Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁNCHI PHÍ DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ KINH DOANH TRONG KỲ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.09 KB, 22 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁNCHIPHÍ,
DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ
KINH DOANH TRONG KỲ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG.
I- Những nguyên tắc chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả của khối lượng hàng hoá kinh doanh trong kỳ.
- Hoàn thiện kế toán chi phí, phải đảm bảo thống nhất giữa các chỉ tiêu mà
kế toán phản ánh, thống nhất với nhau về hệ thống chứng từ, tài khoản kế
toán và các sổ sách báo cáo kế toán.
- Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý
kinh doanh đặc thù của ngành và từng doanh nghiệp cụ thể. Khi tổ chức bộ
máy kế toán phải dựa vào các chế độ, thể lệ về quản lý hành chính và công
tác kế toán, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp, đồng thời phải chú ý đến các vấn đề trang thiết bị,
phương tiện tính toán hiện đại.
- Tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với đặc điểm tình
hình thực tế ở Việt Nam nói chung và ngành thương mại nói riêng.
- Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ và có hiệu quả
trong mọi hoạt động kinh tế của Công ty nhằm phục vụ kịp thời cho công
việc chỉ đạo quá trình kinh doanh cuả Công ty.
II- Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả ở Công ty
Vật tư Kỹ thuật xi măng.
1. Các biện pháp từ phía Tổng Công ty:
Từ cuối năm 1997 đến quý I/1998, nhu cầu về xi măng trên thị trường
đã chững lại. Nguyên nhân là do tốc độ xây dựng giảm, đặc biệt là xây dựng ở
các công trình lớn. Ngoài ra trên thị trường lại xuất hiện thêm một số chủng
loại xi măng mới như xi măng Chingphong, xi măng Trung Quốc với số
lượng lớn. Do đó nên thị trường miền Bắc nói chung và Hà nội nói riêng cung
1
1


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
về xi măng đã lớn hơn cầu. Dự báo trong thời gian tới cầu về xi măng tại thị
trường miền Bắc vẫn tăng với tốc độ chậm. Điều này có nghĩa là khó có khả
năng xảy ra cơn sốt xi măng đột biến như năm 1995.
Hiện tại dự trữ xi măng tại các kho của Công ty đang ở mức cao
(khoảng 35000 tấn). Điều này đang gây khó khăn cho Công ty vì chi phí để
bảo quản, dự trữ tương đối lớn mà lại không cần thiết. Vì vậy đề nghị Tổng
Công ty Xi măng Việt Nam xem xét và quy định lại mức dự trữ xi măng ở Hà
Nội ở mức 20.000 tấn để phù hợp với tình hình thực tế và tiết kiệm chi phí
trong lưu thông.
Mức dự trữ hợp lý được Công ty xây dựng theo công thức sau:
Dtc = Kkh * Tdt
Trong đó: Dtc: Mức dự trữ tiêu chuẩn.
Kkh: Khối lượng hàng tiêu thụ theo kế hoạch trong một đơn vị thời
gian
Tdt: Thời gian dự trữ hàng hoá dự tính.
Việc tính được mức dự trữ tối ưu sẽ góp phần giảm chi phí kinh doanh
của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cụ thể là làm giảm chi phí bảo
quản, thuê kho cũng như hao hụt trong bảo quản, dự trữ. Tuy nhiên Công ty
phải thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến trên thị trường, để có những
điều chỉnh phù hợp, kịp thời tránh bị động.
2. Các biện pháp hoàn thiện từ phía Công ty:
Theo ý kíen tôi, công tác hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp cần đổi mới hoàn thiện một số nội dung sau:
2.1. Phạm vi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
+ Hiện nay chi phí phát sinh cho việc bốc xếp dỡ hàng tại các ga, cảng
hay ở các cửa hàng, kho của công ty được hạch toán vào tài khoản 6416 “Chi
phí bốc xếp”. Công ty không có đội ngũ công nhân thực hiện công việc bốc
xếp, dỡ hàng nên việc này đều phải thuê ngoài làm. Khoản chi phí này hạch
toán vào TK 6416 là không đúng với chế độ vì mọi khoản chi phí thuê ngoài

2
2
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
đều phải hạch toán vào TK 6417. Do vậy mọi khoản chi phí về bốc xếp hàng
hoá Công ty nên hạch toán voà TK 6417 “Chi phí thuê ngoài”.
+ Ngoài ra để phù hợp với chế độ theo tôi Công ty nên hạch toán chi
phí vận chuyển hàng hoá vào các tài khoản chi phí bán hàng liên quan chứ
không nên hạch toán vào TK 6415. Nếu là thuê ngoài vận tải thì chi phí phát
sinh sẽ hạch toán vào TK 6417, còn nếu Công ty tự vận chuyển thì chi phí
phát sinh sẽ hạch toán vào các TK 6411, 6412, … 6418.
+ Trong thời gian tới Công ty có kế hoạch mở rộng kinh doanh mặt
hàng xi măng Chin-Fon theo phương thức mua vào sau đó bán ra theo giá thị
trường. Do vậy theo tôi, Công ty nên mở thêm một số tài khoản sau để thuận
tiện cho việc ghi chép một cách rõ ràng.
TK 156 “Tài khoản hàng hoá”với 2 tiểu khoản sau:
TK1561 “Giá mua hàng”
TK 1562 “Chi phí mua hàng”.
Nội dung tài khoản 1562 chỉ dùng để phản ánh trị giá loại xi măng
Chin-Fong mà Công ty tiến hành kinh doanh.
Việc hạch toán đối với hàng mua được tiến hành như sau:
Nợ TK 156 (1561) : Trị giá hàng mua.
Nợ TK 156 (1562) : Chi phí liên quan đến việc mua hàng.
Có TK liên quan: 331, 111, 112…
Khi xuất hàng bán, kế toán ghi:
BT1: Nợ TK liên quan: 111, 112, 131.
Có TK 511 (5111)
BT2: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Có TK 156 (1561) : Trị giá hàng mua.
Có TK 156 (1562) : Phí thu mua phân bổ cho hàng bán.
2.2. Hoàn thiện kế toán chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp ở Công ty Kỹ thuật Vật tư Xi măng:
3
3
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Trong quá trình kinh doanh của Công ty, ngoài những khoản chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh hàng ngày được hạch toán
trực tiếp vào tài khoản cấp 1 và cấp 2 của chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp các chi phí khác cũng liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá
trình kinh doanh của Công ty. Vì vậy để theo dõi đúng những khoản chi phí
phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty, kế toán đã mở chi tiết theo
đối tượng thực hiện chi phí. Tuy nhiên, để hạch toán các khoản chi phí này rõ
ràng, cụ thể hơn cần phải chi tiết theo từng mặt hàng kinh doanh để làm cơ sở
tính toán chi phí bán hàng cho từng loại hàng khác nhau. Từ đó xác định được
kết quả cụ thể đối với việc kinh doanh từng loại mặt hàng, xác định được biện
pháp hạ thấp chi phí, đề ra phương hướng kinh doanh tốt hơn đối với từng
mặt hàng kinh doanh.
Mạng lưới thương nghiệp của Công ty rộng khắp Thành phố Hà Nội và
khu vực phía Bắc nhưng từng địa hình điểm kinh doanh chỉ có từ 1 đến 2 loại
xi măng. Do vậy kế toán cũng nên chi tiết theo địa điểm bán hàng. Việc hạch
toán chi tiết này là cần thiết vì nó tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ chi phí
bán hàng phát sinh theo địa điểm kinh doanh như các chi phí về vận chuyển,
chi phí về khấu hao tài sản cố định. Có như vậy kế toán mới quản lý được tình
hình chi phí bán hàng xác định được kết quả kinh doanh cuối cùng của từng
địa điểm từ đó có cơ sở đề ra kế hoạch phát triển kinh doanh tốt hơn.
Đối với một số yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần phải được
hạch toán chi tiết theo địa điểm kinh doanh như các chi phí về khấu hao tài
sản cố định, chi phí nhân viên, chi phí hành chính.
Như vậy để quản lý chặt chẽ hơn tình hình sử dụng chi phí, trên cơ sở
đó tìm ra những khoản chi tiêu không đúng, không hợp lý để xây dựng được
kế hoạch chi phí và có biện pháp hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp ở mức độ có thể đối với từng mặt hàng kinh doanh, từng địa
điểm kinh doanh, cần được mở chi tiết về chi phí.
4
4
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Theo đó, các tài khoản liên quan cũng cần được hạch toán chi tiết
chẳng hạn đối với TK 911, 511… phải được mở chi tiết theo từng mặt hàng
kinh doanh, theo địa điểm kinh doanh.
Đối với công tác kế toán sử dụng máy tính thì việc hạch toán chi tiết
theo từng loại hàng kinh doanh, từng địa điểm kinh doanh là cần thiết và
không phức tạp vì chúng đã được mã hoá trên máy vi tính. Các địa điểm kinh
doanh của Công ty chỉ thực hiện bán một đến 3 loại hàng xi măng nên chi tiết
theo địa điểm kinh doanh là điều kiện có thể, đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh của từng địa điểm đối với từng mặt hàng đó chính là cơ sở cho
việc quản lý chi phí một cách sát thực.
III- Một số biện pháp hạ thấp chi phí và tăng doanh thu:
Trong điều kiện cơ chế thị trường, chi phí có xu hướng tăng. Nhận thức
rõ điều này có tác dụng quan trọng trong quản lý chi phí tạo điều kiện cho
doanh nghiệp phấn đấu hạ thấp chi phí đến mức thấp nhất nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Do hoạt động chính của Công ty là làm tổng đại lý tiêu thụ xi
măng vì thế cũng có nhiều biện pháp hạ thấp chi phí lưu thông. Theo tôi
những biện pháp có thể áp dụng được ở Công ty là:
Thứ nhất: Mở rộng lưu chuyển hàng hoá phát triển mặt hàng kinh
doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá; cải tiến phương thức bán hàng tối ưu
hoá quá trình dự trữ và lưu thông để tránh ứ đọng hàng hoá.
Thứ hai: Cải tiến công tác vận chuyển hàng hoá để giảm bớt chi phí.
Muốn vậy Công ty phải nghiên cứu sử dụng phương tiện hợp lý. Ngoài ra
phải xây dựng chế độ trách nhiệm rõ ràng trong quá trình vận chuyển.
Thứ ba: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các chi phí gián tiếp. Muốn làm
vậy Công ty phải xây dựng mức chi phí hợp lý và khoa học trên cơ sở từng

loại hàng kinh doanh, giảm tối đa các lao động gián tiếp không cần thiết bằng
cách chuyển sang lao động trực tiếp.
Thứ tư: Tổ chức khoa học và hợp lý kế toán chi phí trên cơ sở thực hiện
quyền tự chủ về tài chính qua đó chủ động mở rộng kinh doanh theo hướng
5
5
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
tích cực, chủ động khai thác nguồn hàng, liên doanh liên kết vào một số hoạt
động khác trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp.
Thứ năm: Triển khai đầy đủ các trung tâm tiêu thụ xi măng trên đều
khắp các địa bàn quận nội thành, ngoại thành Hà Nội.
Thứ sáu: Phát triển vững chắc các cửa hàng xi măng để đảm bảo hệ
thống cửa hàng được duy trì với số lượng phù hợp và có chất lượng.
Thứ bảy: Tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị nhằm phát
hiện nhu cầu của khách hàng để tăng sản lượng tiêu thụ.
Thứ tám: Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm khai thác hết
số lao động.
Thứ chín: Xây dựng phương án thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
trong sản xuất kinh doanh để giảm chi phí có thể được.
Thứ mười: Hiện nay cung và cầu xi măng ở miền Bắc và Hà Nội nói
riêng, cung đã lớn hơn cầu. Do đó đề nghị Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
xem xét quy định lại mức dự trữ xi măng để phù hợp với tình hình thực tế và
tiết kiệm chi phí trong lưu thông.
IV- Một số ý kiến về những quy định kế toán chi phí, doanh thu và kết quả
trong chế độ kế toán mới:
Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ
quản lý kinh tế tài chính, có vị trí tích cực trong việc quản lý và điều hành,
kiểm soát các hoạt động kinh tế. Những năm qua cùng với sự đổi mới toàn
diện các cơ chế quản lý, hệ thống kế toán đã có những đổi mới tiến bộ góp
phần tích cực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Hệ thống kế toán này thích

ứng và phù hợp với các đặc điểm và yêu cầu về trình độ quản lý kinh tế tài
chính ở nước ta hiện nay và những năm tới.
Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin đóng góp một số ý kiến nhỏ bé của
mình về những quy định kế toán mới nhằm ngày càng hoàn thiện và đưa nó
thực sự trở thành một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cao.
6
6
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Việc hạch toán chi phí thu mua hàng hoá vào giá vốn bán hàng có ưu
điểm là giúp các Công ty phản ánh chính xác trị giá vốn hàng bán ra. Đồng
thời đề ra các biện pháp thiết thực để giảm chi phí thu mua, tăng doanh lợi
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc hạch toán TK 632 “Giá vốn hàng bán” còn
nhiều điểm theo tôi chưa chính xác và hợp lý.
Thứ nhất: TK 632 “Giá vốn hàng bán” nên sửa là giá vốn hàng xuất
bán và nội dung tài khoản này phản ánh giá trị vốn hàng bán tại thời điểm
xuất kho hoặc hàng mua bán thẳng chưa phải là trị giá hàng bán ra.
Trị giá vốn hàng bán ra = Giá mua + Chi phí thu mua
Thứ hai: Trong hướng dẫn kế toán có nêu 2 phương pháp kê thai
thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Hai phương pháp này dẫn đến việc sử dụng
tài khoản kế toán khác nhau và trình tự ghi chép khác nhau là chưa họp lý.
Trong thực tế các doanh nghiệp mặc dù vẫn ghi chép kế toán hàng tồn kho
theo từng mặt hàng nhưng vẫn tính trị giá vốn hàng xuất kho định kỳ vào cuối
tháng để giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ kế toán. Rõ ràng áp dụng
phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ trong việc tính trị
giá vốn hàng xuất kho không ảnh hưởng đến việc sử dụng các tài khoản kế
toán.
Trong chế độ quy định chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp phân bổ cho hàng còn lại phản ánh vào TK 142 (1422) nhưng hướng
dẫn ghi sổ chưa hợp lý. Cuối tháng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp phân bổ cho hàng còn lại phản ánh vào TK 142 (1422) sang đầu tháng

ghi lại TK 641, 642 chứ không nên chuyển TK 911.
Về kế toán của khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” đã có thông
tư số 64 ngày 15.09.1997- Bộ tài chính sửa đổi cách thức hoàn nhập toàn bộ
số dự phòng cuối năm trước còn lại chưa dùng. Sau đó, tiến hành trích lập số
dự phòng cho niên độ tới.
Theo Thông tư sửa đổi này là hoàn toàn kịp thời và chính xác. Trong
phần nguyên tắc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho có quy định:
7
7
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
“Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp những khoản
thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm hàng hoá tồn kho bị giảm giá,
đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của
doanh nghiệp nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của doanh
nghiệp khi lập báo cáo tài chính”.
Nếu chỉ vì mụck đích là phản ánh giá trị thuần tuý của hàng tồn kho
trên báo cáo tài chính “như hạch toán hiện nay”. Theo thông tư sửa đổi: khi
lập lại dự phòng vẫn ghi Nợ TK 642 / Có TK 159, nhưng khi hoàn nhập gih
Nợ TK 159 / Có TK 642 để bù trừ mà không ghi Nợ TK 159 / Có TK 721.
Bởi vì, khi trích lập dự phòng đã ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp (Nợ
TK 642). Nghĩa là ghi nhận trước một khoản lỗ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh cơ bản. Sau đó số thiệt hại (giá vốn, giá bán –nếu có). Vì không được
xử lý vào khoản dự phòng đã tính nên phần chênh lệch này cũng được ghi
nhận “lỗ” trong kết quả sản xuất kinh doanh cơ bản. Như vậy, chỉ một khoản
thiệt hại nhưng ghi trong hai lần vào kết quả sản xuất kinh doanh cơ bản.
Trong khi đó, khoản dự phòng lại được hoàn nhập và ghi tăng thu nhập bất
thường, và như vậy vô hình chung đã làm sai lệch giữa kết quả hoạt động
khác (hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản được ghi lỗ một khoản để rồi lại
chuyển sang ghi “lãi” một khoản tương ứng cho hoạt động khác ở niên độ kế
toán sau: Việc ghi nhận này là giả tạo và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính

chính xác khi lập báo cáo luân chuyển tiền tệ.
Nếu dự phòng với mục đích để bù đắp các khoản thiệt hại do hàng tồn
kho thực tế bị giảm giá đồng thời phản ánh giá trị thuần của hàng tồn kho
trên báo cáco tài chính thì nhất thiết phải bổ sung thêm phần xử lý thiệt hại
hàng tồn kho bị giảm giá vào khoản dự phòng đã trích (cách hạch toán tương
tự như các khoản dự phòng khác).
Về kế toán chiết khấu bán hàng (TK 521) và giảm giá hàng bán (TK532).
TK 521 “ Chiết khấu bán hàng” theo quy định hiện nay mới chỉ đề cập đến
chi phí chiết khấu thương mại. Do vậy ta thấy TK 521 “Chiết khấu bán hàng”
nên bao gồm cả chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại (được phản
ánh trên các tài khoản cấp 2).
8
8

×