Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ TÍNH CHỈ SỐ
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2018


iii

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8
5. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 9
6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ................... 11


1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chất lượng cuộc sống ............................... 11
1.1.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu chất lượng cuộc sống ............................... 11
1.1.2. Một số tranh luận xung quanh khái niệm chất lượng cuộc sống .............. 15
1.1.2.1. Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống ................................... 16
1.1.2.2. Các thành phần của khái niệm chất lượng cuộc sống ........................ 19
1.1.3. Một số đo lường chất lượng cuộc sống của các tổ chức quốc tế và quốc gia
trên thế giới ............................................................................................ 24
1.2. Khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ................................... 31
1.2.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam ... 32
1.2.2. Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ...................... 34
1.2.3. Đề xuất khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ...................... 37
1.2.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ................................... 37
1.2.3.2. Các thành phần của chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ..................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 45


iv

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM .................................................................................. 46
2.1. Một số vấn đề chung về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng
cuộc sống .............................................................................................................. 46
2.1.1. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống ... 46
2.1.2. Một số yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường
chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ........................................................... 50
2.1.2.1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống
ở Việt Nam ....................................................................................... 50
2.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng
cuộc sống ở Việt Nam ...................................................................... 50
2.1.3. Các tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống .. 52

2.1.4. Qui trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc
sống ........................................................................................................ 54
2.2. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam . 55
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế................................................ 55
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản ......... 58
2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục............................................................ 60
2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe .................. 63
2.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ gia đình ............................................... 66
2.2.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động
văn hóa, giải trí ...................................................................................... 68
2.2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện môi trường tự nhiên ........................... 70
2.2.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường xã hội ............................................. 72
2.2.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản trị............................................................. 74
2.2.10. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quyền chính trị................................................ 76
2.2.11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng với cuộc sống ............................... 78
2.2.12. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống ................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 84


v

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM ................................................................... 86
3.1. Tổng quan về các phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp ....................... 86
3.1.1. Khái niệm và ưu, nhược điểm của chỉ số tổng hợp .................................. 86
3.1.2. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp .......................................................... 88
3.1.3. Lựa chọn phương pháp tính chỉ số tổng hợp ........................................... 89
3.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ... 93
3.2.1. Chuẩn hóa dữ liệu .................................................................................. 93
3.2.2. Xác định trọng số.................................................................................... 97

3.2.3. Xác định phương pháp tổng hợp ........................................................... 101
3.3. Tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ...... 104
3.3.1. Kết quả tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 104
3.3.2. Một số vấn đề rút ra từ kết quả tính thử nghiệm .................................... 118
3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp xây dựng và tính chỉ số
tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam ...................................................... 119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 122
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 124
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ....................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 127
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 134


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh

Tiếng Việt

AHP

Analytic Hierarchy Processes

Phân tích thứ bậc

BAP

Budget Allocation Processes


Quy trình phân bổ ngân sách

CECODES

Center for Community Support Trung tâm nghiên cứu phát
triển hỗ trợ cộng đồng
Development Studies
Chất lượng cuộc sống

CLCS
EIU

Economist Intelligence Unit

Cơ quan Tình báo Kinh tế

FA

Factor Analysis

Phân tích nhân tố

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GHI


Green and Happiness Index

Chỉ số Hạnh phúc và Xanh

GNH

Gross National Happiness

Tổng hạnh phúc quốc gia

HDI

Human Development Index

Chỉ số Phát triển con người

HPI

Happy Planet Index

Chỉ số Hành tinh hạnh phúc

IMR

Infant Mortality Rate

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1
tuổi

KTXH


Kinh tế xã hội

MCA

Multi-Criteria Analysis

Phân tích đa tiêu chí

MQL

Malaysia Quality of Life

Chỉ số chất lượng cuộc sống
của Malaysia

NEF

New Economics Foundation

Quỹ Kinh tế mới

OECD

Organisation for
Co-operation
Development

Economic Tổ chức hợp tác và phát triển
and kinh tế



vii

Tiếng Anh

Tiếng Việt

PAPI

Provincial Governance and Chỉ số Hiệu quả quản trị và
Public
Administration hành chính công
Performance Index

PCA

Principal Component Analysis Phân tích thành phần chính

SDGs

Sustainable
Goals

SIPAS

Satisfaction Index of Public Chỉ số hài lòng về sự phục vụ
Administrative Services
hành chính


UNDP

United Nation Development Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc
Programme

VSDGI

Vietnam
Sustainable Danh mục chỉ tiêu thống kê
Development Goal Indicators phát triển bền vững của Việt
Nam

WHI

World Happiness index

Chỉ số Hạnh phúc thế giới

WHO

World Health Organisation

Tổ chức Y tế Thế giới

Development Mục tiêu phát triển bền vững


viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Ưu nhược điểm của các đo lường khách quan và đo lường chủ quan ......... 17
Bảng 1.2. Sự kết hợp các yếu tố chủ quan và khách quan trong đánh giá về CLCS .... 19
Bảng 1.3. Một số định nghĩa về chất lượng cuộc sống theo quan điểm đa chiều ......... 20
Bảng 1.4. Các lĩnh vực trọng tâm của CLCS theo quan điểm của một số học giả ....... 22
Bảng 1.5. Các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế
.................................................................................................................................. 26
Bảng 1.6. Các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các quốc gia trên
thế giới ...................................................................................................................... 29
Bảng 2.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam ............................ 80
Bảng 3.1. Khung giá trị của chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam ............................... 104
Bảng 3.2. Kết quả tính chỉ số riêng biệt ................................................................... 108
Bảng 3.3. Cơ cấu đặc điểm theo một số tiêu thức của các chuyên gia phỏng vấn ..... 112
Bảng 3.4. Điểm trung bình của các thành phần CLCS.............................................. 113
Bảng 3.5. Ma trận hệ số Sig của các so sánh cặp giá trị trung bình ........................... 114
Bảng 3.6. Trọng số của từng thành phần CLCS. ...................................................... 115
Bảng 3.7. Kết quả tính các chỉ số thành phần ........................................................... 116
Bảng 3.8. Kết quả tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam năm 2016
................................................................................................................................ 117


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. ................. 44
Hình 2.1. Tổng quan quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu. ........................................ 47
Hình 3.1. Sơ đồ lựa chọn phương pháp tốt nhất khi xây dựng chỉ số tổng hợp. .......... 92



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề chất lượng cuộc sống (CLCS) (tiếng anh là Quality of Life) và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con
người. Đây là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của
mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan
tâm. Năm 2009, Ủy ban Đo lường hiệu quả kinh tế và tiến bộ xã hội bao gồm 22 chuyên
gia kinh tế và khoa học xã hội dưới sự điều hành của giáo sư Joseph Stiglitz, Nobel kinh
tế 2001, đã trình lên tổng thống Pháp một bản báo cáo hơn 300 trang về “Đo lường hiệu
quả kinh tế và tiến bộ xã hội”, được gọi tắt là báo cáo Stiglitz. Theo báo cáo này, mọi
người trong xã hội không được hưởng những thành tựu kinh tế như nhau. Do đó song
song với chỉ số tăng trưởng GDP, vốn được sử dụng để đo lường của cải mà một quốc
gia tạo ra trong năm, Ủy ban Stiglitz đề nghị một vài chỉ số khác chú trọng nhiều hơn
đến chất lượng đời sống và hạnh phúc con người, cũng như đến khả năng một nền kinh
tế duy trì được mức hạnh phúc đó một cách lâu dài. Theo đó, một chính phủ nên có hai
loại chỉ số, một chỉ số thuần túy kinh tế và bên cạnh đó là chỉ số chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, không phải đến lúc này, vấn đề CLCS mới được đặt ra. Trên thực tế,
đây là vấn đề đã được thảo luận từ rất lâu. Theo Hagerty và cộng sự (2001), Plato và
Aristotle (384-322 trước Công nguyên) đã từng đề cập tới “good life - cuộc sống tốt” và
các chính sách công nhằm nuôi dưỡng nó. Theo Massam (2002), vào những năm 1930,
các nhà nghiên cứu bắt đầu có mối quan tâm thực sự đến chủ đề này. Các khái niệm, các
phép đo lường hay các cuộc điều tra liên quan đến CLCS được đưa ra. CLCS cũng đã
đi vào chương trình nghị sự mang tính chính trị. Năm 1933, nhà xã hội học William
Ogburns đã đưa ra một báo cáo hai tập “Recent Social Trends” trình bày về các xu hướng
xã hội thời bấy giờ - trong đó có vấn đề về CLCS. Đây là một sự kiện đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy phong trào các chỉ tiêu xã hội (The Social Indicators
Movement) mà CLCS là một mối quan tâm lớn. Phong trào này đã phát triển ở Mỹ và

các quốc gia Scandinavia trong những năm 1960-1970 khi họ nhận thấy, chỉ riêng các
chỉ tiêu kinh tế là không đủ để phản ánh CLCS của người dân.
Cho đến những năm 1970, phong trào trở nên bùng nổ cùng với sự phát triển của
khoa học máy tính và sự hình thành các tạp chí chuyên ngành như Social Indicator
Research năm 1974. Nhiều năm sau, các nghiên cứu về CLCS đã phát triển nhanh chóng
với sự ủng hộ và chấp nhận của các chính phủ và cơ quan thuộc khu vực công khắp thế


2

giới nhằm xác định cách đo lường và so sánh sự thay đổi về CLCS giữa các cộng đồng,
các thành phố, vùng và các quốc gia.
Trong những năm qua, dựa trên nền những nghiên cứu về CLCS của các học giả
trên toàn thế giới, nhiều tổ chức quốc tế cũng như nhiều quốc gia đã đưa ra các quan
điểm, khái niệm hay định nghĩa khác nhau về CLCS, tùy thuộc vào trình độ phát triển,
quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Cùng với việc
xây dựng khái niệm về CLCS, các tổ chức quốc tế và các quốc gia cũng nghiên cứu và
xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS, mức độ hài lòng, hạnh phúc về cuộc
sống. Trên cơ sở các chỉ tiêu này, các tổ chức cũng như các quốc gia đã tính chỉ số tổng
hợp nhằm đánh giá CLCS của người dân, sự thay đổi CLCS qua thời gian hay so sánh
giữa các quốc gia, vùng, miền hay cộng đồng dân cư.
Các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế thường hướng đến việc so sánh, đánh giá
CLCS giữa các quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation - WHO)
xây dựng hai công cụ đo lường CLCS là WHOQOL-100 (gồm 100 chỉ báo) và
WHOQOL-BREF (gồm 26 chỉ báo rút gọn từ WHOQOL-100) được sử dụng ở nhiều
bối cảnh khác nhau mà vẫn cho phép so sánh kết quả giữa các tổng thể hoặc các quốc
gia. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation
and Development - OECD) đã tính chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn (Better Life Index)
phản ánh CLCS cho 35 quốc gia thành viên và một số đối tác chính như Brazil, Nga và
Nam Phi. Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) xây dựng ấn phẩm online “Chất lượng

cuộc sống ở châu Âu” (Quality of Life in Europe) nhằm cung cấp các số liệu thống kê
mới nhất về CLCS của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Cơ quan Tình báo Kinh
tế (The Economist Intelligence Unit - EIU) đã xây dựng chỉ số CLCS (Quality of life
index) dựa trên phương pháp kết nối kết quả các cuộc điều tra sự hài lòng mang tính chủ
quan với cuộc sống và các yếu tố mang tính khách quan về CLCS ở các quốc gia. Đến
năm 2013, chỉ số này được đổi tên thành Nơi được sinh ra (Where-to-be-born index),
cho biết liệu quốc gia nào sẽ cung cấp những cơ hội tốt nhất cho một cuộc sống lành
mạnh, an toàn và thịnh vượng trong những năm tới. Quỹ Kinh tế mới (New Economics
Foundation - NEF) sử dụng chỉ số Hành tinh hạnh phúc (The Happy Planet Index - HPI)
nhằm đo lường sự hạnh phúc bền vững và tác động của môi trường. Trong bối cảnh
hạnh phúc ngày càng được coi là một thước đo thích hợp của tiến bộ xã hội và mục tiêu
của chính sách công, Liên hợp quốc đã tính chỉ số Hạnh phúc thế giới (World Happiness
index - WHI). Đây mới chỉ là một số ít kết quả nghiên cứu về CLCS của các tổ chức
quốc tế.


3

Không chỉ các tổ chức quốc tế mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng nghiên cứu,
xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS và tính chỉ số tổng hợp phản ánh CLCS hay
những khái niệm tương tự như thế. Có những chỉ số khá nổi tiếng trên thế giới như chỉ
số Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness - GNH), đang được sử dụng bởi
chính phủ Bhutan, là một chỉ số đo lường CLCS hay tiến bộ xã hội dưới giác độ tâm lý
học và triết học. Nhiều quốc gia khác như Anh, Pháp, New Zealand, Canada… đều thực
hiện các cuộc điều tra định kỳ nhằm thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu về CLCS
ở quốc gia. Một số quốc gia lân cận với Việt Nam cũng đã nhiều năm nghiên cứu về
lĩnh vực này như chỉ số CLCS của Malaysia (Malaysia Quality of Life - MQL), chỉ số
Hạnh phúc và Xanh (Green and Happiness Index - GHI) của Thái Lan…
Sau nhiều năm theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế, càng ngày chúng ta càng nhận
thấy sự phát triển xã hội, phát triển con người phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế,

vấn đề phát triển con người, quyền con người, nâng cao CLCS đã đi vào chương trình
nghị sự quốc gia trong nhiều năm nay. Chiến lược Phát triển KTXH 2011-2020 nêu rõ
cam kết của chính phủ Việt Nam nhằm: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với
phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân.”
Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá một cách rõ ràng sự cải thiện của CLCS nếu
không có một khái niệm và các tiêu chí cụ thể. Trên thực tế, khái niệm về CLCS kế thừa
từ những thay đổi của chuẩn mực xã hội, trong khi xã hội luôn hướng tới việc thoả mãn
những nhu cầu ngày càng tốt hơn so với những gì xã hội đã thừa nhận. CLCS của người
dân được cải thiện không ngừng cho thấy sự thành công của các chính sách quản lý
KTXH. Vì vậy, nâng cao CLCS của người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với các
nhà quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Với họ, các câu hỏi thường nảy sinh là: “Làm thế
nào để nâng cao CLCS của người dân?” hay “Quốc gia nào/Địa phương nào có CLCS
tốt nhất?”
Cùng với nhiều quốc gia khác, Việt Nam đã được một số tổ chức quốc tế đánh giá
và xếp hạng CLCS. Theo EIU, năm 2013, CLCS ở Việt Nam đứng thứ 68 trên 80 quốc
gia được xếp hạng. Năm 2015, theo xếp hạng của website Numbeo.com, Việt Nam nằm
trong tốp 10 quốc gia có CLCS thấp nhất trên thế giới, sau cả Campuchia và Lào. Tuy
nhiên, theo xếp hạng của NEF về chỉ số HPI năm 2016, Việt Nam được xếp vào hàng
thứ năm trên thế giới. Sự khác biệt về thứ hạng này là do sự khác biệt về quan điểm
hạnh phúc hay CLCS cũng như tiêu chí đánh giá, nguồn số liệu... của các tổ chức. Nhưng
vấn đề đặt ra là, liệu các tiêu chí, các chỉ tiêu thống kê dùng để đánh giá đã hoàn toàn


4

phù hợp với điều kiện và bối cảnh KTXH của Việt Nam chưa hay liệu đã phản ánh chính
xác CLCS ở Việt Nam chưa?
Nhiều năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về CLCS được thực hiện trên thế giới.
Các nghiên cứu này đi từ việc xây dựng khái niệm CLCS đến việc đo lường CLCS và

so sánh, đánh giá CLCS. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu mang tính học thuật
về vấn đề này còn tương đối ít.
Liên quan đến khái niệm CLCS, đã có một số nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn
đề này. Nguyễn Thị Kim Thoa (2003) có bàn luận về khái niệm CLCS dựa trên cơ sở
tổng hợp nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau của các học giả trên thế giới. Tác giả đã
kết luận: “CLCS thể hiện ở mức sung túc về kinh tế, con người có giáo dục, sống khỏe
mạnh và trường thọ, được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội, nhân tạo an toàn, bình
đẳng và được tôn trọng”. Vũ Mạnh Cường (2011) quan niệm CLCS được thể hiện trên
bốn nội dung: (1) Phát triển con người, (2) Phát triển văn hóa, (3) Công bằng xã hội và
(4) Xóa đói giảm nghèo. Như vậy, nâng cao CLCS chính là xây dựng con người toàn
diện có đời sống văn hoá và tinh thần cao, phát huy những giá trị sống và đạo đức tốt
đẹp trong xã hội; là tăng chỉ số Phát triển con người (Human Development Index - HDI);
là giảm dần tình trạng đói nghèo; và thực hành công bằng xã hội. Năm 2012, hội thảo
khoa học “Chất lượng cuộc sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
kinh tế hiện nay” được tổ chức. Trình bày tại hội thảo, tác giả Nguyễn Hữu Nguyên
(2012) cho rằng, CLCS là tổng hòa của nhiều yếu tố trong đời sống vật chất và tinh thần
của con người, với ba nhóm chính gồm: (1) mức sống vật chất: ăn, ở, mặc, đi lại, điều
kiện và cường độ lao động… (2) mức sống tinh thần: trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng,
công bằng xã hội, hưởng thụ văn hóa, hưởng thụ giáo dục… và (3) môi trường sinh thái
tự nhiên: khí hậu, thời tiết, mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước, mặt đất, tiếng ồn…
Theo tác giả, cần khảo sát tất cả các nội dung trên mới đủ cơ sở để đánh giá về CLCS.
Tác giả Hồ Bá Thâm (2012) cũng đưa ra một số bàn luận về khái niệm CLCS, các tiêu
chí để đánh giá và kết luận có 11 nhân tố tác động đến CLCS. Tuy nhiên, những bài viết
trên mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở vấn đề chứ chưa bàn luận sâu vào cơ sở lý thuyết
và bối cảnh thực tế hình thành nên khái niệm.
Liên quan đến việc đo lường CLCS, ở Việt Nam hiện mới chỉ có một vài nghiên
cứu về CLCS của người cao tuổi và trẻ em.
Lê Hải Hà và cộng sự (2012) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xây dựng và
chuẩn hóa thang đo CLCS của người cao tuổi ở Việt Nam trong lĩnh vực y tế công cộng.
Nghiên cứu cho thấy, CLCS là một khái niệm trừu tượng, đa chiều trong đó tổng hợp

nhiều nhân tố khác nhau chứ không chỉ riêng mức sống. Bên cạnh đó, khái niệm CLCS


5

mang tính chủ quan cao do phụ thuộc vào cảm xúc của mỗi cá nhân. Từ kết quả nghiên
cứu định tính như tổng quan tư liệu, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu
đã xây dựng thang đo CLCS cho người cao tuổi ở Việt Nam trên cơ sở kế thừa có điều
chỉnh công cụ đo lường CLCS của WHO (WHOQOL-100), gồm 6 thành phần: (1) sức
khỏe thể chất, (2) tâm lý xã hội, (3) quan hệ xã hội, (4) môi trường, (5) niềm tin/tín ngưỡng
và (6) kinh tế. Tuy nhiên, kết quả phân tích nhân tố cho thấy, CLCS của người cao tuổi ở
Việt Nam phải được đo lường trong các khía cạnh: (1) sức khỏe thể chất, (2) tinh thần/mối
quan hệ/hỗ trợ trong sinh hoạt, (3) khả năng lao động, (4) môi trường sống, (5) tín
ngưỡng/tâm linh và (6) kinh tế.
Ngô Thanh Huệ, Lê Thị Mai Liên (2013) đã thực hiện một nghiên cứu về CLCS
của trẻ em từ 6-11 tuổi bằng cách tiếp cận tâm lý học. Một nghiên cứu thực nghiệm trên
165 trẻ em từ 6-11 tuổi và phụ huynh thông qua bảng hỏi đánh giá CLCS (AUQUEI và
KINDL-R) nhằm thu thập những đánh giá của trẻ và phụ huynh về những cảm nhận về
cuộc sống của trẻ. Nghiên cứu cũng bước đầu bàn luận những vấn đề về mặt lý thuyết
(khái niệm, nội hàm…) cũng như phương pháp nghiên cứu đối với chủ đề này dưới góc
nhìn của ngành tâm lý học. Theo đó, “CLCS của trẻ tương ứng với mức độ hài lòng của
trẻ trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống bao gồm sự thoải mái về mặt thể chất,
xã hội và tâm lý”. Kết quả bước đầu đã chỉ ra được những lĩnh vực quan trọng trong
nhận thức của trẻ về CLCS mà trẻ có, đó là: mối quan hệ gia đình, bạn bè, môi trường
trường lớp, các hoạt động vui chơi hoặc sở thích. Khía cạnh kinh tế không phải là nhân
tố quan trọng trong nhận thức của trẻ. Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về
việc xây dựng các bảng hỏi đánh giá CLCS trẻ em bằng tiếp cận tâm lý học.
Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu đề cập đến sự hạnh phúc, sự hài lòng với
cuộc sống. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Khoa học Lao động Xã hội và nhóm nghiên

cứu kinh tế phát triển thuộc trường Đại học Tổng hợp Copenhagen đã thực hiện một
nghiên cứu về “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam”, trong đó vấn đề hạnh phúc, sự
hài lòng của người dân nông thôn với CLCS đã được đề cập tới. Nghiên cứu này bắt đầu
từ năm 2002 và từ 2006 trở lại đây được thực hiện cứ 2 năm 1 lần. Trong lần gần nhất,
năm 2014, nghiên cứu thực hiện điều tra tại 3648 hộ gia đình ở nông thôn tại 12 tỉnh
trong cả nước. Kết quả điều tra cho thấy, 43,9% người được hỏi trả lời là có hạnh phúc
trong cuộc sống (năm 2012 tỷ lệ này là 49,3%). Bên cạnh đó, có mối quan hệ rõ ràng
giữa tình trạng nghèo đói và mức độ hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống vì những hộ giàu
thường có mức hài lòng cao hơn trong khi phần lớn hộ nghèo lại không hài lòng. Các
yếu tố tác động tới sự hài lòng của người dân nông thôn về cuộc sống được sắp xếp theo


6

trình tự từ cao đến thấp là (1) sức khỏe, (2) thu nhập, (3) cuộc sống ổn định, (4) kết hôn,
(5) có con, (6) nghề nghiệp, (7) có hàng xóm và bạn bè tốt và (8) tự do (CIEM, 2014).
Kết quả này cho thấy, quan niệm của người dân nông thôn Việt Nam về hạnh phúc khá
đơn giản. Điều này cũng xuất phát từ đặc điểm của người dân nông thôn là rất coi trọng
gia đình, cuộc sống gắn chặt với làng xã, ít va chạm với bên ngoài, có trình độ học vấn
thấp, thu nhập thấp, ít được bảo đảm an sinh xã hội. Đây là một nghiên cứu khá toàn
diện về đặc điểm của nông thôn cũng như cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam
trong những năm qua. Tuy nhiên, nghiên cứu đã không xem xét tới một bộ phận dân cư
thành thị đang ngày càng tăng. Mặt khác, việc đánh giá mức độ hạnh phúc hay hài lòng
với cuộc sống được thực hiện rất đơn giản, chỉ bằng câu hỏi có/không và yêu cầu xếp
hạng các yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc chứ chưa được thực hiện qua một thang đo
hoàn chỉnh.
Một trong những công trình nghiên cứu có qui mô lớn khác là đề án “Sự hài lòng
về cuộc sống” do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện vào năm 2011. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra
2400 đối tượng tại 8 xã và 6 phường của 4 tỉnh/thành phố là Hải Dương, Hà Nội, thành

phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Bảng hỏi sử dụng các câu hỏi với thang điểm Likert
5 bậc (1= hoàn toàn không hài lòng; 5= rất hài lòng). 22 khía cạnh của sự hài lòng cuộc
sống được đánh giá bao gồm: nghề nghiệp; việc làm; thu nhập; chi tiêu; học vấn; sức
khỏe; đời sống tinh thần; hôn nhân; số con mong muốn; học vấn của con; sức khỏe của
con; công ăn, việc làm của con; hôn nhân, gia đình của con; quan hệ cha mẹ - con cái,
loại nhà, kiểu nhà ở; diện tích nhà ở; tiện nghi gia đình; nước sinh hoạt; quan hệ hàng
xóm; an ninh, trật tự thôn xóm; vệ sinh thôn xóm và cơ sở hạ tầng.
Theo Hoàng Bá Thịnh (2012), bằng phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu đã rút
ra sự hài lòng với cuộc sống của người dân được thể hiện ở 4 thành phần: (1) sự hài lòng
về quan hệ gia đình, con cái; (2) sự hài lòng về cuộc sống của bản thân; (3) sự hài lòng
về điều kiện sinh hoạt của gia đình và (4) sự hài lòng về điều kiện sống nơi cư trú. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ hài lòng của người dân Việt Nam cao nhất
ở các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, con cái; mức độ hài lòng thấp nhất là về chi tiêu, học
vấn, thu nhập, cơ sở hạ tầng.
Cũng dựa trên dữ liệu của điều tra này, Dương Thị Thu Hương (2012) đã có một
nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh
thần. Bên cạnh phân tích tương quan và so sánh giá trị trung bình, tác giả xây dựng các
mô hình hồi quy đơn biến và đa biến nhằm tìm hiểu ảnh hưởng tác động của các biến
độc lập đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của người được hỏi. Kết quả cho thấy,


7

không có quá nhiều sự khác biệt hay chênh lệch về mức độ hài lòng về đời sống tinh
thần của những nhóm người khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội.
Tuy nhiên, yếu tố thực sự có tác động đáng kể đến mức độ hài lòng về đời sống tinh
thần chính là kinh tế của bản thân và gia đình (thu nhập, tài sản), đặc biệt là sự hài lòng
về thu nhập.
Đây là cuộc điều tra quy mô lớn đầu tiên về sự hài lòng của người dân về cuộc
sống ở Việt Nam. Tuy nhiên, cơ sở lý thuyết để xây dựng thang đo sự hài lòng về cuộc

sống chưa được nghiên cứu làm rõ. Các khía cạnh của sự hài lòng mới chỉ tập trung vào
các vấn đề hết sức cơ bản, có liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của người
dân và được đo lường đơn chiều qua một chỉ báo. Đây là một nhược điểm lớn của nghiên
cứu này.
Mặc dù những nghiên cứu về CLCS trên thế giới là rất phong phú và đa dạng,
nhưng những nghiên cứu về CLCS ở nước ta hiện còn rất hạn chế. CLCS của Việt Nam
mới chỉ được quốc tế đánh giá và so sánh trên bình diện thế giới. Ở tầm quốc gia, chúng
ta mới dừng lại ở những cuộc luận bàn, trao đổi về khái niệm. Một số nghiên cứu khác
mới chỉ xem xét một phần của CLCS như sự hài lòng với cuộc sống hay đo lường CLCS
của từng nhóm người riêng biệt như trẻ em, người cao tuổi dưới góc độ tâm lý học, y
tế... Bản thân khái niệm và nội hàm của khái niệm CLCS ở Việt Nam hiện chưa được
làm rõ. Chính vì khái niệm chưa rõ ràng nên việc đo lường và đánh giá CLCS ở Việt
Nam cũng mơ hồ, tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. Các chỉ tiêu đo
lường CLCS nằm rải rác và không có hệ thống nên không cho phép đánh giá một cách
toàn diện về CLCS. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu về CLCS ở Việt Nam.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn về mặt chính sách và khoảng trống nghiên cứu, việc
thực hiện luận án “Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng
cuộc sống ở Việt Nam” là hoàn toàn cần thiết. Luận án sẽ đáp ứng được về mặt lý luận
khi đề xuất được phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá CLCS ở Việt
Nam, đồng thời đáp ứng về mặt thực tiễn, khi là cơ sở thực hiện so sánh, đánh giá để
thấy được sự thay đổi, phát triển CLCS của người dân qua thời gian và không gian.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở xác định khung khái niệm về CLCS,
xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS và phương pháp tính chỉ số tổng
hợp CLCS nhằm phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội và hoạt động
so sánh, đánh giá CLCS ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận án phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:



8

-

Nghiên cứu về CLCS ở Việt Nam nên được thực hiện theo hướng nào?

-

Khái niệm CLCS ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Cấu trúc của khái niệm
CLCS bao gồm những thành phần gì?

-

Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam được xây dựng như thế
nào và sẽ bao gồm những chỉ tiêu gì?

-

Chỉ số tổng hợp CLCS được xây dựng theo phương pháp luận nào? Trọng số và
phương pháp tổng hợp chỉ số được xác định như thế nào?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là CLCS ở Việt Nam, hệ thống chỉ
tiêu thống kê đo lường CLCS và chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam.
Cụ thể hơn, phạm vi nghiên cứu về nội dung của luận án được xác định dựa trên
mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu như đã nêu. Trong đó, luận án sẽ tập trung
làm rõ cơ sở lý luận của CLCS để từ đó lựa chọn khái niệm CLCS phù hợp với bối cảnh
KTXH của Việt Nam hiện nay. Tiếp theo, luận án sẽ lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống
kê đo lường CLCS ở Việt Nam. Đây là cơ sở để luận án đề xuất phương pháp tính chỉ
số tổng hợp đánh giá CLCS.

Tuy nhiên, do CLCS là một chủ đề nghiên cứu lớn trong khi nguồn số liệu còn
nhiều hạn chế nên luận án chỉ giới hạn trong đo lường khía cạnh khách quan mà tạm
thời chưa xem xét đến việc đo lường khía cạnh chủ quan của CLCS.
Số liệu năm 2016 sẽ được thu thập nhằm phục vụ cho việc tính thử nghiệm chỉ số
tổng hợp CLCS ở cấp quốc gia.

4. Phương pháp nghiên cứu
Do đây là một trong những vấn đề mới, chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam
nên phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tổng quan tài liệu và phỏng vấn chuyên
gia được sử dụng xuyên suốt nhằm tìm hiểu, khám phá vấn đề.
Phương pháp tổng quan tài liệu được sử dụng nhằm tìm hiểu các lý luận cơ bản về
CLCS ở trong nước và trên thế giới, cụ thể: các cách tiếp cận nghiên cứu CLCS; các
quan điểm và các tranh luận xung quanh khái niệm CLCS; các thành phần của CLCS;
cách thức đo lường CLCS; hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS; phương pháp
tính chỉ số tổng hợp; …
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện thành hai giai đoạn.


9

Giai đoạn 1, song song với quá trình tổng quan tài liệu, tác giả thực hiện phỏng vấn
sâu 10 chuyên gia trong trong các lĩnh vực xã hội, dân số và phát triển, thống kê, nghiên
cứu chính sách… nhằm xác định hướng tiếp cận nghiên cứu CLCS; khái niệm CLCS cũng
như cấu trúc của khái niệm này ở Việt Nam. Ngoài ra, các vấn đề cơ bản liên quan đến đo
lường CLCS, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS và phương pháp tính
chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam cũng được tham vấn ý kiến chuyên gia.
Giai đoạn 2, áp dụng trong quá trình xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS ở
Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện nhằm xác định trọng số
cho các chỉ số thành phần của chỉ số tổng hợp CLCS. Do CLCS là vấn đề rộng, có liên
quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực nên tác giả đã gửi bảng hỏi (qua phiếu giấy

hoặc phiếu điện tử) tới hơn 100 chuyên gia là những nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà
quản lý, công chức, tư vấn chính sách… đang công tác ở các viện, trung tâm nghiên cứu,
trường đại học, các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế… Tuy nhiên, chỉ có 54 chuyên gia gửi
phản hồi trong đó có 02 ý kiến trả lời không hợp lệ. Phiếu phỏng vấn chuyên gia được
thiết kế bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Các câu hỏi đóng giúp cho việc tổng
hợp thông tin được dễ dàng, đảm bảo so sánh giữa các ý kiến trả lời. Các câu hỏi mở
giúp tác giả thu nhận thêm nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, giúp cho việc đánh giá
CLCS được chính xác hơn.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu
thập thông tin phục vụ cho việc tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS. Dữ liệu được
thu thập từ nhiều nguồn chính thức khác nhau như các cuộc điều tra thống kê, chế độ
báo cáo tổng hợp … của Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức
khác. Đây đều là những nguồn dữ liệu có uy tín để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy
của dữ liệu.
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu được áp dụng trong tính thử nghiệm chỉ
số tổng hợp CLCS bao gồm: phương pháp chuẩn hóa dữ liệu, phương pháp tính số trung
bình, phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê...
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá trong nghiên cứu sự
ảnh hưởng của các thành phần đến CLCS nói chung.

5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án được thực hiện với mong muốn lấp đầy một góc nhỏ trong khoảng trống
nghiên cứu lớn về CLCS ở Việt Nam. Những đóng góp tri thức mới của luận án về lý
luận bao gồm:


10

Thứ nhất, cơ sở lý luận về nghiên cứu và đo lường khái niệm CLCS ở Việt Nam
trong đó có xác định hướng tiếp cận nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết về CLCS

bao gồm khái niệm và cấu trúc của khái niệm đó.
Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam. Hệ thống này
được phân tổ theo các thành phần của khái niệm CLCS.
Thứ ba, phương pháp luận xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam.
Ngoài ra, luận án còn có đóng góp về mặt thực tiễn khi tính thử nghiệm chỉ số tổng
hợp CLCS ở Việt Nam năm 2016. Đây là nguồn tham khảo hữu ích cho việc hoạch định
chính sách nhằm nâng cao CLCS của người dân.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống
Chương 2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
Chương 3. Xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở
Việt Nam.


11

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Chất lượng cuộc sống là vấn đề đã được nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới. Tuy
nhiên, quan niệm thế nào là một cuộc sống có chất lượng tốt giữa các cá nhân, các xã
hội hay các nền văn hóa khác nhau là khác nhau. Điều này dẫn đến sự tồn tại của nhiều
khái niệm CLCS và khiến cho việc xác định các thành phần hay đặc tính cốt lõi của
CLCS thiếu thống nhất.
Chương này đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về CLCS thể hiện qua việc xem xét
các cách tiếp cận nghiên cứu CLCS ở trên thế giới, các tranh luận chủ yếu xoay quanh
khái niệm CLCS. Đây là cơ sở để lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu CLCS ở Việt Nam
nhằm xác định khái niệm cũng như các thành phần của khái niệm CLCS phù hợp với
đặc điểm KTXH của nước ta.


1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chất lượng cuộc sống
1.1.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu chất lượng cuộc sống
Theo Cobb (2000), để đo lường CLCS cần phải có một lý thuyết về những gì tạo
nên một cuộc sống tốt. Dưới quan điểm của triết học, có ba cách tiếp cận chủ yếu nhằm
xác định cuộc sống tốt (Brock, 1993, trích dẫn trong Diener & Suh, 1997, 189).
Cách thứ nhất mô tả đặc điểm của một cuộc sống tốt theo những ý tưởng chuẩn
mực dựa trên các hệ thống tôn giáo, triết học hoặc hệ thống khác. Cách tiếp cận này
không phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của con người hay việc thực hiện mong
muốn của họ. Đây cũng là cách tiếp cận CLCS có mối liên hệ rõ ràng nhất với các chỉ
tiêu xã hội truyền thống trong các ngành khoa học xã hội.
Cách tiếp cận thứ hai khi xác định cuộc sống tốt là dựa trên sự thỏa mãn các ưu
tiên. Trong điều kiện các nguồn lực có hạn, mọi người thường phải lựa chọn những gì
mà theo họ sẽ làm cho CLCS là tốt nhất và phù hợp với mong muốn cá nhân mỗi người.
Cách tiếp cận dựa trên sự lựa chọn này là cơ sở cho nhiều tư duy kinh tế hiện đại.
Cách tiếp cận thứ ba là dựa trên trải nghiệm của cá nhân. Theo cách tiếp cận này,
các yếu tố cảm xúc như niềm vui, hạnh phúc, sự mãn nguyện và sự hài lòng với cuộc
sống là quan trọng nhất. Do đó, cách tiếp cận thứ ba liên quan nhiều nhất đến sự hạnh
phúc chủ quan trong khoa học hành vi.


12

Trên cơ sở các cách tiếp cận tới cuộc sống tốt như vừa kể trên, có một số lý thuyết
khác nhau khi tiếp cận đánh giá CLCS. Tổng quan tài liệu cho thấy, đánh giá về CLCS
đã thay đổi từ cách tiếp cận kinh tế thuần túy cho đến cách tiếp cận đa chiều đa ngành.
Ban đầu, CLCS được đánh giá bằng cách tiếp cận kinh tế thuần túy dựa trên thuyết
vị lợi và được đo bằng một chỉ tiêu duy nhất là GDP bình quân đầu người. Cách tiếp cận
này cho rằng, mức thu nhập càng cao, mức độ hài lòng càng lớn và CLCS càng tốt. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của các chỉ tiêu xã hội, quan điểm này đã dần thay đổi.

Một nhận thức mới được hình thành, đó là: sự giàu có là một chỉ tiêu rất không đầy đủ
để phản ánh toàn bộ điều kiện sống của con người (Bognar, 2005). Trên thực tế, nếu
CLCS được xác định về mặt hình thành tài sản, chẳng hạn để tạo ra mức sống và các cơ
hội giáo dục thì quan điểm ban đầu có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, nếu CLCS được xác định
một cách chủ quan, liên quan đến cảm giác chung về sự tốt đẹp của cuộc sống thì sự
giàu có là chưa đủ để đánh giá.
Từ phong trào các chỉ tiêu xã hội trong những năm 1960, có hai cách tiếp cận
truyền thống trái ngược nhau về CLCS, đó là cách tiếp cận mức sống của người
Scandinavi hay còn gọi là cách tiếp cận khách quan và cách tiếp cận CLCS của người
Mỹ hay còn gọi là cách tiếp cận chủ quan.
Cách tiếp cận của người Scandinavi dựa trên các nguồn lực và điều kiện sống
khách quan. Trong đó, những đo lường nguồn lực thông dụng nhất là các chỉ tiêu tiền tệ
như thu nhập, chi tiêu. Các nguồn lực phi tiền tệ khác bao gồm các loại tài sản, khả năng
tiếp cận các dịch vụ công như y tế, giáo dục, điện, nước, đường bộ... Cách tiếp cận dựa
trên nguồn lực đối với các đo lường CLCS có thể phù hợp vì nó tôn trọng sự riêng tư,
để cho mỗi người được tự do sắp xếp nguồn lực của mình theo cách tốt nhất với họ. Tuy
nhiên, theo Alkire (2008), nhà kinh tế học Amartya Kumar Sen đã đưa ra một số lý do
giải thích việc xem xét CLCS chỉ dựa trên các nguồn lực có thể là không đủ vì nhiều
nguồn lực không thể đánh giá được về bản chất, chúng là công cụ cho các mục tiêu khác.
Tuy nhiên CLCS không chỉ phụ thuộc vào sự tồn tại của nguồn lực mà còn vào những
gì chúng cho phép con người làm và được làm. Ngoài ra, mỗi người tùy thuộc vào đặc
điểm riêng có của họ mà có những cách trải nghiệm cuộc sống, tận hưởng cuộc sống,
nhận ra giá trị của cuộc sống là khác nhau cho dù nguồn lực mà họ có tương tự nhau.
Cách tiếp cận CLCS của người Mỹ nhấn mạnh đến sự hạnh phúc chủ quan của cá
nhân như một kết quả cuối cùng của các điều kiện và quá trình. Trong những năm 1990,
các đo lường hạnh phúc chủ quan bắt nguồn từ khoa học hành vi ngày càng được chấp
nhận như một cách tiếp cận thay thế để giải thích về CLCS (Diener & Suh, 1997). Những
nghiên cứu về hạnh phúc chủ quan có nguồn gốc triết học từ chủ nghĩa vị lợi truyền



13

thống của Jeremy Bentham. Về cơ bản, thuyết vị lợi cho rằng, CLCS liên quan đến sự
thỏa mãn mong muốn của các cá nhân, khi đó một xã hội tốt được cho là đã mang lại sự
hài lòng tối đa hoặc những trải nghiệm tích cực cho công dân của mình (Cobb, 2000).
Sau này, thuyết vị lợi đã phát triển với nhiều nhánh khác nhau. Như Sirgy (2011) chỉ ra,
các đo lường hạnh phúc chủ quan được tiếp cận dựa trên lý thuyết lợi ích cá nhân, được
giải thích là đánh giá cá nhân về sự hài lòng với cuộc sống, đời sống xã hội, cuộc sống
gia đình và đời sống tinh thần của họ.
Trong những năm 1970, CLCS được xem xét theo cách tiếp cận nhu cầu cơ bản
dựa trên hệ thống nhu cầu theo cấp bậc của Maslow. Hệ thống nhu cầu của Maslow
(1943) ban đầu là một tháp gồm 5 cấp bậc, sau được hoàn thiện thành 7 cấp bậc vào năm
1970 và thành 8 cấp bậc vào năm 1990. Tư tưởng của lý thuyết này là người ta phải đáp
ứng các nhu cầu cơ bản ở mức thấp trước khi tiến tới đáp ứng nhu cầu phát triển ở mức
cao hơn. Khi những nhu cầu này đã được thỏa mãn hợp lý, người ta có thể đạt đến mức
cao nhất được gọi là tự hiện thực hóa. Lý thuyết nhu cầu cơ bản cho rằng, CLCS được
xác định là mức độ hài lòng với các nhu cầu theo thứ bậc của hầu hết các thành viên
trong một xã hội nhất định (Sirgy, 1986). Ventegodt và cộng sự (2003a) đánh giá, lý
thuyết về CLCS dựa trên các nhu cầu của Maslow là một lý thuyết phù hợp về CLCS.
Tuy vậy, nghiên cứu của Tay & Diener (2011) khi kiểm định lại lý thuyết của Maslow
đã chỉ ra rằng, nhu cầu phổ quát của con người dường như tồn tại bất kể sự khác biệt về
văn hoá, tuy nhiên, thứ tự của các nhu cầu trong hệ thống phân cấp là không chính xác.
Cũng liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người, Max-Neef (1992) lại có cách
nhìn nhận khác. Nhà khoa học này đã tổ chức các nhu cầu của con người vào một hệ
thống không phân cấp có tính sinh tồn và có giá trị, bao gồm: sự sống còn, sự bảo vệ,
tình cảm, sự hiểu biết, sự tham gia, giải trí, sự sáng tạo, danh tính và sự tự do. Mô hình
này thực chất là một hệ thống phân loại các nhu cầu của con người và là quá trình để
xác định các nhu cầu này được đáp ứng như thế nào. Theo Max-Neef (1992), các nhu
cầu là không đổi qua không gian và thời gian, sự khác biệt là cách mà những nhu cầu
này được thỏa mãn. Trong hệ thống này, các nhu cầu có mối liên hệ và tương tác với

nhau, nhiều nhu cầu được bổ sung và các nhu cầu khác nhau có thể được theo đuổi đồng
thời. Farley và cộng sự (2002) cho rằng, hệ thống này phản ánh thực tế tốt hơn so với
hệ thống phân cấp của Maslow, trong đó chúng ta chỉ theo đuổi những nhu cầu cao hơn
sau khi đáp ứng được những nhu cầu thấp hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm của MaxNeef, các nhu cầu là ít và hữu hạn. Điều này trái ngược với niềm tin thống trị ở các quốc
gia và các ý thức hệ rằng sự không ngừng tăng trưởng kinh tế là cách tốt nhất để đáp
ứng các nhu cầu của con người. Ma trận các nhu cầu cơ bản của Max-Neef đã được


14

Costanza và cộng sự (2007) áp dụng khi xây dựng khái niệm CLCS và xác định các
thành phần của CLCS.
Cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen tới CLCS được hình thành từ những năm
1980 và trở nên phổ biến từ những năm 1990. Theo Stigliz và cộng sự (2009), cách tiếp
cận này nhận thức cuộc sống của mỗi người là sự kết hợp giữa những gì con người coi
trọng có thể làm được và được làm (chức năng - functionings) và sự tự do lựa chọn các
chức năng đó (năng lực - capabilities). Các chức năng có thể đạt được thông qua những
thành tựu có thể quan sát được như tình trạng sức khoẻ, mức độ học vấn và tình trạng
việc làm hiện tại… Các năng lực, có thể khá cơ bản như được ăn uống đầy đủ nhưng có
thể phức tạp hơn như được học hành để có kiến thức cần thiết tham gia tích cực vào đời
sống chính trị. Vì thế, Noll (2010) cho rằng, cách tiếp cận này có sự tương đồng lớn với
cách tiếp cận khách quan dựa trên nguồn lực ở trên.
Với gốc rễ từ các khái niệm triết học về công bằng xã hội, nền tảng của cách tiếp
cận năng lực phản ánh sự tập trung vào các mục đích của con người và tôn trọng khả
năng của cá nhân trong việc theo đuổi và nhận ra các mục tiêu mà họ coi trọng, bác bỏ
mô hình kinh tế của các cá nhân hành động để tối đa hóa lợi ích riêng của mình mà
không quan tâm đến các mối quan hệ và cảm xúc; nhấn mạnh sự bổ sung giữa các năng
lực khác nhau; công nhận sự đa dạng của con người. Cobb (2000) đã nhận xét về một
xã hội tốt được nhìn nhận theo cách tiếp cận này là một xã hội cho phép công dân của
mình khao khát sự vĩ đại, phát triển các đức tính và lòng trung thành, trở nên có kỹ năng

và nghệ thuật, và có được trí tuệ sẽ tốt hơn nhiều so với một xã hội chỉ đơn thuần cung
cấp các phương tiện để thoả mãn ham muốn. Do đó, Cobb (2000) cho rằng, cách tiếp
cận năng lực là một phiên bản mới của cách tiếp cận nhu cầu cơ bản khi xác định CLCS.
Bởi vì, nếu với cách tiếp cận nhu cầu cơ bản truyền thống, người ta chỉ nỗ lực đưa ra
một danh sách các nhu cầu cơ bản của con người (tập trung vào các yêu cầu của sự sống
vật chất) cũng như đánh giá mức độ đáp ứng những nhu cầu đó thì cách tiếp cận năng
lực lại xem xét các yêu cầu của một cuộc sống tốt theo cách phức tạp hơn, chẳng hạn
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tự do, các vấn đề về thể chế… Đây là một trong
những lý thuyết có ảnh hưởng lớn nhất hiện tại và là tiền đề cho chỉ số Phát triển con
người, Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và nhiều vấn đề phát triển khác ở cấp toàn cầu.
Theo cách tiếp cận năng lực, Allardt (1993) đã đề xuất khung lý thuyết CLCS dựa
trên việc đáp ứng ba nhu cầu cơ bản: các nhu cầu có (having needs), các nhu cầu yêu
thương (loving needs) và các nhu cầu được sống (being needs). Trong đó, các nhu cầu
có liên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, đó là các điều kiện vật chất để đảm
bảo cuộc sống như các nguồn lực kinh tế (đảm bảo có mức thu nhập cá nhân tối thiểu),


15

các điều kiện nhà ở (đảm bảo không gian sống và tiện nghi), việc làm (có một công
việc), các điều kiện làm việc (đảm bảo an toàn và giảm thiểu áp lực), sức khỏe (không
bị bệnh tật, ốm đau và được chăm sóc y tế) và giáo dục (được đi học). Nhu cầu yêu
thương bao gồm tất cả các mối quan hệ xã hội với mọi người, chẳng hạn, được kết nối
với bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng địa phương… Nhu cầu được sống nhấn mạnh đến
sự phát triển cá nhân và sống hài hòa với thiên nhiên. Nó bao gồm mức độ được tự ra
quyết định về cuộc sống của mỗi cá nhân, các cơ hội được tham gia các hoạt động chính
trị, các hoạt động có ý nghĩa, được thưởng thức thiên nhiên và có thời gian giải trí.
Về cơ bản, quan điểm trên khá phù hợp với quan điểm của Stiglitz và cộng sự
(2009) khi cho rằng CLCS bao gồm tất cả các yếu tố khiến cho cuộc sống đáng sống,
trong đó, các yếu tố có thể được đo bằng tiền hoặc không phải bằng tiền. Bên cạnh việc

phụ thuộc vào mức độ hạnh phúc chủ quan của cá nhân, CLCS cũng phụ thuộc vào các
điều kiện khách quan và cơ hội sẵn có cho người dân. Những năng lực này được một số
nhà phân tích xem là có ý nghĩa không chỉ thông qua ảnh hưởng của chúng đến trạng
thái chủ quan của con người và được xem là những điều kiện cơ bản về sự tự do của
người dân. Với quan điểm đó, Stiglitz và cộng sự (2009) đã đưa ra một danh sách các
thành phần phản ánh điều kiện khách quan của CLCS bao gồm: sức khỏe, giáo dục, các
hoạt động cá nhân (bao gồm đi lại và giải trí), tiếng nói chính trị và quản trị, kết nối xã
hội, điều kiện môi trường, sự bất ổn cá nhân và sự bất ổn kinh tế.
Có thể thấy, trong các cách tiếp cận khác nhau tới CLCS, cách tiếp cận năng lực
là một quan điểm hiện đại và đã bao trùm cả cách tiếp cận khách quan dựa trên nguồn
lực và cách tiếp cận nhu cầu cơ bản. Chính vì vậy, nếu xem xét CLCS theo cách tiếp
cận này thì sẽ phản ánh đầy đủ các khía cạnh cần thiết để tạo nên một cuộc sống có chất
lượng tốt.

1.1.2. Một số tranh luận xung quanh khái niệm chất lượng cuộc sống
Từ các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau, các học giả trên toàn thế giới đã nghiên
cứu xây dựng khái niệm CLCS cũng như cách thức đo lường khái niệm này. Do sự đa
dạng về cách tiếp cận cũng như quan điểm riêng của các cá nhân, nhiều khái niệm khác
nhau về CLCS đã được đưa ra nhưng không có khái niệm nào được chấp nhận một cách
rộng rãi. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận xung quanh khái niệm CLCS và
cách thức đo lường CLCS.
Raphael (1996) đã đưa ra 11 vấn đề gây tranh luận chính liên quan đến cách thức
đo lường CLCS, đó là: (1) quan điểm xã hội học hay tâm lý học; (2) cách tiếp cận thực
chứng, duy tâm hay hiện thực; (3) cách tiếp cận tự nhiên hay thực chứng; (4) cách tiếp


16

cận định tính hay định lượng; (5) cách tiếp cận dựa trên giá trị hay không dựa trên giá
trị; (6) định hướng chính sách xã hội hay nghiên cứu cơ bản; (7) thu thập dữ liệu hệ

thống hay cá nhân; (8) đo lường khách quan hay chủ quan; (9) tự báo cáo hay được báo
cáo; (10) cách tiếp cận truyền thống hay có sự tham gia; và (11) cách tiếp cận phê phán.
Tuy vậy, trong các nghiên cứu khoa học xã hội, có hai vấn đề thường được nói đến
nhiều hơn cả, đó là: CLCS được đo lường chủ quan hay khách quan và khái niệm CLCS
là đơn chiều hay đa chiều - đó là những chiều nào. Bên cạnh hai vấn đề này, trong các
nghiên cứu về CLCS, các thảo luận khác về vai trò của các giá trị cá nhân, bối cảnh văn
hóa... cũng thường được đề cập tới. Tuy nhiên, các vấn đề này sẽ được thể hiện trong
các nghiên cứu cụ thể về CLCS. Nội dung dưới đây của luận án sẽ chỉ đề cập đến hai
vấn đề được tranh luận nhiều nhất vì đây là cơ sở để xác định khái niệm cũng như cách
thức đo lường CLCS ở Việt Nam, đó là: cách tiếp cận đo lường CLCS và các thành phần
của khái niệm CLCS.

1.1.2.1. Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống
CLCS được đo lường chủ quan hay khách quan là vấn đề được tranh luận nhiều
nhất. Các đo lường khách quan được thể hiện qua đánh giá điều kiện sống bên ngoài và
nhân tố kỹ thuật khác trong khi các đo lường chủ quan lại xem xét các đánh giá của mỗi
cá nhân về những điều kiện đó. Theo Borthwick-Duffy (1992) (trích dẫn trong Felce &
Perry, 1995, 54), có ba quan điểm về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất đại diện cho cách tiếp cận khách quan, định nghĩa CLCS là
chất lượng của các điều kiện sống. Theo Felce (1997), CLCS là tổng của các điều kiện
sống có thể đo lường được một cách khách quan mà mỗi cá nhân đã trải nghiệm qua,
bao gồm sức khỏe, hoàn cảnh cá nhân, các mối quan hệ xã hội, các hoạt động chức năng
và các ảnh hưởng KTXH rộng hơn. Những điều kiện sống này có thể ảnh hưởng lớn đến
sự hài lòng cá nhân. Để đưa ra lý do theo đuổi quan điểm này, Lloyd & Auld (2002) cho
rằng, các yếu tố chủ quan khó có thể đánh giá và giải thích. Besleme và cộng sự (1999)
nói rằng họ đã cố gắng để giới thiệu các yếu tố chủ quan nhưng bị phản đối vì người ta
cho rằng nó quá nhạy cảm, “dễ đụng chạm” mà đây là điều không nên có trong quá trình
phát triển. Các yếu tố về điều kiện sống cũng được Clark (2000) (trích dẫn trong
Massam, 2002, 148) nhấn mạnh khi cho rằng CLCS của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng
quan trọng bởi môi trường xã hội xung quanh người đó.

Quan điểm thứ hai đại diện cho cách tiếp cận chủ quan. Khi đó CLCS được định
nghĩa là sự hài lòng với cuộc sống. Theo Kerce (1992), Dalkey và Rourke nói rằng
CLCS là cảm giác của một người về sự thoải mái, sự thỏa mãn hay không thỏa mãn với


17

cuộc sống. Andrews (1974) đã cho rằng, trạng thái thoải mái, khỏe mạnh hay hạnh phúc
được cảm nhận một cách rộng rãi để chỉ “cấp độ” của CLCS. Trong những định nghĩa
này, “hạnh phúc” và “sự hài lòng” được sử dụng. Điều này không có gì là bất hợp lý vì
trong nhiều trường hợp, CLCS, sự hạnh phúc và sự hài lòng có thể được sử dụng thay
thế cho nhau. Tuy nhiên, theo Felce & Perry (1995), đây là một vấn đề phức tạp. Để sử
dụng sự hài lòng cá nhân như một từ đồng nghĩa với CLCS sẽ không phù hợp, đặc biệt
nếu không xem xét đến điều kiện sống của con người vì cách biểu hiện sự hài lòng đó
còn tùy vào tính khí của từng cá nhân, hoàn cảnh và kinh nghiệm mà họ đã trải qua.
Trong khi đó, Andrews & Withey (1976) đã bác bỏ sự phân biệt giữa các đo lường
khách quan và chủ quan vì cho rằng, nó không rõ ràng và không hữu ích. Họ cho rằng
cách duy nhất để trải nghiệm thế giới là thông qua các giác quan của mình và vì thế cái
gọi là đo lường khách quan thực chất chỉ giống như chủ quan.
Quan điểm thứ ba là sự kết hợp của hai quan điểm trên dựa trên sự thừa nhận về
điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cách tiếp cận chủ quan hay khách quan trong đo lường
CLCS. Khi đó, CLCS được định nghĩa là sự kết hợp giữa điều kiện sống và sự hài lòng
với cuộc sống. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì những yếu tố của điều kiện sống bên
ngoài như thu nhập, việc làm, tình hình tội phạm… sẽ ảnh hưởng đến thái độ của mỗi
người với CLCS. Theo Cummins (2000), Hagerty và cộng sự (2001), Costanza và cộng
sự (2007), Stiglitz và cộng sự (2009)…, nhiều mô hình nghiên cứu đã kết hợp cả khía
cạnh chủ quan và khách quan trong đo lường CLCS.
Những điểm mạnh và điểm yếu của các đo lường khách quan và đo lường chủ quan
về CLCS được rút ra từ nghiên cứu của Diener & Suh (1997) và được trình bày trong
bảng 1.1 dưới đây.

Bảng 1.1. Ưu nhược điểm của các đo lường khách quan và đo lường chủ quan
Các đo lường khách quan
Ưu
điểm

- Các đo lường khách quan có thể
được xác định và định lượng tương
đối dễ dàng nên thuận tiện cho việc
so sánh.

Các đo lường chủ quan

- Các đo lường chủ quan phản ánh
những trải nghiệm quan trọng của
mỗi cá nhân có thể được dùng để
đánh giá các bằng chứng mà đo lường
- Các đo lường khách quan thường khách quan đưa ra.
phản ánh các ý tưởng quy phạm của - Khi minh chứng không đầy đủ, các
một xã hội (có ít tội phạm, không khí nhà nghiên cứu thường dễ dàng sửa
trong lành…) nên có thể đánh giá đổi trong các nghiên cứu sau bằng
chất lượng xã hội không chỉ dựa trên


×