Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Chính sách an ninh quân sự của anh đối với khu vực châu á thái bình dương (2010 2020)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.56 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

Đỗ Văn Phúc

CHÍNH SÁCH AN NINH - QUÂN SỰ CỦA ANH ĐỐI
VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
(2010-2020)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

Đỗ Văn Phúc

CHÍNH SÁCH AN NINH - QUÂN SỰ CỦA ANH ĐỐI
VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
(2010-2020)
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310601.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giáo viên hướng dẫn
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

GS.TS. Phạm Quang Minh

Hà Nội - 2020

PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tơi; kết quả
nghiên cứu luận văn là trung thực và chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngàytháng năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Văn Phúc


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô, Ban giám hiệu và các cơ quan chức năng liên quan của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo sư, Tiến
sĩ Hoàng Khắc Nam, Trưởng khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đội ngũ giáo viên nhà
trường đã tận tâm, tận tình truyền đạt những kiến thức lý thuyết và thực tiễn

của ngành quan hệ quốc tế, giúp tơi có cách tiếp cận và phương pháp luận
khoa học, trở thành hành trang quý giá cho tôi trong quá trình nghiên cứu các
vấn đề quan hệ quốc tế sau này.
Tơi đặc biệt biết ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hồng Hạnh, Khoa Quốc
tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, người đã hướng dẫn tơi tận tình, xác đáng về khoa học và cổ vũ tôi mạnh
mẽ về tinh thần làm việc trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Tiến sĩ Ngô Tuấn Thắng và Tiến sĩ Vũ Vân
Anh, giảng viên Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vì sự tận tụy, nhiệt tình trong việc gợi
mở và hướng dẫn tôi cách thức giải quyết các vấn đề về nội dung, kỹ thuật
của đề tài.
Trong quá trình hình thành ý tưởng và triển khai nghiên cứu, tôi cũng
nhận được sự khích lệ, chỉ bảo, chia sẻ học thuật và kinh nghiệm của nhiều
học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia và bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin tri ân sâu
sắc những tình cảm và sự giúp đỡ quý giá này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Văn Phúc

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC.........................................................................................................
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
1.

Lí do lựa chọn đề tài ........................................................


2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................

3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................

5.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................

6.

Bố cục của luận văn .......................................................

Chƣơng 1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
AN NINH - QUÂN SỰ CỦA ANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƢƠNG (2010-2020)..............................................................
1.1. Vị trí, vai trị của khu vực CÁ - TBD .................................................

1.1.1. Đối với quan hệ an ninh quốc tế ..........................

1.1.2. Đối với Anh ..........................................................
1.2. Bối cảnh châu Âu ................................................................................
1.3. Bối cảnh nước Anh .............................................................................

1.4. Quan điểm chung của Anh về chính sách an ninh - quân sự ..............
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ Q TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
(2010-2020).....................................................................................................
2.1. Mục tiêu của chính sách ......................................................................

2.1.1. Về văn bản ...........................................................

2.1.2. Về phát biểu của các quan chức ..........................

1


2.2. Phương thức thực hiện chính sách.......................................................................... 38
2.2.1. Lợi dụng cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ với Trung Quốc
tại Biển Đông
........................................................................................................................................................

38
2.2.2. Quan hệ kinh tế với ASEAN
........................................................................................................................................................

38
2.2.3. Xuất khẩu vũ khí, trang bị tại khu vực
........................................................................................................................................................

39
2.2.4. Gia tăng ảnh hưởng về an ninh, qn sự tại Biển Đơng
........................................................................................................................................................


39
2.3. Q trình triển khai chính sách................................................................................. 40
2.3.1. Tham gia cơ chế hợp tác an ninh - quân sự tại khu vực
........................................................................................................................................................

41
2.3.2. Tăng cường phối hợp với Mỹ và đối tác trong khu vực
........................................................................................................................................................

42
2.3.3. Tham gia các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực
........................................................................................................................................................

48
2.3.4. Thúc đẩy hợp tác cơng nghiệp quốc phịng
........................................................................................................................................................

50
2.3.5. Công bố chiến lược an ninh hàng hải
........................................................................................................................................................

52
Tiểu kết chương 2
...................................................................................................................................................................

53
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................... 55
3.1. Về kết quả triển khai chính sách............................................................................... 55
3.2. Về tác động của chính sách đối với khu vực..................................................... 57
3.2.1. Đối với vấn đề an ninh khu vực

........................................................................................................................................................

57


3.2.2. Đối với vấn đề an ninh, an toàn hàng hải và vấn đề Biển Đông
........................................................................................................................................................

58
3.3. Tác động và khuyến nghị đối với Việt Nam....................................................... 59
3.3.1. Tác động tích cực và tiêu cực
........................................................................................................................................................

59
3.3.2. Khuyến nghị
........................................................................................................................................................

61
Tiểu kết chương 3
...................................................................................................................................................................

64
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 68

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN


Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEM
Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
EU
European Union
Liên minh châu Âu
BREXIT
British-exit
Anh rời EU
BRI
The Belt and Road Initiative
Sáng kiến Vành đai, Con đường
UNCLOS
United Nations Convention on Law of the Sea
Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc
NATO
North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
UKUSA
The United Kingdom - United States of America
Agrement
Hiệp định tình báo Anh - Mỹ
IMF
The International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế
FPDA
The Five Power Defende Arrangements
Hiệp ước phịng thủ Ngũ cường
PCA
Permanent Court of Arbitration
Tồn án Trọng tài Thường trực
COC
Code of Conduct
Bộ quy tắc ứng xử Biển Đơng
MOU
Memorandum Of Understanding
Biên bản ghi nhớ
CÁ-TBD
Châu Á - Thái Bình Dương
ÂĐD
Ấn Độ Dương
ĐNÁ
Đông Nam Á
HĐBA/LHQ Hội đồng Bảo an/Liên Hợp Quốc
ADMM+
Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng

3


MỞ ĐẦU
1.

Lí do lựa chọn đề tài

Nghiên cứu chính sách an ninh - quân sự của Anh đối với CÁ - TBD giai

đoạn từ năm 2010-2020 là một vấn đề mới, có ý nghĩa quan trọng đối với Việt
Nam trong bối cảnh sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc tại khu vực
ngày càng gia tăng; việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đơng ngày càng khó
khăn, phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy xung đột quân sự giữa các nước, đe dọa
đến tình hình an ninh tại khu vực và lợi ích của Việt Nam.
Chính sách an ninh - quân sự đã trở thành một phần không thể thiếu và
là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của các nước lớn trên thế giới áp dụng
kể từ sau Chiến Tranh Lạnh nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và gia
tăng ảnh hưởng tại các khu vực chiến lược trong bối cảnh sự phát mạnh mẽ và
nhanh chóng của q trình tồn cầu hóa. Chiến Tranh Lạnh kết thúc đã dẫn
đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Trật tự hai cực được thay
thế bằng một trật tự mới, trong đó các quốc gia đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn
nhau. Bên cạnh đó, q trình tồn cầu hóa, dưới tác động của cách mạng khoa
học công nghệ, sự gia tăng các thách thức toàn cầu đã đặt ra những thách thức
đối với mọi quốc gia, trong đó có Anh.
Do đó, Anh cần tăng cường kết nối, mở rộng ảnh hưởng thông qua sự
điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với các khu vực, trong đó có chính sách
an ninh - qn sự đối với khu vực CÁ - TBD giai đoạn từ năm 2010-2020,
giai đoạn chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ trên chính trường Anh với vấn
đề Brexit và sự chuyển dịch chiến lược của các nước lớn đối với khu vực CÁ
-

TBD, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và việc chuyển trọng tâm

chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Pháp… đến khu vực này.
Chính sách an ninh - quân sự được coi là một công cụ hiệu quả được các nước
này sử dụng nhằm cạnh tranh ảnh hưởng và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung
Quốc tại khu vực CÁ - TBD.

4


CÁ - TBD là khu vực năng động, nơi Anh có cơ hội can dự nhiều hơn
trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ các liên kết trong lịch sử với khu vực này
và là nền kinh tế toàn cầu lớn thứ 5 thế giới. Anh cũng có các lợi ích kinh tế,
chính trị và an ninh quan trọng ở khu vực khi có các đặc tính sức mạnh mềm
đáng kể trong khu vực thông qua ngôn ngữ, giáo dực, âm nhạc, truyền thơng
và thể thao. Sau Brexit, nước Anh tìm cách củng cố các lợi ích đó bằng cách
tăng cường quan hệ với ASEAN, làm sâu sắc thêm các quan hệ đó với các đối
tác của ASEAN và mở rộng các hoạt động quốc phòng trong khu vực.
Việc Anh thúc đẩy chính sách an ninh - quân sự cùng với sự can dự,
cạnh tranh chiến lược của các nước lớn như Pháp, Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ…
vào khu vực CÁ - TBD và vấn đề Biển Đông đang đặt ra nhiều thách thức và
cơ hội đối với Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh và giải quyết tranh chấp
tại Biển Đơng.
Vì vậy việc tìm hiểu chính sách an ninh - quân sự của Anh đối với CÁ TBD và tác động của việc triển khai chính sách này với Việt Nam là hết sức
cần thiết; nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách của
Việt Nam, từ đó đưa ra chiến lược đối ngoại phù hợp với những thay đổi
trong mơi trường kinh tế, chính trị của khu vực, cũng như những xu thế phát
triển của thế giới.
Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu trên, tơi quyết định chọn
chính sách an ninh - quân sự của Anh đối với khu vực CÁ - TBD (20102020) làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu chính sách về an ninh - quân sự của Anh đối với khu vực

CÁ - TBD là một vấn đề tương đối mới. Do đó, hiện chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu độc lập quốc tế và Việt Nam đề cập một cách hoàn chỉnh vấn

5


đề này. Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này tập trung vào các vấn đề như
vai trò của CÁ - TBD, sự trỗi dậy của Trung Quốc và những yếu tố tác động
đến hính sách an ninh - quân sự của Anh đối với khu vực này.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Thời gian qua, nghiên cứu ở Việt Nam về chính đối ngoại của Anh và
chiến lược an ninh - quân sự của Anh đối với khu vực CÁ - TBD có một số
điểm đáng chú ý sau:
Một số cuốn sách và bài viết đã đề cập đến quan hệ Việt - Anh, những
yếu tố tác động đến chính sách an ninh - quân sự của Anh đối với khu vực CÁ
-

TBD như: Luận văn “Quan hệ Việt - Anh từ năm 1991 đến 2011 của tác giả

Trần Hải Anh (K11), luận văn “Quan hệ Đối tác Chiến lược của Việt Nam
trong trường hợp quan hệ Việt - Anh” của tác giả Hoàng Thanh Vân (K13),
Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Ngoại giao; Tài liệu tham khảo đặc biệt
“Nước Anh và Đông Nam Á hậu Brexit” số 115 và “Việt Nam và hợp tác
quốc phòng với Mỹ, Anh, Nhật Bản” số 08 do Thông tấn xã Việt Nam ấn hành
ngày 13/5/2019 và ngày 28/02/2020; cuốn sách “Trật tự thế giới” do Phạm
Thái Sơn dịch, được Nhà Xuất bản Thế giới xuất bản ngày 08.12.2016; Cuốn
sách “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc, công cuộc xây dựng đế chế dọc
theo con đường tơ lụa mới” được dịch bởi Đoàn Tuyên, do Nhà Xuất bản Hội
Nhà văn ấn hành ngày 27/7/2017; cuốn sách “La Chine dans le monde” được
dịch sang tiếng Việt “Trung Quốc trên thế giới” do Viện Quan hệ quốc tế
Pháp (IFRI) phát hành vào tháng 02/2018 và bài biết “Quan hệ Địa chiến
lược TQ - ASEAN” được đăng trên Tạp chí Quan hệ Quốc phịng q
II/2018… đã đề cập đến q trình trỗi dậy của Trung Quốc đặc biệt là về kinh

tế và quân sự, đưa ra những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với
an ninh của khu vực CÁ - TBD nói chung và khu vực Biển Đơng nói chung;
sự tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với chính sách đối ngoại của
các nước, trong đó có Việt Nam.

6


Một số bài nghiên cứu đã đề cập đến chính sách an ninh - quân sự của
Anh đối với khu vực CÁ - TBD như: Luận văn “Chính sách đối ngoại của
Liên minh châu Âu đối với khu vực CÁ - TBD trong bối cảnh mới (2018)”
của tác giả Vũ Bình Minh thuộc Viện Khoa học Xã hội; Tài liệu nghiên cứu
“Thế giới đại khủng hoảng” do Thông Tấn Xã Việt Nam ấn hành tháng
03/2019; bài viết “Chiến lược Biển Đông của nước Anh” đăng trên website:
https:thanhnien.VN ngày 08/02/2015 và bài viết “Một số hoạt động quân sự
của Anh tại CÁ -TBD, Tạp chí Quan hệ Quốc phịng, số 42 QII/2018. Vấn
đề được các cơng trình nghiên cứu này tập trung phân tích và làm rõ đó là sự
chuyển dịch chiến lược của EU và Anh khi ưu tiên chính sách đối ngoại trong
những năm tới sang khu vực CÁ - TBD, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác với
ASEAN mà Việt Nam được coi là cầu nối để EU và Anh đi vào ASEAN.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước
Một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến vai trò của khu vực CÁ - TBD
và những yếu tố tác động đến chính sách an ninh - quân sự của Anh đối với
khu vực như: cuốn sách “Building Asia‟s Security” do The International
Institute for Strategic Studies London - Viện nghiên cứu Chiến lược Luân
Đôn (IISS) xuất bản ngày 22/2/2010; Báo cáo “ Cooperation based on
strength: America; China and china sea” do Center for a New American
Security - Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố ngay 10.01.2012;
Tài liệu Rebalance 2025: Capabilities, Presence and Partnerships do The
Center Institute for Strategic Studies - Trung tâm nghiên cứu chiến lược

(CISS), Anh công ngày 16/1/2016; Cuốn sách “The Future of American
Statecraft in Asia” của tác giả Kurt Campbell-cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
đưới thời Tổng thống Obama xuất bản ngày 14/6/2016 và Báo cáo “Power
leadership and difficult decisions: The impact of the 19th Chinese Communist
Party Congress on the economy” của The Economist ngày 20/9/2017; Cuốn
sách “ L‟Asia
7


strategique, de L‟Inde au Pacifique” do Tạp chí Quốc phịng Quốc gia Pháp
xuất bản ngày 23/7/2018… đã chứng minh và đưa ra dự báo về vai trò ngày
càng nổi lên thành trung tâm của thế giới giai đoạn 2010-2020 của khu vực
CÁ - TBD, đánh giá sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực là yếu tố quan
trọng, tác động đến cục diện chiến lược và tạo những thách thức an ninh tại
khu vực. Theo đó, khu vực này đã, đang và tiếp tục trở thành khu vực phát
triển kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất thế giới, trở thành khu vực
cạnh tranh địa chiến lược trọng yếu của các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc,
Ấn Độ, Nga….., trong đó, cạnh tranh Chiến lược Mỹ - Trung sẽ là trục
xuyên suốt tác động đến sự hoạch định chính sách đối ngoại của các nước cả
trong và ngồi khu vực, trong đó có Anh.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu về chính sách Đối ngoại của
EU và Anh đối với CÁ - TBD giai đoạn 2010-2020, đã có những đề cập, phân
tích sự tăng cường hiện diện về an ninh và quân sự đối với khu vực này trong bối
cảnh Anh đã có những hợp tác an ninh và quân sự truyền thống với một số đối
tác trong khu vực từ lâu. Các cơng trình nghiên cứu quốc tế về vấn đề này gồm:
Bài phân tích: Far East: Whether Europe can play a strategic role in Asia Pacific” của Center for European Reform - Trung tâm cải cách Châu Âu (CRE)
tháng 9/2014; Báo cáo “New Challeges and Beginnings: New Leadership
Priorities EU” do European Policy Center - Trung tâm Chính sách Châu Âu
(EPC) cơng bố tháng 9/2014; Bài viết “Chiến lược của Anh tại châu Á: Một vài
nguyên tắc nền tảng” ngày 20/10/2017 được đăng tải trên trên Webside:

https://nghiencuubiendong; cuốn sách “ Great Powers, Grand Strategies: The
New Game in the South China Sea” do Publisher of the US Naval Institute - Nhà
xuất bản Viện Hải quân Mỹ ấn hành tháng 01/2018; Báo cáo “Global strategic
trends” được công bố ngày 02/10/2018 trên cổng thơng tin Chính phủ Anh
(www.gov.UK); Bài phân tích “England and Southeast
8


Brexit runner” ngày 23/4/2019 và “The growwing role of the European Union
in the East Sea” ngày 26/6/2019 của Institude of Southeast Asian Studies Viện nghiên cứu Đông Á (ISEAS), Singapore. Nội dung của các bài nghiên
cứu kể trên đã đánh giá về sự chuyển dịch chính sách đối ngoại của EU và
sang khu vực CÁ - TBD, nhất là sau sự kiện Brexit.
2.3. Nhận xét
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về khu vực CÁ - TBD chủ yếu
thiên về vai trò địa chiến lược của khu vực này và sự trỗi dậy về an ninh và
quân sự của Trung Quốc, từ đó đặt ra những thách thức an ninh đối với khu
vực. Các tác phẩm đều thống nhất rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thúc
đẩy sự xoay trục của các nước lớn đến khu vực, đặc biệt là Mỹ.
Thứ hai, các tác phẩm nghiên cứu liên quan đến chính sách an ninh và
quân sự của Anh đối với khu vực CÁ - TBD mới chỉ đề cập đến những những
động thái gia tăng can dự vào khu vực của EU và Anh thời gian gần đây, nhấn
mạnh đến các yếu tố thúc đẩy sự chuyển dịch chiến lược của các nước lớn
đến khu vực này.
Thứ ba, tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về chiến lược an ninh
-

quân sự của Anh đối với khu vực CÁ - TBD không nhiều, chủ yếu là các bài

viết về ưu tiên trong chính sách của Anh đối với khu vực này sau sự kiện
Brexit và thiếu những nghiên cứu liên quan đến thách thức an ninh và quân sự

đối với Việt Nam khi Anh tăng cường hiện diện tại khu vực. Trong bối cảnh
đó, luận văn có dư địa về sự điều chỉnh chính sách về an ninh - quân sự trong
thời gian từ 2010-2020. Kế thừa các công trình, tác phẩm nghiên cứu quốc tế
và trong nước, luận văn dự kiến triển khai nghiên cứu sự điều chỉnh chính
sách về an ninh - quân sự đối với khu vực, đưa ra những đánh giá về thách
thức an ninh đối với Việt Nam đồng thời đề xuất một số khuyến nghị đối với
Việt Nam trong quan hệ với Anh, đặc biệt là quan hệ hợp tác an ninh, quân sự
song phương.
9


3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung
Làm rõ chính sách an ninh - quân sự của Anh đối với khu vực CÁ TBD từ năm 2010-2020, đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị đối với Việt
Nam nhằm tận dụng việc triển khai chính sách của Anh vào q trình xây
dựng, bảo vệ tổ quốc nói chung và hợp tác quốc phịng Việt – Anh nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích và luận giải những yếu tố tác động đến chính
sách an ninh - quân sự của Anh đối với khu vực CÁ - TBD; Làm rõ mục đích,
các biện pháp và q trình triển khai chính sách của Anh đối với khu vực giai
đoạn 2010-2020; Đánh giá tác động đối với khu vực và Việt Nam đồng thời đưa
ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong quan hệ với Anh.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách an ninh - quân sự của
Anh đối với khu vực CÁ - TBD.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đề cập đến cơ sở lý luận của chính sách an ninh - quân sự
của Anh đối với khu vực CÁ - TBD bởi đây không phải là vấn đề mới trong lĩnh
vực quan hệ quốc tế và việc triển khai chính sách an ninh - quân sự là một cơng
cụ trong chính sách đối ngoại của Anh đối với khu vực CÁ - TBD. Chính sách
an ninh - quân sự là đường hướng của một quốc gia, chủ thể quan hệ quốc tế và
phương thức hoạt động của quốc gia và chủ thể quan hệ quốc tế đó về mặt an
ninh, quân sự [Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (1996), tr 26 ].

Luận văn giới hạn khu vực CÁ - TBD, tập trung vào khu vực ĐNÁ và
các quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Trung Quốc vì đây là khu vực mà
Anh tập trung triển khai chính sách an ninh - quân sự [UK, National Security
10


2015, Chapter 2]. Về phạm vi nghiên cứu, xét từ khía cạnh khung thời gian,
luận văn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010-2020 khi đây là giai đoạn nước
Anh thúc đẩy chính sách an ninh – quân sự đối với khu vực và năm 2020 là
thời điểm xác định rõ ràng kết quả Brexit - Anh chính thức rời EU vào ngày
31.01.2020.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cơ bản

như phương pháp nghiên cứu chính sách, phương pháp nghiên cứu việc sử
dụng chính sách an ninh và quân sự như một cơng cụ trong chính sách ngoại
giao đa phương của Anh đối với khu vực CÁ - TBD.

Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứ lịch sử,
logic, nghiên cứu so sánh, phân tích tổng hợp làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương và tài liệu

tham khảo.
Chương 1: Những yếu tố tác động đến chính sách an ninh - quân sự
của Anh đối với khu vực CÁ - TBD (2010-2020)
Tác giả đề cập đến 03 yếu tố tác động đến chính sách an ninh - quân sự
của Anh đối với khu vực CÁ - TBD (2010-2020) gồm: (1) Vị trí, vai trị của
khu vực CÁ - TBD ngày càng quan trọng và trở thành trung tâm cạnh tranh
ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới, khu vực gắn kết nhiều lợi ích và
tiềm năng hợp tác của Anh thời hậu Brexit.
(2)

Bối cảnh châu Âu được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ của

Phong trào Dân túy và sự bế tắc của tiến trình nhất thể hóa châu Âu sau khi
Anh rời khởi EU; (3) Bối cảnh nước Anh với những thách thức về kinh tế sau
khủng hoảng tài chính tại châu Âu năm 2008 và sự chia rẽ sâu sắc về chính
chính tạo gây nên vấn đề Brexit.
11


Chương 2: Nội dung và q trình triển khai chính sách
Đề cập đến nội dung cơ bản của chính sách an ninh - quân sự của Anh
đối với khu vực CÁ - TBD thể hiện quan các văn bản chính thống và tuyên bố
của quan chức Ngoại giao và Quốc phịng Anh. Trên cơ sở đó, khái qt q

trình triển khai chính sách của Anh thơng qua các biện pháp: Lợi dung cạnh
tranh ảnh hưởng của Mỹ với Trung Quốc tại Biển Đông; Thúc đẩy quan hệ
kinh tế với ASEAN; Xuất khẩu vũ khí, trang bị tại khu vực; Gia tăng ảnh
hưởng về an ninh - quân sự tại Biển Đông; Tăng cường phối hợp với Mỹ và
đối tác trong khu vực; Công bố chiến lược An ninh hàng hải…
Chương 3: Nhận xét và khuyến nghị
Đánh giá kết quả triển khai chính sách an ninh - quân sự của Anh tại
khu vực CÁ - TBD (2010-2020) so với mục tiêu đề ra, tác động đối với an
ninh, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm thúc đẩy
hợp tác an ninh - quân sự với Anh trong thời gian tới.

12


Chƣơng 1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH AN
NINH - QUÂN SỰ CỦA ANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÁ - TBD (20102020)
1.1. Vị trí, vai trị của khu vực CÁ - TBD
1.1.1. Đối với quan hệ an ninh quốc tế
Khu vực CÁ - TBD có vị trí địa chiến lược và vai trò ngày càng quan
trọng trên bản đồ quyền lực thế giới, chi phối và tác động mạnh mẽ đến cục
diện thế giới và quan hệ an ninh quốc tế cả hiện tại lẫn tương lai, thể hiện qua:
Thứ nhất, khu vực CÁ - TBD về mặt địa lý bao gồm Đông Bắc Á,
ĐNÁ, Trung Á, Nam Á, nhóm các quần đảo ở TBD và vành đai các nước
trong khu vực Nam, Bắc Mỹ. Hiện nay, khu vực này bao gồm những quốc gia
có diện tích lớn nhất thế giới (Nga, Trung Quốc và Mỹ), 4 trong số những
quốc gia đông dân nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia), 3
cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản). Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của 21 nước thành viên APEC chiếm khoảng 54%
tổng GDP thế giới, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ thương mại chiếm tới
44% thế giới [Đức Thắng (2011), truy cập ngày 23/01/2020].

Trong khu vực CÁ - TBD, Biển Đơng có vị chiến lược quan trọng bậc
nhất bởi đây không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước
trong khu vực mà còn là của cả thế giới. Biển Đông được coi là một trong 5
bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước trong
khu vực đều đang khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt
Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan..., trong đó Indonesia là thành
viên của OPEC. [Trần Bông (2009), truy cập ngày 28/8/2019]. Ngồi ra, Biển
Đơng nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền TBD ÂĐD, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. 05 trong 10 tuyến đường biển

13


thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông và được coi là
tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Hơn 90% lượng
vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số
đó phải đi qua vùng Biển Đơng. Khu vực Biển Đơng có những eo biển quan
trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới
nằm trong khu vực ĐNÁ (đó là Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar).
Đặc biệt, eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, chỉ sau eo
biển Hormuz. [Nguyễn Thanh Minh (2018), tr. 62-67].
Với đặc điểm địa lý vốn có, quy mơ kinh tế và tương lai phát triển
không hạn chế là những nhân tố quyết định để khu vực CÁ - TBD thay thế
khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, vươn lên trở thành trọng tâm địa chính trị
tồn cầu. Tương lai thế giới là hịa bình hay chiến tranh, ổn định phồn vinh
hay rối ren nghèo đói ngày càng quyết định bởi diễn biến cục diện địa chính
trị của khu vực CÁ - TBD và bàn cờ sức mạnh địa chính trị tại khu vực này.
Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay tại CÁ - TBD, so sánh lực lượng thay
đổi mạnh mẽ. Các quốc gia, nhất là các nước lớn, đều chú trọng điều chỉnh
chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường mở rộng quan hệ nhằm phát huy
ảnh hưởng, tranh giành lợi ích về mọi mặt và tạo lập một vị thế có lợi nhất

trong cục diện an ninh khu vực đang dần định hình. Các cách thức tập hợp lực
lượng hiện nay rất đa dạng, linh hoạt và cơ động hơn, tùy theo từng vấn đề,
từng thời điểm trong quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã
hội khác nhau.
Sự tập hợp lực lượng hiện nay của các nước lớn diễn ra ở cả hai cấp độ:
giữa các nước lớn với nhau và giữa các nước lớn với các nước nhỏ. Nhìn tổng
thể, có thể thấy hai cơ sở khách quan của việc hình thành những liên kết, tập
hợp lực lượng mới ở CÁ - TBD. Thứ nhất, sự trùng hợp về lợi ích trong việc
giải quyết các vấn đề của thế giới. Thứ hai, sự gần gũi về địa lý, dân tộc, tôn

14


giáo, lịch sử... Những cơ sở này quy định các xu hướng, các hình thức tập hợp
lực lượng rất đa dạng, phong phú, không bất biến, mà luôn vận động, thay đổi,
thể hiện sự phức tạp của quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các lực lượng khác
nhau trong quan hệ quốc tế tại CÁ - TBD. Trong đó, xu hướng tập hợp lực lượng
dựa trên sự trùng hợp về lợi ích ở CÁ - TBD là sự tham gia của các nước có chế
độ chính trị - xã hội khác nhau trong các tổ chức, các liên kết nhằm giải quyết
các vấn đề quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của các quốc gia. Những lợi ích đó
có thể mang tính tổng thể (cùng giải quyết những vấn đề mang tính tồn cầu...),
hoặc chỉ mang tính bộ phận (lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích an ninh, lợi
ích phát triển...). Tiêu biểu cho sự tập hợp lực lượng theo hình thức này tại khu
vực là sự liên kết giữa Mỹ và đồng minh, đối tác trong khu vực thông qua một
loạt thỏa thuận chiến lược, kinh tế, kết cấu hạ tầng mà Mỹ thiết lập nhằm đẩy lùi
ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực CÁ - TBD.

Bên cạnh đó, xu hướng tập hợp lực lượng dựa trên cơ sở gần gũi về địa
lý, lịch sử, văn hóa, tơn giáo, dân tộc cũng là yếu tố tác động cấu trúc an ninh
và quan hệ giữa các nước tại khu vực khi các nước trong khơng gian này có vị

trí địa lý gần gũi, tuy khác nhau về thể chế chính trị, về trình độ phát triển
kinh tế, về văn hóa, tơn giáo... nhưng đều có một nhu cầu chung là hợp tác để
tăng cường thế và lực của mình ở khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Khác với trước đây, việc liên kết, tập hợp lực lượng dựa trên cơ sở gần gũi về
địa lý, lịch sử, văn hóa, tơn giáo, dân tộc ở CÁ - TBD hiện nay mang tính
“mở” hơn, tồn diện và đa dạng về hình thái lẫn thành phần, tiêu biểu như sự
ra đời và phát triển của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn Khu
vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Hội nghị Bộ
trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+); các diễn đàn hợp tác an
ninh như: Diễn đàn Sang-gri La hay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu CÁ - TBD
(APEC), ASEM...
15


Thứ ba, khu vực CÁ - TBD cũng là nơi chứng kiến cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung diễn ra ngày một gay gắt, mở rộng cả phạm vi và lĩnh vực,
đặc biệt trong giai đoạn 2010-2020. Nhân tố xung đột trong cơ cấu địa chính
trị của khu vực này tuy có nhiều nhưng cốt lõi là nhân tố xung đột trong quan
hệ địa chiến lược Trung - Mỹ, nhân tố khác đều xoay quanh nó. Các nhân tố
phụ thuộc khác hoặc góp phần giảm bớt, gia tăng hoặc kích hoạt. [Nguyễn
Đình Thiện (2018), tr. 13-15], trong đó:
*

Đối với Trung Quốc: Đại hội 18 và 19 của Đảng Cộng Sản Trung

Quốc (11/2012, 10/2017) đánh dấu việc nước này hoàn toàn bước ra khỏi giai
đoạn “giấu mình chờ thời”, chuyển sang giai đoạn “nỗ lực để thành cơng”
trong chính sách đối ngoại. Về bản chất, đây là sự thay đổi từ “tận dụng thời
cơ chiến lược” để tập trung phát triển kinh tế những năm trước đây sang “chủ
động tạo thời cơ chiến lược”, phục vụ tham vọng toàn cầu của Trung Quốc

hiện nay.
Chính sách đối ngoại này vẫn là sự tiếp nối đường hướng đã được ơng
Tập Cận Bình thực hiện trong nhiệm kỳ đầu của mình nhằm theo đuổi tham
vọng “phục hưng dân tộc Trung Hoa” với các mốc như đưa Trung Quốc thành
một xã hội tương đối khá giả vào năm 2020, một nước phát triển vào năm
2035 và một cường quốc hàng đầu với sức mạnh quân sự ở tầm thế giới vào
năm 2050 [Bùi Xuân Anh (2018), tr. 52-57]. Trung Quốc đã đề xuất và triển
khai sáng kiến BRI; tích cực xây dựng ý thức cộng đồng vận mệnh nhằm gia
tăng ảnh hưởng tại các khu vực, cạnh tranh vị trí siêu cường với Mỹ.
*

Đối với Mỹ: Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ đã

buộc phải chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này để kiềm chế Trung
Quốc, duy trì và củng cố địa vị siêu cường duy nhất của mình. Mỹ đã tăng
cường bố trí lực lượng qn sự và lơi kéo, hợp tác với các nước xung quanh
Trung Quốc, hình thành thế bao vây kiềm chế nước này, khiến cho cạnh tranh
16


chiến lược Mỹ - Trung ngày càng quyết liệt. Sau khi Tổng thống Obama lên
nắm quyền, Mỹ đã có những động thái quay trở lại mạnh mẽ tại khu vực
ĐNÁ, mục đích của sự điều chỉnh này nhằm đưa Mỹ thâm nhập hơn vào khu
vực, tránh cho Mỹ bị loại ra khỏi tiến trình cộng đồng chung Đơng Á và thoát
khỏi thế bị động trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc đang mở rộng tại
ĐNÁ. [Tháng 12/2017, Chính quyền Trump đã đưa ra Chiến lược An ninh
quốc gia (NSS 2017) [Donald Trump (2017), accessed on 15/8/2019]. NSS
2017 đã chỉ ra rằng Trung Quốc và Nga đang gây ra thách thức toàn diện đối
với sức mạnh, sức ảnh hưởng và các lợi ích của Mỹ. Văn kiện này tuyên bố
rằng “Trung Quốc muốn định hình một thế giới đối chọi với giá trị và lợi ích

của Mỹ”. Ngày 02/4/2018, BNG Mỹ đã tổ chức họp báo, chính thức giới thiệu
nội dung tóm tắt Chiến lược ÂĐD - TBD tự do và rộng mở. Về cơ bản, chiến
lược này là sự tiếp nối của Chiến lược Tái cân bằng dưới thời cựu Tổng thống
Obama, là bước đi mới nhằm đảm bảo lợi ích của Mỹ trước sự thai đổi tình
hình trên thực tế ở khu vực theo hướng bất lợi cho Mỹ và đồng minh.
Thứ tư, không chỉ Trung Quốc và Mỹ cạnh trạnh quyết liệt tại khu vực
CÁ - TBD, các cường quốc trên thế giới cũng đều muốn gia tăng cảnh hưởng
trong những thập kỷ tới. Bên cạnh việc Mỹ triển khai chính sách “Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và Trung Quốc với BRI, Nga
thúc đẩy chính sách “Hướng Đơng”, Ấn Độ có chính sách “Hành động hướng
Đơng” trong khi Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không ngừng gia tăng ảnh
hưởng tại khu vực truyền thống trong những năm qua. Có thể nói, vị trí và vai
trị ngày càng quan trọng của khu vực CÁ - TBD đã tác động mạnh mẽ đến
quan hệ an ninh quốc tế, buộc các nước không chỉ trong khu vực mà bao gồm
cả các nước ngoài khu vực có những điều chỉnh chính sách an ninh - quân sự
mạnh mẽ nhằm thích nghi với cục diện chiến lược, bảo vệ lợi ích cũng như
gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Chủ nghĩa bành trướng và bá quyền của
17


Trung Quốc đã phá vỡ luật pháp quốc tế, đe dọa đến sự ổn định an ninh của
khu vực và vấn đề tự do hàng hải, hàng không tại khu vực CÁ - TBD nói
chung và khu vực Biển Đơng nói riêng cũng như tác động trực tiếp đến lợi ích
và ảnh hưởng của Anh đối với khu vực.
Thứ năm, vấn đề Biển Đông trong những năm qua liên tục căng thẳng,
các nước khu vực ĐNÁ có tranh chấp thường xuyên tuyên bố chủ quyền đối
với Biển Đông, đồng thời chủ trương quốc tế hóa vấn đề Biển Đơng để ngăn
chặn ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tại Biển Đơng, Trung
Quốc khơng cịn giấu giếm âm mưu độc chiếm Biển Đông khi đẩy mạnh
tuyên truyền Biển Đông “thuộc chủ quyền của Trung Quốc” cả trong nước và

quốc tế. Trung Quốc cũng thay đổi thủ đoạn, chuyển từ trạng thái mềm mỏng
sang thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông, song kiềm chế
để không thành xung đột. Các nước như Philippines, Việt Nam, Malaysia,
Brunei đều tuyên bố toàn bộ chủ quyền hoặc một bộ phận đảo, bãi trên Biển
Đơng thuộc chủ tuyền của mình. Một số nước trong ĐNÁ sử dụng nhiều hình
thức quốc tế hóa Biển Đơng như: Tích cực mở cửa căn cứ quân sự cho các
nước lớn ngoài khu vực, yêu cầu các nước lớn như Mỹ duy trì sự có mặt về
quân sự nhiều hơn tại khu vực; định ra chính sách ưu đãi cho hợp tác thăm dị
khai thác dầu khí ở Biển Đơng với các nước lớn ngồi khu vực.
Đáng chú ý, từ năm 2011 đến nay, tình hình Biển Đơng trở nên căng
thẳng và phức tạp hơn, các nguyên tắc và quy phạm của pháp luật quốc tế
nhất là UNCLOS 1982 bị chà đạp, chủ quyền biển đảo của các nước trong
khu vực bị xâm phạm nghiêm trọng. Những căng thẳng giữa các Trung Quốc
và các nước trong khu vực liên quan đến tranh chấp chủ truyền trên Biển
Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng leo thang và xung đột quân sự, đe dọa
sự ổn định đối với khu vực, quyền tự do hàng không, hàng hải….., ảnh hưởng
đến lợi ích kinh tế, thương mại và an ninh đối với nhiều nước kể các các nước
ngoài khu vực, trong đó có Anh.
18


1.1.2. Đối với Anh
Khu vực CÁ - TBD không chỉ gồm tuyến đường biển huyết mạch ảnh
hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Anh mà còn là thị trường quan trọng
trong chiến lược “Anh quốc toàn cầu” được đưa ra vào dưới thời Chính quyền
Theresa May và tiếp tục được triển khai dưới thời Chính quyền Boris Johnson
thời kỳ hậu Brexit. Do có sự liên kết về mặt lịch sử đối với khu vực và bản
thân là một nền kinh tế hàng đầu Châu Âu, Anh có những lợi ích kinh tế,
chính trị và an ninh quan trọng tại khu vực. Anh có nhiều cơ hội để triển khai
các công cụ sức mạnh mềm tại khu vực thông qua đào tạo ngôn ngữ, giáo

dục, âm nhạc, truyền thống và thể thao, thể hiện qua:
Thứ nhất, trong khu vực CÁ - TBD, ASEAN đóng vai trị ngày càng
lớn khơng chỉ về phương diện địa - chính trị mà trong cả lĩnh vực kinh tế. Đây
là khu vực kinh tế phát triển năng động, trong đó tập trung nhiều nền kinh tế
mới nổi như ASEAN, Singapore, Thái Lan, Việt Nam…, là trung tâm tài
chính kinh tế đứng vị trí thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật
Bản, đóng góp vai trị ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu.
ASEAN đang tiếp tục triển khai xây dựng và củng cố cộng đồng trên cả
03 trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh; Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng
Văn hóa - Xã hội. Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như EAS, ARF, ADMM+,
ASEAN+1, ASEAN+3… tiếp tục thu hút được sự quan tâm và tham gia của
các cường quốc, trong đó có Anh. ASEAN hiện nay đang ngày càng đóng vai
trị quan trọng trong các tập hợp lực lượng đa phương, liên kết kinh tế đa tầng
nấc ngày càng sâu rộng và nằm trong tổng thể tính thể chế khu vực, nhất là
khi ĐNÁ được thừa nhận là trung tâm về địa lý và chính trị của khu vực ÂĐD
-

CÁ - TBD. ASEAN sẽ tiếp tục coi trọng thúc đẩy quan hệ với các nước đối

tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Anh, Pháp… nhất là trong các
lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phịng. Do đó, đây cũng là
19


cơ hội thuận lợi mà Anh muốn tận dụng để thúc đẩy chính sách an ninh - quân
sự trong giai đoạn 2010-2020.
Thứ hai, xu hướng tập hợp lực lượng lượng dựa trên sự trùng hợp về
lợi ích do Mỹ khởi xướng đã tác động đến chính sách an ninh - quân sự của
Anh đối với khu vực này khi Anh có những lợi ích khơng chỉ về kinh tế, an
ninh, tự do hàng hải mà cịn lợi ích về địa chiến lược. Sau khi rời EU, Anh

khơng cịn ràng buộc với EU, do đó, có nhiều điều kiện để tham gia các cơ
chế hợp tác an ninh - quân sự, các hiệp định, thỏa thuận kinh tế, thương mại
với các đối tác trong khu vực. Do đó, Xu hướng tập hợp lực lượng dựa trên cơ
sở gần gũi về địa lý, lịch sử, văn hóa, tơn giáo, dân tộc là điều kiện thuận lợi
để Anh tham gia và thúc đẩy hợp tác với các đối tác trong khu vực trên cương
vị là một chủ thể độc lập nhằm phục vụ chính sách “Anh quốc tồn cầu”,
chính sách “Tồn Á” thời hậu Brexit.
Thứ ba, theo quan điểm của Bộ Quốc phòng Anh [Sơn Duân 2015], các
vấn đề an ninh trong khu vực như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, chủ nghĩa
khủng bố tại khu vực, đặc biệt là tại miền Nam Philippines và Indonesia, diễn
biến phức tạp trên Biển Đông…. đang đe dọa an ninh trên biển, trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi ích của Anh. Anh lo ngại tại Biển Đơng, Trung Quốc không
những không tuân thủ phán quyết của PCA mà còn tăng cường các hoạt động
xây dựng, quân sự hóa các đảo nhân tạo đe dọa lợi ích của Anh trong việc
đảm bảo tự do giao thương, đi lại. Bên cạnh đó, Anh cũng lo ngại nguy cơ các
tổ chức khủng bố tăng cường hoạt động tại khu vực Nam Á và ĐNÁ.
Thứ tư, sau khi trao trả Hồng Kong cho Trung Quốc vào năm 1997,
Anh khơng cịn lãnh thổ thuộc địa nào ở châu Á và Tây TBD. Trong khu vực
CÁ - TBD, Anh chỉ còn các vùng lãnh thổ Anh ở Ấn Độ Dương như căn cứ
Hải Quân và Không quân của Mỹ ở Diego Garcia, cách Singapore 3.600 Km
về phía Tây và các đảo Pitacairn cách New Zealand 500 km về phía Đơng Đơng Bắc. Như vậy, trong khu vực, chuỗi cơ sở quân sự của Anh bao gồm
20


×