Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.85 KB, 21 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Quản lý chi phí sản xuất và đặc biệt là giá thành là nội dung vô cùng quan
trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất.
1.Vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành trong quá trình tái sản
xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói
riêng.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản
xuất. Nếu sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với
sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất: tư liệu
lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí
sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan không phụ thuộc
và chủ quan của người sản xuất. Có thể nói “ Chi phí sản xuất là toàn bộ lao động
sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản
xuất trong một thời kỳ nhất định và biểu hiện bằng tiền ”.
Đồng thời như chúng ta đã biết kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra sản
phẩm. Sản phẩm được làm ra đã kết tinh trong nó các khoản hao phí vật chất, định
lượng hao phí vật chất để tạo nên một hoặc một số sản phẩm là yêu cầu cần thiết,
là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vậy
chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm lao vụ, dịch vụ
công việc do doanh nghiệp sản xuất ra và hoàn thành chính là giá thành sản phẩm.
Giá thành có hai chức năng là: chức năng bù đắp và lập giá.
Nói tóm lại “ Giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối
liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất
đã đạt được ”. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý rằng không phải ai có chi phí sản
xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành mà cần phải thấy rằng giá thành
là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu
chuẩn nhất định.


2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
Quản lý chi phí sản xuất và giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong
các doanh nghiệp sản xuất.
Nếu như kế toán chi phí sản xuất cung cấp đầy đủ những thông tin về các
yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm nêu rõ chi phí chi cho việc gì, hết bao nhiêu
từ đó giúp doanh nghiệp biết tỉ trọng từng loại chi phí, giám đốc dự toán chi phí
làm cơ sở lập dự toán cho kỳ sau và giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp cũng như
ban hành các chính sách, chế độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động... thì kế
toán tính giá thành sản phẩm lại phản ánh chính xác hiệu quả chi phí đã bỏ vào sản
xuất. Chỉ tiêu giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là
căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn và
quyết định qui định khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
Giá thành cũng là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ
thuật, thông qua tình hình thực hiện giá thành các nhà lãnh đạo quản lý có được
những thông tin về tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình sản xuất
và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật
đến sản xuất, phát hiện và tìm các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không
hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh
nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.
Có thể nói, muốn hạ giá thành phải quản lý tốt giá thành và phải gắn quản lý
giá thành với quản lý chi phí sản xuất cấu thành giá thành vì chi phí sản xuất và giá
thành có quan hệ mật thiết với nhau, nếu chi phí sản xuất phát triển thì giá thành
phát triển và ngược lại và được thể hiện qua công thức sau:
Giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất
Sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành. Vì thế
đòi hỏi giá thành sản phẩm phải được phản ánh chính xác, trung thực, khách quan,
rõ ràng thông qua các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm để từ

đó các nhà quản lý dễ dàng phát hiện ra và loại trừ các chi phí bất hợp lý, lãng phí
(đặc biệt là các chi phí chủ yếu )... khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý. Mặt
khác cần quản lý chặt chẽ định mức tiêu hao và đơn giá của các chi phí đó.
Bên cạnh đó, cần phải xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành,
thu nhập thông tin theo địa điểm phát sinh cũng như nơi gánh chịu chi phí. Bởi lẽ
thông tin chi phí theo khoản mục chỉ xác định được chi phí lãng phí song nó không
giúp cho chúng ta biết cần tiết kiệm ở bộ phận nào, địa điểm cụ thể nào... hơn nữa,
thông tin về chi phí theo địa điểm phát sinh còn là cơ sở khuyến khích vật chất
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Định kỳ doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành cũng như
các bộ phận chi phí cấu thành để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng để từ đó
đề ra các biện pháp tác động thích hợp.
Vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành
sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm
( công việc, lao vụ ) đã hoàn thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là yêu cầu cấp
bách của nền kinh tế thị trường.
II. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành.
1. Nguyên tắc chung để hạch toán chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
Theo chế độ kế toán hiện hành, để đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác chi
phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:
Theo chế độ qui định ( Điều 25 - Nghị định 27/ 1999 - NĐ - CP ban hành
20 / 04 / 1999: Sửa đổi bổ xung qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh
đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo NĐ 59 ):
“ Xác định giá thành sản phẩm và dịch vụ ”:
* Giá thành sản phẩm của dịch vụ gồm:
- Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng
trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp
BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ theo

qui định của nhà nước.
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng trong hoạt động sản xuất chế
biến của phân xưởng ( bộ phận kinh doanh ) trực tiếp tạo ra sản phẩm vào dịch vụ
như chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân
xưởng ( bộ phận kinh doanh ), tiền lương, các khoản trích theo lương BHXH,
BHYT của nhân viên phân xưởng theo qui định ( bộ phận kinh doanh ), chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng.
* Giá thành toàn bộ của sản phẩm và dịch vụ đã tiêu thụ gồm:
- Giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí bảo hiểm: là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều
hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của toàn doanh
nghiệp.
2. Nhiệm vụ của kế toán và nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá
thành trong doanh nghiệp.
“ Kế toán với tư cách là một công cụ của quản lý, là phương tiện kiểm tra và
tổng kết quá trình trên ý niệm... ” ( Mác ), với chức năng ghi chép tính toán phản
ánh và giám đốc một cách thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản...
đã giúp các nhà quản lý có được những thông tin về giá thành nói riêng và các hoạt
động hạch toán tài chính nói chung một cách đầy đủ chính xác, kịp thời và có hệ
thống. Kế toán dùng cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lý giá thành,
vì thế nó có thể cung cấp các tài liệu đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý giá thành.
Nhờ đó họ biết được giá thành thực tế của sản phẩm, biết được kế hoạch giá thành
có thực hiện được hay không để từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Kế toán giá thành có thể coi là một phần hành không thể thiếu khi thực hiện chế độ
hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường hiện nay.
Nếu tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không tốt
sẽ dẫn đến hậu quả doanh nghiệp định giá bán không chính xác. Nếu giá thành
thực tế thấp hơn chi phí thực tế bỏ ra sẽ dẫn đến xác định giá bán thấp gây ra tình

trạng lãi giả, lỗ thật và nếu ngược lại sẽ gây khó khăn cho vịêc tiêu thụ sản phẩm,
gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, để phục vụ tốt công tác quản lý, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm
vụ sau đây:
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, qui trình sản xuất để xác định
đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bằng phương pháp thích hợp để cung cấp
những thông tin cho việc tính giá thành theo khoản mục chi phí và xác định đúng
sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp thích hợp để tính giá thành nhằm phản ánh chính
xác giá thành sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho việc định giá bán của sản phẩm
hàng hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ.
- Lập các báo cáo về giá thành sản phẩm cũng như chi phí, tham gia phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Đồng thời với việc thực hiện các nhiệm vụ kế toán thì các doanh nghiệp sản
xuất cũng cần phải tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Tổ chức kế toán quá trình
sản xuất gồm có hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết: giai đoạn hạch
toán chi tiết chi phí sản xuất và giai đoạn tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính
giá thành qui định. Có thể nói, việc phân chia đó là do sự khác cơ bản về giới hạn
tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất ( đối tượng tập hợp chi phí ) và sản
phẩm hoàn thành cần tính giá thành một đơn vị ( đối tượng tính giá thành ).
Tại đây, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là xác định
phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và
tính giá thành sản phẩm. Thực chất nó là:
- Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận chức năng.
- Nơi gánh chịu chi phí: sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản
xuất, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để

tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Vì trong thực
tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành
sản phẩm và ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể bảo gồm nhiều đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất. Mặt khác, mỗi quan hệ giữa hai đối tượng sẽ qui
định việc lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tính giá thành.
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuât.
Chi phí sản xuất phát sinh ở các địa điểm khác nhau thì có nội dung kinh tế
và mục đích khác nhau đối với qúa trình sản xuất chế tạo sản phẩm, có chi phí chỉ
liên quan đến một đối tượng, có chi phí lại liên quan đến nhiều đối tượng chi phí.
Do vậy có hai cách tập hợp chi phí vào các đối tượng.
- Tập hợp trực tiếp: đối với chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi
phí ( thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ).
- Tập hợp chi phí gián tiếp: đối với chi phí liên quan đến nhiều đối tượng
chịu chi phí. Trước hết kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát
sinh chi phí tức là theo tổ, đội, phân xưởng... Cuối kỳ, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ
phù hợp để xác định hệ số phân bổ và tính ra chi phí phân bổ cho từng đối tượng.
Chi phí phân bổ = Hệ số x Tiêu chuẩn phân bổ
cho đối tượng i phân bổ của đối tượng i
Chi phí cần phân bổ
Hệ số =
phân bổ Tổng tiêu chuẩn cần phân bổ
Mỗi loại chi phí được lựa chọn những tiêu chuẩn phân bổ khác nhau cho phù
hợp.
Ví dụ: chi phí nhân công trực tiếp thường chọn chi phí vật liệu trực tiếp, giờ
chạy máy.
* Chứng từ kế toán sử dụng:
Chứng từ gốc liên quan đến chi phí sản xuất phát sinh là các chứng từ về các
yếu tố chi phí như:
- Vật tư: phiếu xuất kho, hoá đơn mua vật tư ( hoá đơn mua hàng hay hoá
đơn giá trị gia tăng ), phiếu chi, giấy báo Nợ ( nếu mua về dùng ngay ).

- Tiền lương: Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, phiếu báo làm
thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
- Khấu hao tài sản cố định: Bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Các khoản khác: Phiếu chi, giấy báo Nợ, hoá đơn ( thông thường hoặc giá
trị gia tăng )...
- Tài khoản kế toán sử dụng:
Tuỳ theo từng doanh nghiệp vận dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho,
kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên mà kế toán tổ chức hệ thống cho phù
hợp.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì tài
khoản sử dụng là:
+ Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của các ngành.
+ Tài khoản 622: chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh chi phí lao động trực
tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí phục vụ sản xuất
kinh doanh chung phát sinh ở các phân xưởng, công trường.. phục vụ sản xuất sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận... khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo qui định ( 19% ), khấu hao tài sản cố
định dùng cho phân xưởng, đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác
bằng tiền liên quan đến hoạt động của phân xưởng.
+ Tài khoản 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: sử dụng để tập hợp
toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp số
liệu tính giá thành.
- Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ.
Ngoài tài khoản 621, 622, 627 có nội dung giống trường hợp trên, kế toán
còn sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 154: phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

×