Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 141 trang )

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC
GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

LÊ THỊ THU

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. Ngô An

Tháng 05 năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận này em đã gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhờ có
sự giúp đỡ, động viên vô cùng quý báu của nhiều người em đã hoàn thành bài khóa
luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Thầy Ngô An, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá
trình thực tập và làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo
dục môi trường VQG Bidoup – Núi Bà đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực
tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô trong trường đại học Nông Lâm, đặc việt các
thầy cô trong khoa môi trường và Tài nguyên đã tận tình chỉ bảo cho em những kiến
thức trong bốn năm qua.


Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè em đã luôn ủng hộ, động viên em để em vượt qua
mọi khó khăn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh ngày… tháng…năm…
Lê Thị Thu

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất biệ pháp phát triển du lịch
sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” được tiến
hành tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng từ tháng 02 năm 2012 đến
tháng 5/2012.
Nội dung như sau:
-Khảo sát thực địa về hiện trạng tài nguyên phục vụ Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc
gia Bidoup Núi Bà: hệ sinh thái, các giá trị văn hóa bản địa của người dân địa phương.
-Quan sát trực quan môi trường tự nhiên: đất, nước, không khí tại Vườn.
-Khảo sát các điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực Vườn: Dân số, dân tộc, kinh tế xã
hội.
-Phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn đối với du khách, cán bộ, người dân địa
phương.
Kết quả đạt được:
-Đánh giá được hiện trạng tài nguyên phục vụ cho Du lịch sinh thái bao gồm: Thực
vật, động vật, cảnh quan, các giá trị văn hóa truyền thống của người dân.
-Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc ga Bidoup – Núi Bà.
-Đánh giá chất lượng môi trường tại Vườn
-Phân tích được được những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển du lịch
sinh thái.

-Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển Du lịch sinh thái bền vững.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ xi
Chương 1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 . Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
1.3 . Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4 . Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
1.5 .Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................3
2.1. Một số lý luận về DLST và phát triển DLST bền vững ...........................................3
2.1.1. Khái niệm Du lịch sinh thái ...................................................................................3
2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái.....................................................4
2.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững, du lịch bền vững và DLST bền vững ............5
2.1.4. Các tiêu chuẩn về môi trường cho hoạt động du lịch sinh thái .............................6
2.1.4.1. Quản lý ô nhiễm .................................................................................................6
2.1.4.2. Quản lý chất thải rắn...........................................................................................7
2.1.4.3. Thu gom rác ........................................................................................................7
2.2. Tổng quan về phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng .....................................................8

2.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên..............................................................................8
2.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch ..................................................................................9
2.2.2.1. Tổng quan về các điểm du lịch tại Lâm Đồng ...................................................9
2.2.2.2. Lượng du khách ................................................................................................10
2.2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch .........................................................................10
2.2.2.4. Liên kết phát triển du lịch.................................................................................11
iv


2.2.3. Định hướng phát triển..........................................................................................11
2.3. Tổng quan về VQG Bidoup – Núi Bà ....................................................................12
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................12
2.3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích ........................................................................................12
2.3.1.2. Địa hình ............................................................................................................13
2.3.1.3. Khí hậu .............................................................................................................14
2.3.1.4. Thủy văn ...........................................................................................................15
2.3.1.5. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt.......................................................................15
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................16
2.3.2.1. Dân số, dân tộc .................................................................................................16
2.3.2.2. Sản xuất kinh doanh của người dân khu vực VQG ..........................................17
2.3.2.3. Hiện trạng về kinh tế xã hội khu vực ưu tiên phát triển DLST (5 thôn mục
tiêu) ................................................................................................................................18
2.3.3 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................19
2.3.4 Hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên ...........................................20
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................21
3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................21
3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................................21

3.2.3. Phương pháp bản đồ ............................................................................................22
3.2.4. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................................22
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................24
4.1. Hiện trạng tài nguyên DLST ..................................................................................24
4.1.1. Tài nguyên thực vật và cảnh quan .......................................................................24
4.1.1.1. Tài nguyên thực vật ..........................................................................................24
4.1.1.1.1. Đặc điểm các thảm thực vật ......................................................................... 24
4.1.1.1.2. Các loài thực vật ........................................................................................... 27
4.1.1.2. Cảnh quan tự nhiên ...........................................................................................29
v


4.1.2. Tài nguyên động vật ............................................................................................33
4.1.3. Hiện trạng tài nguyên văn hóa bản địa ................................................................36
4.2. Hiện trạng phát triển du lịch ...................................................................................37
4.2.1. Các tài nguyên văn hóa bản địa đã được khai thác .............................................37
4.2.2. Hiện trạng phát triển DLST của Vườn ................................................................38
4.2.2.1. Hoạt động xúc tiến quảng bá ............................................................................38
4.2.2.2. Nguồn nhân lực ................................................................................................39
4.2.2.2.2. Cán bộ của Vườn ........................................................................................... 39
4.2.2.2.3. Nguồn nhân lực địa phương .......................................................................... 39
4.2.2.3. Các hoạt động du lịch .......................................................................................41
4.2.2.3.1. Các tuyến du lịch đã đưa vào hoạt động........................................................ 41
4.2.2.3.2. Các dịch vụ du lịch hiện có ........................................................................... 44
4.2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 45
4.2.2.3.4. Số lượng du khách tới VQG .......................................................................... 46
4.2.2.3. Hiện trạng quản lý tại khu du lịch ....................................................................47
4.2.2.5. Sự liên kết du lịch giữa VQG và các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh
Lâm Đồng. .....................................................................................................................48

4.3. Chất lượng môi trường tại khu vực VQG Bidoup – Núi Bà ..................................48
4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí ........................................................................48
4.3.2. Hiện trạng môi trường nước. ...............................................................................51
4.3.3. Hiện trạng môi trường đất ...................................................................................52
4.3.4. Các biện pháp hạn chế chất thải đang được áp dụng. .........................................53
4.3.5. Nhận xét chung về chất lượng môi trường ở Vườn.............................................54
4.4. Tác động của hoạt động du lịch..............................................................................55
4.4.1. Tác động đến môi trường tự nhiên ......................................................................55
4.4.2. Tác động đến môi trường xã hội .........................................................................56
4.5. Kết quả điều tra xã hội học ....................................................................................57
4.6. Kết quả phân tích SWOT về phát triển DLST ở VQG Bidoup – Núi Bà ..............62
4.6.1. Bảng phân tích SWOT.........................................................................................62
4.6.2. Tích hợp các chiến lược (giải pháp) phù hợp để phát triển DLST bền vững ......66
4.7. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST bền vững tại VQG ................67
vi


4.7.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................67
4.7.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng ..................................................................69
4.7.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên...................71
4.7.4. Giải pháp về khôi phục và bảo tồn nền văn hóa bản địa tại khu vực ..................74
4.7.5. Tăng cường sự tham gia và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương............75
4.7.6. Tăng cường quảng bá và liên kết với các điểm du lịch khác tại khu vực, trong và
ngoài tỉnh Lâm Đồng .....................................................................................................76
4.7.6.1. Quảng bá ...........................................................................................................76
4.7.6.2. Liên kết, nối các điểm du lịch tạo thành các tour du lịch .................................79
Chương 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...........................................................................................84
5.1. Kết luận...................................................................................................................84
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................85
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BV

Bền vững

CBET

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

DLSTBV

Du lịch sinh thái bền vững


TT DLST & GDMT

Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(International Union for Conservation of Nature)

ĐH

Đại học

TSP

Hàm lượng bụi tổng

VQG

Vườn Quốc Gia

WWF

Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế
(World Wildlife Fund)

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình của Pamela A.Wigh về các nguyên tắc và giá trị DLST bền
vững. (Ngô An, 2009) .............................................................................................5
Hình 2.3: Bản đồ tỉnh Lâm Đồng ...........................................................................8
Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup – Núi Bà ...........................................13
Hình 4.1: Sinh cảnh kiểu rừng phụ rêu và kiểu phụ rừng lùn (Ảnh: K’Vâng) .....25
Hình 4.2: Sinh cảnh rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới ...........25
Hình 4.3: Sinh cảnh rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới................................26
Hình 4.4: Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng........................................................26
Hình 4.5: Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) (Ảnh: Lê Văn Hương) ....................28
Hình 4.6: Thông 5 lá (Pinus dalatensis) và Thông đỏ (Taxus wallichiana) (Ảnh:
VQG Bidoup – Núi Bà) ........................................................................................28
Hình 4.7: Quang cảnh đỉnh Bidoup (Ảnh VQG Bidoup – Núi Bà)......................29
Hình 4.8: Quang cảnh đỉnh Langbiang (núi Bà) (Ảnh: Vietnamdiscovery) .......29
Hình 4.9: Hồ Đankia (Ảnh: Đalat.gov) ................................................................30
Hình 4.10: Lều của người dân tại thung lũng Bonkia (Ảnh: K’Vâng) .................31
Hình 4.11: Thác Lãng mạn (Ảnh: K’vâng) ..........................................................31
Hình 4.12: Thác nước của tổ tiên (Ảnh: K’Vâng) ................................................32
Hình 4.13 : Khung cảnh hũng vĩ, thơ mộng của đường 723 ................................32
Hình 4.14: Mi langbiang (Crocias langbianis) và Sẻ thông họng vàng (Jabouilleia
monguillot) (Ảnh: VQG Biduop – Núi Bà) ..........................................................34
Hình 4.15: Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini) (Ảnh: VQG Bidoup – Núi
Bà) .........................................................................................................................34
Hình 4.16: Ếch cây ma cà rồng (Rhacophorus vampyrus) (Ảnh: Trần Thị Anh
Đào) ......................................................................................................................35
Hình 4.17: Lễ hội cồng chiêng sân khấu hóa để phục vụ du lịch (Ảnh: Thái
Ngọc) ....................................................................................................................37
Hình 4.18: Biểu diễn cồng chiêng phục vụ du khách tham quan tại xã Lát (Ảnh:
Thái Ngọc) ............................................................................................................38
Hình 4.19: Bản đồ du lịch VQG Bidoup – Núi Bà ...............................................41

Hình 4.20: Trung tâm DLST & GDMT VQG Bidoup – Núi Bà..........................42
Hình 4.21: Đỉnh Bidoup (Ảnh: VQG Bidoup – Núi Bà) ......................................43
ix


Hình 4.22: Núi Langbiang (Ảnh: VQG Bidoup - Núi Bà) ...................................44
Hình 4.23: Diễn giải môi trường và dẫn khách đi tham quan tại VQG Bidoup –
Núi Bà ...................................................................................................................45
Hình 4.24: Đường 723 nối Đà Lạt với Nha Trang ...............................................45
Hình 4.25: Trạm kiểm lâm Klonh Lanh (Ảnh: K’Vâng) ......................................46
Hình 4.26: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân về việc tổ chức lễ hội truyền
thống .....................................................................................................................57
Hình 4.27: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động DLST .......58
Hình 4.28: Biểu đồ thể hiện yếu tố hấp dẫn du khách tới VQG ...........................58
Hình 4.29: Biểu đồ thể hiện cách thức du khách biết đến VQG Bidoup – Núi Bà
..............................................................................................................................59
Hình 4.30: Nhận xét của du khách về môi trường tại VQG .................................60
Hình 4.31: Biểu đồ thể hiện chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Vườn ................60
Hình 4.32: Biểu đồ thể hiện hiện trạng lượng cán bộ phục vụ du lịch .................61
Hình 4.33: Biểu đồ thể hiện các thách thức cho phát triển DLST ........................62
Hình 4.34: Ví dụ về điểm dừng chân đơn giản quanh gốc cây tại hồ Tuyền Lâm
..............................................................................................................................70
Hình 4.35: Ví dụ về sử dụng vật liệu địa phương trong DLST ............................71
Hình 4.36: Sơ đồ tuyến Thác Thiên Thai .............................................................73
Hình 4.37: Sơ đồ tuyến chinh phục đỉnh Langbiang ............................................73
Hình 4.38: Sơ đồ tuyến chinh phục đỉnh Bidoup .................................................74
Hình 4.39: Sơ đồ liên kết quảng bá DLST tại VQG Bidoup – Núi Bà ................77
Hình 4.40: Sơ đồ tuyến du lịch tuyến du lịch Hòn Mun – Thác Thiên Thai ........80
Hình 4.41: Sơ đồ tuyến Vinpearl Land – Núi Baidoup ........................................81
Hình 4.42: Sơ đồ tuyến Langbiang – Đà Lạt .......................................................82


x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khách nội địa tham quan tỉnh Lâm Đồng ............................................10
Bảng 2.2: Đặc điểm các yếu tố khí hậu tại khu vực VQG Bidoup – Núi Bà .......14
Bảng 2.3: Dân số của khu dân cư VQG Bidoup- Núi Bà. ...................................16
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực sẵn có cho DLST dựa vào cộng đồng ở xã Đa Nhim
và xã Lát................................................................................................................40
Bảng 4.2: Số lượng du khách đến VQG Bidoup – Núi Bà từ 01/01/2012 đến
15/05/2012 ............................................................................................................47
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí ...........................49
Bảng 4.4: Kết quả đo đạc chất lượng nước vào tháng 3/2011 ..............................51
Bảng 4.5: Kết quả phân tích môi trường đất tại VQG ..........................................52

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi
nhọn của Việt Nam. Lượng du khách đến với Việt Nam ngày càng nhiều, doanh thu từ
hoạt động du lịch rất lớn.
Ở nước ta du lịch là một trong những ngành kinh tế hết sức phụ thuộc vào môi
trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa. Chính vì
vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác
động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái được ra đời gắn với quan điểm là mô hình du lịch có sự đóng góp

cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững nên tuy mới phát triển một vài thập kỷ gần
đây nhưng nó đang trở thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển bền
vững. Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch sinh thái còn là
loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý. Nhiều địa phương, nhiều
công ty lữ hành đã xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc thái của du
lịch sinh thái song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng
thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách. Mặt khác việc đào tạo nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Và một trong những đơn vị đang phát triển loại hình du lịch sinh thái ở khu vực
Nam Tây Nguyên đó là Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà . Vườn được thành lập cách
đây không lâu, các hoạt động du lịch sinh thái của Vườn mới được tiến hành. Vì vậy,
các chương trình du lịch sinh thái của Vườn cũng chưa hoàn thiện và tồn tại một số
hạn chế nhất định. Để nắm rõ về hiện trạng, tiềm năng phát triển DLST của Vườn từ
đó tìm ra các biện pháp nhằm phát phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa trên các
1


điều kiện sẵn có của Vườn tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề
xuất biện pháp phát triển Du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia BidoupNúi Bà, tỉnh Lâm Đồng”
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST, hiện trạng phát triển du lịch và môi trường
tại VQG
- Đưa ra biện pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững.
1.3 . Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
Tài nguyên văn hóa bản địa của cộng đồng dân cư khu vực VQG
Điều tra xã hội học đối với cộng đồng dân cư, du khách và cán bộ của trung tâm
Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường.
1.4 . Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Khu vực Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và cộng đồng dân cư 5 thôn
mục tiêu trong dự án phát triển DLST tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Thời gian: Từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012
1.5 .Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn (từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012), khóa luận
chỉ nghiên cứu hiện trạng một số khía cạnh cơ bản như:
- Tài nguyên thiên nhiên phục vụ DLST tại VQG: hệ sinh thái, môi trường tự
nhiên
- Môi trường kinh tế xã hội của 5 thôn mục tiêu trong dự án phát triển DLST:
Dân số, tôn giáo, kinh tế, văn hóa truyền thống
Việc thực hiện đo đạc phân tích mẫu về các thành phần môi trường tự nhiên không
có điều kiện kinh tế đê thực hiện nên đề tài chủ yếu kế thừa những số liệu sẵn có và
dựa vào cảm quan, dấu hiệu chỉ thị dễ nhận biết bằng trực quan để đưa ra những đánh
giá về chất lượng môi trường.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số lý luận về DLST và phát triển DLST bền vững
2.1.1. Khái niệm Du lịch sinh thái
Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái như:
Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới thì: “ Du lịch sinh thái
là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm thiên nhiên không
bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá
khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác
động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra những lợi ích cho người dân tham
gia tích cực”. (Phạm Trung Lương, 2002)
Còn theo định nghĩa của tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN: “ Du

lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo
dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương”. (Phạm Trung Lương, 2002)
Định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế thì: “ Du lịch sinh thái là việc đi
lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được thiên nhiên và cải thiện
được phúc lợi cho cộng đồng địa phương”. (Phạm Trung Lương, 2002)
Theo đó các định nghĩa về hoạt động du lịch sinh thái đều đề cập đến những nội
dung chính như sau:
- Dựa vào thiên nhiên và có tác động tiêu cực tối thiểu đến khu vực tự nhiên
- Có xem xét giáo dục môi trường
- Tiếp cận với cộng đồng địa phương mà không tạo nên ảnh hưởng tiêu cực nào
- Giúp quảng bá bản sắc văn hóa và thương mại truyền thống
3


- Một phần lợi nhuận được sử dụng để bảo tồn các khu vực tự nhiên và phát triển
cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái cố gắng kết hợp sự bảo tồn dựa vào cộng đồng địa phương và du
khách có trách nhiệm. Những lợi ích kinh tế từ việc bảo vệ môi trường có thể mang lại
dưới hình thức tạo thu nhập cho cộng đồng để họ tích cực bảo vệ đất đai, môi trường
sống tự nhiên. Thí dụ như, Cộng đồng dân cư có thể nhận thức được rằng việc hướng
dẫn du khách đi theo các tuyến tham quan thú hoang dã và ở lại trong rừng già là
nguồn thu nhập tốt hơn so với việc săn bắt thú rừng và đốn gỗ rừng trái phép. Vì vậy,
du lịch sinh thái có tiềm năng trong việc tăng cường những nỗ lực bảo tồn và ngăn cản
bớt sự phát triển không bền vững.
2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Theo Ceballos-Lascurain, Héctor các nguyên tắc chủ đạo dưới đây cần được cân
nhắc khi phát triển những hoạt động và những sản phẩm du lịch sinh thái (trích dẫn bởi
Susan Kennedy, MTA, 2011):


- Thúc đẩy những nguyên tắc đạo đức về môi trường tích cực và nuôi dưỡng
những hành vi tốt hơn trong những người tham gia.
- Không làm thoái hóa tài nguyên. Không gây ra sự xói mòn môi trường tự nhiên.
- Hướng về môi trường, không hướng về con người. Du khách du lịch sinh thái
chấp nhận môi trường tự nhiên như vốn có, không mong đợi làm thay đổi cũng như bổ
sung vào môi trường tự nhiên vì sự thuận lợi cho họ.
- Phải có lợi ích cho đời sống hoang dã và môi trường.
- Cung cấp một sự trải nghiệm trực tiếp với môi trường tự nhiên (và với bất kỳ
những yếu tố văn hóa kèm theo được phát hiện ở những vùng miền chưa phát triển).
- Tích cực lôi cuốn cộng đồng tham gia vào tiến trình hoạt động du lịch để họ có
thể hưởng lợi từ hoạt động này, từ đó sẽ góp phần làm tăng giá trị những nguồn tài
nguyên và môi trường tại địa phương.
- Mức độ hài lòng được đánh giá về mặt giáo dục và mức độ cảm nhận hơn là tìm
kiếm sự hồi hộp hay thành tựu thể chất. Đánh giá thành tựu thể chất mang đặc điểm
của du lịch mạo hiểm nhiều hơn.
4


2.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững, du lịch bền vững và DLST bền vững
Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) đã định nghĩa: “Phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hôi hiện tại mà không làm tổn
hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội tương lai”. Sự phát triển bền vững cần đạt
được ba mục tiêu cơ bản:
- Bền vững về kinh tế
- Bền vững về tài nguyên và môi trường
- Bền vững về văn hóa xã hội.
Từ các khái niệm phát triển bền vững, ta có thể thấy rằng phát triển du lịch bền
vững cũng là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai.
Sơ đồ phát triển bền vững:

Sức
hóa

khỏe,

văn

Mục tiêu
xã hội

Mục tiêu
DLST

Tăng GDP

kinh tế

BV

Bảo
tồn
Tài
nguyên và Môi

Mục tiêu

Hình 2.1: Mô hình của Pamela A.Wigh về các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững.
(Ngô An, 2009)
Pamela A.Wigh đã đưa ra một số nguyên tắc làm nền tảng cho phát triển DLST
bền vững như sau:

- Không được làm suy giảm các nguồn lực và phải được phát triển theo cách có
lợi cho môi trường
- Đưa ra những kinh nghiệm mới cho du khách
- Có tính giáo dục cho tất cả các thành phần tham gia như: cộng đồng địa
phương, du khách, chính quyền, các đoàn thể…

5


- Nâng cao hiểu biết và phối hợp giữa các thành phần tham gia như: chính quyền
địa phương, tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học, cư dân bản địa
trong quá trình hoạt động.
- Nâng cao trách nhiệm và hành vi đạo đức đối với thiên nhiên, môi trường, và
văn hóa truyền thống với tất cả các bên tham gia
- Mang lại lợi ích cho cả cộng đồng lẫn ngành du lịch
- Những hoạt động sinh thái phải đảm bảo những nguyên tắc đạo đức cơ bản để
áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài như: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực
văn hóa… mà còn được áp dụng cho các hoạt động nội tại của môi trường sinh thái và
ngành du lịch
- Nâng cao nhận thức của các bên tham gia về giá trị thực sự của các nguồn nhân
lực
- Làm cho mỗi người nhận thức được khả năng giới hạn của các nguồn nhân lực
về mặt lâu dài
Mô hình các nguyên tắc và DLST bền vững được Pamela A.Wigh xây dựng trong
đó 3 mục tiêu: Kinh tế, xã hội và môi trường được coi là có tầm quan trọng ngang
nhau, phải được giải quyết một cách cân đối để đạt được sự phát triển bền vững.
2.1.4. Các tiêu chuẩn về môi trường cho hoạt động du lịch sinh thái
2.1.4.1. Quản lý ô nhiễm
Ô nhiễm là sự hiện diện của các chất có hại và gây khó chịu, lắng đọng trong
không khí, nước, và đất do các hoạt động của con người tới lượng mà có thể ảnh

hưởng sức khỏe của người, động vật và thực vật và / hoặc ngăn chặn sự vui hưởng
cuộc sống.
Nguồn chính của ô nhiễm do hoạt động DLST
- Nước thải từ sinh hoạt, dịch vụ.
- Hóa chất thải từ các hoạt động nông nghiệp trong khu vực phát triển DLST bao
gồm cả thuốc trừ sâu, phân bón, chất thải động vật…
- Chất thải rắn từ hộ gia đình, khu tham quan, nhà hàng, lưu trú…
- Khí phát thải từ giao thông vận tải ô tô.
6


- Tiếng ồn
Phương pháp giảm thiểu ô nhiễm:
- Chỉ sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng, chất tẩy rửa,… có thể phân huỷ sinh học và
không sử dụng bình xịt
- Sử dụng hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn và không đổ xả trực tiếp vào
nguồn nước địa phương
- Xây dựng bể chứa để thu gom nước mưa.
- Sử dụng nước mưa và xả nó theo điều kiện địa hình chứ không xả lên trên mặt
đất bị xói mòn.
2.1.4.2. Quản lý chất thải rắn
Nguyên tắc cơ bản của mọi chương trình quản lý chất thải là: Cam kết thực hiện
nghiêm túc các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi
trường như giảm thiểu tiêu thụ quá mức các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm tạo
chất thải khó tái sinh như hộp xốp cho các mặt hàng thực phẩm sử dụng một lần; Hạn
chế tối đa sử dụng đĩa chén dùng một lần và dao kéo nhựa.
Đóng gói thực phẩm cho khách du lịch bằng lá chuối, chất liệu lấy từ rừng có thể
phân hủy sinh học được là cách vừa thú vị và độc đáo để gói thực phẩm. Mua các sản
phẩm có độ bền, chất lượng cao mà có thể được sử dụng nhiều lần và không mua sản
phẩm dùng một lần luôn tốt hơn cho môi trường. Ví dụ, sử dụng một pin sạc có thể

thay thế khoảng 100 viên pin dùng một lần.
2.1.4.3. Thu gom rác

Việc thiết kế và thực thi chương trình quản lý rác thải nghiêm ngặt và áp đặt
phạt tiền đối với những người không tuân thủ chương trình có thể là cách duy
nhất quản lý về vấn đề rác . Nếu áp dụng hình thức phạt, mọi người sẽ đắn đo
trong khi xả rác, vì tâm lý cũng tương tự như đội nón bảo hiểm khi lái xe gắn
máy ở Việt Nam (Susan Kennedy, MTA, 2011).

7


Hình 2.2: Ví dụ về phân loại rác (Ảnh: Susan)
Việc phân loại rác thải thành nhiều giỏ rác phụ thuộc vào thành phần của rác cần
phải được khuyến khích (xem ảnh bên). Một phương pháp hiệu quả để xử lý rác thải
hữu cơ là xây dựng một hầm ủ để ủ rác hay thùng ủ rác nhiệt độ thường để hoàn trả
các chất thải phân hủy được cho môi trường.
Nhiều chương trình rác thải có xu hướng tập trung vào việc giáo dục trẻ em; tuy
nhiên, việc giáo dục người lớn cũng ngang tầm quan trọng và nên là một phần trong
chương trình giáo dục môi trường.
Ở cấp VQG sử dụng biển báo hiệu quả và thực thi các quy tắc nghiêm ngặt và tiền
phạt đối với rác thải là những bước đầu tiên để giải quyết được vấn nạn quốc gia này.
2.2. Tổng quan về phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng
2.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Hình 2.3: Bản đồ tỉnh Lâm Đồng
8


Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi

trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội, vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh
thái rừng đầu nguồn của Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
2.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch
2.2.2.1. Tổng quan về các điểm du lịch tại Lâm Đồng
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng với giá trị đa
dạng sinh học cao, từ lâu du lịch là thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng Lâm Đồng đã tạo
nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như cảnh quan bao
quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du
lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác
Đam B’ri, núi Lang Biang…
Trung tâm du lịch phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà
Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông,
bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức
hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ
thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách
sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt
Nam và khu vực.
Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận. Đây là địa bàn
cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất
thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù
hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên...
Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan,
du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch
vườn, du lịch văn hóa - thể thao...
Một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối
Vàng, Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng vàng, Đa Nhim; thác
Cam Ly, Đatanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang,
thác Voi, Pong Giang; đồi Cù, núi Lang Biang,…
9



Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace; chùa
Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh toà, Cam Ly; Nghĩa trang
Liệt sĩ; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên; các lễ hội văn hoá dân gian
như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,… là điểm hẹn của du khách trong nước và
quốc tế.
2.2.2.2. Lượng du khách
Số lượng khách du lịch trong nước đến Lâm Đồng trong năm 2010 là gần ba triệu
khách du lịch trong nước, tăng 12,5 phần trăm so với năm 2009 (xem Bảng 5.2). Tuy
nhiên, theo một cuộc khảo sát gần đây của khách du lịch trong nước 71% khách du
lịch trong nước đến Đà Lạt từ 1-3 lần và 29% đến thăm Đà Lạt ít nhất bốn lần.
Bảng 2.1: Khách nội địa tham quan tỉnh Lâm Đồng

Khách nội địa

2008

2009

2010

2,180,000

2,370,000

2,951,500

(Nguồn: Công ty du lịch Lâm Đồng, 2011)
Trong năm 2010, đã có tổng cộng 162.893 khách du lịch quốc tế đến tỉnh Lâm
Đồng đã tăng 21,47 phần trăm so với năm 2009. Các thị trường cung cấp nguồn khách

chính cho năm 2008-2010 theo thứ tự là châu Âu / Anh, Châu Á, và Mỹ / Canada.
Theo kết quả điều tra ban đầu, chỉ khoảng 30% số khách quốc tế quốc tịch Âu –
Mỹ đến Lâm Đồng tham gia một số hoạt động du lịch sinh thái, hơn 70% lượng khách
còn lại chỉ nghỉ dưỡng và tham quan thuần túy thành phố Đà Lạt và khu vực lân cận
bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ. (Công ty du lịch Lâm Đồng, 2011)
2.2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Về cơ sở lưu trú, Lâm Đồng hiện có 731 cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch với
11.416 phòng trong đó có 181 khách sạn từ 1-5 sao, 24 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành, 32 (điểm) kinh doanh du lịch và 60 điểm tham quan miễn phí đang hoạt động.

10


Hệ thống lữ hành vận chuyển trên địa bàn thành phố Đà Lạt cũng đang được đầu
tư mạnh mẽ. Đến nay trên địa bàn thành phố có 12 đơn vị kinh doanh lữ hành vận
chuyển, trong đó có 3 doang nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 09 công ty lữ hành
nội địa. Phương tiện vận chuyển khách du lịch nội thành và liên tỉnh trên địa bàn thành
phố có khoảng 200 xe Taxi và hơn 500 xe vận chuyển khách du lịch đường dài hoặc
tour du lịch liên tỉnh hoạt động hàng ngày qua các tuyến du lịch Đà Lạt – TP HCM, Đà
Lạt – Nha Trang và ngược lại. Như vậy, có thể thấy được khả năng vận chuyển du
khách trên địa bàn thành phố rất lớn.
2.2.2.4. Liên kết phát triển du lịch
Về hoạt động liên kết du lịch trong và ngoài tỉnh, đã có một số chương trình được
xúc tiến như:
- Chương trình liên kết phát triển vùng “tam giác du lịch” giữa Thành phố Hồ
Chí Minh, Lâm Đồng và Bình Thuận: bao gồm các hoạt động liên kết để giảm giá dịch
vụ. Trong đó, tour du lịch kết hợp biển-rừng-mua sắm với chủ đề “Chợ Sài Gòn – Hoa
Đà Lạt – Biển Mũi Né” nối kết 3 trung tâm du lịch Bình Thuận-Đà Lạt-Thành phố Hồ
Chí Minh được xem là tour du lịch nội địa hấp dẫn và khai thác hiệu quả nhất hiện
nay.

- Dự án hợp tác du lịch giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa: Các giải pháp được đưa
ra chủ yếu là nối tour "lên rừng- xuống biển”, kết nối các điểm đến giữa hai thành phố
bao gồm hỗ trợ trong việc đưa đón khách của các hãng lữ hành, vấn đề kết nối giảm
giá tour, thống nhất bình ổn giá để thu hút du khách, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
cho du lịch. Trong đó VQG Bidoup – Núi Bà là một điểm du lịch mới nên các công ty
sẽ có thể sử dụng như điểm nhấn mới lạ trong chương trình tour của mình.
- Đối với các hoạt động liên kết trong địa bàn tỉnh: Các doanh nghiệp tham gia
các chương trình khuyến mãi, hợp tác tham gia liên kết trong những sự kiện du lịch
lớn được tổ chức hàng năm.
2.2.3. Định hướng phát triển
Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả tài nguyên khí hậu, phát triển du lịch thành
ngành kinh tế động lực để đến năm 2020 ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 10% trong
cơ cấu GDP.
11


Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự
án du lịch chất lượng cao theo quy hoạch như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đan Kia Đà Lạt, hồ Đại Ninh, Cam Ly - Măng Lin, Langbian, Đam M’Bri, vườn quốc gia Cát
Tiên, Bi Đoup - Núi Bà,…
Phát triển hệ thống lưu trú, nhất là các khách sạn cao cấp.
Chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch.
Hợp tác xây dựng các tuyến du lịch trong nước và quốc tế. Gắn phát triển du lịch
với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phấn đấu đến năm 2015 thu hút khoảng 4,5 - 5,0 triệu lượt khách và đạt 6,0 - 6,5
triệu lượt khách vào năm 2020
2.3. Tổng quan về VQG Bidoup – Núi Bà
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
VQG Bidoup - Núi Bà được thành lập ngày 19/11/2004, nằm trên địa giới hành chính
hai huyện Lạc Dương và Đam Rông.

Vị trí địa lý
VQG Bidoup – Núi Bà có tọa độ địa lý:
- Từ 12o00’04’’ đến 12052’00’’ độ vĩ Bắc.
- Từ 108017’00’’ đến 108042’00’’ độ kinh Đông
Ranh giới:
-

Phía Bắc giáp Đăk Lăk

- Phía Đông giáp Ninh Thuận, Khánh Hòa
- Phía Tây giáp xã Đưng Knớ (huyện Lạc Dương) và huyện Đam Rông
- Phía Nam giáp với các xã Lát, xã Đạ Sa, xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương).
VQG Bidoup Núi Bà cách thành phố Đà Lạt về phía Bắc 20 km theo đường liên
tỉnh 723

12


Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup – Núi Bà
Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên 70.038,745 ha bao gồm:
 Phần diện tích đất lâm nghiệp: 69.322,065 ha
-

Đất có rừng là 65.994,065 ha

-

Đất chưa có rừng là 3.328 ha


 Phần diện tích khác: 716,68 ha
Diện tích các phân khu chức năng:
-

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha

-

Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha

-

Phân khu hành chính – dịch vụ: 8.707,47 ha

-

VQG Bidoup Núi Bà còn được giao quản lý thêm 3.991275 ha do
ban quản lý Đankia- Đà Lạt chuyển sang từ ngày 1/4/2011

Diện tích vùng đệm: 39.387 ha
2.3.1.2. Địa hình
Trải rộng toàn bộ trên địa hình vùng núi trung bình và núi cao của cao nguyên Đà
Lạt, thuộc phần cuối dãy Trường Sơn Nam trên khu vực độ cao biến động từ 700m tới
trên 2.200 m, độ cao trung bình 1.500 m - 1.800 m, VQG Bidoup – Núi Bà có địa hình
13


chia cắt phức tạp với nhiều đỉnh núi cao như Hòn Giao (2.060 m), Lang Biang (2.167
m), Chư Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882 m),... Đặc biệt, trong đó có đỉnh Bidoup
(2.287 m) là điểm cao nhất của VQG, đồng thời cũng là một trong mười đỉnh núi cao

nhất Việt Nam. Địa hình thấp dần theo hướng Nam- Bắc và gồm nhiều đỉnh núi cao
thấp, nhấp nhô, bề mặt bị chia cắt mạnh. Khu vực thấp nhất là thung lũng Đăk Loe
nằm về phía Tây Bắc VQG, và điểm có độ cao thấp nhấp là 650 m tại ngã ba Đăk Loe
với sông Krông Nô.
2.3.1.3. Khí hậu
Tuy nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên, nhưng do yếu tố vị trí địa lý và địa hình chi phối nên khu vực VQG Bidoup
Núi Bà có chế độ khí hậu mang tính chất á nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt là mùa khô và
mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Các yếu tố thời tiết đặc trưng được tóm tắt trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Đặc điểm các yếu tố khí hậu tại khu vực VQG Bidoup – Núi Bà
Yếu tố khí
hậu
Nhiệt độ

Đặc điểm
Nền nhiệt độ thấp, dao động từ 16,5 - 20,50C, quanh năm mát, ẩm.
Đây là khu vực có nền nhiệt rất thích hợp cho nghỉ mát, nghỉ dưỡng.

Số giờ nắng

Số giờ nắng trong năm đạt 2.320 giờ, tập trung vào tháng 1, 2, 3
Thuận lợi cho việc quan sát vẻ đẹp của phong cảnh tự nhiên trong
khu vực nghiên cứu.

Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm của VQG là 1.755 mm, tập trung
vào tháng 6, 7, 8, 9, 10
Số ngày mưa trung bình hàng năm là 170 ngày.

Mùa mưa có số ngày mưa liên tục, mưa lớn chiếm tần suất khá cao là
nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch, tham quan, du lịch
sinh thái.

Độ ẩm

Dao động từ 75% đến 85% và tương đối ổn định.
Số ngày có sương mù trong năm khoảng 80 ngày tập trung chủ yếu
vào các tháng 2, 3, 4, 5.
Số ngày có sương mù thường nhiều hơn Đà Lạt và mây mù bao phủ
thường xuyên hơn.
14


×