Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các yếu tố gây nên rủi ro về giá thành trong dự án xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.39 KB, 88 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---***---

NGUYỄN XUÂN LÂM

CÁC YẾU TỐ GÂY NÊN RỦI RO VỀ
GIÁ THÀNH TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
MÃ NGÀNH
: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 06 NĂM 2005


ii

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Giảng viên chính, Thạc só Cao Hào Thi

Cán bộ chấm nhận xét 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Cán bộ chấm nhận xét 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .



Luận văn được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ngày . . . . .tháng . . . . . . naêm . . . . . .


iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
---------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
---------------------

TP. Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 06 năm 2005

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: Nguyễn Xuân Lâm

Phái

: Nam

Ngày, tháng, năm sinh

: 31 – 10 -1975


Nơi sinh : Hà Nội

Chuyên ngành

: Quản trị Doanh nghiệp

Mã số

: QTDN 13.031

I. TÊN ĐỀ TÀI
Các yếu tố gây nên rủi ro về giá thành trong dự án xây dựng
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ
− Xác định các yếu tố gây nên rủi ro về giá thành xây dựng tại Việt Nam
− Xác định những nhân tố đại diện cho các yếu tố trên
− Xác định mức độ tác động của các nhân tố đại diện đến rủi ro giá thành trong
dự án xây dựng
− Đánh giá sự biến động giá thành trong những điều kiện thực hiện, quản lý dự
án khác nhau (Địa điểm dự án, cơ cấu vốn của đối tác giao thầu, tính chất của
nhà thầu . . . ) để rút ra bài học quản lý.
2. Nội dung
− Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý dự án, các mô hình nghiên cứu trước
về những yếu tố rủi ro đối với dự án, giá thành xây dựng. Thành lập mô hình
nghiên cứu.


iv

− Thành lập các giả thuyết. Thu thập dự liệu thông qua bản câu hỏi. Phân tích

dữ liệu để kiểm chứng các giả thuyết, đánh giá mức độ tác động của các nhân
tố đến rủi ro giá thành xây dựng
− Diễn dịch kết quả
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
20-01-2005
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
30-06-2005
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Giảng viên chính, Thạc só Cao Hào Thi
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH

(Ký tên, họ tên và học hàm, học vị)
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua
Ngày . . .Tháng . . . Năm 2005
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


v

LỜI CẢM ƠN
Sau 02 năm học tập tại khoa Quản lý Công nghiệp trường Đại học Bách khoa TP.
Hồ Chí Minh, tôi đã được trang bị những kiến thức trong các lónh vực Kế toán,

Tài chính, Quản lý dự án, Quản lý nhân sự, Quản lý chất lượng, Phương pháp
nghiên cứu trong kinh doanh . . . Đến nay tôi rất vinh dự được nhận và thực hiện
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với đề tài là “Các yếu tố gây nên rủi ro về giá thành
trong dự án xây dựng”. Việc thực hiện luận văn tốt nghiệp là cơ hội để tôi hệ
thống hóa lại các kiến thức đã học tập và bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học.
Vốn xuất thân từ ngành kỹ thuật nên tôi không khỏi có nhiều bỡ ngỡ khi bước vào
lónh vực nghiên cứu khoa học trong kinh doanh (BR) nơi mà các biến số, hàm số chịu
ảnh hưởng của con người, nền kinh tế, xã hội chứ không đơn thuần là những con số,
công thức thuần túy trong kỹ thuật. Mặc dù thời gian thực hiện luận văn chỉ trong sáu
tháng nhưng bước đầu tôi đã tìm thấy sự thú vị của việc nghiên cứu khoa học trong
kinh doanh thông qua việc tìm tòi khám phá giải thích được các hiện tượng kinh tế,
xã hội.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Cao Hào Thi, thầy luôn đặt ra những chuẩn
mực khắt khe về chất lượng, tiến độ công việc nhưng cũng rất vị tha tạo điều kiện
cho tác giả phấn đấu để hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Khắc Mạn – khoa xây dựng Đại Học
Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, các bạn đồng môn X93A1, các đồng nghiệp
trong ngành xây dựng, các đồng nghiệp tại công ty cổ phần Công Nghệ Việt – Vitek
đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả không thể quên gửi một lời cảm ơn đến gia đình mình đã quán xuyến
công việc nhà, động viên tác giả hoàn thành luận văn này. Nguyễn Xuân Lâm


vi

TÓM TẮT
Trong công tác quản lý dự án xây dựng, ba yếu tố thường được nhà quản lý dự án
quan tâm là giá thành, tiến độ và chất lượng. Trong đó hiện tượng giá thành biến

động theo hướng tăng lên và không kiểm soáùt được là khá phổ biến ở Việt nam.
Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các nhà quản lý xây dựng, thậm chí có thể
là nguyên nhân chính làm cho dự án bị thất bại. Vì thế, luận văn này sẽ tập trung
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành trong dự án xây
dựng.
Hai mục tiêu chính của luận văn này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự
biến động giá thành trong dự án xây dựng và phân tích mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố trên đối với sự biến động giá thành trong dự án xây dựng tại Việt
Nam. Với mục tiêu như trên, phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các loại
công trình xây dựng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam có thời gian hoàn
thành trong vòng bảy năm trở lại đây kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tại
châu Á, với tổng nguồn vốn dự kiến từ 300 triệu đồng Việt Nam trở lên và
nguồn vốn từ ngân sách, nước ngoài, ODA hay tư nhân.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm. Mô hình và giả
thuyết của nghiên cứu được kiểm định dựa trên dữ liệu thu thập từ thực tế thông
qua các phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu như phân tích nhân tố, phân
tích hồi quy đa biến.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có năm nhân tố đại diện cho 20 yếu tố ban
đầu có ảnh hưởng đến sự biến động giá thành trong dự án xây dựng tại Việt
Nam. Kết quả phân tích hồi qui cũng ủng hộ tất cả năm giả thuyết ban đầu, điều
này có nghóa là các nhân tố thành phần trong năm nhóm nhân tố trên càng tốt,


vii

càng thuận lợi thì sự biến động giá thành càng giảm. Hệ số R bình phương hiệu
chỉnh của mô hình hồi qui cho thấy mô hình có thể giải thích được 30,31% cho sự
biến thiên của tổng thể về sự liên hệ giữa năm nhân tố và sự biến động giá thành
xây dựng công trình. Ngoài ra thông qua phương pháp phân tích hồi qui cũng
khẳng định một số quy luật về sự biến động giá thành như biến động giá thành

tại các dự án thực hiện ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thấp hơn các dự án thực
hiện ở địa phương khác, các dự án do nhà thầu chính thực hiện thì biến động giá
thành nhiều hơn các dự án do các nhà thầu phụ thực hiện, nhà thầu thực hiện các
dự án có chủ đầu tư là công ty quốc doanh thì giá thành bị biến động nhiều hơn
khi thực hiện dự án của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nghiên cứu cũng chỉ giải thích
được 30.31% cho sự biến thiên của tổng thể đây là vấn đề cần quan tâm nghiên
cứu để tiếp tục đưa tỉ lệ giải thích này lên cao hơn. Trong nghiên cứu, tác giả
chưa đề cập đến các yếu tố thuộc về phong tục, tập quán, thói quen, quan điểm
sống, con người . . . Đây là những yếu tố cũng cần cân nhắc nghiên cứu để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối với biến động giá thành. Đề tài nghiên cứu
này chỉ tập trung nghiên cứu về biến động giá thành, bên cạnh đó còn hai yếu tố
rất quan trọng trong quản lý dự án là tiến độ và chất lượng chưa được nghiên cứu.
Vậy cần tiếp tục phát triển nghiên cứu này về các vấn đề tiến độ và chất lượng
hay kết hợp với các nghiên cứu khác về tiến độ và chất lượng để có được kết quả
tổng quát và đầy đủ hơn.


viii

ABSTRACT
In construction project management, the three most concerned issues of the
project managers are schedule, budget and project quality. In Vietnam the fact
that project cost increase popularly, strongly and uncontrollably caused
difficulties for project managers. Thus this research will concentrate in finding
factors that giving impact on project cost variation.
The two main purposes of this research are defining what elements that give
impact on project cost variation and find out how these elements influence project
cost variation in Vietnam. With the above purposes, the research scope including
projects having following characteristics commenced in Vietnam, finished date

within 7 years, over 300 million Vietnam dong capital investments and funded
from state, oversea organization, ODA or private sector.
The research is carried out with empirical method. Model and hypotheses were
verified base on collected data by data statistical and processing methods
including factor analysis, multivariable regression analysis.
There are five factors represent for 20 elements that give impact for construction
project cost in Vietnam. The regression analysis result support with five
hypotheses, it means that the better the five factors, the smaller the project cost
variance. The research also find out some other rules in project cost variance such
as project cost variance in Ho Chi Minh and Ha Noi city is lower than other
provinces, cost variance in project by main contractors is larger than cost variance
in project by sub contractor
The model only explains for 30.31% of the total variance, it needs more effort to
improve this rate. This research doesn’t concern with elements belong to custom,


ix

habit, people . . . . That may have great contribution to project cost variance. This
research also pay no attention with other two important factors in project
management, they are project schedule and quality. In conclusion, more effort is
needed to improve this research.


1

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ................................................................................ 7
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8
1.3 PHẠM VI - ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 8

1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 9
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN ....................................................................................... 11
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN ......................................................................................... 11
1.7 TÓM TẮT ............................................................................................................. 12

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................. 13
2.1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 13
2.2 GIỚI THIỆU NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM.......................................... 13
2.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ................................................ 16
2.3.1 Dự án ............................................................................................................. 16
2.3.2 Quản lý dự án ................................................................................................ 17
2.3.3 Các giai đoạn của dự án ............................................................................... 18
2.3.4 Các hình thức quản lý dự án trong xây dựng............................................... 19
2.4 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ THÀNH.......................................................... 20
2.4.1 Định nghóa giá thành..................................................................................... 20
2.4.2 Quản lý giá thành.......................................................................................... 20
2.4.3 Sự biến động giá thành................................................................................. 21
2.4.4 Sơ lược các nghiên cứu trước đây về giá thành........................................... 21
2.4.4.1 Nghiên cứu của James P.Lewis .......................................................... 21
2.4.4.2 Nghiên cứu của Paul C.Dinsmore....................................................... 22
2.5 MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO GIÁ THÀNH...................... 23
2.5.1 Mô hình 1....................................................................................................... 23
2.5.2 Mô hình 2....................................................................................................... 25
2.5.3 Mô hình 3....................................................................................................... 26
2.6 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ................................................................ 27
2.7 TÓM TẮT ............................................................................................................. 28

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 29



2

3.1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 29
3.2 CÁC GIẢ THUYẾT ............................................................................................. 29
3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 31
3.3.1 Mẫu ................................................................................................................ 31
3.3.2 Thang đo ........................................................................................................ 32
3.3.2.1 Biến định tính ...................................................................................... 33
3.3.2.2 Biến phụ thuộc - rủi ro giá thành xây dựng ....................................... 33
3.3.2.3 Biến độc lập - Các yếu tố gây nên rủi ro giá thành .......................... 33
3.3.3 Bản câu hỏi ................................................................................................... 33
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................... 34
3.4.1 Giới thiệu....................................................................................................... 34
3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố .................................................................... 34
3.4.2.1 Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố ........................................ 34
3.4.2.2 Một số tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố........... 36
3.4.2.3 Mục đích của phân tích nhân tố. ........................................................ 37
3.4.2.4 Vấn đề cỡ mẫu trong phân tích nhân tố ............................................. 38
3.4.2.5 Phân tích ma trận tương quan.............................................................. 38
3.4.2.6 Mô hình nhân tố................................................................................... 38
3.4.2.7 Cách rút trích nhân tố.......................................................................... 39
3.4.2.8 Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố rút được trích ........................ 40
3.4.2.9 Tiêu chí để đánh giá ý nghóa của factor loadings.............................. 40
3.4.3 Phương pháp phân tích phân tích hồi qui đa biến ........................................ 41
3.4.3.1 Khái niệm phương pháp phân tích hồi qui đa biến ............................ 41
3.4.3.2 Một số tham số thống kê trong phân tích hồi qui đa biến ................. 42
3.5 TÓM TẮT ............................................................................................................. 43

CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 44
4.1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 44

4.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................................................ 44
4.2.1 Kiểm định phép đo........................................................................................ 44
4.2.1.1 Độ tin cậy (Reliability) ....................................................................... 44
4.2.1.2 Tính đúng đắn (Validity)..................................................................... 45
4.2.2 Các bước phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS ............................................ 45
4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH ............................................... 46
4.3.1 Lónh vực dự án............................................................................................... 47
4.3.2 Địa điểm xây dựng công trình ...................................................................... 47


3

4.3.3 Vai trò của nhà thầu ..................................................................................... 48
4.3.4 Hình thức pháp lý của nhà thầu ................................................................... 49
4.3.5 Hình thức pháp lý của đối tác giao thầu ...................................................... 50
4.3.6 Vị trí của người được hỏi trong tổ chức ....................................................... 51
4.3.7 Số năm công tác của người được hỏi ........................................................... 51
4.3.8 Chi phí thực chi của dự án ............................................................................ 52
4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯNG........................................... 53
4.4.1 Phân tích tần suất các biến định lượng ........................................................ 53
4.4.1.1 Phân tích tần suất biến phụ thuộc - rủi ro giá thành trong xây dựng 54
4.4.1.2 Phân tích tần suất biến độc lập........................................................... 55
4.4.2 Phân tích thống kê mô tả các biến định lượng ............................................ 55
4.4.3 Phân tích tương quan giữa các biến định lượng ........................................... 55
4.4.4 Phân tích nhân tố........................................................................................... 58
4.4.5 Giới thiệu phân tích hồi qui đa biến............................................................. 61
4.4.6 Phân tích hồi qui đa biến theo Mô hình 1 .................................................... 62
4.4.7 Phân tích hồi qui đa biến theo Mô hình 2 .................................................... 64
4.4.7.1 Phân loại theo loại công trình ............................................................. 65
4.4.7.2 Phân loại theo địa điểm xây dựng...................................................... 66

4.4.7.3 Phân loại theo loại nhà thầu ............................................................... 68
4.4.7.4 Phân loại theo hình thức pháp lý của nhà thầu .................................. 69
4.4.7.5 Phân loại theo hình thức pháp lý của đối tác giao thầu .................... 70
4.4.8 Phân tích hồi qui đa biến theo Mô hình 3 .................................................... 72
4.5 TÓM TẮT ............................................................................................................. 73

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 74
5.1 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................... 74
5.2 GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 76
5.3 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 78
PHỤ LUÏC80


4

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Lưu đồ qui trình nghiên cứu........................................................................ 10
Hình 2.1 Sơ đồ các lónh vực trong quản lý dự án. ..................................................... 17
Hình 2.2 Các thành phần công việc của quản lý giá thành...................................... 18
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa các giai đoạn vận hành dự án và mức độ hoàn thành. 19
Hình 2.4 Đường cong chi phí của dự án. ................................................................... 21
Hình 2.5 Mối quan hệ giữa tiến độ và giá thành. ..................................................... 22
Hình 2.6 Mô hình 1, do Donald S. Barrie, Boyd C. Paulson đề xuất. ...................... 24
Hình 2.7 Mô hình 2, do Tom Kendrick đề xuất. ....................................................... 25
Hình 2.8 Mô hình 3, do PMI đề xuất. ........................................................................ 26
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất. ...................................................................... 27
Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện phương pháp phân tích nhân tố. ......................................... 36



5

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng sản phẩm trong nước bình quân theo đầu người qua các năm........ 14
Bảng 1.2 Tổng sản phẩm ngành xây dựng so với toàn nền kinh tế qua các năm. .. 14
Bảng 1.3 Tổng số lao động ngành xây dựng và tỷ lệ so với toàn bộ số lao động
qua các năm 1995 - 2001. ......................................................................... 15
Bảng 1.4 Vốn trong nước đầu tư phát triển ngành xây dựng so với toàn nền kinh tế
qua các năm. ............................................................................................. 15
Bảng 1.5 Tình hình đầu tư FDI vào ngành xây dựng tại Việt Nam 1998 – 2003. ... 16
Bảng 4.1 Các bước phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS...................................... 46
Bảng 4.2 Kết quả thống kê về lónh vực dự án. ......................................................... 47
Bảng 4.3 Kết quả thống kê về địa điểm xây dựng công trình. ................................ 47
Bảng 4.4 Kết quả thống kê về vai trò của nhà thầu................................................. 48
Bảng 4.5 Kết quả thống kê về hình thức pháp lý của nhà thầu............................... 49
Bảng 4.6 Kết quả thống kê về hình thức pháp lý của đối tác giao thầu. ................ 50
Bảng 4.7 Kết quả thống kê về vị trí của người được hỏi trong tổ chức................... 51
Bảng 4.8 Kết quả thống kê về số năm công tác của người được hỏi. ..................... 52
Bảng 4.9 Kết quả thống kê về chi phí thực chi của dự án........................................ 53
Bảng 4.10 Kết quả thống kê về rủi ro giá thành trong xây dựng. ........................... 54
Bảng 4.11 Kết quả thống kê các biến phụ thuộc và độc lập. .................................. 56
Bảng 4.12 Phân ích tương quan giữa các biến độc lập............................................. 57
Bảng 4.13 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. ................. 58
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố sau cùng. ....................................... 60
Bảng 4.15 Ma trận tương quan Pearson giữa các nhân tố và biến phụ thuộc. ........ 63
Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả hồi qui. ........................................................................ 63
Bảng 4.17 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê. ..................... 64
Bảng 4.18 Mã hóa theo loại công trình. .................................................................... 65
Bảng 4.19 Bảng tóm tắt kết quả hồi qui có kết hợp phân loại công trình............... 66
Bảng 4.20 Mã hóa theo địa điểm xây dựng công trình. ........................................... 66

Bảng 4.21 Bảng tóm tắt kết quả hồi qui kết hợp phân loại địa điểm xây dựng. .... 67


6

Bảng 4.22 Mã hóa theo loại nhà thầu. ...................................................................... 68
Bảng 4.23 Bảng tóm tắt kết quả hồi qui có kết hợp phân loại theo loại nhà thầu. 68
Bảng 4.24 Mã hóa theo hình thức pháp lý của nhà thầu.......................................... 69
Bảng 4.25 Bảng tóm tắt kết quả hồi qui kết hợp phân loại pháp lý nhà thầu. ....... 70
Bảng 4.26 Mã hóa theo hình thức pháp lý của đối tác giao thầu. ........................... 71
Bảng 4.27 Bảng tóm tắt kết quả hồi qui kết hợp phân loại pháp lý của đối tác..... 71


7

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU

1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tại châu Á ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của
các nước trong khu vực này trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, ngành xây dựng là
một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngành xây dựng đã ở trong tình
trạng rất khó khăn trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2000. Từ năm 2000
đến nay (năm 2005) ngành xây dựng đã hồi phục, phát triển mạnh mẽ và hiện nay
nhu cầu về xây dựng là rất lớn. Đi đến các thành phố lớn như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, TP. Đà Nẵng đều thấy rất nhiều công trình xây dựng ở khắp nơi.
Sự bùng nổ của ngành xây dựng như trên có thể giải thích được bởi các lý do như nền
kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở, văn phòng tăng cao, sự phát triển của thị trường
địa ốc (một phần do sự đầu cơ), sự hình thành và phát triển các khu dân cư mới ở
ngoại ô . . .
Qua các thông tin trong ngành xây dựng và trên báo đài nhận thấy có khá nhiều dự

án có giá thành xây dựng bị biến động lớn giữa giá trị dự toán ban đầu và giá trị thực
tế của công trình xây dựng khi quyết toán.
− Theo M.Phạm, NetNam (ngày 25/11/2004), nhà thi đấu Phú Thọ có sức chứa 5.000
chỗ ngồi, được khởi công xây dựng cuối năm 2000 với diện tích được duyệt ban đầu
là 30.000 m 2 , tổng kinh phí 66,627 tỷ đồng dự kiến hoàn thành năm 2001. Tuy nhiên,
công trình kéo dài đến ba năm với tổng vốn cuối cùng lên đến 145,181 tỷ đồng.
− Ngày 02/12/2004 trong lần đầu tiên thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc Hội, Thủ
tướng Phan Văn Khải đã nêu ra một thực trạng là “Ở Việt Nam, nhiều dự án vốn
ngân sách khi thanh toán thì vốn vượt dự toán từ 1,5 - 2 laàn”.


8

− Các ví dụ khác về công trình có giá thành xây dựng biến động lớn là công trình nhà
thi đấu Nguyễn Du Q1, công trình nhà trung tâm đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Việc biến động về giá thành xây dựng này (thường theo xu hướng tăng) gây khó khăn
rất nhiều cho các chủ đầu tư trong các mặt kế hoạch huy động và sử dụng vốn, tính
toán hiệu quả kinh tế của dự án, thanh quyết toán dự án.
Đồng thời các bên liên quan khác trong dự án xây dựng như tư vấn, nhà thầu, nhà
thầu phụ cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá thành. Trên thực tế đã có dự án
đã bị đình hoãn hay hủy bỏ do sự biến động lớn về giá thành xây dựng. Vì vậy việc
phân tích tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự biến động giá thành xây
dựng tại các dự án xây dựng ở Việt Nam là cần thiết và có ý nghóa.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu này gồm có:
− Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành trong dự án xây dựng tại
Việt Nam.
− Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với sự biến động giá thành
trong dự án xây dựng tại Việt Nam.

1.3 PHẠM VI - ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dự án/công việc xây dựng xây dựng có các
đặc điểm sau:
− Các loại công trình bao gồm dân dụng, công nghiệp, giao thông, cấp thoát nước . . .
phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như đời sống văn hóa xã hội
của nhân dân.
− Địa điểm thực hiện dự án trên lãnh thổ Việt Nam.


9

− Thời gian thực hiện và hoàn thành trong vòng bảy năm trở lại đây (từ năm 1997).
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997, đầu tư xây dựng dần dần hồi
phục, các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài rút khỏi Việt Nam, các doanh nghiệp
xây dựng Việt Nam vươn lớn thế chỗ. Đây thực sự là một giai đoạn mới đáng quan
tâm, nghiên cứu của ngành xây dựng Việt Nam.
− Tổng nguồn vốn dự kiến từ 300 triệu đồng Việt Nam trở lên. Các dự án có nguồn
vốn từ 300 triệu đồng trở lên thì mới có hàm lượng quản lý tương đối. Hơn nữa đối
với những dự án quá nhỏ sự biến động giá thành rất phức tạp, mang tính ngẫu nhiên
gây nhiễu cho các thông tin xử lý.
− Nguồn vốn bao gồm ngân sách, nước ngoài, ODA, tư nhân.
− Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan đến xây dựng như
nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế, thi công, hoàøn thành dự án.
Đối tượng để khảo sát lấy dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu là các nhà thầu trực
tiếp quản lý nguồn vốn để thực hiện dự án/công việc xây dựng này.
1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm. Mô hình và giả thuyết
của nghiên cứu được kiểm định dựa trên dữ liệu thu thập từ thực tế thông qua các
phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu. Qui trình nghiên cứu được tóm tắt theo
lưu đồ như Hình 1.1.



10

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

PHÂN TÍCH CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH LÝ
THUYẾT

THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA

THIẾT LẬP MÔ
HÌNH NGHIÊN
CỨU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

LẬP THANG ĐO VÀ
BẢN CÂU HỎI
THU THẬP DỮ LIỆU

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

TÍNH CHẤT
KẾT QUẢ PHÂN

TÍCH

GIẢI THÍCH KẾT QUẢ VÀ
KẾT LUẬN

Hình 1.1 Lưu đồ qui trình nghiên cứu.
Nguồn: Phạm Lý Minh Thông, các yếu tố gây nên rủi ro tiến độ thi công trong dự án xây dựng (2004)


11

1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Nghiên cứu này có một số ý nghóa thực tiễn như sau:
− Đưa ra một mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành tại Việt
Nam để các nhà nghiên cứu có thêm thông tin so sánh, đối chiếu, kế thừa trong các
nghiên cứu về biến động giá thành.
− Giúp các nhà quản lý dự án xây dựng thấy được các nguy cơ ảnh hưởng đến sự biến
động giá thành và có kế hoạch phòng ngừa, dự phòng khi lập kế hoạch và thực hiện
dự án xây dựng.
− Các nhà quản lý vó mô dựa trên kết quả nghiên cứu rà soát lại chính sách nhằm
phục vụ cho nhu cầu của xã hội là cần có những hành lang pháp lý, kinh tế, xã hội
phù hợp cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Phần thuyết minh luận văn luận văn có năm chương với chương đầu tiên là Chương 1
giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu,
phương pháp qui trình nghiên cứu, ý nghóa thực tiễn và bố cục luận văn. Kế đó là
Chương 2 nêu các vấn đề cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, chương này cũng giới
thiệu một số lý thuyết về dự án, quản lý dự án, giá thành, một số mô hình về rủi ro
giá thành và mô hình nghiên cứu đề xuất. Tiếp theo là Chương 3 về phương pháp
nghiên cứu, chương này giới thiệu các giả thuyết, thiết kế nghiên cứu, phương pháp

phân tích và xử lý số liệu. Chương 4 sẽ nêu các nội dung về kết quả nghiên cứu,
chương này mô tả khái quát về phân tích dữ liệu, các kết quả phân tích dữ liệu định
tính, kết quả phân tích dữ liệu định lượng và kết quả kiểm chứng các giả thiết đã nêu
ở Chương 3. Chương 5 là chương cuối cùng nội dung là đánh giá và kết luận, chương
này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, những nội dung mà nghiên cứu đóng góp,
những giới hạn còn tồn tại và một số kiến nghị của tác giả.


12

1.7 TÓM TẮT
Vấn đề biến động giá thành xây dựng là một vấn đề có thực và khá phổ biến tại Việt
Nam. Để góp phần hiểu rõ và giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu này sẽ tập trung
vào hai mục tiêu như sau: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành
trong dự án xây dựng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với sự
biến động giá thành trong dự án xây dựng tại Việt Nam. Tiếp đến, Chương 2 sẽ tổng
quát các cơ sở lý thuyết để từ đó đề xuất ra mô hình nghiên cứu.


13

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 GIỚI THIỆU
Nội dung của chương này sẽ tổng quan một số lý thuyết về dự án, quản lý dự án, giá
thành, quản lý giá thành. Chương này cũng giới thiệu một số mô hình nghiên cứu
trước đó về rủi ro giá thành trong dự án xây dựng cùng với các nhận xét về các mô
hình để từ đó đề xuất ra mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó để hình dung được qui mô
và vị trí của ngành xây dựng trong nền kinh tế, chương này cũng giới thiệu một số nét
chính về ngành xây dựng tại Việt Nam.

2.2 GIỚI THIỆU NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
Qua các năm đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp
thúc đẩy nền kinh tế như thay đổi cơ cấu nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, mở
cửa hợp tác với thế giới. Các biện pháp này đã có ảnh hưởng rất tích cực đến nền
kinh tế và mức sống của toàn dân. Sau 10 năm tổng sản phẩm bình quân đầu người
đã tăng gấp ba lần. Bảng 1.1 sẽ minh họa rõ hơn số liệu trên.
Do sự phát triển của nền kinh tế như trên, nhu cầu đối với ngành xây dựng cũng tăng
rất nhanh về lượng và chất. Các nhu cầu bao gồm nhu cầu tái đầu tư để mở rộng sản
xuất kinh doanh, nhu cầu nâng cấp không gian ở, nhu cầu xây dựng cho các nhà đầu
tư từ nước ngoài, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ . . . Ngành xây dựng
Việt Nam đứng trước những cơ hội và thử thách rất lớn để phục vụ cho nhu cầu của
toàn dân và xã hội. Mặc dù còn nhiều tồn tại nhiều vấn đề nhưng ngành xây dựng
cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Bảng 1.2 sẽ minh họa cho sự tăng trưởng
của ngành xây dựng qua các năm.


14

Bảng 1.1 Tổng sản phẩm trong nước bình quân theo đầu người qua các năm.
Năm

Tổng sản phẩm trong nước bình
quân đầu người
(Nghìn đồng)

Tổng sản phẩm trong nước
bình quân đầu người
(USD)

1992


1.614,8

145

1993

2.013,9

190

1994

2.520,8

228

1995

3.179,3

289

1996

3.718,5

337

1997


4.220,6

364

1998

4.784,5

361

1999

5.221,4

375

2000

5.688,7

402

2001

6.116,7

415

2002


6.724,1

440

Nguồn: Tổng cục thống kê - www.gso.gov.vn (2003).

Bảng 1.2 Tổng sản phẩm ngành xây dựng so với toàn nền kinh tế qua các năm.
Năm

1995

1996

1997 1998 1999 2000 2001

Tổng sản phẩm nền
kinh tế (tỷ đồng)

228,89

Tổng sản phẩm
ngành xây dựng (tỷ
đồng)

15,79

17,76

20,52


20,85

21,76

23,64

6.90

6.53

6.54

5.78

5.44

5.35

Tỷ lệ tổng sản phẩm
ngành xây dựng trên
toàn nền kinh tế (%)

272,03 313,62 361,01 399,94 441,64 481,29

2002

2003

535,76


605,58

27,93

31,55

35,63

5.80

5.89

5.88

Nguồn: Tổng cục thống kê - www.gso.gov.vn (2004)

Ngành xây dựng là một ngành rất đặc thù trong việc sử dụng lao động. Ngoài những
lao động kỹ thuật cao như kỹ sư, kiến trúc sư, nhà quản lý dự án, ngành xây dựng
cũng giải quyết việc làm cho số lượng lớn các lao động phổ thông và các lao động có


15

tay nghề khác. Đến nay ngành xây dựng sử dụng xấp xỉ 1 triệu lao động và đảm bảo
cuộc sống cho nhiều triệu người ăn theo khác. Bảng 1.3 cung cấp thông tin về tình
hình số lượng lao động trong ngành xây dựng qua các năm.
Bảng 1.3 Tổng số lao động ngành xây dựng và tỷ lệ so với toàn bộ số lao động
các năm 1995 - 2001.
Năm


1995

1996

Tổng số lao động (Nghìn
người)
33.030 33.760

1997

1998

34.493 35.232

1999

2000

35.975

qua
2001

36.701 37.676

Lao động ngành xây
dựng (Nghìn người)

792


819

848

878

908

938

1.068

Tỷ lệ lao động ngành
xây dựng trên tổng số
lao động (%)

2,40

2,43

2,46

2,49

2,53

2,56

2,83


Nguồn: Tổng cục thống kê - www.gso.gov.vn (2003).

Ngoài lao động ra, ngành xây dựng cũng thu hút một lượng lớn vốn đầu tư phát triển
trong nước. Hiện nay chiếm xấp xỉ 5,4% trên tổng vốn đầu tư phát triển của toàn nền
kinh tế. Bảng 1.4 giới thiệu các số liệu về vốn đầu tư phát triển ngành xây dựng so
với toàn nền kinh tế.
Bảng 1.4 Vốn trong nước đầu tư phát triển ngành xây dựng so với toàn nền kinh tế
qua các năm.
Năm
Ngành xây dựng (tỷ
đồng)
Toàn bộ nền kinh tế
(tỷ đồng)
Tỷ lệ ngành xây
dựng trên toàn nền
kinh tế (%)

1995 1996
2.011

2.606

1997
3.251

72.447 87.386 108.370

2.78


2.98

3.00

1998
3.662

1999
2.942

2000 2001 2002 2003
3.562

9.045 10.435 11.800

117.134 131.170 145.333 163.543 193.098 219.675

3.13

2.24

2.45

5.53

5.40

5.37

Nguồn: Tổng cục thống kê - www.gso.gov.vn (2004)


Trong giai đoạn 1993-1997 trước sự bùng nổ của nền kinh tế và nhu cầu xây dựng do
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhiều doanh nghiệp xây dựng nước ngoài đổ vào Vieät


16

Nam chiếm lónh thị trường như Transfield, Kajima Oversea Asia, Shimizu, Obayasi,
Taisey, Posco Steel Engineering, Leighton, Samsung Heavy Industry . . . Tuy nhiên,
từ năm 1997 đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính châu á, ngành xây dựng suy
giảm, các doanh nghiệp không có việc làm phải rút về nước.
Giai đoạn 1998 đến nay, ngành xây dựng hồi phục tuy nhiên các doanh nghiệp nước
ngoài không còn cơ hội để quay lại Việt Nam do các doanh nghiệp Việt Nam từ chỗ
làm thầu phụ cho nước ngoài nay đã đủ lớn mạnh để đảm đương các công trình qui
mô lớn. Các nhà thầu lớn của Việt Nam có thể kể ra như công ty xây dựng 14, công
ty xây dựng 8 - Tổng công ty xây dựng số 1, công ty cổ phần xây dựng Coteccons,
Cofico . . . . Có thể khẳng định rằng thị trường xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu
đường hạ tầng hiện nay phần lớn do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ trừ một số
dự án đặc thù như hầm Thủ Thiêm, hầm Hải Vân, cầu Cần Thơ do nhà thầu nước
ngoài đảm nhiệm. Bảng 1.5 cung cấp thêm một số thông tin về tình hình FDI trong
ngành xây dựng.
Bảng 1.5 Tình hình đầu tư FDI vào ngành xây dựng tại Việt Nam 1998 – 2003.
Thời đoạn
Chỉ tiêu

Giai đoạn 1998-2003
Số dự án

Ngành xây dựng
Toàn bộ nền kinh tế


Tổng vốn
(Triệu USD)

Năm 2003
Tổng vốn
Số dự án (Triệu USD)

93

4.616,8

7

25,3

5.441

45.776,8

748

1.899,6

1.71

10.09

0.94


1.33

Tỷ lệ ngành xây dựng trên
toàn nền kinh tế (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê - www.gso.gov.vn (2004).

2.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.3.1 Dự án
Theo một số tác giả, Dự án là một nỗ lực tạm thời nhằm tạo ra một sản phẩm hay một
dịch vụ có tính duy nhất. Tạm thời có nghóa là mỗi dự án có điểm bắt đầu và điểm


×