Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.41 KB, 18 trang )

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG
MẠI QUẢNG NINH
Với mô hình tổ chức bộ máy của công ty như vậy kết hợp với đội ngũ kế toán
vững chắc về nghiệp vụ, thành thạo trong chuyên môn nên những năm qua hoạt
động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, điển hình là trong năm 2002 và 6
tháng đầu năm 2003 kết quả kinh doanh mà công ty đạt được rất đáng khích lệ. Số
liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 6 THÁNG
CUỐI NĂM 2002 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2003
đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Thực hiện
năm 2002
Thực hiện
năm 2003
Chênh lệch 2002 so với 2003
số +tuyệt đối % + tương đối
1-Doanh thu bán hàng 32554 3546 2906 8,93
2-Giá vốn hàng bán 2875,5 31207.5 2452,5 8,53
3-Chi phí b.hàng + chi phí q.lí. 3607,5 4024 416,5 11,55
4-Lợi nhuận. 191,5 228,5 37 19,32
5-Thuế lợi tức 52,5 62,5 10 19,05
6-Thu nhập b/q đầu người 0,5 0,65 0.15 30
Nhìn vào kết quả kinh doanh 2 năm qua chúng ta thấy mức thực hiện 6 tháng
cuối năm 2002 cao hơn mức thực hiện 6 tháng đầu năm 2003. Doang thu bán hàng
đầu năm 2003 so với cuối năm 2002 tăng 8,53% so với mức tăng 5.812 triệu đồng;
Giá vốn hàng bán tăng 8,53% với mức tăng 4.905 triệu đồng và chi phí quản lí
và chi phí bán hàng tăng 11,55% với mức tăng 0.833 triệu đồng. Doanh thu tăng
đồng thời giá vốn hàng bán tăng và chi phí quản lí, bán hàng tăng điều này là hợp
lí, hơn nữa tỷ trọng giữa giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu đầu năm 2003 so
với cuối năm 2002 giảm 0,32% điều này cho thấy công ty đã vận dụng tốt công


tác thu mua và bán hàng về phương diện giá cả.
IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
QUẢNG NINH.
Căn cứ vào quy mô hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty, phòng kế
toán công ty có nhiệm vụ tiến hành ghi chép, giám đốc và hạch toán thật đầy đủ, cụ
thể và rõ ràng toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm xác định
được kết quả kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác, giúp cho ban giám
đốc có thể nắm bắt kịp thời mọi diễn biến trong quá trình kinh doanh để từ đó đưa
ra những quyết định đúng đắn nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhấn trong hoạt động
kinh doanh của công ty.
1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG NINH.
Phòng kế toán công ty được biên chế 5 người với nhiệm vụ cụ thể từng
người như sau:
- 1 đồng chí kế toán trưởng: Phụ trách chung đồng thời chịu trách nhiệm tổng
hợp số liệu.
- 1 đồng chí phó phòng kế toán: Chịu trách nhiệm theo dõi chi phí, các khoản
thu chi quỹ tiền mặt, các khoản công nợ và TSCĐ.
- 1 đồng chí theo dõi tình hình mua, bán hàng và các khoản phải thu.
- 1 đồng chí nhân viên theo dõi ngân hàng và làm nhiệm vụ thống kê.
- Một đồng chí chịu trách nhiệm về các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước (Thuế)
Ngoài ra ở các cửa hàng cũng được bố trí từ 1 đến 2 kế toán hoạt động theo
hình thức báo sổ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cửa hàng trưởng hay giám đốc xí
nghiệp, hàng tháng báo cáo số liệu vè phòng kế toán công ty.
Phòng kế toán công ty hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập
trung với sơ đồ tổ chức như sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Bộ phận KT theo dõi chi phí bán hàng và các khoản thu chi quỹ
Bộ phận KT theo dõi tình hình mua bán hàng hoá, thanh toán với NS và TSCĐ
Bộ phận KT theo dõi công nợ, ngân hàng và thống kê

Kế toán các cửa hàng, đơn vị, xí nghiệp trực thuộc
2.TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN VÀ HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ
TRONG QUÁ TRÌNH SXKD CỦA CÔNG TY.
2.1 Hệ thống tài khoán sử dụng ở công ty Thương mại Quảng Ninh.
Công ty Thương mại Quảng ninh đang thực hiện hệ thống tài khoản kế toán
đựơc ban hành theo quyết định QĐ 1144/TC/QĐ/CĐKT của bộ trưởng bộ tài chính
ban hành ngày 01/11/1995 và thực hiện đúng theo các văn bản bổ xung nội dung
hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định trên mỗi khi có sự thay đổi.
Do đặc thù của công ty là doanh nghiệp thương mại, kinh doanh nhiều chủng
loại mặt hàng và với số lượng lớn nên công ty đang sử dụng 1 hệ thổng với tổng số
gần 50 tài khoản tổng hợp và chi tiết phản ánh đầy đủ và chi tiết các nghiệp vụ
phát sinh hàng ngày và định kỳ của công ty.
2.2. Tổ chức chứng từ kế toán của công ty thương mại Quảng Ninh.
Là 1 doanh nghiệp nhà nước do vậy ngay từ ngày đầu thành lập công ty đã tuân
thủ đầy đủ hệ thống chứng từ nhà nước quy định. Công ty áp dụng phương pháp
khấu trừ để tính thuế GTGT cho hàng hoá mua vào và bán ra. Một số chứng từ
như: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, giấy báo có, giấy
báo nợ….được coi là chứng từ gốc để kế toán làm căn cứ tiến hành ghi sổ.
Những nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đề được thực hiện trên phần mềm kế
toán máy. Mặt khác, do phần lớn HĐKD của công ty là hoạt động thương mại, các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh có phần đơn giản hơn so với DN sản xuất do vậy công
ty lựa chọn tổ chức hệ thổng sổ sách kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”.
Trình tự áp dụng hình thức Nhật ký chung như sau:
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Nhật ký chuyên dùng
Nhật ký chung
Sổ (thẻ) KT chi tiết
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết

Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản
Sổ cái
NHẬT KÝ CHUNG

Trong đó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu, kiểm tra

Với hình thức sổ nhật ký chung, bộ phận kế toán sử dụng hệ thống sổ: Nhật ký
chung, sổ cái, các sổ kế toán chi tiết. sổ quỹ, sổ nhật ký chuyên dùng.
Công ty tiến hành lập báo cáo quyết toán theo định kỳ 6 tháng và cả năm.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12. Đối với các cửa hàng
của công ty, kế toán tại các đơn vị có nhiệm vụ định kỳ báo cáo kế quả kinh doanh
trong tháng của mình về công ty để công ty tổng hợp và lập báo cáo.
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
QUẢNG NINH.
3.1. Các phương thức bán hàng công ty đang áp dụng.
* Bán trực tiếp tại kho: Khi hợp đồng giữa công ty và khách hàng đựoc ký kết,
khách hàng có thể đến tận kho của công ty của công ty để nhận hàng. Nếu khách
hàng yêu cầu, công ty sẽ tiến hành vận chuyển hàng cho khách. Các chi phí liên
quan đến việc vận chuyển hàng hoá được công ty hạch toán vào chi phí bán hàng.
Khi tiến hành giao nhận hàng hoá xong, người đại diện bên mua hàng kí xác nhận
vào hoá đơn GTGT . Bắt đầu từ thời điểm đó, hàng được xác nhận là đã bán. Hình
thức này được công ty áp dụng đối với kho của công ty và một số kho cửa hàng
như cửa hàng VLXD, cửa hàng điện máy…
* Bán lẻ: Hình thức này chủ yếu được áp dụng cho cửa hàng bách hoá. Theo hình
thức này, cuối mỗi ngày bán hàng (cuối ca) người bán hàng lập báo cáo bán hàng
và giấy nộp tiền để làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán. Đồng thời người bán hàng

lập bảng kê bán lẻ theo từng lần bán, từng loại hàng để làm cơ sở cho việc tính
doanh thu và thuế GTGT.
Doanh thu bán hàng được tính trên cơ sở số lượng hàng bán ra và đơn giá hàng
bán.
3.2. Trình tự hạch toán kế toán hàng hoá mua ngoài nhập kho.
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại, là quá trình vận động của vốn kinh doanh sang hình thái hàng hoá.
Nhiệm vụ của kế toán quá trình mua hàng là ghi chép, phản ảnh toàn bộ quá
trình mua hàng, xác định giá thành thực tế của hàng mua để có thể thông tin kịp
thời và chính xác tình hình mua hàng cho ban giám đốc để từ đó ban giám đốc có
thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong việc điều hành hoạ động kinh
doanh của công ty.
* Đối với hàng mua trong nước: Trị giá hàng nhập kho được tính theo công
thức.
Trị giá hàng nhập kho= trị giá hàng mua + chi phí thu mua.
- Khi hàng hoá mua về nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT kế
toán ghi.
Nợ TK 156.1 : tổng giá mua
Nợ TK 156.2: Chi phí thu mua
Nợ TK 133.1: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111.(112…331)
Đối với phần chi phí thu mua phát sinh có giá trị lớn như: Chi phí vận chuyển
bằng tàu đường dài, chi phí thuê người xếp hàng vào kho…được hạch toán vào TK
156.2. Đối với các chi phí phát sinh nhỏ như chi phí xích lô vận chuyển hàng, lệ
phí cầu đường.. thì kế toán đưa vào TK 641.
* Đối với hàng mua nhập khẩu:
- Công ty thường nhập khẩu các mặt hàng có giá trị lớn như các dây chuyền
máy móc phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất và thường chỉ nhập khẩu khi
doanh nghiệp ký được hợp đồng bán hàng và hàng khi được nhập khẩu sẽ không
tiến hành thủ tục nhập kho mà chuyển ngay cho người bán. Trị giá hàng mua được

tính như sau:
Trị giá mua hàng nhập khẩu = Giá mua ghi trên vận đơn nhập khẩu + thuế
NK + chi phí mua hàng.
* Trình tự thủ tục mua hàng nhập kho được tiến hành như sau:
Kế toán vật tư căn cứ vào biên bản bàn giao hàng giữa người áp tải hàng với
thủ kho để viết phiếu nhập kho (biểu số 1). Sau khi viết xong chuyển phiếu cho thủ
kho kiểm tra và kí xác nhận. Sau đó người bàn giao hàng ký và chuyển phiếu cho
trưởng phòng vật tư ký, giám đốc ký. Sau đó kế toán căn cứ vào phiếu để ghi vào
các sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN NHẬP KHO
Ký duyệt
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Phiếu nhập vật tư
Phiếu nhập vật tư
Phiếu nhập vật tư
Ban kiểm nghiệm vật tư

×