Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất trên đại bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

TRƯƠNG QUỐC MINH

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG HỢP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chun Ngành: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Viết Hùng.................................

Cán bộ chấm điểm nhận xét 1:..................................................................

Cán bộ chấm điểm nhận xét 2:..................................................................

Luận vặn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ... tháng ... năm 2011


i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MƠI TRƢỜNG
----------------

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRƢƠNG QUỐC MINH

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 24 - 04 - 1987

Nơi sinh: Bình Dƣơng

Chun ngành: Kỹ thuật mơi trƣờng
MSHV: 09250507
1- TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƢƠNG
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

- Tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại ở Việt

Nam và thế giới.
-Tổng quan về tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý, quản lý chất thải rắn sản xuất và
chất thải nguy hại tại tỉnh Bình Dương
- Khảo sát, thống kê nguồn phát sinh, thành phần và số lượng CTRCN và CTRNH.
Trên cơ sở đó dự báo lượng phát sinh đến năm 2020.
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRCN và CTRNH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;
tại Ban quản lý các khu công nghiệp; tại các đơn vị thu gom, xử lý; tại chính quyền và
các Sở ban ngành liên quan.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại
phù hợp với điều kiện hiện tại của tỉnh.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

TS.Đặng Viết Hùng

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS.Đặng Viết Hùng

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS Nguyễn Phƣớc Dân

ii



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chun ngành kỹ thuật
mơi trường tại trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành được luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu, tất cả quý thầy cô trong trường Đại học Bách khoa và các thầy cô Khoa
Môi trường đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để em hoàn thành
được luận văn này.
Thầy Đặng Viết Hùng đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong thời gian từ khi bắt đầu
thực hiện cho đến khi hoàn tất luận văn.
Các anh chị trong Chi cục Bảo vệ Mơi trường thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh
Bình Dương đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian em thực hiện
luận văn.
Các q cơng ty đã giúp đỡ em trong q trình thu thập số liệu để em có đủ điều kiện
thực hiện luận văn.
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ em để em có đủ điều kiện thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn!

Học viên
Trương Quốc Minh

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chiến lƣợc phát triển nhanh nền cơng nghiệp tỉnh Bình Dƣơng đã phát huy hiệu
quả, đóng góp to lớn cho q trình phát triển khu vực và cả nƣớc, Tuy vậy, mặt trái
của phát triển nhanh nền kinh tế là các vấn đề về môi trƣờng mà nguy cơ ô nhiễm môi
trƣờng do CTCN & CTNH đang trở thành mối đe dọa lớn cho tính mạng con ngƣời
cũng nhƣ các tác động đối với môi trƣờng. “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
tổng hợp quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất

trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng” đã đƣợc thực hiện trong luận văn này.
Dựa trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc từ phía các doanh nghiệp phát sinh chất
thải, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại
cũng nhƣ thơng tin từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng và các cơ quan
ban ngành có liên quan đóng trên địa bàn, luận văn đã đƣa ra kết quả nghiên cứu nhƣ
sau:
- Về nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải công nghiệp và chất thải nguy
hại: Các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đƣợc chia làm 12 ngành nghề
chính nhƣ sau: sản xuất hóa chất; dƣợc phẩm và hóa mỹ phẩm; thực phẩm; điện - điện
tử; cơ khí; luyện kim; cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su; Giấy, bột giấy; may
mặc, dệt nhuộm; thuộc da; sơn và các sản phẩm che phủ; chế biến gỗ. Tất cả các nhóm
ngành đều phát sinh 3 thành phần chất thải nguy hại chung là ghẻ lau dính dầu nhớt,
dầu nhớt thải, bóng đèn huỳnh quang thải với mức phát thải thay đổi theo quy mơ và
loại hình. Ngồi ra, tƣơng ứng với mỗi nhóm ngành có các thành phần thải đặc trƣng.
- Về khối lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại: tổng khối lƣợng chất
thải công nghiệp và chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất hiện nay lần lƣợt ƣớc
tính là: chất thải cơng nghiệp: 391.270,92 tấn, chất thải nguy hại: 58.977,72 tấn. Căn
cứ trên mức phát thải đã có kết hợp với định hƣớng phát triển ngành và tỷ lệ lấp đầy
các KCN trên địa bàn tỉnh, luận văn đã dự báo khối lƣợng thải chất thải cơng nghiệp
và chất thải nguy hại trên tồn địa bàn tỉnh đến năm 2020, theo đó, đến năm 2020,
tổng khối lƣợng chất thải công nghiệp là: 1.345.587,56 tấn; CTNH là: 175.846,14 tấn.
- Về nhận dạng và phân loại chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại: theo
kết quả phân tích của 175 mẫu chất thải: đa số mẫu bùn thải của ngành hóa chất, điện điện tử, xi mạ đều vƣợt ngƣỡng chất thải nguy hại.
- Về hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn
tỉnh: công tác quản lý chất thải công tác quản lý chất thải công nghiệp và chất thải
nguy hại gặp nhiều khó khăn.
Luận văn đề xuất một hệ thống quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy
hại cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng nhƣ giải pháp quản quản
iv



lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, giải pháp hỗ trợ… nhằm mục tiêu giúp cho
công tác quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại tại các cơ sở đƣợc thuận
lợi, hạn chế các vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng.

v


ABSTRACT
Fast-growing strategic industries of Binh Duong province has worked
effectively, contributing greatly to the development of the region and country,
however, the reverse of the fast growing economy is on environmental issues that the
risk of environmental pollution by industrial waste and hazardous waste is becoming a
major threat to human life as well as the impact on the environment. "Assessing the
current situation and propose solutions to integrated management of industrial waste
and hazardous waste from production facilities in Binh Duong province" has been
made in this thesis.
Based on information collected from businesses waste generation, collection
units, transportation, industrial waste treatment and hazardous waste as well as
information from the agency management water and environmental agencies involved
in the locality, the thesis made the following findings:
- On the origins of ingredients and industrial waste and hazardous waste: The
production facilities in Binh Duong province is divided into 12 sectors as follows:
production of chemical and pharmaceutical fine chemical products, food, electricity electronics, mechanical engineering, metallurgy, rubber and products made from
rubber, paper, pulp, textiles, textile dyeing leather, paints and other products covered;
wood processing. All three sectors have generated hazardous waste constituents to
collectively as scabies wipe sticky oil, waste oil, waste fluorescent lamps with
emissions changes by size and type. In addition, each group corresponding to a
specific waste components.
- The volume of industrial wastes and hazardous wastes: the total volume of

industrial waste and hazardous waste from current production base in turn is estimated:
Industrial Waste: 391,270.92 tons Hazardous waste: 58,977.72 tons. Based on the
emissions has combined with industry-oriented development and occupancy rates of
industrial zones in the province, the thesis has forecast the volume of industrial waste
and hazardous waste across the province 2020, under which, until 2020, the total
volume of industrial waste is 1,345,587.56 tons of hazardous waste are: 175,846.14
tons.
- The identification and classification of industrial waste and hazardous waste: by
analytical results of 175 samples of waste: sludge form the majority of the chemical
industry, electricity - electronics, plating waste exceeds the threshold hazardous.
- Regarding the current status of industrial waste management and hazardous waste in
the province: the management of waste management of industrial waste and hazardous
waste difficult.

vi


This thesis proposes a system of industrial waste management and hazardous
waste for the industrial production base in Binh Duong province as administration
management solutions, technical solutions, economic solutions, Solutions ... aims to
help support the management of industrial waste and hazardous waste at facilities that
are convenient and limit the pollution and environmental protection.

vii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................2
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN .............................................................................2

3. TÊN LUẬN VĂN ...............................................................................................................3
4. MỤC TIÊU LUẬN VĂN ...................................................................................................3
5. NỘI DUNG LUẬN VĂN ...................................................................................................3
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................3
7. PHẠM VI LUẬN VĂN......................................................................................................4
8. TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN................................................................................4
9. TÍNH MỚI CỦA LUẬN VĂN...........................................................................................4
CHƢƠNG 1:

HẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ
CHẤT THẢI NGUY HẠI ..............................................................................5

1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (CTCN) VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI (CTNH) .....................................................................................................5
1.1.1. Chất thải công nghiệp (CTCN) ............................................................................5
1.1.2. Chất thải nguy hại (CTNH) .................................................................................5
1.1.3. Tác động của chất thải đối với môi trƣờng ..........................................................6
1.1.4. Các phƣơng pháp xử lý CTCN và CTNH ...........................................................7

1.2.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTCN VÀ CTNH .................................................................9

1.3.


VÀ VIỆT NAM..................................................................................................13
1.3.1.


và CTNH

......................................................................13

1.3.2.

CN và CTNH

............................................................14

1.3.3.
1.3.4.

CTCN và CTNH tại Singapore ...........................................................15


............................................................16

1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CTCN VÀ CTNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................18
1.5. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT QUẢN LÝ CTCN và CTNH ĐÃ THỰC HIỆN
TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...............19

viii


CHƢƠNG 2:

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ MƠI
TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG ...................................21


2.1.

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP CỦA TỈNH
BÌNH DƢƠNG ............................................................................................................21

2.2.

2.1.1.

Sơ lƣợc về tỉnh Bình Dƣơng ............................................................................21

2.1.2.

Hiện trạng cơng nghiệp và định hƣớng phát triển cơng nghiệp của tỉnh
Bình Dƣơng .....................................................................................................22

2.1.3.

Tình hình phát triển của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh .........................23

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .......................28

CHƢƠNG 3:
3.1.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ..............32

NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................32

3.1.1. Cách xác định nguồn gốc, thành phần CTCN và CTNH phát sinh tại Bình
Dƣơng ...............................................................................................................35
3.1.2. Cách xác định khối lƣợng CTCN và CTNH phát sinh tại Bình Dƣơng ...........35
3.1.3. Cách nhận dạng và phân loại CTCN và CTNH phát sinh tại Bình Dƣơng ......37
3.1.4. Cách đánh giá hiện trạng quản lý CTCN và CTNH tại Bình Dƣơng ...............39

3.2.

KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT...........................................40
3.2.1. Kết quả xác định nguồn gốc, thành phần CTCN và CTNH phát sinh tại
tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................................40
3.2.2. Kết quả xác định khối lƣợng CTCN và CTNH tại Bình Dƣơng ........................45
3.2.3. Kết quả nhận dạng và phân loại CTCN và CTNH tại Bình Dƣơng ...................80
3.2.4. Kết quả hiện trạng quản lý CTRCN và CTNH của tỉnh Bình Dƣơng ................91

3.3.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CTCN VÀ CTNH .............. 104
3.3.1. Đánh giá kết quả xác định nguồn gốc, thành phần CTCN và CTNH phát
sinh tại Bình Dƣơng ........................................................................................ 104
3.3.2. Đánh giá khối lƣợng CTCN và CTNH phát sinh tại Bình Dƣơng năm 2009
và đến năm 2020.............................................................................................. 104
3.3.3. Đánh giá nhận dạng và phân loại CTCN và CTNH tại Bình Dƣơng .............. 105
3.3.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý CTCN và CTNH tại Bình Dƣơng .......... 107

3.4.

VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG ............................................................................................ 112
3.4.1. Vấn đề tồn đọng của nguồn gốc, thành phần CTCN và CTNH ....................... 112
3.4.2. Vấn đề tồn đọng về khối lƣợng CTCN và CTNH phát sinh ............................ 113

ix


3.4.3. Vấn đề tồn đọng về nhận dạng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại... 113
3.4.4. Vấn đề tồn đọng về hiện trạng quản lý CTCN và CTNH của tỉnh Bình
Dƣơng ............................................................................................................ 114
CHƢƠNG 4:
TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ................... 121
4.1.

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTCN VÀ CTNH .................... 121

4.2.

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ........................................................................................... 122

4.3.

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ........................................................................................ 130

4.4.

GIẢI PHÁP KINH TẾ............................................................................................. 151

4.5.

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ .............................................................................................. 157
4.5.1. Nâng cao thể chế về quản lý CTCN và CTNH................................................ 157
4.5.2. Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực


, CTNH ................ 161

4.5.3. Đề xuất biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý CTCN và
CTNH ............................................................................................................ 165
,
CTNH ............................................................................................................ 166
4.5.5. Đề xuất các giải pháp chuyển đổi KCN đang hoạt động sang KCN sinh
thái ................................................................................................................. 167
......................... 174
CHƢƠNG 5:

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................... 176

5.1.

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 176

5.2.

KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 177

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 178

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTN&MT: Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng
CCN: Cụm cơng nghiệp
CP: Chính phủ

CT: Chất thải
CTCN: Chất thải rắn công nghiệp
CTNH: Chất thải nguy hại
HSPT: Hệ số phát thải
KCN: Khu công nghiệp
KLH: Khu liên hợp
NĐ: Nghị định
QĐ: Quyết định
TTg: Thủ tƣớng

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình và định hƣớng quản lý chất thải trong Chiến lƣợc Bảo vệ môi
trƣờng Quốc gia
Bảng 2.1.Các khu công nghiệp đang hoạt động trẹn địa bàn Bình Dƣơng
Bảng 2.2. Các khu cơng nghiệp đang hoạt động trẹn địa bàn Bình Dƣơng
Bảng 3.1.Danh mục ngành nghề và số lƣợng các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh
Bảng 3.2. Kết quả thống kê điều tra, thu thập thông tin và lấy mẫu
Bảng 3.3.Thống kê số lƣợng các doanh nghiệp lấy và phân tích mẫu
Bảng 3.4.Thống kê các thơng số phân tích
Bảng 3.5. Thành phần CTCN và CTNH phát sinh của các nhóm ngành
Bảng 3.6. Bảng tổng kết hiện trạng phát thải CTCN và CTNH ngoài KCN tỉnh Bình
Dƣơng năm 2009
Bảng 3.7. Bảng tổng kết HSPT CTCN và CTNH các ngành công nghiệp
Bảng 3.8. Bảng tổng kết dự báo khối lƣợng phát thải CTCN (tấn) tỉnh Bình Dƣơng
năm 2010-2020
Bảng 3.9. Bảng tổng kết dự báo khối lƣợng phát thải CTNH (tấn) tỉnh Bình Dƣơng
năm 2010-2020

Bảng 3.10. Khối lƣợng CTCN và CTNH của ngành năm 2009 và 2020
Bảng 3.11. Các khu cơng nghiệp trên địa bàn Bình Dƣơng
Bảng 3.12.Diện tích đất khu cơng nghiệp và hệ số lấp đầy
Bảng 3.13. Dự báo tải lƣợng CTCN đến 2020
Bảng 3.14. Dự báo tải lƣợng CTNH đến 2020
Bảng 3.15. Bảng tổng kết khối lƣợng CTCN và CTNH trong khu công nghiệp
Bảng 3.16. Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
Bảng 3.17. Bảng tổng kết khối lƣợng CTCN và CTNH của các cụm công nghiệp
Bảng 3.18. Dự báo khối lƣợng CTCN và CTNH phát sinh đến 2020 của các CCN
Bảng 3.19. Tổng khối lƣợng CTCN & CTNH phát sinh hiện tại và đến 2020 trên địa
bàn tỉnh Bình Dƣơng

Bảng 3.21. Các đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đƣợc cấp phép
Bảng 3.22. Các đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải đang hoạt động ở Bình Dƣơng
xii


Bảng 3.23. Khối lƣợng thu gom vận chuyển của các đơn vị xử lý chất thải
Bảng 3.24. Tải lƣợng xử lý của các Công ty xử lý chất thải tại Bình Dƣơng

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống lị đốt chất thải nguy hại
Hình 1.2. Cấu tạo bãi chơn lấp CTNH
Hình 1.3. Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
1.4. Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Nhật Bản
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý CTCN& CTNH hiện nay
Hình 2.1. Sơ đồ quản lý nhà nƣớc về MT trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

Hình 3.1. Tải lƣợng CTCN theo ngành năm 2020
Hình 3.2. Tải lƣợng CTNH theo ngành nằm 2020
Hình 3.3. Tải lƣợng CTCN theo khu cơng nghiệp năm 2020
Hình 3.4. Tải lƣợng CTNH theo khu cơng nghiệp năm 2020
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh khơi lƣợng CTCN và CTNH năm 2020
Hình 3.6. Thành phần phần trăm CTRCN hiện nay của các khu vực
Hình 3.7. Thành phần phần trăm CTNH hiện nay của các khu vực
Hình 3.8. Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH
Hình 4.1. Sơ đồ quản lý hành chánh CTCN – CTNH
Hình 4.2. Sơ đồ mạng lƣới thu gom, vận chuyển CTRCN tỉnh Bình Dƣơng
Hình 4.3. Quy trình quản lý kỹ thuật CTCN, CTNH
Hình 4.4. Sơ đồ cơng nghệ liên hợp xử lý chất thải rắn công nghiệp – chất thải nguy
hại
Hình 4.5. Quy trình tái sinh nhớt thải
Hình 4.6. Quy trình tái sinh dung mơi phế thải
Hình 4.7. Quy trình tái chế chì
Hình 4.8. Quy trình xử lý chất thải lỏng nguy hại
Hình 4.9. Quy trình xử lý thiêu hủy chất thải rắn nguy hại,
Hình 4.10. Mặt bằng chơn lấp chất thải rắn nguy hại,
Hình 4.11. Quy trình xử lý nƣớc rỉ rác
Hình 4.12. Quy trình xử lý khí thải
Hình 4.13. Mơ hình cộng đồng tham gia quản lý CTCN, CTNH
Hình 4.14. Mơ hình kỹ thuật Khu cơng nghiệp sinh thái
xiv


MỞ ĐẦU
Bình Dương là một tỉnh quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa cao, đặc biệt là sự phát
triển khu cơng nghiệp của tỉnh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu cơng

nghiệp thì ơ nhiễm mơi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó vấn đề về
chất thải rắn công nghiệp (CTCN) và đặc biệt là chất thải nguy hại (CTNH) tại các khu
công nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng nhất vì tính chất nguy hại của sự
ảnh hưởng lâu dài của chúng tới mơi trường và con người. Hiện nay Bình Dương đang
gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong cơng tác thu gom, vận chuyển CTNH riêng biệt,
CTNH cịn chơn lấp chung với rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng tới môi trường
nghiêm trọng. CTNH cũng chưa được vận chuyển theo những tuyến đường phù hợp
đảm bảo khoảng cách an tồn và phịng tránh được những sự cố xảy ra, chưa quản lý
chặt chẽ việc phát sinh, thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Từ những thực tế nêu trên, luận văn “Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp tổng hợp quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp của các cơ sở
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” được thực hiện nhằm đề xuất các
giải pháp thu gom vận chuyển CTNH theo những tuyến đường phù hợp với quy hoạch
giao thông và quy hoạch CTNH của tỉnh, đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường, nâng
cao hệ thống quản lý CTNH hiện tại góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa của tỉnh
Bình Dương, hướng đến sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển mạnh các ngành cơng nghiệp tại Bình Dương là sự phát
sinh lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ngày càng tăng đã ảnh
hưởng tới chất lượng môi trường và cuộc sống của con người tại khu vực. Hiện tại
chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang là vấn đề môi trường được
quan tâm khơng chỉ tại Bình Dương mà cịn là vấn đề của cả nước, của cả thế giới.
Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của tỉnh chưa được thu gom triệt
để và xử lý theo đúng quy định, chưa có một hệ thống quản lý hồn chỉnh, chính thức
nên vẫn cịn một lượng lớn chất thải rắn cơng nghiệp và chất thải nguy hại được thải
bỏ bừa bãi, khơng đúng quy định gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Chính vì vậy

mà việc “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất
thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là hết
sức cần thiết và có ý nghĩa thục tiễn.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Qua nhiều năm liên tục thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơng nghiệp tỉnh
Bình Dương đạt được nhiều thành tích đáng kể. Chỉ tính trong 06 tháng đầu năm 2008
tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 36.952,6 tỷ đồng tăng 24,5% so
với cùng kỳ (báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Quốc phòng- an ninh 06 tháng đầu
năm 2008).
Bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội, sự tăng trưởng vượt bậc về công nghiệp
kéo theo ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt chất thải rắn công
nghiệp và chất thải nguy hại (CTCN & CTNH). Với đặc tính dễ cháy nổ, ăn mịn, gây
độc,… nếu chất thải rắn công nghiệp và nguy hại không được thu gom xử lý và kiểm
soát chặt chẽ sẽ làm gia tăng sự tích lũy các chất độc hại như kim loại nặng, PCB (poly
chlorinated byphenyl), thuốc trừ sâu,….và những chất này là những chất khó phân
hủy, chúng tồn tại rất lâu trong môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng. Vì vậy, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT –
UBND về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình
Dương; Chỉ thị số 08/2008/CT – UBND ngày 24 tháng 7 năm 2008 về việc tăng cường
công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2379/QĐ –UBND ngày
04 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2007 – 2010, trong đó có nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá
hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại và đề xuất
các biện pháp quản lý phù hợp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Để có đủ cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá và phục vụ công tác quản lý CTCN và
CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương, việc điều tra khảo sát thống kê hiện trạng phát
sinh CTCN & CTNH từ các nhà máy sản xuất, cơ sở tái sinh tái chế cũng như hiện
trạng quản lý CTCN & CTNH tại tất cả các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương là

2



rất cần thiết góp phần trong việc quản lý hợp lý CTCN & CTNH nhằm đảm bảo phát
triển bền vững cho tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
3. TÊN LUẬN VĂN
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại và
chất thải rắn công nghiệp của các cơ sở sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
4. MỤC TIÊU LUẬN VĂN
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý chất thải nguy hại và chất
thải rắn công nghiệp cho các cơ sở sản ở tỉnh Bình Dương một cách hiệu quả và phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
5. NỘI DUNG LUẬN VĂN

 Khảo sát, thống kê nguồn phát sinh, thành phần và số lượng CTCN và CTRNH.
Trên cơ sở đó dự báo lượng phát sinh đến năm 2020.

 Đánh giá hiện trạng quản lý CTCN và CTRNH tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp; tại các đơn vị thu gom, xử lý; tại chính quyền và các Sở ban ngành liên
quan.

 Đề xuất giải pháp quản lý CTCN và CTRNH tổng hợp trên cơ sở sử dụng các
công cụ như:
 Công cụ pháp lý;
 Công cụ kinh tế;
 Công cụ kỹ thuật;
 Các công cụ hỗ trợ khác.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Phương pháp tổng hợp tài liệu

 Phương pháp điều tra, khảo sát
 Phương pháp khảo sát thực địa
 Phương pháp bảng câu hỏi
 Phương pháp phỏng vấn

 Phương pháp đo đạc, phân tích
 Phương pháp lấy mẫu
 Phương pháp đo đạc hiện trường
 Phương pháp bảo quản mẫu

3


 Phương pháp phân tích

 Phương pháp so sánh
 Phương pháp xử lý số liệu
 Phương pháp liệt kê
 Phương pháp dự báo
7. PHẠM VI LUẬN VĂN
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại tại
các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
8. TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu khảo sát thực tế tại các cơ sở công
nghiệp tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đánh giá đầy đủ, kèm theo
các phương pháp dự báo có độ tin cậy cao. Các phương pháp quản lý chất thải được đề
xuất dựa trên cơ sở lý thuyết thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải trên thế
giới, các phương pháp đánh giá rủi ro môi trường đối với chất thải rắn công nghiệp và
chất thải nguy hại, kiểm toán chất thải, các giải pháp phân hạng… đã được sử dụng tại
các nước phát triển, nay được áp dụng trong đề tài kết hợp với điều kiện thực tế của

tỉnh.
Đề tài mang tính thực tiễn cao vì đã đề xuất một hệ thống quản lý và các tuyến
thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho các cơ sở sản
xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực tế hiện
nay, góp phần giảm khả năng ơ nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Nếu thực hiện
thành cơng sẽ trở thành cơng trình điểm để nghiên cứu áp dụng cho các tỉnh lân cận.
Việc nghiên cứu sát với điều kiện thực tế của tỉnh nên kết quả của luận văn cịn góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải tỉnh Bình Dương.
9. TÍNH MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất một hệ thống quản lý chất thải rắn công
nghiệp và chất thải nguy hại cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Bình Dương một
cách thích hợp mà từ trước đến nay vấn đề này chưa được giải quyết thỏa đáng.

4


CHƢƠNG 1
HẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP (CTCN) VÀ
CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH)

1.1.1. Chất thải công nghiệp (CTCN)
Chất thải công nghiệp (CTCN) được hiểu là chất thải ở dạng rắn bị loại bỏ ra của
một q trình sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp CTCN chưa phải là phần loại bỏ cuối cùng của vòng đời sản phẩm mà có
thể được tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
CTCN được phân loại chủ yếu dựa trên nguồn gốc phát sinh và có thể phân loại

kỹ hơn về thành phần, tính chất, mức độ độc hại.
Phân loại CTCN: CTCN có thể được phân loại và xử lý như sau:

 CTCN nguy hại
 CTR sinh hoạt
 CTCN không nguy hại.
Hiện nay phần lớn CTCN đều được tái chế/tái sử dụng. Riêng CTCN nguy hại và
một số ít CTCN
. Đặc biệt với CTCN
) đang là nguy cơ lớn đối
với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
1.1.2. Chất thải nguy hại (CTNH)
Trên thế giới, CTNH được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào
sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước.
Theo Chương trình mơi trường Liên hợp quốc UNEP (The United Nations
Environmet Programme) thì CTNH được định nghĩa là chất thải ở dạng rắn, lỏng, bán
rắn và các bình khí do hoạt tính hố học, độc tính, nổ, ăn mịn, hoặc các đặc tính khác
gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ con người hoặc mơi trường
bởi chính bản thân chúng hay khi được tiếp xúc với chất khác.
Theo Đạo luật RCRA (Resource Conservation & Recovery Act) của Mỹ thì
CTNH là:

 Chất thải được liệt kê trong quy chế của EPA
 Chất thải được phân tích và có 1 trong 4 đặc tính do EPA đưa ra gồm: cháy –
nổ, ăn mịn, phản ứng và độc tính.

5


 Chất thải được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là CTNH

Ở nước ta, CTNH đã được định nghĩa trong Quy chế quản lý chất thải nguy hại
ban hành kèm theo quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999, “Chất thải nguy
hại (CTNH) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây
nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm và các đặc
tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động
nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người”.
Phân loại CTNH:
Tùy theo mục đích ứng dụng, CTNH có thể được phân loại theo những cách khác
nhau như sau:

 Theo khả năng xử lý;
 Theo mục đích an tồn khi vận chuyển hoặc tồn trữ;
 Theo tính độc hại;
 Theo tính tương hợp giữa các chất thải;
 Theo loại hình cơng nghiệp tạo ra chất thải.
1.1.3. Tác động của chất thải đối với môi trƣờng
1.1.3.1. Tác động của CTCN đối với môi trƣờng
CTCN ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với
dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông
thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả,
thương hàn,… do CTCN gây ra.
1.1.3.2. Tác động của CTNH đối với môi trƣờng
CTNH có thể gây tác hại nghiêm trọng đến mơi trường sinh thái và sức khỏe
cộng đồng ở mức độ khó lường trước nếu không được quản lý, xử lý hợp lý.
 Nguy cơ cháy: cháy sinh ra tác động chính với con người là gây phỏng do nhiệt
độ cao, gây tổ thương da, làm mất oxy gây ngạt. Các tác động này có thể dẫn
đến tử vong đối với con người và động vật. Cháy làm phá huỷ vật liệu dẫn đến
phá huỷ cơng trình. Một số chất dễ cháy hay sản phẩm sinh ra từ quá trình cháy
là chất độc nên gây ơ nhiễm mơi trường khí, nước, đất.

 Nguy cơ nổ: nổ là các phản ứng hoá học xảy ra cực nhanh, giải phóng ra một
lượng khí rất lớn tạo áp suất cao cục bộ cho vùng không khí xung quanh. Ngồi
ra, bao bì của chất nổ cũng góp phần gây tác hại. Khi nổ, vỏ bị xé vụn và bắn ra
xung quanh, có thể gây thương tích cho những đối tượng nằm trong tầm bắn
của chúng.

6


 Các phản ứng hoá học: các phản ứng hoá học ăn mịn vật liệu, làm hỏng hay
sụp đổ cơng trình. Ăn mịn, cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mặt. Chất gây ơ
nhiễm khơng khí, nhiễm độc nước, gây ô nhiễm đất.
1.1.4. Các phƣơng pháp xử lý CTCN và CTNH
Khi đã triển khai các biện pháp giảm thiểu, tận dụng chất thải, lượng chất thải
giảm đi đáng kể nhưng vẫn cịn tồn tại trong mơi trường. Do đó, vẫn cần phải tiến
hành xử lý, thải bỏ chất thải một cách an tồn.
Các q trình xử lý có thể chia thành những nhóm sau:
 Xử lý cơ học
 Các quá trình hố lý (bao gồm cả ổn định/hố rắn)
 Các q trình xử lý nhiệt
 Chơn lấp
a. Xử lý cơ học:
Xử lý cơ học thông thường được dùng để xử lý sơ bộ chất thải, nhằm tăng hiệu
quả xử lý cho các quá trình xử lý tiếp theo.
b. Xử lý hố/ lý:
Xử lý hố lý là phương pháp thơng dụng nhất để chuyển hố các chất thải vơ cơ
nguy hại thành các chất ít nguy hại hơn hay khơng nguy hại. Các q trình xử lý hố lý
là đơn giản và có giá thành khá thấp. Chúng có thể được tiến hành ngay tại các nguồn
thải với vai trò là một giải pháp xử lý cuối đường ống hoặc như là một phần trong hệ
thống xử lý đồng bộ chất thải qui mơ.

c. Các q trình xử lý nhiệt:
Xử lý CTNH bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển hóa
CTNH thành các khí khơng độc hại, nước và tro, đồng thời giải phóng năng lượng
dưới dạng nhiệt.
Ưu điểm của quá trình xử lý bằng nhiệt:
 Giảm đáng kể thể tích CTNH trong mơi trường, ưu điểm hơn phương pháp
chơn lấp tồn bộ CTNH;
 Xử lý các loại chất thải mà các phương pháp khác không thể áp dụng hoặc áp
dụng không hiệu quả như: chất thải độc hại về mặt sinh học, trơ với phản ứng
hoá học, chất thải có mức độ độc hại cao (thuốc trừ sâu, các dung môi hữu
cơ)… là phương pháp mà mọi đơn vị xử lý CTNH đều áp dụng;
 Tận thu nhiệt làm năng lượng cho các cơng trình, thiết bị khác.

7


Nhà máy điện

Ống khói

Nồi hơi

Cần trục

Trạm cân

Buồng đốt

Hố chứa


Tro đưa đi
chơn lấp

Rửa khí

Lọc tay áo

Quạt

Hình 1.1 Hệ thống lị đốt chất thải nguy hại
d. Q trình ổn định - hố rắn
Ổn định hoá được xem là một giải pháp xử lý hiệu quả về mặt môi trường hiện
nay, bằng quá trình cố định chất thải khơng thể xử lý được nữa cịn lại sau những q
trình xử lý hố học, nhiệt như cặn, tro, mảnh vỡ đèn huỳnh quang, bùn chứa thành
phần vô cơ cao… trong một khối bê tông làm giảm tối đa khả năng phát tán các chất
nguy hại vào môi trường. Trên nguyên tắc các khối bê tông này sẽ được chôn lấp tại
các bãi rác an tồn.
Lớp lót trên cùng

Hệ thống tách nước rỉ rác
Hệ thống thu gom và vận
chuyển nước rỉ rác bậc 2

Vật liệu rút nƣớc
Đất chống thấm

Hệ thống thu
gom

vận

chuyển nước rỉ
rác sơ cấp

Nền đất tự nhiên

Lớp lót đáy bằng Composit

Hình 1.2 Cấu tạo bãi chôn lấp CTNH

8


1.2.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTCN & CTNH

Hệ thống quản lý CTCN & CTNH là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về
CTCN & CTNH trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước về mơi trường, doanh nghiệp, cơng ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…). Hệ thống
quản lý CTCN & CTNH là thiết yếu, có vai trị kiểm sốt các vấn đề liên quan đến
CTCN & CTNH bao gồm:1) sự phát sinh; 2) thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn;
3) thu gom tập trung; 4) trung chuyển và vận chuyển; 5) phân loại, xử lý và chế biến;
6) thải bỏ CTR, một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trường và
dựa trên thái độ của cộng đồng.
Quản lý CTCN & CTNH liên quan đến các vấn đề như quản lý hành chánh, tài
chánh, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Để giải quyết một vấn đề liên quan đến CTCN &
CTNH cần phải có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quy
hoạch vùng - thành phố, địa lý, sức khỏe cộng đồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học và
các vấn đề khác.


Nguồn phát sinh chất
thải

Phân loại, lưu trữ,
chế biến tại nguồn

Thu gom tập trung
Phân loại, xử lý
CTCN và CTNH

Trung chuyển và
vận chuyển

Thải bỏ

Hình 1.3 Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
 Mục đích của quản lý CTCN & CTNH
 Bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
 Bảo vệ môi trường.
 Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.

9


 Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ
 Giảm thiểu CTR đến các bãi đổ.
 Quản lý tổng hợp CTCN & CTNH
Sự chọn lựa kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật và bộ my tổ chức quản lý nh nước
để đạt được mục tiêu quản lý CTCN & CTNH được gọi là quản lý tổng hợp CTCN &

CTNH.
 Nguyên tắc chung:
Nguyên tắc chung của hệ thống quản lý tổng hợp CTCN & CTNH là ưu tiên
các biện pháp giảm thiểu tại nguồn sau đó mới đến các biện pháp khác. Với việc ưu
tiên giảm thiểu tại nguồn, lợi nhuận thu được tăng lên trên từng tấn chất thải được
giảm thiểu thơng qua việc giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý và giảm tác
động xấu đến môi trường.
 Thứ bậc ưu tiên hành động trong quản lý tổng hợp CTCN & CTNH:
1) Giảm thiểu tại nguồn
2) Tái chế
3) Chế biến chất thải
4) Chôn lấp an toàn.
 Giảm thiểu tại nguồn:
Là phương pháp hiệu quả nhất nhằm giảm số lượng CTCN & CTNH,
giảm chi phí phân loại và những tác động bất lợi do chúng gây ra đối với môi
trường.
Trong sản xuất, giảm thiểu tại nguồn được thực hiện xuyên suốt từ khâu
thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm nhằm giảm thành phần độc hại, giảm
thể tích bao bì và tạo sản phẩm bền hơn.
 Tái chế:
Là yếu tố quan trọng trong việc giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên và giảm
đáng kể khối lượng CTCN & CTNH phải đốt, chôn lấp. Tái chế bao gồm 3
giai đoạn: 1) phân loại và thu gom; 2) chuẩn bị nguyên liệu cho việc tái sử
dụng, tái chế ; 3) tái sử dụng và tái chế.
 Chế biến chất thải:
Là q trình biến đổi lý, hóa, sinh của CTCN & CTNH nhằm: 1) nâng cao
hiệu quả hệ thống quản lý CTCN & CTNH, 2) tái sinh và tái sử dụng, 3) sử
dụng sản phẩm tái chế (ví dụ: nhựa thứ phẩm, phân Compost) và thu hồi
năng lượng ở dạng nhiệt và khí sinh học. Sự chuyển hóa CTCN & CTNH sẽ


10


×