Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Lịch sử phát triển kiến tạo bồn trũng cửu long và lục địa kế cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 127 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ
~~~~~~~~~~

TẠ THỊ THU HOÀI

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO
BỒN TRŨNG CỬU LONG
VÀ LỤC ĐỊA KẾ CẬN
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THĂM DÒ
MÃ SỐ NGÀNH:

1.08.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2004.


2

Luận văn thạc só

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

TẠ THỊ THU HOÀI

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 28 - 8 -1976

Nới sinh: Hà nội

Chuyên ngành: ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN

Mã số: 1.08.05

I- TÊN ĐỀ TÀI:
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO BỒN TRŨNG CỬU LONG VÀ LỤC
ĐỊA KẾ CẬN
II-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

III-NGÀY GIAO NHIỆM VỤ (Ngày bảo vệ đề cương):
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (Ngày bảo vệ luận án tốt nghiệp):
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. PHẠM HUY LONG

VI- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1:

VII- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CÁN BỘ NHẬN XÉT 1 CÁN BỘ NHẬN XÉT 2

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
Ngày tháng 12 năm 2004.
TRƯỞNG PHÒNG QLKH-SĐH
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CHỦ NHIỆM NGÀNH
CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

3

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến só Phạm Huy Long

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: Tiến só Trịnh Văn Long

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: Phó Giáo sư Tiến só La Thị Chích

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ NGÀNH ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM
KIẾM THĂM DÒ - KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

tháng

năm 2004.

CBHD: TS. Phaïm Huy Long


Luận văn thạc só

4

LỜI CẢM ƠN
Học trò xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất với Thầy Giáo,
Tiến Só Phạm Huy Long đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ, hướng dẫn, dìu dắt trong
suốt thời gian học, làm việc và hoàn thành luận văn.
Học viên xin tỏ lòng biết ơn chân thành PGS.TS. La Thị Chích, TS. Trịnh
Văn Long đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, chỉ bảo, động viên, khuyến khích
từ những ngày đầu học cao học cũng như trong thời gian thực hiện luận văn và
quá trình công tác.
Xin chân thành cảm ơn các thầy phản biện đã góp nhiều ý kiến quý báu
cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Kỹ thuật Địa Chất và
Dầu Khí, Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền

đạt những kiến thức - kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
học viên trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến góp ý
quý báu, sự động viên giúp đỡ về nhiều mặt của các nhà khoa học, những nhà địa
chất đi trước và các bạn bè đồng nghiệp: TS. Hoàng Đình Tiến, các nhà khoa
học và ban lãnh đạo của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, của Công ty
dầu khí Hoàn Vũ, Cửu Long, PVEP…
Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới các cá nhân và cơ quan nói trên.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đối với các nhà khoa học, các nhà địa
chất đi trước cho phép tác giả sử dụng và kế thừa kết quả nghiên cứu của mình.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Bố Mẹ và người thân trong gia đình
học viên đã động viên, khích lệ trong thời gian qua.
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

5

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Vùng nghiên cứu đã trải qua 2 vó kỳ phát triển kiến tạo: vó kỳ tạo móng kết
tinh trước Neoproterozoi và vó kỳ kiến huỷ móng kết tinh cổ, kiến sinh vỏ lục địa
mới sau Mesoproterozoi.
Vó kỳ sau Mesoproterozoi gồm 7 giai đoạn: Neoproterozoi, Paleozoi sớm,
Paleozoi muộn-Mesozoi sớm, Mesozoi muộn, Paleocen – Eocen sớm, Eocen muộn
(?) – Oligocen – Miocen sớm và Kainozoi muộn.
Các giai đoạn trước Paleozoi muộn vùng nghiên cứu nằm ở miền nâng vững

bền nội mảng có chế độ kiến tạo tương đối bình ổn.
Vào Paleozoi muộn – Mesozoi sớm vùng nghiên cứu đã trải qua 4 thời kỳ: rìa
lục địa tích cực tuổi Carbon muộn–Permi; va mảng vào Permi - Trias sớm; tái cải
nhiệt vào Trias giữa và tạo núi sau va mảng vào Trias muộn - Jura sớm-giữa.
Vào Jura muộn – Creta sớm vùng nghiên cứu nằm ở phần trung tâm đai núi
lửa – pluton thuộc rìa lục địa tích cực kiểu Andes Định Quán – Đèo Cả. Di chỉ của
họat động kiến tạo này là các thành tạo magma kiểu kiềm vôi. Đặc trưng cho giai
đoạn này là trường lực ép nén phương đông – tây làm trầm tích tuổi Jura sớm-giữa
có cấu trúc phương kinh tuyến (pha D21); pha D22: là trường lực ép phương tây bắc
– đông nam mà sản phẩm là bề mặt không chỉnh hợp giữa thành tạo tuổi Jura muộn
– Creta sớm với Creta muộn. Cho đến Creta muộn vùng có chế độ tách dãn trên
cung núi lửa đã được hình thành với lực tách dãn chính có phương tây bắc–đông
nam (pha D23). Di chỉ của họat động tách dãn này là các thành tạo granit kiểu A
(phức hệ Ankrroet).
Vào Paleocen – Eocen sớm vùng nghiên cứu cũng như toàn bộ lãnh Thổ
Đông Dương được nâng bóc mòn san bằng mạnh mẽ để lộ ra các đá xâm nhập Jura
muộn - Creta.
Các họat động kiến tạo trước Eocen muộn đóng vai trò tạo móng. Các khe
nứt, đứt gãy trước Eocen muộn thường bị lấp đầy bởi sản phảm của các họat động
magma về sau.
Vào cuối Eocen (?) – Oligocen – Miocen sớm vùng nghiên cứu được chia làm
2 phần: phần đông nam (gồm bồn trũng Cửu Long, đới nâng Côn Sơn ?, đới Nam
Côn Sơn) bị sụt lún mạnh do ảnh hưởng của lực tách dãn phương tây bắc – đông
nam 3300 (ứng với pha biến dạng D31) sau đó đổi phương kinh tuyến và á kinh
tuyến (D32), rồi chuyển phương tây bắc – đông nam 3000 (ứng với pha biến dạng
D33) tạo các cấu trúc listric (gồm bán địa hào và bán địa lũy). Các bán địa hào
được lấp đầy các trầm tích đầm hồ, tam giác châu giàu vật liệu hữu cơ và cũng là
tầng sinh dầu chính. Trong lúc đó ở phần tây bắc (đới Đà Lạt) tiếp tục nâng lên
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài


CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

6

song vẫn chịu ảnh hưởng của lực tách dãn mà di chỉ là các dike mạch mafic và
felsic thuộc phức hệ Cù Mông và Phan Rang. Pha D4 là trường ứng suất trượt bằng
với trục ép phương tây bắc–đông nam họat động vào Miocen sớm.
Vào Kainozoi muộn (Miocen giữa – Đệ Tứ) đới Đà Lạt tiếp tục bị nâng khối
tảng kèm phun trào bazan; còn đới Cửu Long, Nam Côn Sơn, nâng Côn Sơn tiếp
tục bị sụt lún tạo lớp phủ thềm rộng lớn. Lực kiến tạo chủ yếu là các lực trượt bằng
với lực ép phương tây bắc – đông nam (pha D4), bắc nam (pha D51) và đông tây
(pha D52).
Các họat động kiến tạo xảy ra vào cuối Kainozoi sớm, đầu Kainozoi muộn
với pha biến dạng D4 và D5, là lực kiến tạo chính để hình thành cấu trúc các đứt
gãy và nứt nẻ chứa dầu khí trong móng. Thời kỳ Oligocen – Miocen sớm là thời kỳ
tạo vật liệu giàu vật chất hữu cơ, tức thành tạo tầng sinh dầu chính, đồng thời tạo
bồn rift và cấu tạo bán địa hào, bán địa lũy chung của bồn Cửu Long. Pha này ít có
ý nghóa đối với việc tạo nứt nẻ trong móng trước Kainozoi nhưng cuối mỗi pha tách
dãn thường xảy ra nghịch đảo kiến tạo và chính các cấu trúc được hình thành trong
thời gian nghịch đảo kiến tạo mới có vai trò tạo cấu trúc chứa dầu khí. Tuổi sinh
dầu bắt đầu từ Oligocen muộn đến nay, song mạnh mẽ nhất là vào Miocen giữa –
Pliocen.

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long



Luận văn thạc só

7

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG .................................................................................. 14

1.1. Vị trí vùng nghiên cứu ..................................................................................14
1.2. Địa hình và mạng lưới sông suối ..................................................................17
1.3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu kiến tạo vùng.....................................................19
1.4. Hệ phương pháp nghiên cứu .........................................................................21
CHƯƠNG 2: CÁC DỮ LIỆU ĐỊA CHẤT LÀM CƠ SỞ ĐỂ KHÔI PHỤC LẠI LỊCH SỬ
PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO .................................................................................................. 26

2.1. Kiến trúc sâu..................................................................................................26
2.1.1. Hình thái bề mặt Moho và móng kết tinh..................................................26
2.1.2. Hình thái bề mặt nóc móng trước Kainozoi..............................................28
2.2. Địa tầng..........................................................................................................29
2.2.1. Trước Kainozoi..........................................................................................29
2.2.2. Kainozoi ....................................................................................................35
2.3. Magma xâm nhập ..........................................................................................47
2.4. Kiến trúc ........................................................................................................51
2.4.1. Uốn nếp .....................................................................................................51
2.4.2. Khe nứt ......................................................................................................54
2.4.3. Đứt gãy ......................................................................................................55
2.4.4. Các mặt gián đoạn địa tầng và bất chỉnh hợp ..........................................62
2.4.5. Các pha biến dạng và trường ứng suất kiến tạo .......................................66
2.5. Các tổ hợp thạch kiến tạo, tổ hợp đá.............................................................74

2.6. Phân tầng và phân vùng kiến trúc .................................................................76
2.6.1. Phân tầng kiến trúc ...................................................................................76
2.6.2. Phân vùng kiến trúc ..................................................................................77

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

8

CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO ............................................................ 83

3.1. Vó kỳ tạo móng kết tinh trước Neoproterozoi................................................83
3.2. Vó kỳ kiến huỷ vỏ lục địa cổ-kiến sinh vỏ lục địa mới sau Mesoproterozoi.83
3.2.1. Giai đoạn Paleozoi muộn – Mesozoi sớm: ...............................................84
3.2.3. Giai đoạn Mesozoi muộn (Jura muộn - Creta - J3-K)..............................88
3.2.4. Giai đoạn Paleocen - Eocen sớm (E1 – E21)..............................................91
3.2.5. Giai đoạn Eocen muộn ? – Oligocen – Miocen sớm (E22 (?) - E3 - N11) ...92
3.2.6. Giai đoạn Kainozoi muộn (Miocen giữa – Đệ Tứ -N12- Q).....................102
CHƯƠNG 4: MỐI LIÊN QUAN GIỮA LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO VÀ CÔNG
TÁC TÌM KIẾM DẦU KHÍ.............................................................................................. 105
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 113
VĂN LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 116
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 122

Danh sách các bản vẽ .........................................................................................122
Danh sách các hình ảnh ......................................................................................122

Danh sách các bảng ............................................................................................126

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

9

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT
Hiện nay tài liệu nghiên cứu địa tầng, magma, kiến trúc, địa vật lý, viễn thám
và kiến tạo về bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận rất phong phú. Mức độ
nghiên cứu, khối lượng và chất lượng các tài liệu ngày càng tốt hơn và liên tục
được bổ sung thêm nhiều tài liệu mới. Hiện cũng đã có nhiều mô hình lịch sử phát
triển kiến tạo của vùng được xây dựng dựa trên các luận thuyết kiến tạo khác
nhau. Ngày nay thuyết kiến tạo mảng thạch quyển đã trở thành luận thuyết chính
của các nhà địa chất học. Việc khôi phục lại lịch sử phát triển kiến tạo bồn trũng
Cửu Long và lục địa kế cận dưới ánh sáng luận thuyết kiến tạo mảng thạch quyển
có ý nghóa khoa học và thực tiễn cao, trước tiên là về dự báo, tìm kiếm dầu khí
trong móng trước Kainozoi và lớp phủ Kainozoi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài luận văn là: “Lịch sử phát
triển kiến tạo bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận.
Diện tích vùng nghiên nằm trong tọa độ địa lý 8035’ – 12000’ vó độ Bắc và 106030’
- 109030’ kinh độ Đông.
2. MỤC TIÊU

Khôi phục lịch sử phát triển kiến tạo bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận
góp phần làm sáng tỏ tiền đề tìm kiếm dầu khí trên quan điểm học thuyết kiến tạo
mảng thạch quyển.
3. NHIỆM VỤ
Để đạt được mục tiêu nêu trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
− Thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu hiện có về địa tầng, magma, kiến trúc,
kiến tạo, địa mạo, địa vật lý hiện có.
− Phân chia các tổ hợp đá, tổ hợp thạch kiến tạo.
− Xác định các pha biến dạng chính và khôi phục trường ứng suất kiến tạo của
chúng.
− Phân chia các đơn vị kiến trúc theo thời gian và không gian.

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

10

− Phân chia các giai đoạn, phụ giai đoạn phát triển kiến tạo và khôi phục bối cảnh
địa động lực của từng giai đoạn, phụ giai đoạn.
− Đánh giá vai trò của lịch sử phát triển kiến tạo trong việc sinh, chứa và chắn dầu
khí.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra ở trên tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tướng đá và bề dày.
Phương pháp phân tích gián đoạn địa tầng và bất chỉnh hợp.

Phương pháp phân tích tổ hợp thạch kiến tạo và tổ hợp đá.
Phương pháp phân tích kiến trúc (di chỉ biến dạng) và khôi phục trường ứng suất
kiến tạo.
− Phương pháp đối sánh, lấy mới suy cũ.






Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu phân tích cổ từ, địa
mạo, kiến trúc của một số tác giả trước đây.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU
a. Luận văn được xây dựng trên cơ sở các tài liệu do chính tác giả thu thập, khảo
sát đo đạc ở thực địa và tổng hợp, phân tích và xử lý các tài liệu hiện có trong
quá trình tham gia thực hiện các đề án và các đề tài nghiên cứu như: thành lập
các bản đồ kiến tạo đứt gãy Việt Nam, bản đồ kiến tạo Việt Nam và kế cận, sơ
đồ kiến tạo Đông Nam Á; phân tích xử lý hàng trăm điểm đo khe nứt, đứt gãy,
uốn nếp và nhiều tuyến mặt cắt địa chấn để phân chia các pha biến dạng, khôi
phục trường ứng suất của chúng ở vùng Đà Lạt và bồn trũng Cửu Long.
b. Sử dụng hầu hết các tài liệu cho phép hiện có về địa tầng, magma, kiến trúc,
kiến tạo, địa mạo, địa vật lý, viễn thám, sinh, chứa và chắn dầu khí liên quan
đến vùng nghiên cứu.
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
a. Vùng bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận từ Jura giữa đến nay đã trải qua 5
pha biến dạng kiến tạo chính. Pha biến dạng D1 tuổi cuối Jura giữa – đầu Jura
muộn đặc trưng bởi trường nén ép phương tây bắc – đông nam, di chỉ để lại là
biến dạng trong trầm tích tuổi Jura sớm – giữa. Pha biến dạng D2 có tuổi Jura
muộn - Creta được chia làm 3 phụ pha: D21 lực ép phương đông – tây làm trầm
tích tuổi Jura sớm-giữa có cấu trúc phương kinh tuyến; D22: là trường lực ép

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

11

phương tây bắc – đông nam; D23: đặc trưng bởi trường ứng suất tách dãn theo
phương tây tây bắc – đông đông nam xảy ra vào Creta muộn. Pha D3 đặc trưng
là trường ứng suất trục tách dãn với 3 lần đổi trục tách dãn: đầu tiên trục tách
dãn có phương tây bắc – đông nam (3300) (D31), sau đó trục tách dãn chủ yếu có
phương vó tuyến (D32) và trục tách dãn lại đổi phương tây bắc – đông nam 3000
(D33). Pha D4 là trường ứng suất trượt bằng với trục ép phương tây bắc – đông
nam. Pha D5 đặc trưng bằng trường ứng suất trượt bằng với trục ép phương bắc nam và phương đông - tây.
b. Vùng nghiên cứu đã trải qua 2 vó kỳ phát triển kiến tạo: vó kỳ tạo móng kết tinh
trước Neoproterozoi và vó kỳ kiến huỷ móng kết tinh cổ, kiến sinh vỏ lục địa mới
sau Mesoproterozoi. Vó kỳ sau Mesoproterozoi gồm 7 giai đoạn: Neoproterzoi
Paleozoi sớm, Paleozoi muộn-Mesozoi sớm, Mesozoi muộn, Paleocen - Eocen
sớm, Eocen muộn ? – Oligocen - Miocen sớm và Kainozoi muộn. Các giai đoạn
trước Paleozoi muộn vùng nghiên cứu nằm ở miền nâng vững bền nội mảng có
chế độ kiến tạo tương đối bình ổn. Vào Paleozoi muộn – Mesozoi sớm vùng
nghiên cứu đã trải qua 4 chế độ kiến tạo: rìa lục địa tích cực vào Carbon muộn Permi; va mảng vào Permi - Trias sớm; tái cải nhiệt vào Trias giữa và tạo núi
sau va mảng vào Trias muộn – Jura sớm-giữa; Jura muộn – Creta sớm vùng
nghiên cứu nằm ở đai núi lửa – pluton thuộc rìa lục địa tích cực kiểu Andes Định
Quán – Đèo Cả. Vào Creta muộn vùng có chế độ tách dãn trên cung núi lửa đã
được hình thành với lực tách dãn chính có phương tây bắc – đông nam (290 1100). Vào Paleocen – Eocen sớm vùng nghiên cứu được nâng lên và xảy ra bóc
mòn san bằng mạnh mẽ để lộ ra các đá xâm nhập Jura muộn - Creta. Vào cuối
Eocen muộn (?) – Oligocen – Miocen sớm vùng nghiên cứu được chia làm 2

phần: phần đông nam (gồm bồn trũng Cửu Long, đới nâng Côn Sơn, đới Nam
Côn Sơn) lại bị sụt lún mạnh mẽ do ảnh hưởng của lực tách dãn phương tây bắc
– đông nam 3300 (ứng với pha biến dạng D31) sau đó đổi phương kinh tuyến và á
kinh tuyến (D32), rồi chuyển phương tây bắc – đông nam 3000 (ứng với pha biến
dạng D33) tạo các cấu trúc listric (gồm bán địa hào và bán địa lũy). Các bán địa
hào được lấp đầy các trầm tích đầm hồ, tam giác châu giàu vật liệu hữu cơ và
cũng là tầng sinh dầu chính. Trong lúc đó ở phần tây bắc (đới Đà Lạt) tiếp tục
nâng lên song vẫn chịu ảnh hưởng của lực tách dãn mà di chỉ là các đai mạch
mafic và felsic thuộc phức hệ Cù Mông và Phan Rang. Vào cuối Kainozoi sớm –
đầu Kainozoi muộn vùng chịu tác dụng của lực trượt bằng phương tây bắc –
đông nam (pha D4). Vào Kainozoi muộn (Miocen giữa – Đệ Tứ) đới Đà Lạt tiếp
tục bị nâng khối tảng kèm phun trào bazan; còn đới Cửu Long, Nam Côn Sơn,
nâng Côn Sơn tiếp tục bị sụt lún tạo lớp phủ thềm rộng lớn. Lực kiến tạo chủ
yếu là các lực trượt bằng phương bắc - nam (pha D51) và đông - tây (pha D52).
c. Lịch sử phát triển kiến tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành các
tầng sinh, quá trình sinh, cấu trúc chứa, tầng chắn. Các họat động kiến tạo xảy ra
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

12

vào cuối Kainozoi sớm, đầu Kainozoi muộn với pha biến dạng D4 và D5, là lực
kiến tạo chính để hình thành các cấu trúc, các đứt gãy và nứt nẻ chứa dầu khí.
Các khe nứt và đứt gãy đứt gãy hình thành trước Eocen hầu như không có ý
nghóa chứa dầu khí vì phần lớn chúng bị lấp đầy bởi đai mạch, rất ít có thể có
khả năng chứa do được mở ra trong các pha kiến tạo về sau. Các họat động kiến

tạo trong các giai đoạn trước Eocen đóng vai trò tạo móng ban đầu. Thời kỳ
Oligocen – Miocen sớm là thời kỳ tạo vật liệu giàu vật chất hữu cơ, tức thành
tạo tầng sinh dầu chính đồng thời với tạo cấu trúc rift Cửu Long và các bán địa
hào, bán địa lũy, các listric. Pha này ít có ý nghóa đối với việc tạo nứt nẻ trong
móng trước Kainozoi nhưng cuối mỗi pha tách dãn thường xảy ra nghịch đảo
kiến tạo và chính các cấu trúc được hình thành trong thời gian nghịch đảo kiến
tạo mới có vai trò tạo cấu trúc chứa dầu khí. Tuổi sinh dầu bắt đầu từ Oligocen
muộn, song mạnh mẽ nhất là vào Miocen giữa – Pliocen.
7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở học thuyết kiến tạo mảng thạch quyển bằng các phương pháp lấy
mới suy cũ tác giả đã:
- Phân chia 2 vó kỳ phát triển kiến tạo: vó kỳ tạo móng kết tinh trước
Neoproterozoi và vó kỳ kiến hủy vỏ lục địa cổ – kiến sinh vỏ lục địa mới sau
Mesoproterozoi. Vó kỳ này chia làm 7 giai đoạn và đã khôi phục chế độ địa động
lực đã tồn tại ở vùng nghiên cứu trên ánh sáng của học thuyết kiến tạo mảng
cho 7 giai đoạn trên.
- Xác định được 5 pha biến dạng chính và trường ứng suất kiến tạo của từng pha
cho bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận từ Jura giữa đến nay.
- Xác lập mối liên quan của lịch sử phát triển kiến tạo và vai trò của từng pha
biến dạng đến quá trình sinh, dịch chuyển, chứa và chắn dầu khí.
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển kiến tạo phục
vụ cho công tác dự báo, tìm kiếm - thăm dò dầu khí ở bồn trũng Cửu Long và lục
địa kế cận.
9. SẢN PHẨM
a. Luận văn thạc só.
b. Các bản vẽ chính (2 bản)
- Sơ đồ kiến tạo bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận tỷ lệ1:500.000.
- Bảng tổng hợp các pha biến dạng chính.
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài


CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

13

c. Các bản vẽ phụ trợ.
- Sơ đồ địa chất bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận tỷ lệ 1:500.000 kèm
theo các cột địa tầng tổng hợp cho khu vực khác nhau của vùng nghiên cứu.
- Các ảnh chụp, hình vẽ, mặt cắt, sơ đồ và biểu bảng kết quả nghiên cứu.
Bố cục của luận văn.
Mở đầu.
Chương 1. Khái quát chung.
Chương 2. Các dữ liệu địa chất làm cơ sở để khôi phục lại lịch sử phát triển
kiến tạo
Chương 3. Lịch sử phát triển kiến tạo.
Chương 4. Mối liên quan giữa lịch sử phát triển kiến tạo và công tác tìm kiếm
dầu khí.
Kết luận.
Văn liệu tham khảo.
Phụ lục.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường
Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Huy Long.

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long



Luận văn thạc só

14

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG

1.1. VỊ TRÍ VÙNG NGHIÊN CỨU
Về mặt địa lý, vùng bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận nằm ở phía nam
Việt Nam, chiếm phần lớn diện tích Nam Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và miền
Đông Nam Bộ thuộc địa phận các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa
– Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang và Bến Tre. Vùng nghiên cứu được giới hạn
trong tọa độ địa lý:
8030’00 – 12000’00 vó độ Bắc
106030’00 - 109030’00 kinh độ Đông
với tổng diện tích là 129.370 km2 trong đó phần đất liền chiếm gần 35% diện tích
vùng nghiên cứu và thềm lục địa đông nam Việt Nam chiếm hơn 65% (hình 1.1).
Trong bình đồ kiến trúc hiện nay cũng như vào Mesozoi muộn – Kainozoi,
Đông Nam Á là phần đông nam của mảng thạch quyển Âu – Á. Đông Nam ChÂuÁ được tạo nên bởi sự ghép nối 3 teran (mảng vỏ lục địa cổ Tiền Cambri) Dương
Tử, Indosinia, Sibumasu. Các đới khâu ghép nối chúng lại với nhau là Mạc Giang –
Sông Mã (PZ1) và Uttaradit - Bentong – Raub (PZ2 – MZ1) (hình 1.2). Vùng nghiên
cứu nằm ở phần phía đông nam teran Indosinia. Bao quanh Đông Nam ChÂu-Á
luôn tồn tại các đới hút chìm. Các đới hút chìm này có xu hướng dịch dần về phía
mảng đại dương. Di chỉ của hút chìm là các cung núi lửa – pluton của rìa lục địa
tích cực Đông Nam ChÂu-Á (hình 1.3). Vùng nghiên cứu vào Mesozoi muộn là
một phần của đai núi lửa – pluton rộng lớn kéo dài theo phương đông bắc – tây
nam từ Tri Tôn qua Đà Lạt, móng của bồn Cửu Long, Phú Khánh đến tận Hải
Nam. Vào Kainozoi sớm vùng nghiên cứu nói riêng và toàn bộ lãnh thổ Nam Việt

Nam nói chung rơi vào miền tách dãn mạnh mẽ để tạo nên miền vỏ đại dương mới
ở trung tâm Biển Đông tuổi Oligocen – Miocen sớm (E3 – N11); các bồn rift
Oligocen – Miocen sớm Nam Côn Sơn, Cửu Long phát sinh và phát triển trên miền
vỏ lục địa bị vát mỏng mạnh và miền phát triển các đaicơ tương phản Đà Lạt –
Kon Tum.
Vào Kainozoi muộn phần đông nam vùng nghiên cứu có chế độ rìa lục địa
thụ động, còn phần phía tây có chế độ nâng khối tảng kèm phun trào bazan.
Lãnh thổ Việt Nam nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng chịu ảnh hưởng
của các quá trình kiến tạo nói trên và di chỉ của chúng là các tổ hợp thạch kiến tạo,
uốn nếp, khe nứt, đứt gãy được thể hiện trên sơ đồ kiến tạo Nam Việt Nam tỷ lệ
1:500.000.
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


15

Luận văn thạc só

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghieõn cửựu.

100
23.75

105

110

115


118
23.75

Kunming

T R U N G QU ốC
Nahning
Phăng Xi Păng
20

20

hà nội
vịnh bắc bộ
P. Sao

HảI NAM

vientiane

15

Khon Kaen

QĐ. Hoàng Sa

15

Đà Nẵng


THáI LAN

CAMPUCHIA

Nha Trang

Đà Lạt
phnompenh

Phú Quý
10

10

TP. Hồ Chí Minh

Côn Sơn

QĐ. Trờng Sa

Kotakinabalu
5

5
100

105

110


115

118

Vùng nghiên cøu

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


16

Luận văn thạc só

Hình 1.2. Sơ đồ phân bố các mảnh lục địa và terran và các đới khâu chính của Đông Nam
ChÂu-Á (theo Metcalfe 1990, 1996 có bổ sung)
1

Ấn
Độ

2

Mảng
Philippine
Biển
Đông


CHỈ DẪN

BIỂN
ANDAMAN

Đới khâu
Đứt gãy
nghịch
Đới hút chìn
ngưng họat động
Đới hút chìn
đang họat động
Ranh giới terrane
Ranh giới nội terrane

BIỂN
CELEBES

2

Vỏ đại dương
Vỏ lục địa

BIỂN
BANDA

Vỏ lục địa bị vát mỏng
Mảnh và khối lục địa

1-Dương Tử; 2-Indosinia; 3-Sibumasu; 4- Đông Malaysia; 4- Tây Burma; 6-Đông nam

Borneo; 7-Semitau; 8-Sikuleh; 9-Natal; 10-Taây Irian Jaya; 11-Buru–Seram; 12-Buton; 13Bangai-Sula; 14-Obi-Bacan; 15- Bắc Palawan; 16-Quần đảo Trường Sa - Spratley islandDangerouss Ground; 17-Reed Bank; 18-Luconia; 19-Macclesfield Bank; 20-Quần đảo
Hoàng Sa; 21-Kelabit-Longbowan; 22-Mangkalihat; 23-Paternoster; 24- Tây Sulawesi;
25-Đông Sulawesi; 26-Sumba; 27-Banda Allochthon; 28-Qiongzhong and Yaxian teranes
of Hainan; 29-Simao terrane.

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phaïm Huy Long


17

Luận văn thạc só

Hình 1.3. Sơ đồ địa động lực và các kiểu bồn trầm tích Kainozoi Đông Nam Á (theo Phạm
Huy Long, Cao Đình Triều, 2002, có bổ sung và sửa đổi).
900

950

1050

1000

1100

CHINA

C
BHUTAN


NAN CHANG

EAST
CHINA
SEA

CHANG SHA

KUIYANG
CHANG SHAI

1350

1300

1250

1200

1150

CHUNG CHINH

30

300

SƠ ĐỒ ĐỊA ĐỘNG LỰC KAINOZOI
ĐÔNG NAM Á


PHU CHOU

KUEI YANG

TAIPEI

1
PZ

25

F
MYANMA

PZ 1

250

KUANG CHOU

CHỈ DẪN

I ra oa

Xa tu in

MANDALAY

B


MZ 2

F

LAOS

di

20

PZ2 - MZ 1

AN SE
A
ANDA
M

PHILIPPINES
MINDRO

G

I

O
Đ

ÀN


KUALA LUMPUR

PZ2 - MZ 1

MALAYSIA

F

F

Bengkulu

HAL MAHERA

C

F

Balikpapan

I

INDONESIA

BANDUNG

J

I


Makassar

B
SORONG

C

50

BANDA SEA

INDIAN OCEAN
M
SU

F

BA

100

B

SAVU

B
950

1000


1050

1100

1150

Bồn rìa lục địa thụ động
kiểu Atlantic

C

Bồn nội mảng

F

Bồn trước cung núi lửa

G

Bồn giữa cung núi lửa

I

Bồn sau cung núi lửa (có ảnh
hưởng của đứt gãy trượt bằng)

J

Bồn rìa vi lục địa


1200

B

Đứt gãy trượt bằng
Trục tách giãn KZ1

C

Các đới khâu cổ

B
1250

Bồn kéo toạc
Đới hút chìm hiện đại

FLORES

F TIMOR SEA

150
900

B

K
TANIMBAR

F

100

Bồn rift rìa lục địa thụ động

CERAM SEA

ZAVA SEA
DJAKARTA

00

2
SU LAWESI
ISLAND

Bandjarmasin

Palembang

Vỏ đại dương Biển Đông KZ1
A

SU LA UE XI SEA

KZ1

-50

50


TALAUD ISLAND

J

CALI MAN TAN

KZ1

I

Padang

PALAU ISLAND

Manado

A
TR

00

BRUNEY

J

BAN DA XERI
BAGAWAN

SINGAPORE


A
M
SU

F

G
DAVAO

DAMBOANGA

COTABRAHU

Medan

100

NE GROS

SULU SEA

1

A

A

G

PA

LA
W
AN

TR
UO
N

J

F

Q
UA

D
AN
ISL
R
)
B A AN
CO NDI
NI
(I

CON SON

CA MAU

SIMEULU


A

A

K

50

G

HO CHI MINH
PHU QUOC

1-Vi lục địa Trường Sa KZ1
2-Vi lục địa Sulawesi KZ1

SA

PHNOMPENH

100

Rìa lục địa tích cực kiểu
Sunda
Rìa lục địa tích cực
kiểu Philippine

150


MANILA

A

A

M

CAMBODIA

F

BIỂN ĐÔNG

VIET NA

ANDA
MAN
ISLA
ND
(INDI
AN)

A

r
ive

BANGKOK


Phần nội mảng lục địa Âu - Á

LUZON

gr
on

I

K
Me

150

Mảng thạch quyển Thái
Bình Dương

PHILIPPIN SEA

F

G
Paracel is.

HUE

CHỈ DẪN

Mảng thạch quyển Ấn - Úc
200


BABU YA ISLAND

B

K

THAILAND

Moulmein

B

HAI NAM

VIENTIAN

RANG GOON

Kaohsiung

HONGKONG

HA NOI

1300

150
1350


1.2. ĐỊA HÌNH VÀ MẠNG LƯỚI SÔNG SUỐI
1.2.1. Đặc điểm địa hình
Trong diện tích vùng nghiên cứu phát triển 2 dạng địa hình: địa hình dương và
địa hình âm.
Địa hình âm chiếm gần 2/3 diện tích vùng nghiên cứu vớùi diện tích khoảng
85.000km2, phân bố ở phần đông nam của vùng nghiên cứu. Đây là phần ngập
nước biển (thềm lục địa) có độ sâu từ 0m đến –274m và nghiêng sâu dần về phía
đông nam. Bồn trũng Cửu Long nằm trong phạm vi ngập nước biển có độ sâu
không vượt quá –70m. Tây nam bồn trũng Cửu Long là đảo Côn Sơn, đông bắc là
đảo Phú Quý. Đảo Côn Sơn nổi cao trên mực nước biển với độ cao tuyệt đối cao
nhất là 558m. Đảo Phú Quý có độ cao thấp hơn nhiều so với đảo Côn Sơn. Phần
lớn diện tích của đảo được cấu tạo nên từ đá phun trào bazan có tuổi rất trẻ. Rìa

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

18

đông nam và tây bắc là các bãi cạn với độ sâu từ –8m đến –15m. Rìa đông nam
của bồn trũng Cửu Long có địa hình đáy biển phân dị mạnh.
Địa hình dương chiếm phần tây bắc của vùng nghiên cứu với diện tích
khoảng 37.500km2. Đây là phần lục địa có địa hình phân dị mạnh mẽ với độ cao từ
0m đến +1982 (núi Tà Đùng) và tạo nên các bậc địa hình thấp dần theo 2 hướng từ
tây bắc về đông nam và từ đông bắc về tây nam, các nhà địa mạo gọi là miền nâng
khối tảng kèm phun trào bazan Kainozoi muộn. Theo hướng từ đông bắc về tây
nam bậc địa hình giảm dần từ bậc địa hình trên 1500m (bề mặt bình sơn nguyên Đà

Lạt) xuống 1000-1200m ở Di Linh, 800-900m ở Bảo Lộc, qua đèo Bảo Lộc là bậc
400-600m và cuối cùng là bề mặt đồng bằng tích tụ Đông Nam Bộ 0-200m. Theo
hướng từ tây bắc xuống đông nam, địa hình có dạng bậc rõ nét từ 1.800m ở Đà Lạt
xuống 1.600m ở Xuân Thọ, 1.400m ở Đơn Dương, qua đèo Ngoạn Mục là bậc địa
hình 400-600m và qua đèo Sông Pha là bề mặt đồng bằng tích tụ Ninh Thuận –
Bình Thuận cao 0-200m. Ranh giới giữa các bậc địa hình thường là các đứt gãy
hướng tây bắc – đông nam và đông bắc – tây nam. Một điều cần lưu ý là theo
hướng từ tây bắc về đông nam bề mặt của các địa hình thường hẹp hơn so với
hướng từ đông bắc về tây nam. Điều này phản ánh sự phát triển hướng chính của
các dãy núi ở khu vực phía đông vùng nghiên cứu (khu vực phụ đới Phan Thiết) là
hướng đông bắc – tây nam. Dải đồng bằng ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận –
ngăn cách giữa lục địa núi-cao nguyên và thềm lục địa (vùng địa hình âm) – cũng
có phương kéo dài là đông bắc – tây nam. Còn ở phía tây vùng nghiên cứu (phụ
đới Trị An-phía tây đứt gãy kinh tuyến Đăk Mil – Bình Châu) địa hình lại chuyển
dần sang phương kinh tuyến. Ở khu vực Đăk RLâp – Gia Nghóa tính phân bậc địa
hình bị xóa nhòa bởi cao nguyên bazan có độ cao trung bình 600-900m tạo nên
vòm nâng khá đẳng thước (đỉnh vòm ở ORanh).
1.2.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối
Vùng nghiên cứu có hệ thống sông suối khá phát triển, phân bố tương đối đều
với mật độ cao. Về cơ bản mạng sông suối thường phát triển theo phương phát triển
của địa hình.
Các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai chảy trong vùng nghiên cứu gồm 2
sông chính là sông Đa Dâng và sông La Ngà.
Sông Đa Dâng dài trên 100km bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên chảy về
sông Đồng Nai theo hướng đông bắc - tây nam qua các khu vực Đa Nhim, Đơn
Dương, Liên Nghóa, Đức Trọng, nam Gia Nghóa, Cát Tiên, Đà Tẻh. Lòng sông uốn
khúc quanh co.
Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy theo hướng đông, đông
nam dài trên 100 km ở thượng nguồn do chảy trong cao nguyên bazan nên lòng
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài


CBHD: TS. Phaïm Huy Long


Luận văn thạc só

19

sông có độ dốc bé nhưng ở hạ nguồn dòng sông thay đổi độ dốc lòng nên nhiều
thác ghềnh.
Sông Bé bắt nguồn từ cao nguyên ORanh chảy theo hướng tây nam (thuộc địa
phận tỉnh Đắk Nông) rồi đổi hướng kinh tuyến ở Bình Phước và phần đông bắc
Bình Dương (có lẽ do ảnh hưởng của đứt gãy kinh tuyến Đăk Mil –Bình Châu và
Lộc Ninh – Thủ Dầu Một) rồi chuyển sang chảy theo hướng đông nam (do ảnh
hưởng của đứt gãy tây bắc – đông nam) trước khi đổ vào sông Đồng Nai ở phía
nam hồ Trị An.
Ngoài hệ thống sông Đồng Nai phát triển ở phía tây và nam vùng nghiên cứu
còn có các sông Ray, Sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Quao và sông Cà Ty ở phía
đông. Các sông này đều bắt nguồn từ miền núi khối tảng và các bình sơn nguyên ở
phía tây. Chúng thường ngắn, dốc, và trùng với các đứt gãy nhỏ phương tây bắc –
đông nam.
1.3. SƠ LƯC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KIẾN TẠO VÙNG
Lịch sử nghiên cứu kiến tạo bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận, từ trước
đến này thường phát triển theo 2 xu thế: xu thế nghiên cứu kiến tạo thuần túy ở lục
địa và xu thế thứ 2 là nghiên cứu địa chất dầu khí ở thềm lục địa. Ở lục địa kế cận
lịch sử nghiên cứu kiến tạo thường gắn với lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm
khoáng sản. Còn ở thềm lục địa, lịch sử nghiên cứu kiến tạo bồn Cửu Long lại gắn
với lịch sử nghiên cứu địa chất – địa vật lý, tìm kiếm thăm dò dầu khí trong khu
vực thềm lục địa Nam Việt Nam.
Thực tế công tác nghiên cứu kiến tạo trong khu vực nghiên cứu được bắt đầu

từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở phần lục địa và ở thềm lục địa thì muộn hơn,
khoảng từ nửa cuối những năm 1960. Và đặc biệt là công tác nghiên cứu biến dạng
kiến tạo chỉ mới được tiến hành kể từ năm 1993 trở lại đây.
Hầu hết các công trình nghiên cứu kiến tạo trước đây ở bồn trũng Cửu Long
và lục địa kế cận hoặc chỉ riêng phần lục địa hoặc chỉ riêng thềm lục địa mà không
có sự liên kết đối sánh giữa 2 vùng với nhau. Gần như chưa có công trình nghiên
cứu nào đánh giá một cách toàn diện lịch sử phát triển kiến tạo bồn trũng Cửu
Long và lục địa kế cận theo học thuyết kiến tạo mảng thạch quyển, đặc biệt là việc
xác định các pha biến dạng kiến tạo, trường ứng suất kiến tạo của từng giai đoạn
phát triển và vai trò của chúng tới quá trình thành tạo, dịch chuyển, tích tụ dầu khí
cho toàn bộ bồn trũng Kainozoi Cửu Long.
Ở lục địa Nam Việt Nam, mới đây nhất và đáng chú ý nhất là công trình
nghiên cứu kiến tạo sinh khoáng Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 của Nguyễn Xuân
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phaïm Huy Long


Luận văn thạc só

20

Bao, Phạm Huy Long, Trịnh Văn Long và nnk. (1996 – 2000) đã thành lập bản đồ
kiến tạo Nam Việt Nam theo học thuyết kiến tạo mảng thạch quyển. Công trình
này có giá trị tổng hợp cao về lý luận khoa học và thực tiễn. Song cũng còn nhiều
vấn đề cần tiếp tục giải quyết như sự thay đổi phương cấu trúc ở khu vực Trị An
(phía tây đứt gãy Đak Mil – Bình Châu) là phương kinh tuyến còn ở khu vực Phan
Thiết (phía đông) lại có phương đông bắc – tây nam. Vai trò của đứt gãy Đăk Mil –
Bình Châu đối với sự thay đổi phương cấu trúc ở 2 khu vực này đã được đề cập
trong công trình nghiên cứu biến dạng đới Đà Lạt của Phạm Huy Long, W. J.

Schimidt và nnk. (2002, 2003). Cũng trong công trình này các tác giả đã xác định
được 5 pha biến dạng kiến tạo chính đã xảy ra từ Jura giữa đến nay và đưa ra nhận
định về vai trò của chúng đối với việc thành tạo bẫy chứa dầu khí trong móng
granitoid ở mỏ Bạch Hổ.
Trước đó trong công trình nghiên cứu biến dạng trong Kainozoi ở Trung và
Nam Việt Nam của Rangin và các cộng sự [52] đã xác định được ra 3 pha biến
dạng xảy ra trong Kainozoi (hình 1.4): Pha 1 là pha nén ép do ảnh hưởng của đứt
gãy trượt bằng trái phương tây bắc - đông nam ở phía bắc và đứt gãy trượt bằng
phải phương đông bắc - tây nam ở phía nam; Pha 2 cũng là pha nén ép xảy ra vào
Miocen; Pha 3 là pha tách dãn theo nhiều phương liên quan với sự nâng vòm do sự
tái họat động của các đứt gãy trượt bằng trong Pliocen - Đệ Tứ. Trong công trình
cũng chỉ ra một số đứt gãy phương đông bắc 500 bị tái họat động.
Cho đến nay, quan điểm chung của đa số các nhà nghiên cứu bồn Cửu Long
cho rằng lịch sử phát triển kiến tạo bồn trũng Cửu Long được chia làm 3 thời kỳ:
thời kỳ tạo móng trước Đệ Tam, thời kỳ đồng tạo rift Eocen - Oligocen – Miocen
sớm và sau tạo rift từ Miocen đến hiện nay. Đa số các nhà nghiên cứu đều chấp
nhận sự thành tạo bồn trầm tích chứa dầu khí này bắt đầu từ Eocen. Tuy nhiên một
số tác giả cho rằng quá trình đó bắt đầu từ Creta muộn (C.S. Hutchison, 1989; H.D.
Tjia & K.K. Liew, 1996). Đáng chú ý là nhận định của J.S. Watkins và R.J.
McCabe (1992) cho rằng các bồn ở thềm lục địa phía nam có vẻ chủ yếu là căng
dãn và được thành tạo bởi hoạt động đứt gãy đi cùng với đầu mút kéo dài về tây
nam của trục tách dãn biển Đông”. Về cơ bản tác giả đồng ý với quan điểm trên
song cần làm rõ chế độ địa động lực, trường ứng lực của từng giai đoạn phát triển
kiến tạo và vai trò của chúng tới quá trình thành tạo mỏ dầu khí.
Hiện nay các công ty dầu khí cũng bắt đầu quan tâm và đầu tư cho việc
nghiên cứu kiến tạo và biến dạng song mới chỉ dừng lại ở diện tích từng lô mà chưa
gắn kết cho toàn bộ diện tích các lô cũng như liên kết, đối sánh với lục địa, chưa
tổng hợp chung trong một công trình để có cái nhìn tổng quát nhằm phục vụ cho
công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bồn trũng Cửu Long đạt hiệu quả cao hơn.
Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của luận văn.


HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

21

Hình 1.4. Sự phân bố các trường ứng suất tại một số điểm nghiên cứu ở Nam Việt Nam
(theo C. Rangin và nnk., 1995)

1.4. HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của luận văn tác giả đãõ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
1-

Phương pháp phân tích tướng đá và bề dày trầm tích

Phương pháp phân tích tướng đá và bề dày trầm tích được V.V. Belouxov
hoàn thiện . Đây là một phương pháp cơ bản để nghiên cứu lịch sử phát triển kiến
trúc và kiến tạo.
Phương pháp phân tích bề dày trầm tích đặc biệt cần thiết và thích hợp đối vớùi
vùng phát triển trầm tích trẻ, trầm tích chưa bị biến vị, biến chất vò nhàu mạnh, tức
là vùng trầm tích hầu như nằm ngang.
Bề dày trầm tích lắng đọng trong một khoảng thời gian xác định về căn bản
tương ứng với cự ly lún chìm của vỏ Trái đất tại khu vực đó. Như vậy bề dày trầm
tích có ý nghóa phản ánh biên độ vận động kiến tạo (lún chìm của vỏ trái đất).
Nếu so sánh tướng trầm tích giữa đáy và nóc của tầng nghiên cứu, độ sâu bề

mặt bồn trầm tích không bị thay đổi thì có thể xác định được bề dày như thước đo
sự lún chìm của vỏ trái đất.

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phaïm Huy Long


Luận văn thạc só

22

Khi tính toán bề dày cần tính toán đến sự biến đổi bề dày thứ sinh liên quan
với sự biến vị vò nhàu tạo các nếp uốn, sự bóc mòn do nâng lên sau trầm tích…
Thành lập các sơ đồ, bản đồ đẳng dày cho từng đơn vị địa tầng phát triển
trong vùng nghiên cứu rồi đối sánh các bản đồ đẳng dày theo trình tự liên tục của
quá trình lắng đọng trầm tích để làm cơ sở phân tích hình dạng của bể trầm tích
theo thời gian và vị trí của các vùng có tốc độ sụt lún khác nhau.
Lưu ý khi phân tích bề dày trầm tích cần kết hợp với phân tích kiến trúc, đứt
gãy và tướng đá để tránh việc xác định nhầm đới thiếu vắng trầm tích (tức nơi có
bề dày trầm tích nhỏ hoặc bằng 0) do dịch chuyển của đứt gãy hoặc do bóc mòn về
sau là vùng nâng.
Phương pháp phân tích tướng đá: được sử dụng để hiệu chỉnh bề dày nhằm
xác định vùng nâng – hạ và cự ly sụt lún của vỏ trái đất. Tính phân dị thành phần
vật chất liên quan đến sự thay đổi độ sâu và kết quả là sự thay đổi tướng trầm tích.
Sự thay đổi độ hạt của trầm tích và chiều rộng phân bố của chúng theo không
gian và thời gian cho phép suy luận sự thay đổi tốc độ sụt lún ở miền tích tụ và tốc
độ bào mòn ở miền nâng trồi. Qua phân tích tướng đá xác định được bản chất các
đới vắng mặt trầm tích (đới có bề dày bằng không). Nếu tiến về đới có bề dày trầm
tích bằng không mà các trầm tích lục nguyên thô hơn thì có thể khẳng định được

rằng đới này bị nâng lên trong thời gian lắng đọng trầm tích của vùng kế cận và
ngược lại nếu về phía đới vắng mặt trầm tích mà trầm tích mịn hơn hoặc không có
sự thay đổi thì đới được nâng lên và bị bóc mòn sau khi lắng đọng trầm tích.
Việc nghiên cứu sự thay đổi bề dày và tướng trầm tích cho phép ta xác định
được tính chất của các kiến trúc (là đồng sinh, hay thứ sinh), sự vận động nâng – hạ
của các khối địa chất khác nhau qua từng thời kỳ trong lịch sử phát triển kiến tạo,
Ví dụ đối với khối nâng đồng trầm tích thì ở vòm bề dày mỏng hơn ở 2 bên cánh
khối nâng, tướng trầm tích ở vòm cũng thô hơn. Ngược lại ở khối nâng sau trầm
tích thì không có sự phân dị tướng giữa vòm và cánh khối nâng mặc dù bề dày ở
vòm nhỏ hơn.
2-

Phương pháp phân tích gián đoạn địa tầng và bất chỉnh hợp

Trong tự nhiên quá trình sụt lún xảy ra trầøm tích không phải lúc nào cũng liên
tục mà sau một khoảng thời gian nhất định chìm lún lắng đọng trầm tích lại xảy ra
họat động nâng lên. Quá trình này thường được lặp lại nhiều lần. Trong mặt cắt
địa chất tiến trình của các biến cố tương tự được ghi lại bằng các gián đoạn trong
sự lắng đọng trầm tích. Mối quan hệ về mặt thế nằm giữa các tầng trước và sau
gián đoạn trầm tích thường thấy có sự khác biệt và khi thấy rõ ràng sự khác biệt về
thế nằm giữa các tầng trước và sau gián đoạn trầm tích thì được gọi là bất chỉnh
hợp. Ranh giới này là bề mặt bất chỉnh hợp. Phân tích các bất chỉnh hợp cho ta thấy
HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phạm Huy Long


Luận văn thạc só

23


các dấu hiệu quan trọng về đặc tính chuyển động và biến dạng trong thời gian lắng
đọng trầm tích.
Một trong những ưu điểm của phương pháp phân tích các mặt bất chỉnh hợp là
các chuyển động và biến dạng kiến tạo được lưu giữ và bảo tồn trong một khoảng
thời gian xác định.
Phương pháp còn cho phép cung cấp cơ sở xác lập các pha biến dạng quan
trọng trong lịch sử phát triển kiến tạo một khu vực. Các pha biến đổi bình đồ cấu
trúc chính của khu vực thường trùng với các vận động nâng, uốn nếp, ép nén chung
của khu vực. Một trong các di chỉ để lại của sự kiện kiến tạo này là các bất chỉnh
hợp khu vực và hoặc các gián đoạn địa tầng. Phương pháp này là cơ sở xác lập lịch
sử biến dạng uốn nếp. Việc xác định các bất chỉnh hợp và gián đoạn địa tầng có
thể dễ dàng xác lập ngay tại ngoài thực địa tại một vết lộ hoặc trên các mặt cắt địa
chất hoặc thông qua các tài liệu minh giải địa vật lý (địa chấn...)v.v...
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số các dạng bất chỉnh hợp phản ánh giai
đoạn cuối của chu kỳ chuyển động kiến tạo khác nhau. Các bất chỉnh hợp song
song có quá trình thành tạo liên quan vận động tónh thuần túy. Còn các bất chỉnh
hợp góc thường liên quan đến pha nghịch đảo kiến tạo.
3-

Phương pháp phân tích tổ hợp thạch kiến tạo và tổ hợp đá:

Tổ hợp thạch kiến tạo (THTKT) là tổ hợp cộng sinh tự nhiên của các đá trầm
tích và magma (bao gồm cả xâm nhập và phun trào) được thành tạo trong một bối
cảnh kiến tạo mảng nhất định trong một khoảng thời gian địa chất và không gian
nhất định (theo Condie, 1988).
Mỗi THTKT bao gồm một hoặc một số tổ hợp đá (THĐ) được phân chia theo
kiểu nguồn gốc và môi trường - tướng đá thành tạo và theo đặc điểm thạch hoá
hoặc thạch luận. Khái niệm tổ hợp đá như vậy ít nhiều tương ứng với khái niệm
thành hệ truyền thống của trường phái địa chất Liên Xô trước đây.

Nội dung chính của phương pháp này về cơ bản có thể khái quát như sau: mỗi
thời kỳ biến dạng ngoài việc tạo ra các di chỉ về mặt kiến trúc, thường để lại các di
chỉ về thành phần vật chất phản ảnh bối cảnh địa động lực thành tạo nó. Việc xác
lập các bối cảnh kiến tạo dựa trên đặc điểm cấu trúc khu vực, các biểu đồ chân
nhện thông qua việc xử lý các số liệu thạch địa hóa, đồng vị, nguyên tố vết.
Đối với vùng đá móng không lộ ra, phải dựa vào các tài liệu khoan, theo tài
liệu trọng lực và từ bằng các phép tính tham số để phân chia các loại đá khác nhau.
Trong luận văn, tác giả sử dụng các kết quả nghiên cứu về thạch luận, thạch
địa hóa, địa vật lý của các nhà nghiên cứu Trịnh Văn Long, Cao Đình Triều cùng
với việc cập nhật các tài liệu mới nhất về địa tầng, magma của các nhà nghiên cứu

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phaïm Huy Long


Luận văn thạc só

24

khác cũng như kết quả phân tích đặc điểm cấu trúc khu vực của tác giả để phân
chia các tổ hợp thạch kiến tạo.
4-

Phương pháp phân tích kiến trúc (di chỉ biến dạng) và khôi phục trường ứng
suất kiến tạo.

Đối tượng của phương pháp này là các dạng nằm của các đá, các kiến trúc
uốn nếp, thớ chẻ, khe nứt, đứt gãy và các cấu tạo bên trong của chúng. Khi tiến
hành nghiên cứu các dạng kiến trúc cần phân cấp và xác định mối quan hệ của

chúng với nhau. Có 3 dạng kiến trúc cơ bản: các kiến trúc vó mô, kiến trúc nhỏ và
kiến trúc vi mô.
Các dạng kiến trúc này là kết quả của các chuyển động kiến tạo đã xảy ra.
Do đó cần phải làm sáng tỏ về mặt hình thái các dạng kiến trúc, sự phân bố, biến
đổi và mối quan hệ của chúng trong không gian nhằm làm sáng tỏ cơ chế, động
lực, quá trình phát sinh và phát triển của chúng. Công việc của chúng ta là phải
phân tích các hình thái kiến trúc.
1- Đứt gãy phải xác định phương, hướng cắm, góc dốc, chiều dài, độ sâu họat động,
tuổi hoạt động và tính chất dịch chuyển của từng thời kỳ (thuận, nghịch, trượt
bằng, thuận bằng, nghịch bằng), cự ly dịch chuyển, các kiến trúc sinh kèm bên
cạnh đứt gãy (khe nứt, uốn nếp…), ….
2- Khe nứt, thớ chẻ, thớ phiến, vết xước mặt trượt phải đo xác định phương, hướng
cắm, góc dốc, chiều dài, độ sâu họat động, tuổi hoạt động và tính chất dịch
chuyển của từng thời kỳ (thuận, nghịch, trượt bằng, thuận bằng, nghịch bằng), cự
ly dịch chuyển, thống kê số lượng và đặc biệt là phải xác định cấp và mối quan
hệ của các cấu tạo này. Sau đó ứng dụng các phương pháp hiệu chỉnh thống kê
để xây dựng các biểu đồ khe nứt, biểu đồ ứng suất. Điều này cho phép hiểu bình
đồ biến dạng, nghóa là biết được sự phân bố cũng như giá trị các trục nén ép và
trục căng dãn, hướng chuyển động của vật liệu… nhằm khôi phục trường ứng
suất kiến tạo, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xác lập cơ chế hình thành và lịch
sử phát triển các kiến trúc này.
3- Với các đá trầm tích cần xác định thế nằm, tính chất uốn nếp (lồi, lõm). Với nếp
uốn cần xác định thế nằm của các lớp đá ở các cánh nếp uốn, hướng cắm và góc
dốc trục uốn nếp, hình thái, nguồn gốc nếp uốn…
Ta có thể quan sát, phân tích các kiến trúc trên ngoài thực địa. Còn với vùng
bị phủ, đặc biệt là ở ngoài biển thì các tài liệu địa chấn 2D, 3D, địa chất và địa vật
lý lỗ khoan, … là rất cần thiết đối với việc phân tích các kiến trúc, nhất là các kiến
trúc hình thành do các họat động kiến tạo trong Kainozoi.
Tất cả các công việc trên đều là những thông số làm cơ sở cho việc khôi phục
lịch sử phát triển kiến tạo.

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phaïm Huy Long


25

Luận văn thạc só

Ví dụ phân tích cấu trúc trên hình 1.5 cho thấy ban đầu lắng đọng thành tạo
trầm tích molas màu đỏ tuổi Trias muộn, sau đó bị nén ép tạo thành đơn nghiêng,
đơng nghiêng này lại bị cắt bởi đứt gãy thuận, tiếp sau toàn bộ bị nâng lên bóc
mòn rồi bị phủ bởi tầng cuội kết tuổi Jura sớm. Như vậy đứt gãy thuận này hoạt
động sau khi trầm tích màu đỏ tạo thành đơn nghiêng và kết thúc trước khi tạo lớp
phủ cuội kết tuổi Jura muộn.

Cuội kết tuổi Jura sớm

Mặt bất chỉnh hợp

Đứt gãy thuận

Trầm tích màu đỏ
tuổiTrias muộn

5-

Hình 1.5. Trầm tích cuội
kết màu đỏ tuổi Jura sớm
phủ bất chỉnh hợp góc

trên trầm tích màu đỏ tuổi
Trias muộn đã bị cắt dịch
bởi đứt gãy. Ảnh chụp ở
khu vực Nông Sơn - bắc
đới Kon Tum. (Người
chụp: TS. Phạm Huy
Long).

Phương pháp đối sánh, lấy mới suy cũ.

Phương pháp lấy mới suy cũ hay còn gọi là phương pháp hiện đại luận là
phương pháp nghiên cứu các quá trình địa chất - kiến tạo đang diễn ra hiện nay để
tìm hiểu các quá trình đã diễn ra trong quá khứ mà di chỉ của chúng để lại là các
thành tạo địa chất các các dạng kiến trúc của chúng.
Phương pháp đối sánh, lấy mới suy cũ được dùng để khôi phục lại lịch sử
phát triển kiến tạo của khu vực: phân chia các giai đoạn, phụ giai đoạn phát triển
kiến tạo; khôi phục lại chế độ địa động lực đã tồn tại, đánh giá ảnh hưởng của
chúng đến biến dạng của móng để từ đó dự báo được thành phần đá móng cũng
như khe nứt, đứt gãy trong móng trước Kainozoi.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu phân tích cổ từ, trọng
lực và từ vệ tinh, địa mạo-kiến trúc của một số tác giả trước đây.

HVTH: Tạ Thị Thu Hoài

CBHD: TS. Phaïm Huy Long


×