THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢPCHI PHÍ SẢN XUẤT
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT THIẾT BỊ VẬT TƯ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Quá trình tổ chức hạch toán tại Công ty Thương mại và sản xuất thiết bị
vật tư giao thông vận tải (Công ty T.M.T)
A. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY T.M.T
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn sản xuất mà sản xuất phải
tập hợp theo đó. Hiện nay, trong công ty việc tính giá thành sản phẩm được
tập hợp chi phí theo khoản mục:
- Chi phí NVLTT
- Chi phí NCTT
- Chi phí SXC
Doanh nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung và hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Quy trình sản
xuất của Công ty T.M.T là tương đối dài (khoảng 03 đến 05 tháng). Hiện nay
công việc sản xuất của công ty được thực hiện theo các đơn đặt hàng của
khách hàng. Xuất phát từ đặc điểm như vậy, nên đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất của Công ty T.M.T là các đơn đặt hàng.
2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty T.M.T rất phức tạp phải trải
qua nhiều công đoạn lắp ráp khác nhau, mỗi công đoạn lại có đặc điểm quy
trình công nghệ riêng. Chính sự phức tạp ấy đã chi phối rất nhiều tới công tác
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty T.M.T. Công ty sử
dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Các chi phí liên quan đến đối
tượng nào thì tập hợp theo đối tượng đó.
Để sản xuất ra các sản phẩm như xe gắn máy 02 bánh và ô tô nguyên
chiếc, công ty phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác nhau như: Chi phí
1 1
về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. Chi phí nhân công… Mục đích và công
dụng của từng loại chi phí khác nhau. Vì vậy để thuận lợi cho công tác quản
lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Công ty T.M.T đã
phân loại chi phí theo công dụng và mục đích của chúng. Có nghĩa là toàn bộ
chi phí sản xuất của công ty được chia ra như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này bao gồm toàn bộ các chi
phí về nguyên vật liệu chính như: linh kiện, phụ tùng… để lắp ráp xe gắn máy.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này bao gồm các khoản tiền
công, tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ
của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ.
- Chi phí sản xuất chung: Khoản mục này bao gôm các chi phí phát sinh
phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý và nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Công ty T.M.T chiếm tỷ trọng
rất lớn trong giá thành sản phẩm. Bao gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
- Nguyên vật liệu chính: Dùng lắp ráp xe máy các linh kiện phụ tùng xe
máy, linh kiện phụ tùng ô tô. Được hạch toán trên tài khoản 152.1
- Vật liệu phụ: Dầu mỡ dùng bôi trơn máy, giấy ráp đánh bóng, các
dụng cụ lắp ráp: như cờ lê, mỏ lết, ô tô…
- Nhiên liệu dùng trực tiếp sản xuất: Xăng, dầu chạy dây truyền lắp
ráp… được hạch toán trên tài khoản 152.3
2 2
+ Các chứng từ liên quan: để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán dùng các chứng từ như: thẻ kho,
phiếu nhập, phiếu xuất, giấy đề nghị lĩnh vật tư…
- Kế toán sử dụng khoản 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" để tập
hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.
+ Quy trình ghi sổ: (Xuất kho nguyên vật liệu)
Hàng ngày căn cứ vào kế hoạch sản xuất nhu cầu thực tế cũng như các
định mức sử dụng nguyên vật liệu đã xây dựng, bộ phận sản xuất sẽ lập một
"Phiếu đề nghị lĩnh vật tư… trên đó nêu rõ loại vật tư cũng như số lượng cần
lĩnh.
Ở phòng kế toán căn cứ vào "Phiếu đề nghị lĩnh vật tư" của phân xưởng
sản xuất. Kế toán lập phiếu xuất kho, phiếu này lập thành 3 liên: 1 liên kiêm
phiếu đề nghị lĩnh vật tư, liên 3 chuyển cho bộ phận sản xuất để nhận vật tư
và đối chiếu với đề nghị lĩnh vật tư cuối tháng.
Biểu số 02
Đơn vị: Công ty T.M.T
Địa chỉ: 199 B Minh Khai
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 15 tháng 02 năm 2004
Số 06102
Nợ:
Có:
Họ tên người nhận hàng: …….. nơi nhận hàng: Trạm 14
Lý do xuất kho: xuất để lắp ráp
Xuất tại kho: Văn Lâm - Hưng Yên
ST
T
Tên, quy cách, nhãn
hiệu, phẩm chất vật tư
(sản phẩm, hàng hoá)
Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Chân chống JL110 JL11
0
bộ 50 50 31.818 1.590.900
2 Cần đạp phanh JL110 - bộ 200 200 17.273 3.454.600
3 Bình xăng - bộ 200 200 40.909 8.181.800
4 Khung xe - bộ 200 200 222.72
7
44.545.400
5 Tay dắt sau - bộ 50 50 24.545 1.227.250
Cộng thành tiền 58.999.950
3 3
Phụ trách cung tiêu
(Kí, họ tên)
Kế toán trưởng
(Kí, họ tên)
Người nhận
(Kí, họ tên)
Người nhận
(Kí, họ tên)
Thủ trưởng đơn
vị
(Kí, họ tên)
Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho được công ty áp dụng phương
pháp đích danh, hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đúng đơn giá nhập
kho của chính lô hàng đó để tính giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Giá vốn
thực tế của hàng hiện còn trong kho được tính bằng số lượng từng lô hàng
hiện còn nhân với đơn giá nhập kho của chính từng lô hàng đó, rồi tổng hợp
lại.
Hàng ngày căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu lên
bảng kê. Sau đó ghi vào các sổ chi tiết TK621 (có chi tiết cho từng phân
xưởng, và từng đơn đặt hàng) cuối tháng ghi vào sổ cái TK621, bên cạnh đó
có các hoá đơn xuất nhập kho cũng được kế toán tổng hợp ghi vào sổ nhật ký
chung cuối tháng đối chiếu với các sổ chi tiết, sổ cái.
4 4
BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 02 năm 2004
(Xe JL110)
Biểu số 3
STT Tên NVL
Đơn
vị
Đơn giá
Dư đầu kỳ Nhập Xuất Dư cuối kỳ
SL Thành tiền Ngày FN SL Thành tiền Ngày FN SL Thành tiền SL Thành tiền
1 Ắc quy Bình 44.545 405 18.040.887 07/02 11/02 1.000 44.545.400 10/02 05/02 1.405 62.586.287 0 0
2 Bộ đồ nhựa Bộ 163.636 1.000 163.636.000 23/02 30/02 737 120.599.732 263 43.036.268
3 Bộ tem nhãn các
loại
Bộ 13.500 405 5.467.500 12/02 18/02 1.500 20.250.000 12/02 13/02 1.742 23.517.000 163 2.200.500
… …………. … … … … … … … … … … … … … …
… …………. … … … … … … … … … … … … … …
61 Chân chống
JL110
Bộ 31.818 150 4.772.700 12/02 03/02 500 15.909.000 15/02
24/02
06/02
13/02
50
300
1.590.900
9.545.400
300 9.545.400
62 Xích Sợi 18.182 405 7.363.710 27/02 41/02 3.000 54.546.000 28/02 40/20 1.742 31.673.044 1.663 30.236.666
63 Cần đạp Chiếc 52.727 405 21.354.435 20/02 28/02 1.000 52.727.000 22/02 28/02 1.742 91.850.434 663 34.958.001
Tổng cộng 1.253.648.486 2.966.038.040 3.351.626.208 868.060.318
5 5
SỔ CHI TIẾT TK 152
Chân chống JL110
Tháng 09 năm 2004
Biểu số 4
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Đơn giá
Nhập Xuất Tồn
Ghi chú
Ngày Số SL TT SL TT SL TT
Dư 31/8 150 4.772.700
12/02 03/02 Công ty cơ khí 120 331 31.818 500 15.909.000
15/02 06/02 Xuất đi lắp ráp 621 31.818 50 1.590.900
24/02 13/02 Xuất đi lắp ráp 621 31.818 300 9.454.400
Cộng phát sinh 500 15.909.000 350 11.136.300
Dư 29/9 300 9.545.400
6 6
TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG VỚI TÀI KHOẢN 621, 622, 627
THÁNG 02 NĂM 2004
Sổ Nhật ký chung
ĐVT: đồng
TT
Chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi
sổ cái
TK
ĐƯ
Số phát sinh
S N Nợ Có
02 Trả tiền mặt trả các khoản chi
phí SXC
v 627
111
9.457.727
9.457.727
05 Tiền lương phải trả cho bộ
phận QLPX
v 627
334
25.848.500
25.848.500
12 Tiền lương phải trả khác cho
bộ phận QLPX
v 622
334
11.159.200
11.159.200
07 Các khoản phải trả cho CNTT
sản xuất
v 627
338
2.022.762
2.022.762
12 Các khoản phải trả cho CNTT
sản xuất
v 622
338
2.120.248
2.120.248
11 Thanh toán tiền ăn ca XN LR
RIC xe máy
v 622
111
4.616.000
4.616.000
- Động cơ thành phẩm xuất
kho
v 621
155
8.063.790.411
8.063.790.411
10 Chi phí khấu hao bộ phận
QLPX
v 627
214
117.466.453
117.466.453
- NVL chính xuất kho cho sản
xuất
v 621
1521
27.258.354.000
27.258.354.000
12 NVL phụ xuất NVL chính v 621
1522
125.114.650
125.114.650
13 Chi phí khác xuất theo NVL
chính
v 621
1518
11.007.249
11.007.249
12 CCDC xuất dùng cho bộ phận
QLPX
v 627
142
2.218.454
2.218.454
13 Kết chuyển chi phí CNTT
sang tập hợp chi phí
v 154
622
17.895.448
17.895.448
Kết chuyển chi phí SXC sang
tập hợp chi phí
v 154
627
157.013.896
157.013.896
14 Kết chuyển chi phí NVLTT v 154
621
35.458.266.370
35.458.266.370
Cộng SPS trong tháng v 71.266.342.280 71.266.342.280
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 (XE MÁY JL110)
Tổ khung máy
Lô: 36
7 7
Biểu số 5
Chứng từ
Diễn giải TK ĐƯ
Ghi Nợ TK 621
Số Ngày Số PS Nợ Số PS Có
05/09 10/09 Xuất ắc quy đi lắp ráp 152.1 62.586.287
15/09 06/09 Xuất chân chống JL110 152.1 1.590.900
… … … …
45/09 25/09 Yên 152.1 52.727.000
35/09 29/09 Tây dắt sau 152.1 23.636.000
Cộng phát sinh 16.235.562.00
0
Phương pháp ghi sổ chi tiết TK621 được thực hiện như sau:
Từ các phiếu xuất kho kế toán ghi vào bảng kê nguyên vật liệu rồi vào
các sổ chi tiết TK152, các số liệu ở sổ chi tiết 152 được chuyển sang sổ chi
tiết TK621.
Cuối tháng dòng cộng của TK621 đã được tập hợp ở tổ khung máy, tổ đầu
càng chi tiết cho từng loại xe JL110, DREAM 100 sẽ được ghi vào sổ cái
TK621.
SỔ CÁI
TK621 (xe máy)
Tháng 02/2004
Biểu số 6
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
Trang
NKC
TK
ĐƯ
Số tiền
S N Nợ Có
29/9 10 29/9 NVL chính xuất cho SX 04 152.1 27.258.354.000
29/9 12 29/9 NVL phụ xuất theo NVL
chính
04 152.2 125.114.650
29/9 13 29/9 CF khác xuấttheo NVL
chính
04 152.8 11.007.249
29/9 14 29/9 K/c CF NVL chính sang
tập hợp CFSX
04 154 35.458.266.370
29/9 11 29/9 Động cơ thành phẩm xuất
kho
04 155 8.063.790.471
Cộng T9 35.458.266.370 35.458.266.370
Cuối tháng số liệu dòng cộng trên sổ cái TK621 sẽ được kết chuyển
sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tính giá thành sản
phẩm và đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ.
8 8
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công
trực tiếp tại Công ty T.M.T là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công
nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm bao gồm toàn bộ tiền lương và các
khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy
định: Nội dung của từng khoản cụ thể như sau:
- Tiền lương: Hiện nay công ty áp dụng chế độ trả tiền lương theo thời
gian mặt bằng chung cho mọi công nhân lắp ráp. Lương cố định cho công
nhân nếu đi làm đủ ngày trong tháng (trừ chủ nhật) là 500.000đ/người, ngoài
ra tiền ăn ca của công nhân là 350.000đ/người/tháng. Như vậy tổng thu nhập
của một công nhân trực tiếp sản xuất là khoảng 850.000đ/người/tháng.
- Các khoản trích theo tiền lương:
+ BHXH: Công ty phải trích ra 20% tính theo lương cơ bản của công
nhân trực tiếp sản xuất trong đó có 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh,
còn 5% trừ vào lương của công nhân.
+ BHYT: Lấy 3% lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất, trong
đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% trừ vào lương người lao
động.
+ KPCĐ: Lấy 2% tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và tính toàn
bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Các tài khoản kế toán sử dụng là: TK334 - Phải trả công nhân viên, và
TK338 - Phải trả phải nộp khác.
TK334 số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng,
BHXH và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên.
TK334 có thể có số dư bên Nợ, số dư nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã
trả qua số phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản khác.
TK338 số dư bên Có: Phản ánh các khoản phải trả khác trích theo lương.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều
hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.
9 9
TK 338 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:
381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3384 Bảo hiểm y tế
3382 Kinh phí công đoàn 3387 Doanh thu chưa thực hiện
3383 Bảo hiểm xã hội 3388 Phải trả phải nộp khác
* Quy trình kế toán
Cuối tháng kế toán đối chiếu từ bảng chấm công của từng phòng ban, xí
nghiệp có xác nhận của trưởng phòng tổ chức hành chính và Giám đốc xí
nghiệp, để lên Bảng thanh toán lương và bảng thanh toán lương tăng thêm.
Lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau:
Lương tháng = x Số ngày công
=
Ví dụ: Anh Phạm Thế Hùng ở phân xưởng lắp ráp xe máy tháng 02
năm 2004 anh đi làm 20 ngày (trong qui định là 24 ngày). Vậy:
= = 20.834đ
= 20.834 x 20 =416.680đ
(BHXH + BHYT) anh Hùng phải nộp là:
416.680 + 350.000 (ăn ca) - 25.000 = 741.680đ
Số liệu này được ghi vào sổ tổng thu nhập trong tháng 9 năm 2004
10 10