Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, áp dụng cho điện lực phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 124 trang )

-1 -

Luận văn tốt nghiệp

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----oOo----

LÊ THỂ KHANG

NÂ NG CAO CHÂ T
́ LƯNG ĐIỆN NĂNG
VÀ GIAM
̉ TỔN THẤÂT
́ TRONG LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI, AP
́ DUN
̣ G CHO ĐIỆN LỰC
THỦ ĐỨC

Chuyê n ngà n h: Mạ n g và Hệ thống điệ n

Mã ngành: 2.06.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2004

Thực hiện: Lê Thể Khang




CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến só Nguyễn Hoàng Việt

Cán bộ chấm nhận xeùt 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Cán bộ chấm nhận xét 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . tháng . . . . năm 2004.


Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Lê Thể Khang

Phái:


Nam

Ngày, tháng, năm sinh:

31/01/1960

Nơi sinh:

Chuyên ngành:

Mạng và Hệ thống điện

Mã số:

Tp Hồ Chí Minh

TÊN ĐỀ TÀI:
Nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, áp
dụng cho Điện lực Thủ Đức.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu các nguyên nhân và giải pháp thực tế để nâng cao chất
lượng điện năng và giảm tổn thất cho lưới điện phân phối.
- Nội dung: Phần mềm nghiên cứu, sử dụng là phần mềm MapInfo,PSS/U

(

PSS/Adept ),ngôn ngữ C, Matlab, Access... Lưới điện thực tế để thu thập,xây dựng cơ
sỡ dữ liệu và tính toán là lưới điện phân phối tại Điện lực Thủ Đức.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ (Ngày bảo vệ đề cương): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (Ngày bảo vệ luận án tốt nghiệp): . . . . . .

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến só Nguyễn Hoàng Việt
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày
tháng năm 200

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn : Tiến só Nguyễn
Hoàng Việt – Giảng viên Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM đã động
viên ,hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn với đề
tài thực tế này.
Kế đến, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy , cô đã giảng dạy cho lớp Cao
học Hệ thống Điện khóa 12 với sự tận tâm đầy trách nhiệm
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và toàn thể CBCNV
Điện Lực Thủ Đức thuộc Công ty Điện lực TP HCM đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn tất luận văn này.
Ngoài ra cũng xin được tri ân sâu sắc người mẹ hiền và người vợ thảo
là chổ dựa tinh thần to tát đã chăm sóc và khuyến khích tôi đi tiếp trên con
đường học vấn.
Cuối cùng xin chúc sức khỏe thầy hướng dẫn và toàn thể quý thầy cô

Bộ môn Hệ Thống Điện – Trường Đại Học Bách Khoa.

Tp HCM, tháng 4 năm 2004
Người thực hiện

Lê Thể Khang


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn thạc só “Nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất
điện năng trong lưới điện Điện lực Thủ Đức” được thực hiện từ tháng 12
năm 2003 đến tháng 5 năm 2004 với sự cộng tác của nhiều bộ phận Phòng ,
Đội thuộc Điện lực Thủ Đức .
Luận văn dày 109 trang chưa kể phụ lục gồm 7 chương chính đề cập
đến các nguyên nhân, giải pháp và cách tính toán theo dõi trong thực tế
việc nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân
phối mà chủ yếu là áp dụng cho Điện lực Thủ Đức
Đây là những giải pháp thực tiễn đã và đang áp dụng trong công tác
hàng ngày . Dữ liệu và giải pháp luôn luôn biến động nhưng được cập nhật
và kiểm sóat thường xuyên để thích nghi trong những điều kiện và tình
huống mới.
Luận văn này chẳng qua là một sự “Góp nhặt cát, đá” rất mong nhận
được sự đóng góp và trao đổi kinh nghiệm q báu của những người quan
tâm đến lỉnh vực này nhằm bổ sung , khắc phục các thiếu sót không thể
tránh khỏi.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................. trang 1
A/ NÂNG CAO CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG
ĐỐI VỚI LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG ................... trang 2
I.

Khái niệm về chất lượng điện năng ........................................... trang 2

II.

Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng .......................... trang 4

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG CỦA ĐIỆN LỰC
THỦ ĐỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHẢI TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT trang 17
I.

Tình hình lưới điện và chất lượng điện năng trước đây ........... trang 17

II.

Để nâng cao chất lượng điện năng đã tiến hành các

giải
pháp
…………………………………………………………………………………
……. trang 22
III.

Kết quả ..................................................................................... trang 39
B/ GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG :


CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG............................................................................ trang 41
I.

Tổn thất trong kinh doanh......................................................... trang 41

II.

Nguyên nhân tổn thất kỷ thuật ................................................. trang 42

III.

Tổn thất do các yếu tố khác ..................................................... trang 44

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢM TỔN THẤT. trang 46
I.

Giải pháp quản lý và kinh doanh ................................................ trang 46

II. Giải pháp kỷ thuật ....................................................................... trang 48
III.

Giải
pháp
cụ
thể
của
Điện
Đức…………………………………… .trang 50


lực

Thủ


CHƯƠNG 5: MỤC ĐÍCH VÀ LI ÍCH CỦA BÙ CÔNG SUẤT PHẢN
KHÁNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI.................. trang 67
I.

Mục đích bù công suất phản kháng............................................. trang 67

II. Lợi ích của việc lắp đặt tụ bù...................................................... trang 75
CHƯƠNG 6: ÁP DỤNG PHẦN MỀM PSS/U (PSS/Adept) ĐỂ TÍNH
TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ................... trang 90
I.

Khái
niệm
về
chương
trình
PSS/U………………………………………………….…trang
90

II.

Tối
ưu
hóa
vị

trí
lắp
đặt
tụ
bù……………………………………….………………….…tra
ng 95

III. Cung cấp số liệu để chạy chương trình ................................... trang 102
CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH ,ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG THỰC TẾ
..................................................................................... trang 107

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
PHUÏ LUÏC 1
PHUÏ LUÏC 2
PHUÏ LUÏC 3



KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
CSDL: Cơ sở dữ liệu
GIS: Hệ thống thông tin địa lý – Geographic Information System
HTĐ: Hệ thống điện
TSĐL: Tài sản điện lực
TSKH: Tài sản khách hàng
UBND: y ban nhân dân
XDM: Xây dựng mới
KHCB: Khấu hao cơ bản

PT: phụ thu
ĐTPT: đầu tư phát triển
CBKT: Cán bộ kỷ thuật
KH: khách hàng
TTTNĐ: Trung tâm thí nghiệm điện
VHLĐ: Vận hành lưới điện
TTĐĐTT : Trung tâm điều độ thông tin
TTMT: Trung tâm máy tính
QLLĐ: Quản lý lưới điện
QLĐK: Quản lý điện kế
PKT: Phòng kỷ thuật
NCKH : Nghiên cứu khoa học
KSMĐ : Khảo sát mắc điện
KSCS : Kiểm soát chỉ số
HSKV : Hiệu suất khu vực
BT: Biến thế
MBT: Máy biến thế
CD: cầu dao
SCTX: sửa chửa thường xuyên


BTMK: bảo trì mùa khô
SCL: sửa chửa lớn
MC: máy cắt
DS: Dao cách ly – Disconnect Switch
LBS: Dao cách ly đóng cắt có tải – Load break switch
LĐPP: Lưới điện phân phối
LTD: Dao cách ly chịa sức căng – Line Tension Disconnect
MBA: Máy biến áp
ĐLKV: Điện lực khu vực

REC: Máy cắt tự động đóng lại – Recloser
VHLĐ: Vận hành lưới điện.
TU: máy biến điện áp
TI: máy biến dòng điện
FCO: cầu chì tự rơi – fuse cut out
LBFCO: cầu chì tự rơi cắt có tải
LA: chống sét van – lightning arrester


Luận văn tốt nghiệp

1

Thầy HD: TS. Nguyễn Hoàng Việt

MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển , nhu cầu về điện tiếp tục gia tăng, nhất là ở
những nước đang phát triển như Việt Nam. Công nghệ thông tin và sản phẩm kỷ
thuật số đang chiếm lỉnh thị trường , nó mang lại những thành tựu to lớn, nó giúp
cho nghành điện trong các lỉnh vực nghiên cứu, tính toán, quản lý tăng hiệu quả
trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng ngược lại những dây chuyền sản xuất
thiết bị, linh kiện kỷ thuật số và máy tính thì yêu cầu rất cao về chất lượng điện
năng.
Ngoài ra do xuất hiện nhiều phụ tải mới với yêu cầu của khách hàng ngày
càng cao, hơn nữa để làm giảm bớt thiệt hại cho toàn xã hội và nâng cao uy tín
cũng như doanh thu của nghành điện thì vấn đề chất lượng điện năng cần phải
được quan tâm đúng mức.
Ngày nay tiết kiệm điện năng cũng là quốc sách hàng đầu, đây là chủ
trương lâu dài gắn liền với mục đích phát huy hiệu quả cao nhất quá trình sản

xuất, phân phối và sử dụng điện năng; việc giảm tổn thất mang lại những lợi ích
kinh tế vô cùng to lớn, và là chìa khóa để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh
của các Công ty Điện lực.

Chân thành cám ơn.

Thực hiện: Lê Thể Khang


-2 -

Luận văn tốt nghiệp

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

A/ NÂNG CAO CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG
ĐỐI VỚI LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯNG ĐIỆN NĂNG
I/ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG
Với sự gia tăng số lượng thiết bị và linh kiện hiện đại, nhạy cảm, nhất là
linh kiện điện tử tại các phụ tải nên yêu cầu về chất lượng điện năng ngày một
cao hơn. Khái niệm bao quát hiện nay có thể xem “chất lượng điện năng” như là
“chất lượng phục vụ” của một Công ty Điện lực đối với khách hàng.
Nó bao gồm chất lượng về tần số, chất lượng điện áp, chất lượng dòng
điện, độ tin cậy hay khả năng mất điện, các dịch vụ cung ứng làm thỏa mãn
khách hàng, tương hợp điện từ với môi trường xung quanh.
“Chất lượng điện năng” có thể đo lường được bởi các công cụ và được tiêu chuẩn
hóa nhờ các tổ chức Quốc tế về điện chẳng hạn như : IEC, IEEE, hoặc tiêu chuẩn
Mỹ , tiêu chuẩn châu Âu…..

Đối với lưới phân phối chúng ta chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu:
1/ Độ lệch điện áp V :
Là hiệu giữa trị số thực tế của điện áp U với trị số danh định của điện áp
lưới Udđ phát sinh khi thay đổi chế độ làm việc tương đối chậm, khi tốc độ thay
đổi điện áp dưới 1% trong 1 giây.
V = U – Udđ.
Nếu V được biểu diễn bằng phần trăm của điện áp danh định Udđ, còn U
và Udđ bằng vôn hay kilôvôn thì
V=

(U - Udđ ) * 100
Udđ

Thực hiện: Leâ Thể Khang


-3 -

Luận văn tốt nghiệp

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

Hiện nay Công ty Điện lực TP HCM ký kết hợp đồng với khách hàng cho
phép V biến thêm từ + 5% đến – 10%.
2/ Độ dao động điện áp Vt :
Là hiệu giữa trị số hiệu dụng lớn nhất Umax và bé nhất Umin của điện áp
trong quá trình thay đổi khá nhanh thông số của chế độ khi tốc độ thay đổi của
điện áp không dưới 1% trong 1 giây :
Vt = (U max - U min) *100
Udđ


Trên cực của đèn chiếu sáng và dụng cụ vô tuyến
Vt cho phép được xác định theo tần suất lặp lại của chúng theo công thức :
Vt = 1 +6/n = 1+ ∆t/10’
Trong đó n - số dao động trong 1 giờ, ∆t : khoảng cách trung bình giữa 2 lần dao
động gần nhau trong 1 giờ, ∆t tính bằng phút.
3/ Độ không đối xứng của hệ thống điện áp ba pha :
Được đặc trưng bằng điện áp thứ tự nghịch tần số cơ bản U 2 và biểu diễn
theo phần trăm điện áp danh định.
U2 =

100
Udd 3

.

[ UA +

a

2

.

UB +

a

.


UC ]

U2 cho phép ≤ 2%.
4/ Dạng không sin của đường cong điện áp :
Được đặc trưng bằng :
-

Thành phần hài bậc cao, mỗi thành phần được xác định theo trị số hiệu
dụng Uv.
Trị số hiệu dụng của tất cả các hài bậc cao. (giả thiết rằng không có các
hài bậc chẳn).
U=

13

å
v =3

U2
V

U cho phép không được vượt quá 5% trị số hiệu dụng của điện áp tần số cơ bản.

Thực hiện: Leâ Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-4 -


Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

5/ Giảm số lần và số giờ mất điện trong năm : (hoặc trong thời kỳ khảo sát).
Được biểu thị bằng một số chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện và đòi hỏi
phải giải quyết một cách toàn diện đối với từng loại khách hàng.
Thường yêu cầu mất điện do sự cố không được quá 2 tiếng.
Trong bài luận văn này không đề cập đến vấn đề giảm sóng hài bậc cao vì
Công ty chưa nhập loại dụng cụ đo này và chỉ giải quyết những vấn đề thực tế
đặt ra tại các Điện lực khu vực, đặc biệt là Điện lực Thủ Đức.

II/ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯNG ĐIỆN NĂNG:

1. THU THẬP ,ĐO LƯỜNG DỬ LIỆU; THỐNG KÊ VỀ THÔNG SỐ CẤU
TRÚC VÀ THÔNG SỐ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ SỬ LÝ:
Theo định kỳ cử các cặp công nhân đi thống kê , cập nhật dử liệu và vẽ
nháp toàn bộ lưới điện trung ,hạ thế theo đúng vị trí trên họa đồ địa dư, đo các trị
số điện áp , dòng điện, cosø tại các nút phụ tải và các phân đọan trung thế ở từng
thời điểm khác nhau
Điều tra lưới định kỳ có lập biên bản
Thử nghiệm các thiết bị, các máy biến thế để biết tình trạng và các thông
số kỷ thuật
Ghi nhận những trị số của đầu những phát tuyến tại các trạm trung gian
Ghi nhận các trị số qua các Recloser bố trí trên lưới và các điện kế đo đếm
tổng, đo đếm tại những phụ tải khách hàng
Sau đó cập nhật lên bản đồ Gis và các bảng biểu Excel của Điện lực.

Dùng một số chương trình con để đánh giá thông số cấu trúc và thông số vậän
hành có nằm trong phạm vi cho phép hay không để có giải pháp kha éc phục

Thực hiện: Leâ Thể Khang



Luận văn tốt nghiệp

-5 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

Ví dụ như 2 chương trình sau:
# Xây dựng hệ chương trình PSA bằng ngôn ngữ C để đánh giá chất lượng
điện năng tại các nút phụ tải ( trạm biến thế khách hàng, công cộng, thuê bao… )
Chương trình có thể cung cấp khả năng đánh giá :
- Tình trạng mang tải của các trạm (quá tải, non tải….) để điều hòa
lại vị trí các máy biến thế hiện hữu.
- Điện áp có nằm ngoài giới hạn cho phép hay không để điều chỉnh
nấc phân áp, lắp tụ bù hoặc có nhiều giải pháp khác
- Dòng điện giữa các pha mất đối xứng cở bao nhiêu % để cân lại
phụ tải giữa chúng.
- Kết xuất ra giá trị P, Q của phụ tải ở các thời điểm max,
min…..nhằm mục đích tính phân bố công suất và tổn thất…..
+ Dữ liệu đầu vào là :
Bảng đo tải tại các trạm ở nhiều thời điểm của từng phát tuyến.bao
gồm các giá trị dòng điện và điện áp của từng pha, hệ số cosø (kể cả trường hợp
có nhiều lộ ra hạ thế, nhiều cầu dao hoặc C B)
Dữ liệu này sẽ được chuyển sang tập tin *.dat nhờ chương trình
chuyendata.exe.
+ Kết quả :
Chương trình PSA sẽ tính toán và cho ra kết quả với các tập tin
dạng *.txt đánh giá , so sánh tình trạng dòng , áp của các pha với giá trị định mức
cho phép và kết xuất P,Q như đã nêu ở trên

Một số bảng dữ liệu đo tải và kết quả tính toán được cho trong phụ lục 1.
Các chương trình liên quan được ghi trên đóa CD đính kèm.

# Xây dựng chương trình chạy trên cơ sở dữ liệu Access phục vụ cho công
tác nâng cao độ tin cậy :
Căn cứ vào tập tin điện năng tiêu thụ của tất cả các khách hàng
trong từng tháng ( q, năm)
Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-6 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

Căn cứ tập tin số liệu đo tải trong các giờ cao điểm, thấp điểm và
bình thường .
Căn cứ cấu trúc hiện tại của lưới điện.
Căn cứ tập tin số trạm và số khách hàng của từng phát tuyến.
( hai tập tin cơ sở dữ liệu là T&KH.mdb và V.mdb)
Sọan chương trình CNSTKH.exe. để thống kê , phân tích và tính toán gồm
các chức năng như sau :

+ Số liệu đầu vào :
Thời gian mất điện trên một phần tử của hệ thống ( có thể là trạm
hạ thế, phân đoạn, nhánh rẻ, đường trục… ); nguyên nhân mất điện như sự cố, cắt
điện công tác định kỳ, cắt đột xuất để sử lý, ảnh hưởng của lưới truyền tải…theo
bảng sau :


Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-7 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

Có thể cập nhật, sửa đổi các tập tin dữ liệu lưu trữ trước đây
(T&KH.mdb và V.mdb)
+ Kết quả :
- Sẽ cập nhật, lưu lại các sự kiện mất điện phục vụ cho công tác
thống kê, báo cáo; chỉ ra được những phần tử nào bị mất điện nhiều nhất trong kỳ
khảo sát….
- Tính gần đúng số KWh không phân phối được do mất điện ( nếu
biết giá bán điện bình quân sẽ tính được thành tiền )
- Tính được một số chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống trong kỳ
khảo sát
Một số ví dụ minh họa cụ thể được cho trong phụ lục 1.
Chương trình được ghi lại trên đóa CD đính kèm

Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-8 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt


Khi đã xác định được các nguyên nhân và phần tử không đạt sẽ cử toán
công nhân với đầy đủ phương tiện và vật tư đi sử lý.

Các hình thức giải quyết có thể là :
+ Điều chỉnh nấc phân áp trạm biến áp cho phù hợp
+ Cắt lưới chia tải lại ( hoặc thao tác thay đổi cấu trúc lưới )
+ Cân pha để duy trì sự đối xứng
+ Cấy thêm trạm mới hoặc đọan lưới mới
+ Hoán chuyển thay thế các máy biến áp cho phù hợp
+ Thay dây, ép cosse, ép mối tưa
+ Rúng trụ, thay trụ
+ Chỉnh lại hoặc thay thế thiết bị đóng cắt
+ Phát hoang mé nhánh cây
+Làm lại hệ thống tiếp địa
+ Thay thế cách điện
+ Bố trí lại thiết bị phân đọan, tụ bù hợp lý

2. NÂNG CAO CHẤT LƯNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ:

Thường thì việc khảo sát , thiết kế khá hời hợt vì chủ yếu là thiết kế theo mẫu
chuẩn.
Nay yêu cầu :
+ Bố trí cán bộ thiết kế có năng lực ,có tinh thần trách nhiệm đã kinh qua
nhiều năm thi công hoặc giám sát công trường.
+ Nghiên cứu thực hiện trong một bố cục tổng thể theo qui hoạch dài hạn
+ Phải tính toán để các thông số vận hành nằm trong giới hạn cho phép.
Thực hiện: Leâ Thể Khang



Luận văn tốt nghiệp

-9 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

+ Thiết kế phải đảm bảo thuận tiện trong thi công lắp đặt, bão trì và thao
tác sau này
+ Nên quan tâm đến vấn đề chất lượng điện năng và giảm tổn thất ngay từ
đầu
+ Chọn các phần tử phải đồng bộ, giảm khả năng gây sự cố ( nhất là trên
diện rộng )
+ Thiết kế phải đảm bảo hành lang an toàn
+ Chọn bán kính cung cấp và tiết diện dây dẫn đúng qui định
+ Phải tâm niệm rằng công tác khảo sát thiết kế là nhằm hoàn thiện dần
lưới điện hiện hữu theo hướng phát triển (cuốn chiếu từng bước, từng giai đoạn )
+ Nếu thiết kế sơ sót thì bộ phận thẩm tra phải hiệu chỉnh lại hoặc yêu cầu
bổ sung ,sửa chửa.

3. NÂNG CAO CHẤT LƯNG VẬT TƯ , THIẾT BỊ:

Vật tư , thiết bị điện đòi hỏi phải được thử nghiệm chặc chẻ trước và sau
khi sản xuất ra mẩu chuẩn, kiểm tra một thời gian khá dài trong những điều kiện
nhất định về môi trường; trước khi đưa lên lưới lại phải thử nghiệm. Thế nhưng
nếu không tiêu chuẩn hóa sẽ rất trở ngại trong vận hành.
Nếu chất lượng vật tư, thiết bị không đảm bảo sẽ dẫn đến các tác hại sau :
+ Tổn thất nhiều, phát nhiệt cao
+ Gây phóng điện cục bộ âm ỉ, kéo dài
+ Có hiện tượng điện phân, điện giải.
+ Đo đếm không chính xác

+Thường xuyên hỏng hóc gây sự cố cho hệ thống làm gián đoạn điện
+ Dể gây ra chạm chập, ngắn mạch làm đánh lửa có nguy cơ cháy nổ cao
+ Mau xuống cấp làm xấu đi các thông số vận hành

Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-10 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

+ Có thể biến dạng và giảm tuổi thọ dưới điều kiện nhiệt độ, ánh sáng mặt
trời và sét đánh cảm ứng hay trong quá trình thao tác đóng ca ét
+ Khó cô lập gọn vùng sự cố
+ Chỉ một phần tử trong chuổi mắc nối tiếp có vấn đề thì xem như cả đoạn
lưới có vấn đề
+ Lúc thay thế linh kiện vật tư , thiết bị kém phẩm chất lại tốn thêm một
lần tiền để mua , nhân công , máy móc lắp đặt và phải cắt điện để công tác (
thiệt hại chồng chất )
+ Ngòai ra nếu dùng nhiều linh kiện của nhiều hãng khác nhau với các
đường đặc tính khác nhau có thể không họat động phối hợp đồng bộ được, nhất là
hệ thống rơ le bảo vệ
+ Do đặc thù của lịch sử, xã hội nhiều năm về trước mà hiện nay các linh
kiện , thiết bị trên lưới điện phân phối của Việt Nam là sản phẩm của rất nhiều
nước trên thế giới với các tiêu chuẩn khác nhau không thể trong một thời gian
ngắn thay thế được hết , nên còn đó những nguy cơ tiềm ẩn cho độ tin cậy của
lưới điện.
+ Đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh một thành phố công nghiệp,

thương mại , dịch vụ lớn của cả nước , với đà hội nhập hiện nay nên chuẩn hóa
vật tư , thiết bị theo tiêu chuẩn IEC có xét đến điều kiện thời tiết , khí hậu, môi
trường cụ thể

4. NÂNG CAO CHẤT LƯNG NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH:
Đã có hiện tượng nghiệm thu qua loa đại khái, tất cả đều nhìn bằng mắt,
không có dụng cụ kiểm tra đầy đủ để đánh giá đúng chất lượng công trình.
Để công trình điện có chất lượng cao đây là điều kiện cần thiết hàng đầu nhằm
cung cấp điện năng đảm bảo chất lượng cần phải củng cố khâu nghiệm thu như
sau :
Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-11 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

+ Chọn những người có năng lực, kinh nghiệm, đã qua đào tạo đã nắm rỏ
những ưu nhược điểm của các phát tuyến mà công trình điện sẽ đấu vào để giám
sát công trình từ khâu chuẩn bị đến khâu nghiệm thu , bàn giao
+ Giám sát kỷ phương tiện, dụng cụ đồ nghề, trình độ kỷ thuật và biện
pháp tổ chức của lực lượng thi công trong suốt quá trình thực hiện, không để xảy
ra hiện tượng làm phi kỷ thuật
+ Dùng các dụng cụ đo để kiểm tra những thông số khỏang cách, độ sâu,
góc nghiêng, độ cách điện, điện trở tiếp đất, điện trở tiếp xúc……
+ Yêu cầu thử nghiệm những hạng mục cần thiết trước lúc đóng điện vận
hành, kiểm tra lại các thông số có nằm trong vùng cho phép hay không?; đóng
cắt thử để đảm bảo độ tin cậy làm việc.

+ Nếu hạng mục nào không đạt buộc phải kha éc phục, chấn chỉnh lại ngay

Bất cứ công tác nào có liên quan đến lưới điện đều phải tổ chức giám sát, kiểm
tra, nghiệm thu và phúc tra ngẩu nhiên ( kể cả việc lắp đặt nhánh dây mắc điện
và điện kế cho khách hàng )

5. GIẢM SỐ LẦN SỰ CỐ :

Trước tiên chúng ta phải thống kê tất cả những vụ sự cố đã xảy ra, thời
điểm và nguyên nhân chủ yếu. Phân tích xem phải dùng giải pháp nào để kha éc
phục đối với từng loại sự cố.
+ Kiểm tra thường xuyên lưới điện kể cả dùng máy đo nhiệt độ từ xa để
phát hiện các hiện tượng bất thường nhằm loại bỏ dần các tác nhân có thể gây sự
cố
+ Thực hiện các biện pháp phòng chống sét tốt để giảm thiệt hại do giông
sét, giảm số vụ sự cố do sét đánh lan truyền trên dây dẫn

Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-12 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

+ Thống kê , đánh giá các loại vật tư, thiết bị, con nối….kém chất lượng
để đề nghị không cho đưa lên lưới .
+ Kiểm sóat, khống chế không cho lưới điện vận hành ở điều kiện kém an
toàn, quá tải, phát nóng, suy giảm cách điện, trôi điểm trung tính…..

+ Định kỳ phải chỉ ra cho được các điểm yếu trên lưới để đưa vào kế
hoạch duy tu, bảo trì, sửa chửa ; phải nhớ phương châm “ phòng bệnh hơn là trị
bệnh “
+ Bọc hóa hoặc ngầm hóa lưới điện cũng là một biện pháp hiệu quả để
giảm số lần sự cố

6. GIẢM THỜI GIAN KHẮC PHỤC SỰ CỐ :
Để giảm thời gian khắc phục sự cố cần phải :
+ Thu thập thông tin từ các trạm đầu nguồn, từ các điện thoại thông báo
của nhân dân địa phương , từ hệ thống điều độ trung tâm để nhanh chóng xác
định điểm sự cố và tình trạng sự cố.
+ Đưa ngay lực lượng trực với phương tiện và vật tư dự phòng đầy đủ đến
hiện trường khắc phục sự cố (đồng thời với việc cô lập gọn vùng sự cố )
+ Lực lượng trực cơ động này phải nắm rỏ sơ đồ lưới điện, tình trạng vận
hành của các thiết bị đóng cắt được đào tạo kỷ năng sử lý sự cố và có nhiều kinh
nghiệm trong ứng phó giải quyết tình huống liên lạc phối hợp bởi hệ thống thông
tin vô tuyến máy bộ đàm hoặc điện thoại di động.
+ Vấn đề chẩn đoán nhanh , đúng vị trí, nguyên nhân sự cố, chuẩn bị đủ
vật tư dự phòng để đưa đến hiện trường sử lý là vô cùng quan trọng.
+ Lực lượng cơ động này thường xuyên thay ca đổi kíp để trực 24/24 đáp
ứng nhanh mọi yêu cầu, kể cả sửa chửa điện khẩn cấp cho khách hàng.
+ Lực lượng cơ động trên được biên chế trong Đội Vận hành lưới điện
cũng chính là nơi ghi nhận tất cả các diễn biến mất điện trên lưới ,tính toán sản
lượng điện không phân phối được và một số chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện.

Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp


-13 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

7. TĂNG NGUỒN DỰ TRỮ :
Để đảm bảo thời gian gián đoạn điện là ít nhất thì :
+ Các trạm trung gian phải dự phòng công suất để gánh tải thêm cho các
phát tuyến khi cần.
+ Các đường dây, cáp ngầm trung thế nên vận hành ở chế độ từ 40% đến
60% khả năng tải để có thể cứu cho các phát tuyến lân cận liên kết với nó ở chế
độ dự phòng nóng.
+ Cấu trúc lưới nên bố trí sao cho đường trục có từ 2 đến 4 nguồn cung cấp
khi có yêu cầu ( một phát tuyến có từ 1 đến 3 phát tuyến khác nối vào )
+ Tại những phụ tải quan trọng như nhà máy lớn, bệnh viện, nhà máy
nước, khu chế xuất, khu công nghiệp… cần bố trí trạm chuyển nguồn tự động và
máy phát điện dự phòng để thời gian mất điện nếu có chỉ là vài chục giây thao
tác tự độâng.

8. BẢO TRÌ VÀ ĐẤU NỐI LƯỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN SỐNG:
Để giảm thời gian mất điện do bảo trì lưới, do sự cố hay do đưa phụ tải
mới vào vận hành, ngày nay đã có lực lượng “ Hotline” (Liveline) giải quyết vấn
đề này nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới
+ Với công nghệ cách điện được nâng cao nhờ các sản phẩm từ composite,
epoxy- glass, fiber-glass ,rubber , XLPE…. .Ngøi thợ với các trang bị cá nhân và
xe nâng , bàn đứng đã có thể thi công thao tác trực tiếp trên lưới điện trung, hạ
thế đang mang tải. ( với kỷ thuật “bare-hand “ đẳng thế và các phương tiện trợ
giúp họ cũng có thể bảo trì trên lưới điện cao thế đến 500KV)
+ Bằng công cụ rửa sứ và các thiết bị, linh kiện không cần cắt điện có thể
phòng tránh được sự cố lúc giao thời giữa mùa khô và mùa mưa, đặc biệt ở nơi có
nhiều khói , bụi, nhiểm bẩn..

+ Chính công nghệ mới này với đội ngũ cán bộ công nhân được huấn
luyện thành thục đã góp phần sử lý những điểm yếu trên lưới trước khi có sự cố
Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-14 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

mà không cần cắt điện và phần nào duy trì được sản lượng điện bán cho khách
hàng, tăng uy tín cho ngành điện
+ Nếu phát triển thêm lực lượng “Hotline” đủ mạnh thì sẽ giảm dần sự cố
và tiến đến giới hạn cắt điện để thi công công trình, cải thiện được chỉ tiêu “số
lần” và “số giờ “ mất điện trong năm.

9. ĐÓNG LIÊN KẾT CÁC PHÁT TUYẾN :

Khi chuyển nguồn để cô lập điện một số khu vực phục vụ công tác,hay
phát hiện vài thiết bị có nguy cơ hỏng hóc cần thay thế hoặc chuyển điểm dừng
để mạng lưới vận hành kinh tế hơn thường mất thời gian từ 5 đến 20 phút bị gián
đoạn điện gây khó chịu cho khách hàng
Cách khắc phục tình trạng này là đóng liên kết các phát tuyến lân cận rồi
sau đó mở ra ở điểm dừng lưới mới mà không gây cho khách hàng cảm giác mất
điện
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ THỂ KẾT NỐI MẠCH VÒNG (2 PHÁT TUYẾN
TRUNG THẾ ĐANG VẬN HÀNH) Là :
a/ Xem xét sơ đồ từ điểm cấp điện vào mạch vòng :
Trường hợp 1 : 2 phát tuyến xuất phát từ một trạm trung gian ( xem hình 1

–phụ lục 1)
Chỉ cần xét phía 15 KV
-

-

Trường hợp 2 : ( xem hình 2-phụ lục 1) Phải có cùng nguồn cung cấp phía
sơ cấp 110 KV, tổ đấu dây 2 máy biến thế phải giống nhau, không được
lệch pha điện thế lúc không tải.

b/ Phải có thiết bị đóng cắt có tải ( như LBS, Recloser….) ở điểm kết nối và
buộc phải đồng vị̣ pha.

Thực hiện: Lê Thể Khang


Luận văn tốt nghiệp

-15 -

Thầy HD: TS. Nguyễn Hịang Việt

c/ Phân bố công suất khi đóng liên kết phải thỏa trong giới hạn cho phép như tr ị
số điện áp , khả năng chịu tải của tất cả vật tư thiết bị trên mạch vòng phải vận
hành ở trạng thái bình thường.
d/ Kiểm tra tòan bộ thiết bị bảo vệ thuộc mạch vòng ( rơ le máy cắt đầu nguồn,
thông số chỉnh định recloser…..) phải đạt yêu cầu
e/ Phân bố công suất sau khi mở ở điểm dừng mới phải nằm trong giới hạn cho
phép
Khi đó có thể viết phiếu thao tác để thực hiện

Cụ thể ở đây tính tóan với hai phát tuyến :
-

Việt Thắng ( từ trạm 110/15KV Thủ Đức )
Nguyễn Du ( từ trạm 110/15KV Thủ Đức Bắc)

Kết quả tính tóan như sau :
+ Trước khi đóng liên kết LBS trụ 84 thông số vận hành 2 phát tuyến đều
đạt
+ Kiểm tra đều thỏa các điều kiện 1 và 2
+ Sau khi đóng liên kết thỏa điều kiện 3, 4
+ Mở máy cắt đầu nguồn Nguyễn Du 1 số điểm bị sụt thế hơn 5%
+ Tính lại với điều kiện nâng điện áp đầu nguồn Việt Tha éng lên 5% thì điều
kiện 5 cũng thỏa.
Vậy cho phép đóng liên kết 2 phát tuyến này khi cần để cung cấp điện cho
khu chế xuất Linh Trung 1 được liên tục lúc có nhu cầu bảo tr ́ì máy cắt đầu
nguồn tuyến Nguyễn Du .
Ngòai ra đã tính tóan và đóng thực tế 2 phát tuyến Bình Triệu và Tam Phú (
thuộc trạm trung gian Bình Triệu ) ( Xin xem phụ lục 1)

Thực hiện: Lê Thể Khang


×