Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Công tác vận động chức sắc phật giáo ở tỉnh bắc ninh hiện nay thực trạng và một số vấn đề đặt ra​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGHIÊM THỊ VI ANH

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO
Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGHIÊM THỊ VI ANH

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO
Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 822900901

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân

Hà Nội - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi; Các số liệu, tư liệu được sử dụng
trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; Những
kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào
Tác giả

Nghiêm Thị Vi Anh


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 02 năm học tập và nghiên cứu, tiếp thu kiến thức đƣợc các thầy
cô truyền thụ; đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo Ban Tơn giáo
Chính phủ và Lãnh đạo Viện Nghiên cứu chính sách tơn giáo (nơi tơi đang
cơng tác) cùng gia đình; đến nay, tơi đã hồn thành bản luận văn Thạc sỹ
“Công tác vận động chức sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay: Thực
trạng và một số vấn đề đặt ra”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh
đạo Ban Tơn giáo Chính phủ, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu chính sách tơn giáo
và các đồng nghiệp trong cơ quan đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi
hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, Khoa Sau đại học, Lãnh đạo Bộ môn Tôn giáo học, đặc biệt
là lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân đã tận tình giúp đỡ và
hƣỡng dẫn tôi nghiên cứu Luận văn này.
Do khả năng và điều kiện thời gian còn hạn chế, vấn đề lựa chọn nghiên
cứu trong đề tài khá phức tạp, nhạy cảm nên Luận văn không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo và

góp ý của các thầy, cơ giáo để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Nghiêm Thị Vi Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 10
6. Dự kiến kết quả của luận văn ...................................................................... 10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 11
8. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 11
Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG
TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN
NAY ................................................................................................................ 12
1.1. Lý luận chung về công tác vận động chức sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh
hiện nay ........................................................................................................... 12
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 12
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động chức sắc Phật giáo............. 18
1.2. Vấn đề thực tiễn của công tác vận động chức sắc ở địa bàn nghiên cứu . 24
1.2.1. Địa kinh tế - chính trị tỉnh Bắc Ninh..................................................... 24
1.2.2. Tình hình Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh .................................................... 26

1.2.3. Đặc điểm, vai trò chức sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh ........................ 31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 35
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT
GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY VÀ NHỮNG THÀNH TỰU,
HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..................................................... 36
2.1. Thực trạng công tác vận động chức sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay 36

1


2.1.1. Cơng tác tun truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đối với chức sắc Phật giáo ...................................... 36
2.1.2. Công tác nắm bắt và giải quyết những nhu cầu chính đáng của chức
sắc Phật giáo ................................................................................................... 38
2.1.3. Công tác vận động chức sắc tham gia các hoạt động xã hội và giải
quyết các vụ việc liên quan đến Phật giáo ...................................................... 40
2.2. Những thành tựu và hạn chế trong công tác vận động chức sắc Phật giáo
ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay................................................................................. 44
2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân ......................................................... 44
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 47
2.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 49
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................. 53
Chƣơng 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN
NAY VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ .................................................... 54
3.1. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác vận động chức sắc ở tỉnh Bắc
Ninh hiện nay .................................................................................................. 54
3.1.1. Vấn đề đặt ra từ phương diện khách thể quản lý - Chức sắc Phật giáo ở
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................... 54
3.1.2. Vấn đề đặt ra từ phương diện chủ thể quản lý - hệ thống chính trị ở tỉnh

Bắc Ninh .......................................................................................................... 56
3.2. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động
chức sắc Phật giáo ở Bắc Ninh........................................................................ 58
3.2.1. Giải pháp ............................................................................................... 58
3.2.2. Khuyến nghị .......................................................................................... 68
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nƣớc đa tơn giáo, theo ƣớc tính hiện nay có khoảng
95% dân số có đời sống tín ngƣỡng, tơn giáo, trong đó có khoảng trên 26 triệu
tín đồ (chiếm 27% dân số cả nƣớc) của 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo
đƣợc công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Bên cạnh những tổ chức tôn giáo
đã đƣợc cơng nhận, cấp đăng ký hoạt động, cịn khoảng hơn 100 nhóm, phái
và hiện tƣợng tơn giáo mới đang tồn tại theo cách này hay cách khác.
Các tổ chức tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận hoạt động ổn định với
xu hƣớng hành đạo gắn bó với dân tộc, tích cực tham gia các cơng tác từ thiện
xã hội, góp phần xây dựng, phát triển đất nƣớc. Các tổ chức tôn giáo không
ngừng phát triển về số lƣợng chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và mở rộng địa bàn
hoạt động. Tình hình đó là sự phản ánh về q trình đất nƣớc đổi mới, Việt
Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của
ngƣời dân, vì thế tơn giáo càng đƣợc khẳng định rõ hơn là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân.
Bên cạnh những sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, tn thủ pháp luật, vẫn

cịn có một số hiện tƣợng lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để mê hoặc nhân dân,
gây bất ổn tình hình tơn giáo cao hơn là phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, tạo cớ cho các thế lực xấu chống phá Nhà nƣớc. Trƣớc tình hình đó, cơng
tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo cần phải tăng cƣờng mà nội
dung cốt lõi của công tác tôn giáo là cơng tác vận động quần chúng, trong đó
có cơng tác vận động, tranh thủ chức sắc.
Bắc Ninh một tỉnh thuộc miền Bắc nƣớc ta, là cửa ngõ phía bắc thủ đơ
Hà Nội. Bắc Ninh mặc dù có diện tích không lớn nhƣng dân số trên 1,4 triệu
ngƣời với mật độ dân số cao thứ 4 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, có
vị trí địa chính trị quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng

3


bằng sơng Hồng, là tỉnh có nền văn hóa lâu đời và cũng là nơi có nhiều nét
đặc thù về tín ngƣỡng, tơn giáo. Hiện nay, Bắc Ninh có 2 tơn giáo lớn là Cơng
giáo và Phật giáo, trong đó Cơng giáo có khoảng 15.000 giáo dân, 19 linh
mục; Phật giáo có hơn 300 chức sắc, nhà tu hành, tín đồ Phật giáo có hơn
300.000 tín đồ, bên cạnh đó là hơn 60% dân số ảnh hƣởng của văn hóa Phật
giáo. Nhƣ vậy, cứ khoảng trên 300 tín đồ thì có 01 chức sắc Phật giáo phụ
trách phần tâm linh.
Chức sắc Phật giáo là lực lƣợng nòng cốt của giáo hội và quyết định
đƣờng hƣớng hoạt động “ hành đạo - quản đạo - truyền đạo”. Trong hành đạo,
chức sắc Phật giáo là ngƣời giúp đỡ các tín đồ sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở
thờ tự và tại gia. Chức sắc không chỉ ảnh hƣởng đến đời sống tinh thần của
đơng đảo quần chúng tín đồ, tiếng nói của chức sắc có trọng lƣợng lớn, có lúc,
có nơi giữ vai trị quan trọng (thậm chí là quyết định) đối với lập trƣờng, tƣ
tƣởng và thái độ của tín đồ. Trong hoạt động quản đạo, là ngƣời điều hành
nền hành chính đạo. Hơn nữa, họ là ngƣời đại diện cho tổ chức tôn giáo ở các
cấp, nên thƣờng xuyên có mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền, các đồn thể

chính trị - xã hội ở địa phƣơng, đại diện cho tổ chức tôn giáo trong quan hệ
quốc tế và các tơn giáo bạn.
Với vai trị quan trọng nhƣ vậy nên chức sắc Phật giáo ln có ảnh
hƣởng trực tiếp, thậm chí quyết định đến tính chất tích cực hay tiêu cực của
các hoạt động tơn giáo của tín đồ. Vì vậy, cơng tác vận động chức sắc Phật
giáo có một ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác tơn giáo nói chung. Mặt
khác, cơng tác vận động chức sắc Phật giáo lại gắn liền và có mối quan hệ
hữu cơ với cơng tác vận động quần chúng tín đồ. Làm tốt cơng tác vận động
sẽ góp phần tích cực vào việc vận động tín đồ, củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngồi ra, làm tốt cơng tác vận động quần
chúng tín đồ sẽ góp phần tạo ra mơi trƣờng xã hội thuận lợi để tiến hành công
tác vận động chức sắc, nhà tu hành đạt hiệu quả.

4


Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tơn giáo ở Bắc Ninh
những năm qua đã có nhiều thành tựu, đạt đƣợc một số kết quả nhất định.
Nhƣng bên cạnh đó, cơng tác này cũng cịn một số hạn chế, nhƣ: nhận thức về
vai trò của chức sắc Phật giáo trong một bộ phận không nhỏ cán bộ hệ thống
chính trị chƣa đầy đủ và thống nhất; cơng tác vận động chức sắc vẫn còn bị
xem nhẹ trong q trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng;
cách thức tổ chức, vận động thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách đối với chức
sắc và cơng tác xây dựng nịng cốt trong chức sắc cịn có ch , có nơi lúng
túng, cứng nhắc chƣa đáp ứng u cầu thực tiễn đặt ra.
Cơng tác nắm tình hình tôn giáo ở địa phƣơng, cơ sở thiếu kịp thời; một
số cấp ủy, chính quyền cịn lúng túng trong việc giải quyết những nhu cầu
hoạt động chính đáng, hợp pháp của chức sắc, tín đồ và những vấn đề bức xúc
liên quan đến tôn giáo; chƣa thực sự quan tâm tháo gỡ những khó khăn vƣớng
mắc thuộc về cơ chế, chính sách liên quan đến cơng tác tơn giáo nhƣ việc cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng sửa chữa, thành lập mới cơ sở
tôn giáo,...
Trƣớc thực trạng đó, tác giả chọn đề tài “Cơng tác vận động chức sắc
Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Năm 1990, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW “Về tăng
cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”, là dấu mốc đặc biệt quan trọng
trong đổi mới tƣ duy về tơn giáo và cơng tác tơn giáo, tình hình tơn giáo ở nƣớc
ta có nhiều thay đổi lớn, do vậy việc nghiên cứu tôn giáo ngày càng đƣợc quan
tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể điểm
qua một số cơng trình tiêu biểu:
Thứ nhất nghiên cứu lý luận về tôn giáo, công tác tôn giáo:
Đ Lan Hiền (2011),

hoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và

đồng thuận xã hội - Trường hợp Việt Nam [19], Quan niệm về khoan dung

5


tôn giáo, tác giả cho rằng khoan dung không phải là nhƣợng bộ, sự hạ mình,
cái đối lập với mình. Tác giả cho rằng Việt Nam chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ
tƣởng của Nho, Phật, Đạo nên tinh thần khoan dung cho thấy, ngƣời dân Việt
nam đã thể hiện khá rõ nét trong ứng xử với tôn giáo tạo sự đồng thuận xã
hội, đồn kết tơn giáo để cùng phát triển.
Đ Quang Hƣng (2004), “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam,
lý luận và thực tiễn” [18] tác giả đã khai thác mối quan hệ giữa tôn giáo và
dân tộc qua các thời kỳ cách mạng ở nƣớc ta. Đặc biệt hơn, tác giả đã đƣa ra

những quan điểm của các nhà cách mạng, nhà nghiên cứu trong thời kỳ đất
nƣớc chiến tranh, nhìn nhận về mối quan hệ giữa tơn giáo và nhà nƣớc, từ đó
có sự so sánh, đánh giá bƣớc phát triển trong nhận thức về tôn giáo.
Đ Quang Hƣng (2014), Nhà nước, tôn giáo và pháp luật [17] tác giả
đã luận giải về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và giáo hội trên các chiều cạnh:
Mối quan hệ giữa tôn giáo và thể chế xã hội, đƣa ra các mơ hình nhà nƣớc thế
tục, điểm mấu chốt giải quyết mối quan hệ giữa nhà nƣớc và giáo hội; luận
bàn về chính sách tơn giáo ở Việt Nam, mơ hình nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa về tôn giáo. Tác giả cũng bàn nhiều đến đời sống tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay và mối quan hệ giữa tơn giáo và nhà nƣớc, trong đó vấn đề thể
nhân và pháp nhân tôn giáo là vấn đề rất cần đƣợc tính đến trong luật pháp
cần đƣợc tính đến trong luật pháp tơn giáo ở Việt Nam và là vấn đề pháp lý
quan trọng bậc nhất hiện nay.
Nguyễn Thanh Xn (2015), Tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt
Nam [31] tác giả đã hệ thống chính sách tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ và
việc thực hiện chính sách tơn giáo, nhất là từ khi đổi mới đến nay. Tác giả
khẳng định, việc thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, cơng
tác đối với tôn giáo đã đƣa lại những kết quả rất quan trọng, làm thay đổi đời
sống tôn giáo ở Việt Nam theo hƣớng tích cực và tiến bộ góp phần quan trọng
vào sự ổn định và phát triển của đất nƣớc.

6


Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam [30] đây là
cuốn sách giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, giáo luật, cách hành
đạo, chức sắc và cơ cấu tổ chức của một số tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có
Phật giáo; về một số tổ chức quốc tế tôn giáo trên thế giới. Đây là ấn phẩm
đầu tiên ở Việt Nam viết cơ bản về các tơn giáo, trong đó có Phật giáo tạo
kiến thức nền hệ thống trực tiếp làm công tác tơn giáo và các ban ngành có

liên quan.
Nguyễn Hồng Dƣơng (2015), Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về tôn giáo[32] tác giả đã phản ánh quan điểm của Đảng, pháp
luật của nhà nƣớc Việt Nam về tôn giáo theo vấn đề nghiên cứu nhƣ: Quan
điểm về bản chất tơn giáo, về tự do tín ngƣỡng, tơn giáo, về đồn kết tơn giáo
trong chiến lƣợc đại đồn kết tồn dân tộc; về chống lợi dụng tơn giáo và
quan điểm về công tác vận động quần chúng. Tác giả cũng đã phân tích sự
biến động của từng tơn giáo nhƣ Cơng giáo, Tin lành, Phật giáo sau giải
phóng và trong giai đoạn đổi mới để thấy đƣợc xu hƣớng vận động thích nghi
của các tơn giáo trong từng giai đoạn cách mạng. Đồng thời cũng là cơ sở để
Đảng và Nhà nƣớc có sự đổi mới trong nhận thức để hoạch định những chủ
trƣơng, chính sách phù hợp.
Chính sách, pháp luật về tơn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm
nhìn lại (2016) [14] với sự tham gia của nhiều tác giả. Các tác giả nhận định
cần nhìn nhận vai trị của tơn giáo trong thời đại ngày nay dƣới tác động của
tồn cầu hóa, các tơn giáo sẽ khai thác cơ hội này, nhất là những thành tựu
của cách mạng khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo và
phát triển tín đồ; đồng thời xu thế này cũng làm cho các tôn giáo khó có thể
giữ đƣợc tín đồ theo lối truyền thống, mà sự đổi đạo, cải đạo tiếp tục diễn ra
giữa các tín đồ các tơn giáo. Các tơn giáo thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác,
giao lƣu quốc tế cũng nhƣ tham dự vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội.Trƣớc bối cảnh đó địi hỏi Đảng và Nhà nƣớc cần có những ứng xử phù

7


hợp về tôn giáo và công tác tôn giáo để vừa quản lý đƣợc tôn giáo vừa phát
huy đƣợc nguồn lực của tôn giáo trong phát triển xã hội.
Thứ hai các bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài:
Cơng tác vận động tín đồ tơn giáo ở tỉnh n Bái (2015) trên tạp chí

Nghiên cứu Tơn giáo của tác giả Đoàn Thị Thu Hà 20 . Bài viết góp phần chỉ
ra những kết quả đã đạt đƣợc và một số điểm cần lƣu ý khi thực hiện cơng tác
vận động quần chúng có tơn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đề tài: “Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và
những vấn đề đặt ra hiện nay”, do Ngô Hữu Thảo (chủ nhiệm), nội dung nghiên
cứu tập trung phân tích thực trạng của chức sắc Phật giáo và Công giáo, trên cơ
sở đó gợi mở những nội dung để các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ƣơng
đến địa phƣơng cần quan tâm; đồng thời đề tài cũng kiến nghị Đảng, Nhà nƣớc
những nội dung cụ thể nhằm phát huy vai trị của chức sắc tơn giáo trong giai
đoạn hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong phạm vi cả nƣớc.
Ban Dân vận Trung ƣơng Tập bài giảng về cơng tác dân [5 , góp phần
làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác dân vận của Đảng thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là cơ sở khoa học giúp cho công tác tham
mƣu đề xuất với Đảng và Nhà nƣớc nội dung, phƣơng thức công tác dân vận
trong thời kỳ mới. Cơng trình này đƣa ra quan điểm chỉ đạo công tác dân vận
của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, thấm nhuần sâu sắc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
nhƣ: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; cơng tác quần chúng là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và của các đoàn thể nhân dân; động lực thúc
đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết
hợp hài hịa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ cơng dân.
Những cơng trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề quản lý
nhà nƣớc về tôn giáo cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh từ khi thực hiện Nghị quyết 25-NQ TW, năm 2003 đến nay

8


chƣa có đề tài nào nghiên cứu một các tồn diện, tổng kết thực tiễn về công
tác vận động chức sắc tôn giáo phục vụ cho công tác tôn giáo của cấp ủy,

chính quyền ở địa phƣơng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác vận động chức
sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, luận văn đề xuất những giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động chức sắc Phật giáo ở địa
phƣơng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận động chức sắc Phật
giáo ở Bắc Ninh hiện nay.
- Thực trạng công tác vận động chức sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh
hiện nay và những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm.
- Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác vận động chức sắc Phật
giáo ở tỉnh Bắc Ninh và giải pháp, khuyến nghị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: chức sắc Phật giáo (bao gồm cả chức việc
tôn giáo và các nhà tu hành không bao gồm những nhà tu hành tại gia) ở tỉnh
Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: công tác vận động chức sắc Phật giáo trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Về thời gian: Từ khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25 –
NQ TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về cơng tác tơn giáo
năm 2013 đến nay

9


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn
giáo; về cơng tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Luận văn
cũng xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo ở tỉnh
Bắc Ninh thời gian qua.
Luận văn vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành tôn
giáo học (phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu, điều tra xã hội học phỏng
vấn sâu,..), cũng nhƣ các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành của sử học, xã
hội học, trong đó đặc biệt chú trọng phƣơng pháp tổng kết thực tiễn, phân tích
và tổng hợp, xử lý tƣ liệu...
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là sử dụng thông tin trong
tài liệu để rút ra thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Phƣơng pháp này thu thập thông tin thứ cấp, không tiếp xúc với đối tƣợng
nghiên cứu, khảo sát chủ yếu thực hiện qua nghiên cứu tài liệu, sách báo,...
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Đề tài thực hiện phỏng vấn sâu đối với 15 chức sắc, nhà tu hành, tín đồ
và 10 nhà quản lý có trình độ hiểu biết, có kinh nghiệm trong khoa học quản
lý nhà nƣớc đối với Phật giáo. Nội dung câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các
vấn đề: trình độ nhận thức, hiểu biết về đạo Phật và cơng tác QLNN về tín
ngƣỡng, tơn giáo; đánh giá về công tác vận động chức sắc Phật giáo và các
lĩnh vực xã hội liên quan đến Phật giáo; làm rõ vai trò của chức sắc Phật giáo
trong đời sống xã hội.
6. Dự kiến kết quả của luận văn
Luận văn tập trung tổng kết thực tiễn và đề xuất một số giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động, tranh thủ chức sắc
Phật giáo trong việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nƣớc ở tỉnh Bắc Ninh.

10



7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy, bồi dƣỡng về tôn giáo học, công tác tôn giáo và công tác vận động
quần chúng tín đồ, chức sắc tơn giáo của các trƣờng chính trị, trung tâm bồi
dƣỡng chính trị. Đồng thời làm tài liệu cho công tác bồi dƣỡng cán bộ trong
hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội ở tỉnh ở
Bắc Ninh. Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo, là tƣ liệu cho
các nhà nghiên cứu, lãnh đạo quản lý về lĩnh vực tôn giáo.
8. Kết cấu của luận văn
Trên định hƣớng lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu đã trình bày,
luận văn sẽ đƣợc chia làm ba phần: Phần Mở đầu, phần Nội dung chính và
phần Kết luận. Riêng phần Nội dung chính, chúng tơi chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận động
chức sắc Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác vận động chức sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc
Ninh hiện nay và những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm.
Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác vận động chức
sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh và giải pháp, khuyến nghị.

11


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO
Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY
1.1. Lý luận chung về công tác vận động chức sắc Phật giáo ở tỉnh
Bắc Ninh hiện nay
1.1.1. Một số khái niệm

* Khái niệm chức sắc theo quy định của pháp luật
Theo Luật tín ngƣỡng, tơn giáo: “Chức sắc là tín đồ được t chức tơn
giáo phong ph m hoặc suy cử để giữ ph m vị trong t chức” [4, tr.7].
Theo đó, chức sắc tơn giáo cần hội đủ 3 yếu tố: Một là, chức sắc trƣớc
hết phải là tín đồ của một tơn giáo - là loại “tín đồ đặc biệt”. Hai là, họ phải
là ngƣời có chức vụ nhất định trong tổ chức tơn giáo. Bởi vì, tổ chức tơn
giáo chính là nền “hành chính đạo”, điều hành, quản lý tồn bộ hoạt động
tơn giáo và gắn với đó là những vị trí cao thấp khác nhau (chức vụ) do m i
ngƣời đảm trách. Ba là, họ cịn phải có phẩm sắc (phẩm trật) tơn giáo, đƣợc
tổ chức tôn giáo suy tôn, thừa nhận và cho hƣởng theo giáo lý, giáo luật
chiểu theo công trạng, công lao tu tập, đạo hạnh, thời gian tu tập và cống
hiến của họ cho tơn giáo đó. Vì thế, khái niệm chức sắc tôn giáo nhƣ trên
mới xuất phát từ phƣơng diện quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo hiện nay ở
nƣớc ta, chƣa đáp ứng đƣợc với cơng tác tơn giáo nói chung và nhận thức về
tơn giáo. Mặt khác, bản thân m i tôn giáo lại có những quy định cụ thể về
chức sắc của mình.
Với khái niệm này, nội hàm của khái niệm chức sắc tơn giáo khơng chỉ
bao gồm những ngƣời có chức vụ trong tơn giáo, mà cịn có cả những ngƣời có
trọng trách trong hành đạo và truyền đạo. Truyền đạo là bổn phận của mọi tín
đồ, nhƣng với tín đồ khơng đƣợc đào tạo, không phải là nhà hoạt động tôn giáo

12


chun nghiệp và bán chun thì những ngƣời tín đồ bình thƣờng khơng thể có
khả năng lớn nhƣ chức sắc của họ. Theo định nghĩa này, chức sắc tơn giáo
chính là những đối tƣợng đặc biệt quan trọng mà công tác tơn giáo phải có sự
quan tâm thƣờng xun. Điều đó lý giải tại sao các cơ quan làm cơng tác tơn
giáo khi nói đến chức sắc tơn giáo thƣờng bao gồm cả chức việc tôn giáo và
các nhà tu hành.

* Khái niệm chức sắc Phật giáo theo quy định của tổ chức Giáo hội
Phật giáo Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Theo Nội quy Ban Tăng sự trung ƣơng khóa VIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022)
gồm 15 chƣơng, 85 điều, trong đó quy định về chức sắc trong giáo hội nhƣ sau:
Hàng Giáo phẩm (chức sắc) bao gồm: Giáo phẩm Tăng: Hòa thƣợng,
Thƣợng tọa. Giáo phẩm Ni: Ni trƣởng, Ni sƣ. Hàng giáo phẩm đƣợc suy tôn
tại các kỳ Đại hội Phật giáo.[40]
- Chức sắc trong Hội đồng chứng minh
Hội đồng chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về đạo pháp và giới
luật của Giáo hội, gồm các vị Hòa thƣợng tiêu biểu của của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; đƣợc Ban Thƣờng trực
Hội đồng Chứng minh tiền nhiệm giới thiệu và Đại hội Đại biểu tồn quốc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy tơn. Các vị Hịa thƣợng đƣợc suy tơn vào
Hội đồng chứng minh thì khơng tham gia Hội đồng Trị sự, ngoại trừ một số
trƣờng hợp đặc biệt do Ban Thƣờng trực Hội đồng Trị sự đề nghị.
Một trong số nhiệm vụ của Ban thƣờng trực Hội đồng chứng minh đối
với chức sắc là: Phê chuẩn tấn phong Giáo phẩm Hòa thƣợng, Thƣợng Tọa,
Ni trƣởng, Ni sƣ của GHPGVN, nghĩa là tấn phong các vị chức sắc
- Điều kiện để được tấn phong hàng giáo phẩm
Điều 53: Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn danh sách tấn
phong hàng Giáo phẩm Hòa thƣợng đối với Thƣợng tọa tuổi đời từ 60 tuổi trở

13


lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có cơng đức với Đạo pháp
và Dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội và đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 54: Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam xem xét tấn phong Giáo

phẩm Thƣợng tọa đối với Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25
hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có cơng đức với Đạo pháp và Dân tộc, có đóng
góp cho Giáo hội và đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
Điều 55: Hàng giáo phẩm của Ni giới là Ni trƣởng và Ni sƣ. Tiêu chuẩn
và điều kiện tấn phong giáo phẩm cúa Ni giới nhƣ quy định của hàng Tăng
giới ở điều 53, 54 Hiến chƣơng [25].
Ngoài ra giáo hội cịn có trường hợp đặc cách tấn phong Giáo ph m
với những trường hợp đặc biệt.
- Chức sắc trong Hội đồng trị sự
Hội đồng trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của
Giáo hội về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Đối với hoạt động của
chức sắc chức việc có chức năng, nhiệm vụ sau:
+ Quyết định bổ nhiệm chủ trì các cơ sở do Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cấp trung ƣơng và cấp tỉnh thành, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến
với hệ phái, sơn môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền.
+ Giới thiệu Tăng Ni, Cƣ sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ
chức chính trị - xã hội.
+ Phê chuẩn kế hoạch, chƣơng trình hoạt động Phật sự của Ban, Viện
Trung ƣơng, Văn phòng Trung ƣơng Giáo hội, các tổ chức cơ sở và thành
viên trực thuộc Trung ƣơng Giáo hội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp
tỉnh. Đề nghị Ban thƣờng trực Hội đồng chứng minh tấn phong trƣớc kỳ hạn
trong trƣờng hợp đặc biệt cần thiết đối với nhân sự bổ sung vào các chức vụ
bị khuyết thuộc thẩm quyền suy cử của Hội đồng trị sự. Tổng hợp ý kiến của

14


chƣ Tăng Ni, cƣ sĩ Phật tử thành viên Giáo hội Phật Giáo Việt Nam để phản
ánh đến cơ quan có thẩm quyền về chủ trƣơng, chính sách pháp luật liên quan

đến hoạt động tôn giáo.
Thành viên Hội đồng Trị sự, gồm Hòa thƣợng, Thƣợng tọa, Ni sƣ; Đại
đức Tăng Ni và Cƣ sĩ phật tử tiêu biểu có nhiều thành tích đóng góp cho Đạo
pháp và Dân tộc (điều 20). Thành viên tham gia Hội đồng Trị sự không quá
80 tuổi và không kiêm nhiệm quá 2 chức danh trong Ban Thƣờng trực HĐTS,
m i chức danh không quá 3 nhiệm kỳ[25].
Nhƣ vậy, chỉ có chức sắc mới là thành viên của Hội đồng chứng minh,
còn Hội đồng Trị sự có cả 3 thành phần: chức sắc chức việc, nhà tu hành và
cƣ sĩ Phật tử.
* Khái niệm công tác vận động chức sắc, tín đồ tơn giáo
Trong Từ điển tiếng Việt, “vận động” đƣợc định nghĩa là tuyên truyền,
giải thích nhằm thuyết phục ngƣời khác tự nguyện làm việc gì đó, nhƣ vận
động nhân dân ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ, vận động đồng bào dân tộc
xóa bỏ phong tục lạc hậu, vận động tranh cử...
Có thể hiểu vận động chức sắc, tín đồ tơn giáo nói chung và Phật giáo
nói riêng là tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phục chức sắc, tín đồ Phật
giáo thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các
chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng;
tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nƣớc, sống “tốt đời, đẹp đạo”;
hợp tác và tham gia cùng chính quyền giải quyết các vụ việc phức tạp nảy
sinh trong thực tiễn quản lý hoạt động tôn giáo.
* Nhận thức về chủ thể vận động và đối tượng vận động
- Chủ thể vận động – hệ thống chính trị của tỉnh Bắc Ninh
Một là, về tổ chức, bộ máy, bao gồm các cấp ủy đảng, chính quyền,
ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và đồn thể chính trị - xã hội; các thiết chế,
trang thiết bị, điều kiện, phƣơng tiện làm việc; quy trình đảm bảo cơng tác
vận động chức sắc tôn giáo.

15



Hai là, về đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên làm công tác vận động
quần chúng, vận động chức sắc tơn giáo nói chung và vận động chức sắc Phật
giáo đƣợc củng cố, kiện toàn đủ về số lƣợng, chất lƣợng, ngày càng đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Việc phân cơng đảng viên
trực tiếp làm cơng tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tơn giáo ở cơ sở
có ý nghĩa quan trọng, đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Đây là những cán bộ
trong hệ thống chính trị, am hiểu về tơn giáo và chính sách tơn giáo của
Đảng, Nhà nƣớc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chun
mơn, có phẩm chất đạo đức tốt...
Các tổ chức cơ sở Đảng xây dựng kế hoạch phân công đảng viên trực
tiếp làm công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tơn giáo tại nơi cƣ trú
và triển khai công tác này đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân
dân thông qua các đợt sinh hoạt chi bộ định kỳ, phổ biến một cách đầy đủ đến
nhân dân.
Hàng năm, các cấp ủy thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực
hiện việc đảng viên trực tiếp làm công tác vận động quần chúng và công tác
vận động chức sắc Phật giáo ở cơ sở thông qua việc kiểm tra hoạt động của
các tổ chức cơ sở Đảng về lãnh đạo công tác vận động quần chúng, công tác
tôn giáo, xây dựng tổ chức đoàn thể vững mạnh, xem đây là một trong các
tiêu chí để đánh giá phân tích chất lƣợng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền,
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể và đảng viên.
Qua triển khai, quán triệt thực hiện việc phân công đảng viên trực tiếp
làm công tác vận động quần chúng ở cơ sở và công tác vận động chức sắc tôn
giáo đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
đối với cơng tác dân vận và cơng tác tơn giáo; nâng cao vai trị, trách nhiệm
của đảng viên trong việc chủ động nắm bắt tình hình quần chúng nhân dân,
của chức sắc tôn giáo và quần chúng tín đồ tơn giáo trên các mặt của đời


16


sống, tƣ tƣởng chính trị, thái độ chấp hành pháp luật; đồng thời tuyên truyền,
vận động quần chúng tín đồ thực hiện tốt chủ trƣơng của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo; tăng cƣờng mối quan hệ mật
thiết giữa chính quyền với tín đồ, chức sắc Phật giáo.
- Đối tượng được vận động - chức sắc Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh
Một là, đối tƣợng trực tiếp, là các vị là chức sắc Phật giáo trên địa bàn
tỉnh, với khoảng gần 500 ngƣời.
Hai là, đối tƣợng gián tiếp, đó là quần chúng tín đồ Phật giáo trên địa
bàn tỉnh, với trên 300 ngàn ngƣời.
Chức sắc là lực lƣợng quan trọng trong mối quan hệ giữa giáo hội với
nhà nƣớc và là đầu mối trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo. Đồng
thời do vị trí ảnh hƣởng của các chức sắc với tín đồ và xã hội nên trong cơng
tác tơn giáo nói chung, cơng tác quản lý nhà nƣớc nói riêng, việc tranh thủ các
chức sắc rất quan trọng và cần thiết.
Số đông chức sắc các tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã vƣợt
qua đƣợc sự khác nhau giữa tơn giáo và chủ nghĩa xã hội là sự khác nhau giữa
hữu thần và vơ thần, để tìm đến sự tƣơng đồng là tinh thần dân tộc, tinh thần
yêu nƣớc và chủ nghĩa nhân văn. Chính lực lƣợng chức sắc này đã góp phần
quan trọng đƣa các hoạt động tơn giáo theo đƣờng hƣớng tiến bộ, gắn bó với
dân tộc.
Nhƣ vậy, nếu công tác vận động chức sắc Phật giáo đƣợc xem là một
q trình tác động thì có kết cấu bao gồm: chủ thể vận động, là tổ chức, cán
bộ, công chức làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và đối tƣợng
khách thể vận động là các chức sắc Phật giáo, đồng thời cịn có các hình thức
cần thiết tạo liên hệ giữa chủ thể và khách thể vận động. Tất nhiên nhƣ vậy
khơng có nghĩa là vận động chỉ đi theo một chiều từ chủ thể đến khách thể,
mà thƣờng xuyên đó là mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau.

Trong mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể, ngƣời làm công tác vận
động cần xác định chính xác vai trị của chủ thể vận động và đối tƣợng vận

17


động. Không nên quan niệm chủ thể bao giờ cũng ln ln đóng vai trị
quyết định, mà trong nhiều trƣờng hợp, khách thể - đối tƣợng vận động lại
quyết định chủ thể. Thái độ coi thƣờng, áp đặt tƣ tƣởng và hành động của chủ
thể vận động đối với khách thể - đối tƣợng vận động thƣờng xảy ra do việc
khơng nhận thức đầy đủ tính khách quan của mối quan hệ này trong cơng tác,
kéo theo là tính hiệu quả, hiệu lực giảm sút hoặc khơng có, nên khơng thể đạt
đến mục đích đặt ra trong cơng tác vận động chức sắc Phật giáo.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động chức sắc Phật giáo
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng tín đồ tôn giáo
là một bộ phận của khối quần chúng nhân dân. C.Mác đã chỉ dạy "Khơng thể
đả kích vào tơn giáo dƣới mọi hình thức thù địch cũng nhƣ dƣới hình thức
khinh bạo chung cũng nhƣ riêng, nghĩa là nói chung khơng đƣợc đả kích vào
tơn giáo"[12, tr23]. “Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo dục”;
“Tránh không xúc phạm đến tình cảm tơn giáo của các tín đồ và tránh làm
tăng thêm lịng cuồng tín tơn giáo". Ph.Ăngghen bày tỏ thái độ khách quan,
khoa học trong việc tác động vào tơn giáo, đó là phải tơn trọng q trình tự
nhiên, tránh chủ quan, thơ bạo.
Trong tác phẩm chống Duyrinh , Ăngghen đã phê phán Duyrinh vì đã
có thái độ loại bỏ và truy kích đối với đạo Thiên chúa, đó là thái độ và hành
động rất sai lầm, dẫn đến hậu quả là làm bùng lên tinh thần phản kháng kịch
liệt của tôn giáo. Ăngghen viết “ông ta tung bọn hiến binh tƣơng lai của ông
ta ra truy kích tơn giáo, và do đó, ơng ta giúp cho tơn giáo đạt tới ch thực

hiện tinh thần tử vì đạo và kéo dài thêm sự tồn tại của nó” [13, tr.437].
Vận động tín đồ tơn giáo cần thu hút họ vào các tổ chức chính trị của
cách mạng. Coi trọng tầng lớp chức sắc tôn giáo; Lênin đƣa quan điểm kết
nạp chức sắc tôn giáo vào Đảng, trong tác phẩm Về thái độ của Đảng công

18


nhân đối với tôn giáo, Ngƣời viết: “Không nên nhất luận và bất cứ trong
trƣờng hợp nào, cũng tuyên bố rằng các linh mục không thể trở thành đảng
viên Đảng dân chủ - xã hội, nhƣng lại càng không nên nhất luận tuyên bố
ngƣợc lại. Nếu có một linh mục nào lại đi với chúng ta để cùng hoạt động
chính trị, tận tâm làm trịn nhiệm vụ của mình trong đảng và khơng chống lại
cƣơng lĩnh của đảng, thì chúng ta có thể kết nạp ngƣời ấy vào hàng ngũ đảng
dân chủ - xã hội” [43, tr519].
Nhƣ vậy, muốn khắc phục đƣợc những biểu hiện tiêu cực trong tôn
giáo trƣớc hết và chủ yếu phải kiến tạo đƣợc một xã hội hiện thực khơng có
áp bức, bất cơng, nghèo đói và thất học, cùng những tệ nạn nảy sinh. Đây là
một quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới rất lâu dài, khó khăn và
gian khổ, chƣa có tiền lệ trong lịch sử; do vậy phải vừa làm vừa rút kinh
nghiệm, làm từng bƣớc và kiên trì, liên tục.
Tư tưởng Hồ Chí minh về vận động quần chúng tín đồ, chức sắc
tơn giáo:
Ngƣời thực sự tơn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng tơn giáo của
nhân dân. Xem tự do tín ngƣỡng là một quyền cơ bản của cơng dân Việt Nam,
Hồ Chí Minh với vai trị chủ trì xây dựng Hiến pháp 1946, Hiến pháp khẳng
định: “ Cơng dân Việt nam có các quyền: Tự do ngôn luận, xuất bản, tổ chức và
hội họp, tín ngƣỡng, cƣ trú, đi lại trong nƣớc và ra nƣớc ngồi”.
Ngƣời ln nhắc nhở: "Chính quyền, qn đội và đồn thể phải tơn trọng
tín ngƣỡng, phong tục, tập qn của đồng bào" [23,tr.565] "phải chấp hành đúng

chính sách tơn trọng tự do tín ngƣỡng đối với tất cả các tơn giáo" [22,tr.148]. Từ
góc độ của cơng tác vận động tín đồ tơn giáo thì đây là cái lõi của cơng tác vận
động. Theo đó, những cán bộ, đảng viên trực tiếp làm công tác dân vận đối với
đồng bào có đạo, khơng thể vì một sự vơ tình hay cố ý, để xảy ra những hành
động vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của nhân dân.

19


Hồ Chí Minh đã khai thác giá trị nhân bản, tích cực của tơn giáo. Từ đầu
những năm 40 của thế kỷ trƣớc, Hồ Chí Minh đã quan niệm Tơn giáo là Văn
hóa. “Trong Cơng giáo có câu “Tam vị nhất thể”, nhà Phật có câu “Vạn chúng
nhất tâm” nên chúng ta phải hy sinh cho nhân loại và chúng sinh” [21, tr.116].
Nội dung công tác phải thiết thực, không dừng ở tuyên truyền, thuyết
phục, giáo dục, quan trọng hơn, phải xây dựng đời sống vật chất ngày càng
phát triển. Ngƣời không xem nhẹ việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục
và từng dặn cán bộ: “Phải biết nhẫn nại. Nói với ngƣời nghe một lần ngƣời
ta khơng hiểu thì nói đến hai, ba lần...Về đức tính này, phải học những
ngƣời đi truyền giáo” [22,tr.64]. Song Ngƣời rất coi trọng việc phát triển
sản xuất kinh tế: “Phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng
thu nhập cho xã viên. Đồng thời phải đảm bảo tín ngƣỡng tự do. Nhƣng
hoạt động tôn giáo không cản trở sản xuất của nhân dân, không đƣợc trái
với pháp luật” [24,tr.606].
Quan điểm của Đảng ta đối với công tác vận động chức sắc, tín đồ
tơn giáo:
Ngay từ khi mới thành lập cũng nhƣ trong tiến trình cách mạng Việt
Nam, Đảng ta ln xác định vấn đề dân tộc, tơn giáo và đồn kết các dân tộc,
các tơn giáo có vị trí chiến lƣợc lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nƣớc ta.
Đảng ta khẳng định: “Đảng và Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh

hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của mọi người; thực hiện
nhất qn chính sách đại đồn kết tồn dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một
bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [3].
Quan điểm trên của Đảng xuất phát từ mục tiêu quan trọng của cách
mạng nƣớc ta hiện nay là không ngừng củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; mặt khác, quan điểm trên còn xuất phát từ thực tiễn các thế lực
thù địch đã và đang thƣờng xuyên lợi dụng vấn đề tơn giáo, gắn nó với vấn đề

20


dân tộc, nhân quyền, dân chủ để chống phá cách mạng Việt Nam. Do đó,
quan điểm đồn kết tồn dân, khơng phân biệt tơn giáo, tín ngƣỡng; khơng
phân biệt giữa ngƣời không theo tôn giáo với những ngƣời theo các tôn giáo
khác nhau; đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc phải đƣợc coi nhƣ là một nguyên tắc trong công tác tơn giáo.
Trƣớc tình hình nhiệm vụ mới của đất nƣớc, Bộ Chính Trị của Đảng
ban hành Nghị quyết số 24 NQ TW, “Về tăng cƣờng công tác tôn giáo trong
tình hình mới”. Nghị quyết này đã đƣa ra 3 quan điểm chỉ đạo cơng tác tơn
giáo, trong đó, quan điểm thứ 2 xác định:
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Đồng bào theo đạo hay không theo đạo đều là công dân Việt Nam, có
quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau trƣớc pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nƣớc nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lƣơng cũng
nhƣ giáo. Nội dung cốt lõi của công tác tơn giáo đối với đồng bào có đạo là
phải chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thực, trong đó có quyền tự do tín
ngƣỡng, giúp đồng bào nâng cao trình độ mọi mặt và đóng góp tích cực vào
sự nghiệp cách mạng của dân tộc [7].
Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo đảng ta chỉ rõ: Hƣớng dẫn chức sắc
các giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ xu hƣớng tiến bộ

trong các tôn giáo làm cho các Giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự
nghiệp cách mạng của tồn dân, thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của Giáo
hội ở một nƣớc độc lập có chủ quyền [7].
Nhƣ vậy, đến Nghị quyết 24, Đảng ta tiếp tục khẳng định rõ lập trƣờng
coi chức sắc tôn giáo cũng là một cơng dân có đạo của nƣớc Việt Nam, họ có
quyền và nghĩa vụ nhƣ mọi cơng dân khác, đồng thời thấy rõ vai trò của họ
với giáo dân và Giáo hội. Theo đó, Đảng ta một lần nữa xác định tầm quan
trọng của công tác vận động quần chúng có đạo, bao gồm cả tín đồ, chức sắc
các tơn giáo, là vấn đề cốt lõi, quyết định việc thành bại của công tác tôn giáo.

21


×