tới.
Câu1: Để kiểm tra độ phẳng của bức tường người ta
thường chiếu đèn là là trên mặt tường. Tai sao?
Gợi ý: Khi được chiếu sáng, vì tia sáng truyền theo đường
thẳng nên chỗ lồi lõm của tường không nằm trên đường
thẳng của tia sáng. Những chỗ lồi sáng lên, chổ lõm tối đi, vì
vậy người thợ có cơ sở sửa chữa cho tường phẳng hơn

Câu 2: Tại sao trong các lớp học người ta lắp nhiều bóng
đèn cùng loại ở những vò trí khác nhau?
Gợi ý: Việc lắp nhiều bóng đèn trong lớp học đảm bảo
thoả mãn ba yêu cầu:
- Đủ đôï sáng cần thiết.
- Học sinh ngồi không bò loá khi nhìn lên bảng.
- Tránh bóng tối hoặc bóng nữa tối do tay hoặc bóng
người khác tạo ra.
Bài 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.
 Kiến thức trọng tâm:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường
pháp tuyến.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 1: Tại sao khi có sương mù thì có thể nhìn thấy rõ
luồng sáng của đèn pha?
Gợi ý: Trong sương mù có nhiều hạt nước nhỏ chúng hắt
lại ánh sáng từ ngọn đèn pha tới mắt ta nên ta nhìn thấy rõ
luồng sáng đó.
Câu 2: Một tốp thợ đang đào giếng sâu thiếu ánh sáng,
làm thế nào để chiếu sáng cho lòng giếng?
Gợi ý:
12
- Nếu ban đêm có thể dùng đèn bin hay đèn điện để chiếu
sáng.
- Nếu ban ngày có mặt trời có thể dùng gương phẳng để
phản chiếu ánh sáng xuống lòng giếng (chú ý thường xuyên
thay đổi góc nghiêng của gương để ánh sáng luôn chiếu xuống
lòng giếng).
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.
 Kiến thức trọng tâm:

- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn bằng
vật.
- Ảnh cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật
đến gương.
Câu 1: Tại sao trong tiệm cắt tóc muốn quan sát phía sau
gáy cần bố trí hai gương đặt song song?
Gợi ý: Gương phía sau cho ảnh của gáy. Ảnh này coi như
một vật đối với gương phiá trước và gương này tạo ảnh của
gáy trong đó nên có thể quan sát thấy gáy của mình trong
gương phía trước.
Câu 2: Chỉ với hai gương phẳng làm thế nào để người
ngồi dưới hố có thể quan sát cảnh vật trên mặt đất mà
không cần nhô đầu lên?
Gợi ý: Có thể bố trí hai gương theo sơ đồ dưới đây:
13
mắt
G2
G1
Đường đi của tia sáng
Ánh sáng từ các vật trên mặt đất phản xạ qua hai gương rồi tới mắt người
quan sát mặc dù người này không nhô đầu lên trên mặt đất.
Bài 7 : GƯƠNG CẦU LỒI.
 Kiến thức trọng tâm:
- Gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của
gương phẳng.
Câu 1: Tại sao trên ôtô, xe máy hoặc tại đoạn đường quanh co
người ta thường gắn các gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng?
Gợi ý: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy
của gương phẳng nên dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu cho các

phương tiện giao thông hoặc đặt tại các đoạn đường quanh co có thể quan
sát được một vùng rộng, giúp tránh các tai nạn giao thông khi điều khiển
các phương tiện trên.
Câu 2: Hãy tìm một số vật dụng trong nhà có thể thay thế gương cầu
lồi để có thể làm thí nghiệm với gương này tại nhà?
Gợi ý: Dùng các vật:
- Gương xe máy
- Muỗng canh inox
- Mảnh ruột phích vỡ
Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM.
 Kiến thức trọng tâm:
Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia tới song song thành một
chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại biến một chùm tia phân
kì thành một chùm tia phản xạ song song.
Câu 1: Tại sao pha của các đèn chiếu thường là các gương cầu
lõm?
14
Gợi ý: Ánh sáng từ bóng đèn phát ra là chùm tia phân kì khi phản xạ
trên gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ song song theo một hướng
nhất định .Vì vậy đèn chiếu được xa.
Câu 2: Em có một bóng đèn nhỏ ở góc học tập hãy nêu phương án
làm một cái chụp cho bóng đèn và nêu tác dụng của nó?
Gợi ý: Lấy miếng bìa cắt dán tạo thành hình chóp nón phía trong dán
giấy bạc và chụp nó lên trên bóng đèn. Cái chụp có tác dụng phản xạ
chùm sáng phát ra từ ngọn đèn xuống bàn học (như hình vẽ)
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
Bài 10: NGUỒN ÂM.
 Kiến thức trọng tâm:
Các nguồn âm đều dao động.
Câu 1: Tại sao khi trống đang kêu nếu đè tay lên hai mặt trống thì nó

lập tức ngừng kêu?
Gợi ý: Khi trống đang kêu lúc này mặt trống đang dao động. Nếu ta
đè tay lên mặt trống tức làm ngừng các dao động này, vì vậy trống ngừng
kêu.
Câu 2: Khi đi dưới 1 đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải
âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không?
Gợi ý: Không phải. Khi có gio,ù dây điện rung động tạo ra tiếng ù ù
(nó vẫn phát ra khi không có dòng điện)
Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.
 Kiến thức trọng tâm:
15
Boùng ñeøn Boùng ñeøn coù chuïp
- Tần số dao động của nguồn âm càng lớn, âm phát ra càng cao và
ngược lại.
Câu 1: Tại sao khi bơm lốp xe ô tô, người thợ lại lấy búa hoặc thanh
sắt gõ vào lốp. Giải thích?
Gợi ý: Khi lốp xe căng, gõ vào ta sẽ nghe tiếng đanh hơn khi lốp
chưa căng. Tương tự như khi gõ trống, nếu mặt trống căng thì gõ vào âm
phát ra cao hơn
Câu 2: Quan sát người gảy đàn bầu thấy có những lúc họ chỉ gảy
một lần vào dây, nhưng họ vẫn điều chỉnh cho đàn phát ra các nốt nhạc
khác nhau. Trong trường hợp này, họ đã làm gì ?
Gợi ý: Người nhạc công đã thay đổi độ căng hay chùng của dây đàn
vì vậy dây đàn dao động ở các tần số khác nhau và phát ra các nốt nhạc
khác nhau.
Bài12: ĐỘ TO CỦA ÂM.
 Kiến thức trọng tâm:
- Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn, âm phát ra càng to.
Câu 1: Bác bảo vệ dánh một hồi trống vào lớp. Trong hồi trống ấy có
tiếng to, tiếng nhỏ. Bác đã đành như thế nào để thu được kết quả đó?

Gợi ý: Khi bác bảo vệ đánh mạnh dùi trống vào mặt trống. Mặt trống
dao động mạmh, phát ra tiếng to. Ngược lại khi đánh nhẹ mặt trống dao
động yếu nên phát ra tiếng nhỏ.
Câu 2: Bằng kiến thức Vật lý, hãy giải thích câu “ Thùng rỗng kêu to”
Gợi ý: Nếu gõ vào thùng đặc, do cân các vật trong đó nên dao động
yếu  âm phát ra nhỏ. Khi thùng rỗng thì dao động mạnh hơn  âm phát
ra to. Mặt khác thùng rỗng còn đóng vai trò như hộp đàn làm cho âm phát
ra lớn và sắc thái hơn.
Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM .
 Kiến thức trọng tâm:
16
- Âm có thể truyền trong chất rắn, chất lỏng, chất khí nhưng không
truyền qua chân không.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất
lỏng lớn hơn trong chất khí.
Câu 1: Trong thời kỳ chiến tranh chống mỹ, để phát hiện xe tăng địch
từ xa các chiến sỹ ta thường áp tai xuống mặt đất, vì sao?
Gợi ý: Mặt đất truyền âm tốt hơn trong không khí vì vậy việc áp tai
lên mặt đất giúp các chiến sỹ bộ đội phát hiện sự di chuyển của xe tăng
địch một cách nhanh chóng và rõ ràng hơn.
Câu 2: Tại sao khi xem phim, nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy
miệng các diễn viên mấp máy sau đó mới nghe tiếng?
Gợi ý: Aùnh sáng truyền đi với vận tốc rất lớn so với vận tốc âm
thanh truyền trong không khí. Vì thế ta thấy miệng diễn viên mấp máy
trước khi nghe tiếng.
Câu 3: Một học sinh nói, khi nghe tiếng sáo diều bạn có thể biết gió
mạnh hay gió yếu. Bằng kiến thức vật lý đã học, hãy giải thích cho biết
điều bạn ấy nói đúng hay sai?
Gợi ý: Bạn nói đúng vì: Tiếng sáo diều to hay nhỏ là do gió thổi
mạnh hay yếu. Vì thế ở cùng một khoảng cách nếu ta nghe tiếng sáo lớn

ta biết gió mạnh, tiếng sáo nhỏ ta biết gió yếu.
Bài 14: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
 Kiến thức trọng tâm:
- Khi âm gặp một mặt chắn bị phản xạ nhiều hay ít.
- Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Những vật
cứng, nhẵn thì phản xạ âm tốt.
Câu 1: Tại sao các loa phóng thanh lại có vành loa hình nón?
Gợi ý: Khi loa phát ra âm. Âm thanh này phản xạ ở thành loa và
hướng ra phía trước vì vậy âm thanh truyền được đi xa.
17
Câu 2: Tại sao ở các phòng họp rộng người ta thường làm tường
sần sùi?
Gợi ý: Ở các phòng họp rộng các vách tường thường làm sần sùi
để cho âm dội vào sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau. Vì vậy giảm
được tiếng vang.
Câu 3: Giả sử nhà em ở gần khu vực có nhiều tiếng ồn, hãy nghĩ
cách làm giảm tiếng ồn ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của gia đình?
Gợi ý:
Lắp cửa kính: Vì kính có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt nên âm ít
truyền vào trong nhà, hạn chế được tiếng ồn.
Trồng cây xanh quanh nhà: Vì lá cây phản xạ âm theo nhiều hướng
khác nhau nên hạn chế dược âm truyền vào trong nhà.
Treo rèm cửa bằng vật liệu mềm, xốp: Vì các vật liệu này có thể hấp
thụ tốt âm thanh nên hạn chế được tiếng ồn truyền vào trong nhà.
CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
Bài17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.
 Kiến thức trọng tâm:
- Có thể nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm cho bóng
đèn bút thử điện loé sáng.

Câu 1: Tại sao cánh quạt điện thưòng bám nhiều bụi. Mặc dù khi
quay cánh quạt chém vào không khí rất mạnh?
Gợi ý: Khi quay, cánh quạt cọ xát với không khí, nên bị nhiễm điện.
Vì vậy nó hút các bụi bẩn có trong không khí. Kết quả cánh quạt bị bám
nhiều bụi.
Câu 2: Tại sao các xe ô tô chở xăng thường thả kéo lê một sợi dây
xích nhỏ từ gầm xe xuống mặt đường?
18
Gợi ý: Khi xe chạy sẽ cọ sát với không khí làm cho thân xe bị nhiễm
điện có thể gây ra cháy nổ. Để phòng tránh người ta thả kéo lê một sợi dây
xích nhỏ trên mặt đường. Các điện tích ở thân xe sẽ chuyển xuống mặt
đường thông qua sợi xích.
Câu 3: Vào những ngày hanh khô, không nên lau cửa kính và màn
hình Tivi bằng khăn khô mà chỉ cần dùng chổi lông quét nhẹ, vì sao?
Gợi ý: Khi lau cửa kính màn hình Tivi bằng khăn khô ta vô tình làm
chúng bị nhiểm điện và chúng sẽ hút bụi nhiều hơn.
Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.
 Kiến thức trọng tâm:
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm các electron, nhiễm điện
dương nếu mất bớt các electron.
Câu 1: Tại sao khi chải tóc bằng lược nhựa thì có một số sợi tóc bị
kéo thẳng ra?
Gợi ý: Khi chải tóc, lược và tóc cọ sát với nhau, làm cho cả lược và
tóc đều bị nhiễm điện. Vì chúng nhiễm điện khác loại nên chúng hút nhau.
Kết quả có một số sợi tóc bị kéo thẳng ra.
Câu 2: Một cuốn sách cũ lâu năm, Giấy bị ẩm rất khó lật các trang
sách. Để tách rời trang sách mà không làm giấy rách, ta làm như thế nào?
Gợi ý: Để tách các trang sách đó dễ dàng, người ta cho cuốn sách

nhiễm điện. Khi đó các trang sách đẩy nhau, xoè ra. Sau đó sấy khô sách
ta sẽ mở được dễ dàng.
Bài 19: DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN.
 Kiến thức trọng tâm:
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Mỗi nguồn điện có hai cực (cực + và cực - )
19
Câu 1: Trong đèn pin có hai cục pin. Hỏi có phải nguồn điện này có
hai cực + và hai cực - hay không?
Gợi ý: Khi đấu hai cục pin để thắp sáng cho đèn thì nguồn này cũng
chỉ có hai cực. Cực + là cực + của pin 1 và cực - là cực - của pin 2.
Câu 2: Chọn các loại pin và số lượng cho mỗi dụng cụ sau?
• Đồng hồ treo tường.
• Đèn pin.
• Đồng hồ đeo tay.
• Máy tính bỏ túi.
• Điều khiển từ xa Ti Vi.
Gợi ý:
• Đồng hồ treo tường: Dùng 1đến 2 pin tiểu.
• Đèn pin: Dùng 2 pin con thỏ
• Đồng hồ đeo tay: Dùng 1 pin cúc áo.
• Máy tính bỏ túi: Dùng 2 pin cúc áo.
• Điều khiển từ xa Ti Vi : Dùng 2 pin tiểu.
Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN
TRONG KIM LOẠI
 Kiến thức trọng tâm:
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất
không cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có
hướng.

20
Pin 2
-
Pin1
+
Câu 1: Tại sao dây dẫn điện trong nhà phải có vỏ bọc cách điện còn
ngoài trời thì có thể dùng dây trần?
Gợi ý: Dây dẫn trong nhà phải có vỏ bọc cách điện để đảm bảo an
toàn cho người. Nếu ta sơ ý chạm tay vào dây vẫn không bị điện giật. Còn
dây ngoài trời ít khi ta tiếp xúc với nó cho nên có thể dùng dây trần.
Câu 2: Giả sử dây điện nhà em bị hở một đoạn vỏ. Hãy nêu phương
án khắc phục?
Gợi ý: Lấy băng dính hoặc bì nilông quấn xung quanh chỗ hở phủ ra
hai đầu từ 1 - 2cm. Sau đó dùng lửa hơ nóng để chỗ nối bền chắc.
Câu 3: Ổ cắm điện nhà em nhiều khi tiếp xúc không tốt với phích
cắm làm cho các dụng cụ dùng điện hay bị ngắt điện giữa chừng, hãy nêu
cách khắc phục?
Gợi ý: Ngắt điện, mởi nắp của ổ cắm điện ra, dùng giấy nhám chà kĩ
các má bằng đồng. Sau đó dùng kìm bóp cho các khe hở giữa các má hẹp
lại để đảm bảo tiếp xúc tốt giữa phích cắm và các má của ổ cắm.
Bài 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA
DÒNG ĐIỆN
 Kiến thức trọng tâm:
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật
dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
Câu 1: Tại sao khi sử dụng ấm điện để đun nước ta phải đổ nước
ngập dây đun?
Gợi ý: Khi đun nước bằng ấm điện. Nước nhận nhiệt từ dây đun để
nóng lên . Nếu không đổ nước ngập dây thì nước sẽ không nhận được
nhiệt từ dây đun. Mặt khác dây đun sẽ bị cháy có thể gây ra hoả hoạn.

Câu 2: Bóng đèn dây tóc, bóng đèn Nêon, bóng đèn compăc huỳnh
quang (đèn chữ U) khi sáng bóng nào nóng mạnh nhất? Theo em lựa chọn
các bóng như thế nào cho hệ thống điện ở gia đình?
21
Gợi ý: Trong các loại bóng trên thì bóng dây tóc khi sáng sẽ nóng
mạnh nhất và cũng tiêu thụ điện lớn nhất. Hai loại bóng kia toả nhiệt ít và
lại tiêu thụ điện năng nhỏ, nó lại cho ánh sáng gần như ánh sáng ban
ngày. Nên chọn bóng nêon loại 0,6m – 1,2m cho phòng khách, nhà ăn.
Các công trình phụ sử dụng bóng chữ U.
Bài 23: TÁC DỤNG TỪ - TÁC DỤNG SINH LÍ - TÁC DỤNG HOÁ
HỌC CỦA DÒNG ĐIỆN.
 Kiến thức trọng tâm:
Dòng điện có thể gây ra tác dụng từ, tác dụng sinh lí, tác dụng hoá học.
Câu 1: Tại sao các thợ điện cần phải có các thiết bị cách điện khi làm
việc với lưới điện?
Gợi ý: Dòng điện có tác dụng sinh lí, gây co giật có thể gây tử vong
nhất là khi tiếp xúc với nơi có hiệu điện thế cao. Vì vậy các thợ điện phải
có các thiết bị cách điện để đảm bảo an toàn khi làm việc.
Câu 2: Khi nạp bình ăc qui người ta đã sử dụng tác dụng nào của
dòng điện?
Gợi ý: Khi nạp bình ắc qui dòng điện đi qua bình làm cho các điện
cực có thể tích điện. Như vậy khi nạp bình người ta đã sử dụng tác dụng
hoá học của dòng điện.
Bài 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN.
 Kiến thức trọng tâm:
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết hiệu điện thế định mức
để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
Câu 1: Tại sao người ta phải ghi rõ hiệu điện thể trên các dụng cụ
điện? Tìm hiểu một số dụng cụ dùng điện xem chúng hoạt động ở hiệu
điện thế là bao nhiêu?

Gợi ý: Trên các dụng cụ điện phải ghi rõ hiệu điện thế sử dụng (hiệu điện
thế định mức ). Nhờ đó ta đặt vào chúng hiệu điện thế có giá trị phù hợp,
để chúng hoạt động tốt, tránh hư hỏng.
22
Hiệu điện thế thường dùng ở một số dụng cụ dùng điện như:
• TiVi: 90V - 250V
• Quạt điện: 220V
• Đèn pin: 3V
• Máy tính bỏ túi: 3V
• Micrô phát sóng: 9V
C/ KẾT QUẢ – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I/ Kết quả đạt đươc:
Sau khi đưa ra một số câu hỏi có nội dung thực tế như trên vào phần
vận dụng hoặc phần củng cố của từng bài học sao cho phù hợp với nội
dung kiến thức của từng bài, tuy mới chỉ một thời gian ngắn song tôi nhận
thấy việc áp dụng kiến thức Vật lí để liên hệ thực tế cũng như để giải thích
các hiện tượng trong thực tế thực sự hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc
tiếp thu kiến thức môn vật lí. Năng lực tư duy logic của các em dần dần
được nâng cao. Cứ mỗi khi học xong bài mới là tôi lựa chọn một số câu
hỏi có liên quan đến kiến thức vừa học và có nội dung thực tế để áp dụng
nên hầu hết các em đón nhận một cách hào hứng, thể hiện thái độ xây
dựng bài trên lớp và việc chuẩn bị bài ở nhà tích cực. Giờ đây học sinh
thực sự trở thành chủ thể của quá trình học. Học sinh lớp 7 nay không còn
bỡ ngỡ với các định luật Vật lí như: Sự truyền thẳng của ánh sáng, hiện
tượng phản xạ ánh sáng mà các em đã biết vận dụng chúng vào trình
bày một cách có khoa học. Kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào trong
cuộc sống của các em ngày càng thành thạo hơn. Có hơn 70% học sinh
23
lớp 7 biết vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế cuộc
sống hàng ngày một cách có kỹ năng, có cơ sở khoa học, học sinh hiểu

bài, phát biểu xây dựng bài một cách sôi nổi. Các bài tập giải thích hiện
tượng thực tế không còn là vấn đề khó của các em. Qua thăm dò thì phần
đa các em yêu thích môn Vật lí.
Kết quả bài kiểm tra 1 tiết vừa qua là một bằng chứng về sự tiến bộ
của học sinh. Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên của môn Vật lí toàn
trường là 82 % . Riêng khối 7 là 86,95 % đạt điểm từ trung bình trở lên.
Cụ thể trong 2 năm áp dụng như sau:
NĂM HỌC 2006 - 2007
Trên Trung bình Dưới trung bình
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
7.
6,7
64 82.1 14 17.9
NĂM HỌC 2007 - 2008
Trên Trung bình Dưới trung bình
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
7.
2,3,6,7
112 85.7 16 14.3
Kết quả này một lần nữa khích lệ tôi cần nghiên cứu nhiều hơn nữa
các vấn đề, hiện tượng Vật lí xung quanh chúng ta.
II/ Một số kinh nghiệm nhỏ:
Sau một thời gian học hỏi tìm tòi và áp dụng một số kinh nghiệm về
việc “Tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào cuộc sống ở
trường THCS”, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viiên phải luôn chủ động trong việc xác định kiến thức có liên
quan đến cuộc sống thực tiễn- tích cực đọc sách, báo,tài liệu tham khảo,
khai thác trên mạng để có vốn sống thực tế sâu rộng để chủ đạo dẫn dắt
HS, tạo cho các em có niềm tin vững chắc khi vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn

24
- Với đối tượng học sinh yếu, kém thì áp dụng như trên hoàn toàn
hợp lí. Phần lớn các em đã hiểu bài sâu sắc hơn, biết vận dụng lí thuyết
vào thực tiễn, nắm bắt nhịp nhàng những quy luật và hiện tượng vật lí.
- Nhìn chung các em được cọ xát làm quen nhiều loại bài có nội dung
thực tế, được linh hoạt sử dụng vào các thời gian giải khác nhau, được áp
dụng vào từng phần của bài học nên tránh được sự nhàm chán, đồng thời
giáo dục cho học sinh có động cơ học tập tốt, có hứng thú học tập để nắm
vững kiến thức một cách thường xuyên và có hệ thống.
- Để hạn chế được sự học vẹt, học lí thuyết suông không chịu làm
bài tập, chống được lối học lí thuyết qua loa rồi làm bài tập một cách đối
phó cần có quá trình vận dụng kiến thức có nội dung thực tế vào từng
phần, từng bài một cách phù hợp nên giúp học sinh biết độc lập trong suy
nghĩ, kiên trì, khắc phục khó khăn để giải bài tập một cách chính xác khoa
học.
- Để việc tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào cuộc
sống đạt kết quả cao cnên kết hợp tốt khâu dạy học sinh có phương pháp
giải bài tập. Bên cạnh đó giáo viên phải có phương pháp giảng dạy thích
hợp để đáp ứng cả ba đối tượng: Khá giỏi, trung bình và yếu kém. Các câu
hỏi thường phải phù hợp đối tượng học sinh trung bình nhưng cũng phải
có câu hỏi dễ để học sinh yếu, kém và câu hỏi khó cho học sinh khá giỏi.
Có như vậy mới phát huy được năng lực, tư duy, sáng tạo của học sinh.
Với những bài học nội dung kiến thức nhiều thì GV phát phiếu bài tập về
nhà cho các nhóm. Để với bài học nào, các em cũng được làm các bài tập
dạng này- Tạo sự say mê tìm tòi khám phá trong HS
 KẾT LUẬN
Qua những bài đã dạy ở chương trình Vật lí lớp 7 tôi đã mạnh dạn
đưa ra các dạng bài tập trên vào những phần củng cố và vận dụng. Có thể
các em đưa ra được các phương án ngay, nếu không tôi sẽ gợi ý, hướng
25

×