Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu lựa chọn phương pháp xây dựng và tính toán ổn định đê được đắp bằng đất tại chỗ ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT

NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC PHÚC

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ TÍNH TOÁN
ỔN ĐỊNH ĐÊ ĐƯC ĐẮP BẰNG ĐẤT TẠI CHỔ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
MÃ SỐ: 311.00.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12 NĂM 2002


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài :

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
VÀ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH ĐÊ ĐƯC ĐẮP BẰNG ĐẤT ĐẮP TẠI CHỔ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG



Hướng dẫn khoa học: PGS - TS TRẦN THỊ THANH.
GS – TSKH NGUYỄN VĂN THƠ.
Chấm nhận xét 1:
Chấm nhận xét 2:

GS – TS CAO VĂN TRIỆU.
TS LÊ BÁ KHÁNH.
LUẬN ÁN ĐƯC BẢO VỆ TẠI

HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN CAO HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH

Tài liệu này có thể tham khảo tại:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HP TP. HỒ CHÍ MINH

TP HCM
12/2002


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------oOo---------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên cao học viên : NGUYỄN NGỌC PHÚC

Ngày tháng năm sinh : 19 / 12 / 1976 .
Chuyên ngành : CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU .
Khoá : K11 ( 2000-2003).

Phái : NAM .
Nơi sinh : LONG AN .
Mã số ngành : 31.10.02

I-TÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ TÍNH TOÁN
ỔN ĐỊNH ĐÊ ĐƯC ĐẮP BẰNG ĐẤT ĐẮP TẠI CHỔ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
1- NHIỆM VỤ : Nghiên cứu lựa chọn phương pháp xây dựng và tính toán ổn định đê được

đắp bằng đất đắp tại chổ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .

2- NỘI DUNG :
Phần I : TỔNG QUAN :
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước khi nghiên cứu các vấn đề

tính toán ổn định đê được đắp bằng đất tại chổ .

Phần II : NGHIÊN CỨU ĐI SÂU PHÁT TRIỂN
Chương 2: Nghiên cứu quá trình thành tạo đất yếu đồng bằng sông Cửu Long .
Chương 3: Cấu tạo đê được đắp bằng đất đắp tại chổ ở đồng bằng sông Cửu Long .
Chương 4: Cơ sở lý thuyết tính toán ổn định đê được đắp bằng đất đắp tại chổ

ở đồng bằng sông Cửu Long
Chương 5: Tính toán công trình cụ thể .

Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 6: Kết luận và kiến nghị
III-NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BÔ HƯỚNG DẪN :
- CÁN BÔ HƯỚNG DẪN THỨ 1 :
- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỨ 2 :
VI- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT :
- CÁN BÔ CHẤM NHẬN XÉT 1 :
- CÁN BÔ CHẤM NHẬN XÉT 2 :
Cán bộ hướng dẫn 1 Cán bộ hướng dẫn 2

PGS TS TRẦN T THANH

GS TSKH NGUYỄN V THƠ

TS .TRẦN THỊ THANH .
GS TSKH . NGUYỄN VĂN THƠ .
TS . CAO VĂN TRIỆU .
Ph.D . LÊ BÁ KHÁNH .
Cán bộ nhận xét 1
Cán bộ nhận xét 2

TS CAO V TRIỆU

Ph.D LÊ B KHÁNH

Nội dung và Đề cương Luận n Cao Học đã được thông qua Hôi Đồng Chuyên Ngành .
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Ngày……. tháng…… năm 2002 .

CHỦ NHIỆM NGÀNH

GS TSKH LÊ BÁ LƯƠNG


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập nghiên cứu ở chương trình cao học dưới sự hướng
dẫn chỉ dạy tận tình của các thầy GS.TSKH Lê Bá Lương, GS.TSKH Hoàng
Văn Tân, GS.TSKH Nguyễn Văn Thơ, TS Châu Ngọc n, PGS.TS Trần Thị
Thanh, TS Lê Bá Khánh và các Thầy Cô tham gia giảng dạy một số chuyên
đề cho ngành Công Trình Trên Nền Đất Yếu. Em đã được các Thầy trong Hội
Đồng chuyên ngành nhất trí giao nhiệm vụ cho em thực hiện tốt Luận n Cao
Học.
Em chân thành cảm tạ:
- Giáo sư - Tiến só khoa học Nguyễn Văn Thơ và Phó giáo sư – Tiến só
Trần Thị Thanh trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành luận án Thạc sỹ
kỹ thuật này.
- Giáo sư - Tiến só khoa học Lê Bá Lương, Giáo sư – Tiến só khoa học
Hoàng Văn Tân, Tiến só Châu Ngọc n, Tiến só Lê Bá Khánh đã
truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm q báo.

- Các thầy cô Phòng Quản Lý Khoa học và Sau Đại Học đã tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình học.
- Sự đóng góp lớn lao về vật chất cũng như tinh thần của gia đình, người
thân và bạn bè.


TÓM TẮT LUẬN ÁN


Công trình đất đắp trên đất yếu là lónh vực phổ biến ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long, nơi mà vân đế xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho đời
sống cũng như sản xuất, phát triển kinh tế của vùng là một ưu tiên hàng đầu
được Nhà nước quan tâm. Từ việc xây dựng các công trình giao thông đến các
công trình đê đập để ngăn mặn, ngăn lũ bảo vệ khu dân cư và phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.
Luận án này đi vào nghiên cứu lựa chọn phương pháp xây dựng và tính
toán ổn định đê được đắp bằng đất tại chỗ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ
các cơ sở lý thuyết về ổn định của khối đất đắp và ổn định của nền đất yếu
bên dưới, xác định mức độ ổn định tổng thể cho toàn bộ công trình. Qua đó
xác định cơ sở lý thuyết, phương pháp tính toán phù hợp cho việc xác định
mức độ ổn định của đe,â được đắp bằng đất tại chỗ trên các dạng nền đất mềm
yếu, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.


ABSTARCT
The embankments on weak soil is one of the most popular problems in
Mekong delta. In there, the infrastrure is in need to serve industry –
argriculture people’s material and welfare and to develop the regional
economy. Many border and coastal dikes and saline enclosure dams have
been built. The geological characteristics of this region is that the soft soil
layer with great depth exist under thin surface layer.
In this thesis, author would like to study a suitable solution using in –
place soils for backfilling dams and dikes in the geological of Mekong delta.
From the theories about stable for backfilling dams and dikes, stable for the
weak soil below, to calculate the level of stable for all them. And then to
sussgest the suitable theory for backfilling stable, which be constructed in the
Mekong delta.



ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng Bằng Sông Cửu Long ( MEKONG DELTA) là vùng châu thổ nằm
ở cuối lưu vực sông Mekong, được giới hạn bởi phía bắc là biên giới Việt
Nam – Campuchia, Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Nam và Đông
là biển Đông, phía Tây là vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long có diện
tích tự nhiên là 3.900.000 hecta , bao gồm 12 tỉnh là Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Đồng Tháp, Vónh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang và An Giang.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có địa hình khá bằng phẳng, cao độ phổ biến
từ +0,3 đến +0,4 m, trên mực nước biển (theo hệ mốc cao độ Mũi Nai ) trừ
một số ngọn núi ở tỉnh An Giang và Kiên Giang. Ngoài ra còn có các khu vực
có độ cao cục bộ, có thể phân thành các vùng theo độ cao như sau:
Thềm phù sa cổ dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia có độ cao từ + 2,0
đến + 5,0 m.
Dọc theo sông Tiền và sông Hậu có cao độ từ + 1,0 đến +3,0 m.
Các khu vực ngập lũ của sông Tiền, sông Hậu và các vùng ngập triều ven
biển có cao độ từ + 0,3 đến + 1,5 m.
Do sự bồi đắp và lắng đọng của phù sa sông, biển đã tạo cho Đồng Bằng
Sông Cửu Long có địa thế cao ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven biển. Nhưng
những vùng xa sông chính, xa biển nằm sâu trong đất liền thì thấp và trũng.
Chính vì lý do đó, khi vào mùa lũ, nước từ thượng lưu sông Mekong đổ về
tràn qua khỏi bờ sông và tràn theo các khu vực biên giới từ phía Campuchia
sang Việt Nam làm ngập lũ trên một vùng rộng lớn và kéo dài.
Các công trình thủy lợi, giao thông và dân dụng bị ngập chìm và ngâm
lâu ngày trong nước, làm cho tuổi thọ của các công trình rất ngắn, có nhiều
công trình vừa mới xây dựng trong năm mà đã bị xuống cấp, hư hại không sử
dụng được nữa. Bên cạnh đó, còn do điều kiện địa chất ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long chủ yếu là trầm tích trẻ, chúng có khả năng lực kém, tính nén lún
cao.
Yêu cầu cấp thiết hiện nay là nghiên cứu giải pháp xây dựng đường – đê

đập – đắp nền tuyến dân cư tránh lũ có tính ổn định lâu dài nhằm giải quyết
các nhu cầu về kinh tế và dân sinh cho Đồng Bằng Sông Cửu Long.


PHẦN I

TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1 :


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
KHI NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG ĐÊ
BẰNG ĐẤT ĐẮP
Ở Việt Nam nền đắp là một trong những loại công trình xây dựng lâu đời
và thường gặp nhất. Trong hệ thống đê sông đê biển hàng nghìn kilomet cùng
với thực trạng dân sinh hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được quy
hoạch thành cụm dân cư trên nền đất đắp nhằm chủ động tránh lũ, chúng có tỉ
lệ không nhỏ các nền đắp được xây dựng trên đất yếu. Rõ ràng hiện nay chưa
có một đánh giá tương đối toàn diện về tình hình xây dựng và khai thác nền
đắp mà nhất là các đoạn nền đắp trên đất yếu. Đại bộ phận chúng được đắp
bằng đất tại chổ, loại đất có tính năng cơ học kém .
Nhu cầu xây dựng và sử dụng công trình có tính ổn định lâu dài là một
trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng các công
trình đường đắp, đê ngăn cần thiết phải tính toán sự ổn định lâu dài.
Các công trình thủy lợi cũng như các tường chắn có đặc điểm khác với
các công trình dân dụng và công nghiệp ở chổ ngoài các tải trọng thẳng đứng
tác dụng lên nền do tải trọng bản thân và các thiết bị đặt trên công trình gây
ra, còn có lực nằm ngang do áp lực nước, áp lực đất thường xuyên tác dụng
lên công trình và nền. Do có tổ hợp tải trọng thẳng đứng và nằm ngang nên

khả năng dẫn tới trạng thái giới hạn của nền và công trình chủ yếu do sự mất
ổn định về cường độ của nền .
1.1- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC :
Từ năm 1936 giáo sư Maslov đã nêu ra hai trường hợp điển hình về hư
hỏng của đập do mất ổn định về cường độ của nền dẫn tới chuyển vị ngang
quá lớn. Đập Gros-Bios ở Pháp xây dựng trên nền là đất sét chặt nứt nẻ có
chiều dày từ 2 đến 10 m. Đập này dài 550 m và cao 28,3 m với cột nước thiết
kế 21,1 m hoàn thành năm 1838. Theo quan sát cho biết, khi đập làm việc với
cột nước17,5 m thì trục đập bị cong về phía hạ lưu, nhưng khi cạn nước lòng
hồ thì trục đập lại trở về vị trí ban đầu, nếu lập lại nhiều lần chu kỳ trên thì
nhận được độ võng dư, do đó người ta đã phải có biện pháp xử lý đập này.
Nghiêm trọng hơn là tình hình xảy ra đối với đập Bouzey cũng ở pháp, có
chiều dài 520m, cao 22 m với cột nước thiết kế 15,7 m. Đập xây dựng trên
nền là cát kết sét nứt nẻ nhiều. Tại độ sâu 3 m kể từ đáy công trình có lớp
kẹp sét mỏng và tại độ sâu 6 m là lớp đá. Lần chứa nước đầu tiên vào 1884


thân đập xuất hiện 4 kẽ nứt dọc, sau đó trên một đoạn dài 120 m, trục đập bị
uốn cong tới 0.37 m. Đập này bị phá hủy vào năm 1895.
Để nghiên cứu cụ thể hơn các hình thức mất ổn định về cường độ của
nền. giáo sư Evđôkimov đã tiến hành nghiên cứu mô hình cỡ nhỏ ở trong
phòng hoặc thí nghiệm mô hình cỡ lớn ở hiện trường với những tấm béton cốt
thép chịu tác dụng của tải trọng thẳng đứng và nằm ngang đặt trên nền cát,
tương ứng với sơ đồ bài toán phẳng. Dựa vào cơ sở lý thuyết về tương tự động
lực học giữa hai hệ thống hoặc bằng phương pháp giải tích xác định nguyên
lý về mô hình áp dụng cho khối đất do giáo sư V.A.Florin đề ra, Evđôkimov
đã nêu lên khái niệm về chỉ số mô hình, làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên
cứu thực nghiệm của tác giả. Phương pháp giải tích xác định nguyên lý về mô
hình dựa vào sự phân tích hệ phương trình vi phân cân bằng tónh và điều kiện
cân bằng giới hạn của đất, được tiến hành như sau:

Trạng thái ứng suất giới hạn của khối đất nền biểu thị bởi hệ các phương
trình cân bằng tónh và một phương trình cân bằng giới hạn:
∂σ z ∂τ xz
+

∂z
∂x
∂τ xz ∂σ x
+
=0
∂z
∂x
(σ z − σ x )2 + 4 τ 2 xz
= sin 2 φ
2
(σ z + σ x + 2.C. cot gφ)

(1.1)
(1.2)
(1.3)

Tương tự như vậy, trạng thái ứng suất giới hạn của khối đất nền mô hình M
được biểu thị bởi hệ phương sau đây:
∂σ zM ∂τ zxM
+
= γM
∂z M
∂x M
∂τ zxM ∂σ xM
+

=0
∂z M
∂x M

(1.4)
(1.5)

σ 1M − σ 3 M = (σ 1M + σ 3 M + 2n M ) sin φ M (1.6)

Lập những hệ số tỷ lệ về ứng suất ( σ ; τ ), đặc trưng của đất ( γ ; sinϕ ;
nM = C.cotgϕ ) và kích thước móng ( b ) giữa mô hình M và công trình thực tế
T như sau:
σ
τ
(1.7)
mσ = M = M
σT τT


γM
γT
sin φ M
mφ =
sin φ T
n
mn = M
nT
b
mb = M
bT

mγ =

(1.8)
(1.9)
(1.10)
(1.11)

Từ các hệ số tỷ lệ trên ta có thể viết lại hệ phương trình cân bằng cho khối
đất nền mô hình như sau ( loại bỏ ký hiệu T ):
m σ ∂σ z ∂τ zx
(1.12)
(
+
) = m γ .γ
m b ∂z
∂x
m σ ∂σ x ∂τ zx
(1.13)
+
(
)=0
∂z
m b ∂x
(1.14)

m σ (σ 1 − σ 3 ) = [m σ .(σ 1 + σ 3 ) + m n .n].m φ .sin φ

hoặc có thể viết lại như sau :

∂σ z ∂τ zx m b .m γ

+
=
∂z
∂x

∂σ x ∂τ zx
+
=0
∂z
∂z
σ 1 − σ 3 = [m φ .(σ 1 + σ 3 ) +

(1.15)
(1.16)
m n .m φ


.n].sin φ (1.17)

Để đảm bảo điều kiện tương tự giữa hiện tượng xảy ra trên mô hình và
trên công trình thực tế thì hệ phương trình trên phải đồng nhất với hệ phương
trình cân bằng (1.5). Muốn vậy phải có các điều kiện sau đây:
m .m
b .γ .σ
+ b γ = 1 , nghóa là M M T = 1
(1.18)

b T .γ T .σ M
hay laø :
σM

σ
(1.19)
= NM = T = NT
b M .γ M
b T .γ T
trong đó :
σ
: chỉ số mô hình
N=
b.γ
m .m
+ n φ = 1 vaø mϕ = 1
(1.20)



Nghóa là :

C M .tgφ T .sin φ M .σ T
sin φ M
= 1 vaø
=1
tgφ M .C T .sin φ T .σ M
sin φ T

(1.21)

hay laø :
C M .sin φ M C T .sin φ T
vaø sin φ M = sin φ T

(1.22)
=
σ M .tgφ M
σ T .tgφ T
Từ những kết quả trên , có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau đây:
* Khi tiến hành thí nghiệm mô hình với cùng một loại đất rời ( C = 0 )thì
điều kiện (1.22) đương nhiên được thỏa mãn, do đó chỉ cần bảo đảm một điều
kiện đồng nhất về chỉ số mô hình: NM = NT.
* Khi tiến hành thí nghiệm mô hình với cùng một loại đất dính (tức là σM
= σT), từ điều kiện (1.19) có thể rút ra:
b
γ M = T .γ T
bM
Như vậy trong trường hợp này, cần tạo được loại đất thí nghiệm mô hình
có trọng lượng thể tích gấp một số lần bằng tỷ số giữa chiều rộng móng công
trình thực tế và chiều rộng móng mô hình so với trọng lượng riêng của đất
nền công trình thực tế.
Điều này trong thực tế thường được thực hiện bởi mô hình ly tâm.
Từ điều kiện (1) có thể viết lại như sau:
(1.23)
m σ = m b .m γ
Điều kiện này được rút ra từ phương trình cân bằng tónh và không phụ
thuộc vào tính chất của môi trường dù là vùng đàn hồi, hay vùng dẻo. Vậy
điều kiện đó luôn được thỏa mãn với bất kỳ mô hình tính toán nào của đất.
Bằng thực nghiệm, P.Đ.Evđokimov đã cho biết rằng, dưới tác dụng của tổ
hợp tải trọng thẳng đứng và nằm ngang trên bàn nén, khối đất nền và bàn nén
có thể bị mất ổn định theo ba hình thức biến dạng của nền là trượt phẳng,
trượt sâu và trượt hỗn hợp.
Theo những kết quả nghiên cứu lý thuyết và mô hình, hình thức mất ổn
định về cường độ của nền không những chỉ phụ thuộc vào tải trọng ngoài tác

dụng (tổ hợp tải trọng thẳng đứng và nằm ngang) mà còn tuỳ thuộc vào cường
độ và tính thoát nùc của đất nền.
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu thí nghiệm mô hình, Evđôkimov
đã dùng khái niệm chỉ số mô hình N để đặc trưng cho điều kiện chuyển đổi
hình thức phá hoại nền:
N=

σ


(1.24)

trong đó:
σ : ứng suất pháp trung bình dưới đáy móng.
b : chiều rông đáy móng.


γ : trọng lượng riêng thể tích của đất nền.
Khi trị số N còn nhỏ hơn hay bằng trị số tới hạn của chỉ số mô hình Nth
nào đấy, dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng và nằm ngang thì sự phá hoại
đất nền chỉ xảy ra ngay tại mặt tiếp xúc giữa đáy móng và nền, lúc đó sẽ xảy
ra trượt phẳng.
Khi trị số N lớn hơn trị số tới hạn Nth nói trên thì sự phá hoại đất nền phát
triển sâu xuống và gây ra trượt hỗn hợp .
Khi trị số N có giá trị quá lớn thì mặt trượt tiếp tục lan rộng ra tới khi bao
phủ toàn bộ chiều rộng đáy móng, lúc đó sẽ gây ra trượt sâu, vì chủ yếu là do
tác dụng của tải trọng thẳng đứng
Nếu muốn xác định trị số tới hạn nói trên từ thí nghiệm mô hình , thì từ
kết quả thí nghiệm ta thiết lập đồ thị quan hệ giữa :
τ σ

(1.25)
N= f ( ; )
bγ bγ
Theo nghiên cứu của P.Đ.Evdokimov thì khi N ≤ Nth , τgh không phụ
thuộc vào chiều rộng bàn nén hay chiều rộng móng, mà chỉ phụ thuộc vào
ứng suất pháp thẳng đứng σ và tính chất của đất nền; còn khi N > Nth thì τgh
chẳng những phụ thuôc vào ứng suất pháp thẳng đứng và tính chất của đất
nền, mà còn phụ thuộc vào chiều rộng móng. Mặt khác, từ kết quả thí nghiệm
gh

gh

cũng thấy rằng, hệ số góc đường thẳng quan hệ giữa

τ σ
ứng với các chiều
;
bγ bγ
gh

gh

rộng khác nhau của bàn nén và ứng với các loại cát có thành phần hạt khác
nhau ứng với một độ chặt nhất định nào đó, luôn luôn có trị số tương đối ổn
định . Từ đó có thể cho phép dùng trị số Nth xác định từ một số thí nghiệm bàn
nén có chiều rộng khác nhau đặt trên một số loại đất cát ứng với độ chặt
thường gặp để làm tiêu chuẩn chung phán đoán khả năng xảy ra trượt phẳng
với nền cát thực tế.
Khi không có điều kiện thí nghiệm mô hình thì quy phạm cho phép lấy trị
số tới hạn:

(1.26)
Nth = 3
Đối với đất dính, do cường độ chống cắt nói chung nhỏ, mặt khác tính
thoát nước kém so với đất cát , vì vậy dưới tác dụng của tải trọng ngoài, muốn
cho móng công trình chỉ có khả năng xảy ra trượt phẳng thì ngoài việc phải
thỏa mãn điều kiện về chỉ số mô hình như đối với đất cát, còn phải thỏa mãn
điều kiện về cường độ và tính thoát nước, có như vậy mới có thể không phát
sinh vùng biến dạng dẻo trong nền.


1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC:
1.2.1 Theo nhận xét của GS Nguyễn Công Mẫn:
Nếu công trình thủy lợi dâng nước xây dựng trên đất dính thì quá trình
biến dạng của nền cũng có ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của công
trình. Biến dạng thẳng đứng của đất nền làm công trình lún xuống, có thể gây
trở ngại cho sự làm việc bình thường của kết cấu phần trên nói riêng và của
toàn bộ công trình nói chung. Biến dạng trượt của đất nền theo chiều tác dụng
của tải trọng nằm ngang cũng có thể dẫn tới trạng thái giới hạn của công trình
nói chung, như hai ví dụ nói trên. Vậy, đối với công trình thủy lợi dâng nước,
tuy cần cần phải chú ý thích đáng tới việc đánh giá biến dạng của nền để có
thể thấy trước điều kiện làm việc của công trình sau này và để chọn kết cấu
công trình hợp lý.
Tính thấm nước nhỏ hay quá trình tiêu tán áp lực nước lổ rỗng chậm đặc
k
của đất dính cũng là điều bất lợi về mặt
trưng bởi hệ số cố kết δ =
a(1 + ε 1 )γ n
cường độ và biến dạng đối với đất nền, làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình
thường của công trình bên trên, do đó trong những trường hợp cần thiết, cũng
phải xét tới một cách thích đáng.

Trong công trình dâng nước có thể hình thành dòng thấm dưới nền công
trình hoặc trong bản thân công trình do độ chênh lệch cột nước giữa thượng
lưu và hạ lưu công trình gây ra, do đó áp lực thấm được hình thành, có khả
năng phá hoại cơ học bởi dòng thấm gây ra. Do đó việc xác định về dòng
thấm trong nền và trong bản thân công trình là nội dung không thể thiếu được
trong những trường hợp nhất định, khi thiết kế các công trình thủy lợi dâng
nước.
Khi vận dụng các phương pháp tính toán để xét sự ổn định về cường độ
và biến dạng của nền, cần phải xét tới đặc điểm của các công trình thủy lợi
dâng nước để có những điều chỉnh và cách giải quyết thích hợp.
Nói chung móng các công trình thủy lợi dâng nước thường có tỷ số giữa
chiều dài và chiều rộng lớn, do đó trạng thái ứng suất và biến dạng sinh ra
trong nền công trình thuộc bài toán phẳng. Theo quy định của QP 20-64, khi
tỷ số đó lớn hơn 3 thì được coi là bài toán phẳng, đây là cách giải quyết gần
đúng vì sai số nằm trong phạm vi cho phép.
Trước khi kiểm tra cường độ của nền và ổn định công trình, cần phải dự
đoán trước khả năng xảy ra hình thức mất ổn định về cường độ của nền.


1.2.2 Theo kết quả nghiên cứu của Th.S Võ Ngọc Hà:
Khi nghiên cứu các công trình đã xây dựng trong thực tế trong địa bàn
tỉnh Tiền Giang, tác giả đã đưa ra các đúc kết sau :
1.2.2.1 Đặc điểm của các công trình:
Đê dùng để ngăn lũ, chống triều cường, thường không giống với các công
trình đất đắp khác như nền đường, đập đất của hồ chứa …ở một số điểm sau:
Vị trí xây dựng bắt buộc phải chọn theo yêu cầu ngăn mặn, chống lũ bất
chấp đất nền nơi đó không thuận lợi; vật liệu đắp thøng khai thác tại nơi gần
với tuyến đê (như dùng đất đào kênh kế bên để đắp). Điều này mang đến
nhiều yếu tố bất lợi trong thiết kế đê. Cụ thể là các tuyến đê bao thường chọn
bám theo các tuyến kênh với suy nghó ban đầu dùng đất đào kênh để đắp đê

bao, nhưng đặc điểm là tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long có hệ thống kênh
rạch chằng chịt : có thể tại vị trí này là ruộng nhưng trước đây từng là rạch,
đầm trũng …Tuyến đê bám theo kênh rất dễ gặp vùng đất yếu, không an toàn
cho khối đất đắp.
Đập ngăn mặn đắp bằng cách đổ đất vào trong nước không đầm nén .
Nền của đê đập thường là đất trầm tích sét mềm yếu. Trong điều kiện về
kinh phí của địa phương không thể đáp ứng với các giải pháp xử lý nền đòi
hỏi kỹ thuật và nhiều chi phí. Việc nén trước để cố kết đất cũng khó có thể
thực hiện được vì tuyến đê thường khá dài và yêu cầu thời gian thi công khá
khẩn trương, nên hầu hết công trình đắp trực tiếp trên nền đất yếu không xử
lý.
Biện pháp thi công thường dùng xáng cạp hay máy đào bánh xích.
Thường kết hợp việc đào kênh tiêu nước để lấy đất làm vật liệu đắp. Vật liệu
đất đắp tại chỗ thay đổi theo từng vị trí khai thác, đất nền cũng thay đổi mỗi
chỗ mỗi khác, do đó việc lựa chọn giải pháp thi công phù hợp là vấn đề cần
nghiên cứu.
Thường xảy ra các sự cố như sạt lở, trượt trồi phải đắp lại nhiều lần.
Ởnhững nơi nền rất mềm yếu khi đắp thường xảy ra hiện tượng lún chìm khối
đất vào trong đất nền nếu càng đắp thì sự chìm lún càng nhiều và dẫn đến sự
trượt sâu.


1.2.2.2 Sự ổn định của nền đất yếu dưới các công trình đắp, qua các theo dõi
các công trình đã thi công, nền có thể phá hoại theo các dạng sau:
* Trường hợp nền có lớp đất rất yếu ( đất bùn, sét ở trạng thái chảy ) xuất
hiện ngay trên mặt đất tự nhiên, khi không còn chịu được lớp đất đắp bên
trên, nếu tiếp tục đắp cao thì đất đắp lún chìm lẫn vào trong đất nền. Càng
đắp càng bị lún chìm , cao trình khối đất đắp không nâng thêm. Đến một lúc
nào đó tải trọng khối đất đắp vượt quá khả năng chịu tải giới hạn của lớp đất
nền yếu gây ra phá hoại đất nền thành cung trượt. Khối đất đắp trượt sâu vào

trong nền và đẩy đất nền phình trồi về một bên.
* Nếu ngay dưới nền đất yếu có một lớp đất tương đối tốt hơn nhưng
không dày lắm ( thường từ 0,5m đến 1,5m ) tạo nên một lớp đệm có tác dụng
như một bản móng tự nhiên có độ bền chịu được tải của khối đắp với chiều
cao nhất định mà không xảy ra hiện tượng lún chìm.
1.2.2.3 Trong việc xác định chiều cao đắp thỏa mãn điều kiện ổn định của đất
nền theo tải trọng an toàn :
Khối đất không bị mất ổn định về nền như lún chìm hay trượt khi thỏa
chiều cao đắp Hat thỏa điều kiện về tải trọng an toàn : γ đ .H at ≤ π.C u , chiều
π.C u
cao đất đắp an toàn chỉ có thể đạt được là : H at =
(1.27)
γđ
Trên cơ sở thí nghiệm xác định thông số sức chống cắt của đất yếu dạng
bùn sét ở Tiền Giang có chỉ tiêu tính toán Cu = 0,112 Kg/cm2 và đất đắp ở
trạng thái quá ẩm chỉ đạt hệ số đầm nén K = 0,9 từ kết quả đầm nện Proctor
mẩu đất đắp, chọn dung trọng tính toán của đất đắp là γđ =1,75 T/m3.
Hat = 2,01m
và trong thực tế với H < 2m khối đắp ổn định hoàn toàn .
1.2.2.4 Khi đánh giá mức độ lún chìm khi thi công khối đất đắp tiếp xúc trực
tiếp lên lớp đất nền mềm yếu đồng nhất:
Chiều cao giới hạn Hgh xác định theo biểu thức H gh =

( π + 2).C u
và đi đến
γđ

kết luận rằng: Trong thực tế do đất nền quá yếu, độ bền kết cấu của lớp đất
quá nhỏ, mặc dù chiều cao khối đất đắp có lớn hơn Hat nhưng chưa đạt đến
mức giới hạn phá hoại Hgh thì bắt đầu có hiện tượng lún chìm đất đắp vào

trong đất nền một độ sâu hc. Hiện tượng này chưa phải là sự phá hoại do hình


thành cung trượt sâu dưới nền mà mới chỉ là sự phá hoại tức thời tại mặt tiếp
xúc.
Khi đó hình thành sự cân bằng mới:
(1.28)
γ đ .H = ( π + 2).C u + γ n .h c
Chiều sâu lún chìm hc được xác định:
( γ .H − 5,14.C u )
hc = đ
γn

(1.29)

Giá trị hc tăng dần nếu chiều cao đắp biến thiên trong khoảng giới hạn (
Hat , Hgh ). Điều này có ý nghóa là nếu đắp cao hơn Hat thì càng đắp thêm độ
lún chìm càng tăng nhưng chỉ đến giới hạn Hgh , vì vượt quá giới hạn này hiện
tượng phá hoại nền hoàn toàn sẽ xảy ra, khối đắp nền sẽ bị trượt sâu theo
cung trượt.
Kết quả này phù hợp với thực tế vì có các trường hợp đắp thêm mà cao
trình đê, đập không nâng lên được và nếu cố đắp tiếp thì công trình xảy ra
hiện tượng bị phá hoại do trượt sâu.
1.2.2.5 nh hưởng do lớp đất có đặc điểm cơ lý tốt hơn có bề dày không lớn
nằm trên lớp đất yếu:
Đặc điểm địa chất ở khu vực thường gặp trường hợp, ngay trên mặt đất tự
nhiên có một lớp đất có khả năng chịu lực tốt hơn, chiều dày không lớn chỉ từ
1 đến 2m phủ lên lớp đất yếu. Lớp này có trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng
và cũng có đặc trưng dức chống cắt lớn hơn lớp bên dưới ( Cu thường lớn hơn
1,5 lần ). Nhờ lớp đất bên trên có độ bền kết cấu tương đối tốt, có tác dụng

như một móng bè nên hạn chế được sự chìm lún của khối đất đắp vào trong
đất nền.
Tải trọng an toàn trên mặt lớp I với CIu :
I
(1.30)
q at = π.C I u
Khối đắp căn cứ theo qatI chưa làm lớp I bị phá hoại nếu như tải trọng
tương ứng chưa làm lớp II ( đất yếu bên dưới ) phá hoại.
So sánh với qghII:
II
II
(1.31)
q gh = ( π + 2).C u
Neáu q at < q gh
I

II

hay π.C u < ( π + 2).C u
I

II

thì có thể đắp cao đến HatI mà

hoàn toàn không có sự mất ổn định xảy ra khi đắp.
I
II
Nếu q at >q gh thì HatI > HghII, lúc đó chỉ nên chọn chiều cao đắp tối đa là:
II

( π + 2).C u
II
(1.32)
H gh =
γñ


Việc so sánh với tải trọng giới hạn qghII của lớp đất yếu bên dưới để phán
đoán chiều cao đắp tối đa cho nền phân lớp có thể chấp nhận, vì theo nghiên
cứu của Meyerhof và Hanna như sau:
Đối với móng đặt trên nền có 2 lớp có các chỉ tiêu:
(1.33)
CuI > CuII
Thì giá trị sức chịu tải giới hạn chung qgh của nền sẽ biến thiên tuyến tính
theo tỷ số H/B ( tỷ số giữa độ sâu lớp đất thứ I và bề rộng móng ).
Và khi đó:
(1.34)
qghII< qgh < qghI
Giá trị qgh xác định theo biểu thức:
B II
B 2C .H
q gh = [1 + 0,2. .C u .N c + (1 + ). a ]
L
L
B

trong đó:
B: bề rộng móng.
L: chiều dài móng.
Nc: hệ số công thức tính qgh của Terzaghi.

trường hợp này với ϕu = 0 lấy Nc = 5,14.
CuII : lực dính không thoát nước của lớp đất yếu bên dưới.
II
Cu
Ca: phụ thuộc vào tỷ số
I
Cu

(1.35)



PHẦN II

NGHIÊN CỨU
ĐI SÂU PHÁT TRIỂN


CHƯƠNG 2 :

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH THÀNH TẠO
ĐẤT YẾU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.1- KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
2.1.1Vị trí địa lý , địa hình , địa mạo :
Đồng bằng sông Cửu Long ( Mekong Delta ) là vùng châu thổ nằm cuối
lưu vực sông Mekong, được giới hạn bởi phía Bắc là biên giới Việt Nam Campuchia, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam và Đông là Biển
Đông, phía Tây là Vịnh Thái Lan. Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích tự
nhiên 3.900.000 hecta, bao gồm 12 tỉnh thành là Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Đồng Tháp, Vónh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên

Giang và An Giang.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình khá bằng phẳng, cao độ phổ biến
từ +0,3 đến +0,4 mét trên mực nước biển (theo hệ thống cao độ Mũi Nai) trừ
một số ngọn núi ở tỉnh An Giang và Kiên Giang. Ngoài ra còn có một số khu
vực cao cục bộ và được phân thành 3 khu vực:
Thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam – Campuchia có cao độ từ +2,0 đến
+5,0 mét .
Dọc theo sông Tiền và sông Hậu có cao độ từ +1,0 đến +3,0 mét.
Các khu vự ngập lũ của sông Tiền , sông Hậu và các vùng ngập triều ven
biển có cao độ từ +3,0 đến +1,5 mét .
Do sự bồi đắp và lắng đọng của phù sa sông, biển đã tạo cho đồng bằng
Sông Cửu Long có địa thế cao ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven biển. Nhưng
những vùng xa sông chính, xa biển nằm sâu trong đất liền thì thấp và trũng.
2.1.2 Khí hậu khí tượng:
Đồng bằng sông Cửu Long Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có nhiệt độ trung bình là 27 0 C.
Lượng mưa bình quân khá lớn từ 1.200 đến 2.400 mm / năm. Hằng năm,
có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo gió Tây Nam,
khí hậu ẩm ướt, mùa khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau mang theo gió
mùa Đông Bắc. Mưa ở đồng bằng Sông Cửu Long phân bố không đều theo
không gian và thời gian, vùng phía Tây có lượng mưa lớn nhất từ 1800 đến
2000mm/năm, vùng trung tâm đồng bằng kéo dài từ Châu Đốc - Long Xuyên


- Cao Lãnh - Trà Vinh - Gò Công là có lượng mưa nhỏ nhất từ 1200 đến
1400mm/năm.
Về thời gian mưa, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phân bố không đều trong
năm, khoảng 90% lượng mưa tập trung trong các tháng mùa mưa, lượng mưa
trong mùa khô chỉ chiếm 10%. Các tháng 1,2,3 hầu như không có mưa.
Lượng bốc hơi đo bằng ống Picher ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng

900 đến 1300 mm.
Độ ẩm tương đối ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 80 % vào mùa mưa
và khoảng 60 % vào mùa khô.
Tóm lại: đặc điểm bất lợi nhất về điều kiện khi hậu có ảnh hưởng đến công
tác xây dựng thủy lợi của vùng nghiên cứu là sự phân bố mưa theo mùa. Thời
gian thuận lợi để xây dựng công trình đắp như đê, đập, đào móng cống là từ
tháng 1 đến tháng 4, vì thời gian này không có mưa hoặc mưa ít và chưa đều.
2.1.3 Chế độ thủy văn:
Chế độ thủy văn ở đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng rất lớn của
dòng chảy sông Mekong, thủy triều Biển Đông, thủy triều Vịnh Thái Lan và
chế độ mưa của từng tiểu vùng.
Sông Mêkong có diện tích lưu vực 795.000 km2, tổng lương nước hằng năm
450 tỷ m3, lưu lượng bình quân năm khoảng 14.000 m3/s. Dòng chảy của sông
Mêkong có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa kiệt. Ở thượng lưu sông Mêkong
mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Nhờ sự điều tiết của Biển
Hồ nên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long lũ chậm hơn 1 tháng và kéo dài hơn
với dạng lũ bẹt.
Hằng năm Đồng Bằng Sông Cửu Long bị nước lũ sông Mêkong chảy về
gây ngập lụt cho phần phía bắc của đồng bằng. Nước lũ truyền vào đồng bằng
theo các kênh rạch nối với Sông Tiền, Sông Hậu và từ phía bắc tràn vào theo
biên giới Việt Nam - Campuchia. Thông thường vào cuối tháng 7 đầu tháng 8
nước lũ bắt đầu gây ngập và đạt đỉnh lũ cao nhất vào cuối tháng 9, đầu tháng
10. Diện tích ngập lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 1.400.000 hecta,
tùy từng nơi thời gian ngập lũ từ 2 tháng đến 5 tháng.
Ngay từ cuối tháng 7, khi mực nước Tân Châu còn thấp (xấp xỉ +3,00m),
nhưng nếu gặp triều cường, nước lũ bị dồn ứ sẽ gây ngập ở các nơi gần sông
và các vùng trũng như đã diễn ra vào năm 1978, 1984.
Cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, mực nước ở thượng nguồn các trạm tăng
dần, nước lũ bắt đầu tràn qua biên giới Campuchia tràn vào Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Vùng càng xa Sông Tiền lũ lên càng chậm, điển hình như mực

nước trên sông Vàm Cỏ vẫn còn ở mức thấp.


Cuối tháng 9, lượng nước tràn qua biên giới vào Đồng Bằng Sông Cửu
Long càng nhiều, nhất là vào những năm lũ lớn. Mực nước khu phía bắc kênh
Tân Thành – Lò Gạch từ Cái Cái đến Sông Tiền cao hơn mực nước Tân
Châu.
Cuối tháng 10 đầu tháng 11, nước lũ thoát mạnh về phía Sông Tiền qua đoạn
Cao Lãnh – Cổ Cò, sông Vàm Cỏ qua các kênh 28 và Sông Trăng.
Tuỳ cường suất lũ hằng năm mà mức độ ngập sâu của vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long khác nhau, nhừng nhìn chung mức độ ngập sâu giảm dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam.
Bảng 2.1 Bảng cao độ mực nước cực đại tại một số nơi của một số trận lũ

Tên trạm
Vị trí
Năm 1978 1984 1991
Tân Châu Sông Tiền
4,94
4,96 4,80
Mộc Hóa Vàm Cỏ Tây
2,93
2,60 2,70
Tân An
Vàm Cỏ Đông
1,55
*
1,27

1994

4,67
2,73
1,50

1996
5,04
2,79
1,67

Căn cứ vào cao độ mực nước đỉnh lũ, có thể tạm phân chia các khu vực
ngập lũ theo độ sâu ngập lũ kể từ mặt đất tự nhiên như sau:
Bảng 2.2 Bảng phân loại độ sâu ngập lũ:

Loại ngập lũ
Nông
Vừa
Sâu vừa
Sâu
Độ sâu ngập lũ (m) 0,5 - 1,0 1,0 - 2,0 2,0 - 3,0 3,0 - 3,5

Rất sâu
> 3,5

Số liệu thống kê liên tục từ năm 1931 đến 1996 cho thấy:
- Chu kỳ lũ nhỏ (mực nước Hmax < 4m) là 8 năm.
- Chu kỳ lũ vừa (mực nước Hmax = 4 - 4,5m) là 2 năm.
- Chu kỳ lũ lớn (mực nước Hmax > 4,5m) là từ 2 đến 3 năm.
Mùa kiệt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 6, trong mùa
kiệt lưu lượng sông Mêkong giảm dần, lưu lượng nhỏ nhất thường rơi vào
tháng 4 ( có năm lưu lượng kiệt chỉ còn khoảng 2000m3/s ). Điều này làm hạn

chế khả năng cung cấp nước ngọt và làm cho mặn xâm nhập sâu hơn vào
đồng bằng. Nhưng riêng về thời đoạn chọn để lấn dòng, ngăn dòng là vào
khoảng cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 5.

* Thủy triều :


Gần như toàn bộ diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng
mạnh của thủy triều Biển Đông theo các Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,
Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Mỹ Thanh, Sông Gành Hào, Sông Bồ Đề và các
sông rạch nối thông với các sông này. Thủy triều Vịnh Thái Lan theo các
sông ng Đốc, Sông Cái Lớn và các sông, rạch khác truyền mặn vào nội
đồng, làm ảnh hưởng đến một vùng đất rộng lớn ở phía Tây Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Thủy triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều, có biên độ triều lớn. Ở
khu vực ven biển và cửa sông có biên độ từ 2 đến 3,5m. Thủy triều ở Vịnh
Thái Lan theo chế độ nhật triều không đều, ở khu ven biển và cửa sông có
biên độ 0,7 đến 1,1m. Vào sâu trong đồng, biên độ triều giảm mạnh và do
thủy triều truyền vào theo nhiều hướng khác nhau, tạo nên các khu vực giáp
triều, tại đây có biên độ triều rất nhỏ như trung tâm Đồng Tháp Mười, trung
tâm Tứ Giác Long Xuyên, trung tâm Bán Đảo Cà Mau. Ở những vùng này
vào mùa khô có biên độ từ 0,3 đến 0,5m, trong mùa mưa dưới 0,3m.
* Chất lượng nước:
Nước ngầm:
Do địa hình trũng ở vùng Đồng Tháp Mười , đa phần bị ngập nước thường
xuyên, phần còn lại cao độ cũng xấp xỉ 2 mét, nên mực nước ngầm ở gần mặt
đất, dao động theo mùa, làm đất thường xuyên bão hoà, gây khó khăn cho
công tác đất khi thi công công trình. Nhiều nơi nước nhiễm phèn, nhiễm
mặn, gây xâm thực và ăn mòn các công trình bằng béton. Đặc biệt đất nhiễm
phèn, nhiễm mặn khi được ngọt hóa trong quá trình khai thác có tính năng cơ

học giảm, có thể ảnh hưởng không tốt đến độ bền và độ ổn định công trình,
trong đó có các công trình đê đập.
Tầng nước ngầm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể phân chia thành các
khu vực khác nhau, căn cứ vào độ khoáng hóa như sau:
- Khu vực nước ngầm có hàm lượng khoáng hóa cao > 3,0 g/l. Phân bố
phía Đông, hầu như bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển lấn vào
mùa kiệt.
- Khu vực nước ngầm có tổng độ khoáng hoá từ 1 – 3g/l. Phân bồ rộng
rãi ở phía Tây Đồng Tháp Mười từ Nam Mỹ An đến Bắc Hồng Ngự.
Nước ngầm khu vực này cũng bị nhiễm mặn và bị chua.
- Khu vực nước ngầm có tổng độ khoáng hóa từ 0,5 – 1,0 g/l. Phân bố ở
vùng trung tâm. Nước bị chua nhưng không bị nhiễm mặn.


- Khu vực nước ngầm có tổng độ khoáng hóa nhỏ hơn 0,5 g/l. Phân bố
thành một dãy hẹp ở phía bắc vùng, xung quanh thi trấn Xa Rài. Nước
có chất lượng khá tốt.
Nhìn chung, ngoài khu vực 4 nêu trên, nước dưới đất có thể uống được tìm
thấy khá sâu, trong các tầng cát- cuội sỏi của các trầm tích cổ nhưng phải
qua xử lý mới có thể sử dụng được.
Nước mặn:
Sự thâm nhập của thủy triều kéo theo sự thâm nhập của nước biển vào
nội đồng. Trong mùa mưa, nhờ có lượng nước nguồn phong phú nên ranh giới
mặn bị đẩy lùi ra gần đến bờ biển. Trong mùa khô lượng nước ngọt giảm nên
mặn lấn sâu vào trong nội đồng. Thời kỳ xâm nhập mặn lâu nhất là vào tháng
4 và đầu tháng 5.
Sự xâm nhập của thủy triều kéo theo sự xâm nhập của nước biển vào nội
đồng. Trong mùa mưa, nhờ có lượng nước nguồn phong phú nên ranh giới
mặn bị đẩy lùi ra gần đến bờ biển. Trong mùa khô lưu lượng nước ngọt giảm
nên mặn lấn sâu vào nội đồng. Thời kỳ mặn xâm nhập sâu nhất là vào tháng

4 và đầu tháng 5.
Sự xâm nhập mặn trên các dòng sông chính phụ thuộc chủ yếu là lượng
nước ngọt từ thượng nguồn các sông đổ về, nhưng sự xâm nhập mặn ở vùng
Bán Đảo Cà Mau lại phụ thuộc vào lượng mưa trong đồng. Vào các tháng 68, lượng mưa lớn nên ranh giới mặn bị đẩy lùi gần đến biển, nhưng từ tháng
11 đến tháng 5 năm sau, mặn lại lấn sâu vào nội đồng làm thiếu nước ngọt
nghiêm trọng cho sinh hoạt và sản xuất.
Nước chua:
Vào đầu mùa mưa, nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm
chua với độ pH = 2 – 5. Thời gian bị chua từ tháng 5 đến tháng 6, cá biệt có
nơi đến tháng 8, 9. Diện tích bị chua tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp Mười,
Tứ Giác Long Xuyên, Bán Đảo Caø Mau.


×