Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu đề xuất hệ thống phân loại đất đá phục vụ cho xây dựng các công trình thủy điện khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 108 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HUỲNH VĂN BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐẤT ĐÁ
PHỤC VỤ CHO XÂY DỰNG CÁC CƠNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN KHU VỰC TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành : Địa kỹ thuật
Mã số ngành : 60.44.68

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2006


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT - DẦU KHÍ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. LÊ PHƯỚC HẢO

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN


THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
ngày . . . . . tháng . . . . năm 2006


- Trang 1: Tờ bìa luận văn thạc sĩ
- Trang 2: Tờ nhận xét của cán bộ hướng dẫn và phản biện
- Trang 3: Tờ nhiệm vụ luận văn thạc sĩ
- Trang 4: Lời cám ơn
- Trang 5: Tóm tắt luận văn thạc sĩ
- Trang kế tiếp: Mục lục
- Các trang tiếp theo: Toàn bộ nội dung luận văn (thực hiện theo đề cương đã bảo vệ)
- Các trang tiếp theo: Tài liệu tham khảo (xếp theo thứ tự A,B,C…..)
- LÝ LỊCH TRÍCH NGANG


1

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

MỞ ĐẦU
Những thập kỷ qua, Việt Nam đã xây dựng hàng loạt các công trình
thủy điện và hiệu quả kinh tế mang lại là rất to lớn. Vai trị tích cực của các
cơng trình thủy điện trước hết là phát huy mọi tiềm lực kinh tế xã hội của
các vùng. Chúng không chỉ để sản xuất điện phục vụ người dân địa phương,
góp phần làm tăng sản lượng điện của quốc gia mà còn góp phần chống lũ
trong mùa mưa, chống hạn trong mùa khô, chống lại sự xâm nhập của biên
mặn vào vùng lãnh thổ,…
Việc nghiên cứu phân loại đất đá để phục vụ cho xây dựng các cơng

trình thủy điện là rất quan trọng và cần thiết. Bởi chỉ có phân loại đúng đất
đá thì mới đề xuất được phương pháp nghiên cứu, khảo sát thích hợp, mới
đánh giá chính xác chất lượng và điều kiện địa chất cơng trình của khối đất
đá nền. Và từ đó mới đưa ra các giải pháp thiết kế và thi công nhằm khai
thác, sử dụng hợp lý điều kiện địa chất cơng trình nền, đảm bảo cơng trình
xây dựng được hiệu quả và bền vững.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của khối đá
nền. Các yếu tố quan trọng nhất phải kể đến là đặc điểm thạch học, cấu trúc
của khối đá, tính chất phong hóa của đất đá, độ bền, tính biến dạng, tốc độ
lan truyền sóng dọc, tính chất nứt nẻ, tính chất thấm nước của khối đá
nền,...
Trên thế giới, có rất nhiều tác giả đưa ra các phân loại đất đá khác
nhau. Tùy theo mục đích sử dụng mà các tác giả đã xem trọng yếu tố này
hoặc yếu tố khác để đưa ra phương pháp phân loại cho hợp lý và thiết thực.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tuy đã và đang xây dựng khá
nhiều cơng trình thủy điện khắp mọi miền của đất nước, nhưng do chưa có
được một bảng phân loại có tính ngun tắc thống nhất, nên ở các cơng

Mở đầu


Luận văn Thạc sĩ

2

KS. Huỳnh Văn Bình

trình khác nhau, các chuyên gia khác nhau cũng đưa ra phân loại và cách
đánh giá chất lượng xây dựng của khối đá nền khác nhau.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực Tây Ngun, nơi mà có rất

nhiều cơng trình thủy điện đang được xây dựng cũng như đang được nghiên
cứu. Trên cơ sở thu thập các kết quả khảo sát phục vụ cho xây dựng các
cơng trình thủy điện trên các loại đất đá khác nhau trong khu vực nghiên
cứu, đề tài sẽ phân tích và tổng hợp các chỉ tiêu của từng đới đá khác nhau.
Và từ đó có thể đề xuất ra một hệ thống phân loại đất đá đặc trưng cho khu
vực Tây Nguyên. Mục tiêu của luận văn là đề xuất một hệ thống phân loại
mang tính định lượng, khoa học. Hy vọng rằng hệ thống phân loại này sẽ là
tài liệu tham khảo bổ ích cho việc đánh giá điều kiện địa chất các công trình
thủy điện, nhất là các cơng trình nằm trong khu vực Tây Nguyên.

Mở đầu


3

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
1.1

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Tây Nguyên là tên gọi chung của khu vực bao trùm toàn bộ hệ thống
cao nguyên rộng lớn nằm ở phía tây của miền Nam Trung Bộ. Ranh giới tự
nhiên nằm gần trùng với địa giới hành chính của 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nơng và Lâm Đồng. Về phía bắc, Tây Nguyên giáp vùng
rừng núi của tỉnh Quảng Nam; phía nam và tây nam giáp các tỉnh Bình

Thuận, Đồng Nai, Bình Phước; phía đơng giáp các tỉnh đồng bằng ven biển
Nam Trung bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh
Thuận; phía tây giáp các nước Lào và Campuchia. Diện tích tồn khu vực
rộng khoảng 54.473,7km2 [14].
Trong khu vực nghiên cứu (Hình 1.1) có rất nhiều dự án thủy điện có
quy mơ từ nhỏ đến lớn, đáng kể nhất là các dự án thủy điện sau:
ƒ Các dự án đã được xây dựng bao gồm: thủy điện Yaly, thủy điện Vĩnh
Sơn, thủy điện Sông Hinh, thủy điện Đa Nhim, thủy điện Hàm Thuận –
Đa Mi.
ƒ Các dự án đang được khảo sát nghiên cứu và thi công như: thủy điện
Kanak, thủy điện An Khê, thủy điện Đaksrông, thủy điện Yayun Thượng,
thủy điện Yayun Hạ, thủy điện Sông Ba Thượng, thủy điện Sông Ba Hạ,
thủy điện Sê San 3, thủy điện Sê San 4, thủy điện Eakrông Năng, thủy
điện Srepok 4, thủy điện Srepok 3, thủy điện Buôn Kuốp, thủy điện Ban
Tou Srah, thủy điện Đakr’tih, thủy điện Đồng Nai 3 & 4, thủy điện Đồng
Nai 2, thủy điện Đại Ninh, thủy điện ĐaM’Bri,...
ƒ Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng trình thủy điện nhỏ đã xây dựng hoặc đang
được nghiên cứu trong khu vực.

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


5

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

1.2


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN

1.2.1

Địa hình
Địa hình Tây nguyên rất đa dạng. Ngoài những núi cao, rừng sâu hiểm
trở cịn có những cao ngun, bình sơn ngun mênh mơng bát ngát, những
miền trũng và đồng bằng khá rộng, đó là những thung lũng giữa núi và
những dải bồi tích các sơng lớn. Đặc điểm của từng kiểu địa hình đó có thể
phát họa một cách khái quát như sau (Hình 1.2):
ƒ Địa hình núi cao bao bọc cả ba mặt bắc, đơng và nam của khu vực. Phía
bắc được khống chế bởi dãy núi Ngọc Linh đồ sộ nhất ở bắc Tây
Nguyên, chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam gần 200km với những
đỉnh cao trên 1500m, tiêu biểu là các ngọn Ngọc Linh 2598m, Ngọc Pan
2261m, Ngọc Cơ Rinh 2025m và những ngọn thấp hơn. Phía đơng được
án ngữ bởi những dãy núi cũng không kém phần hùng vĩ nối tiếp nhưng
chạy dài chủ yếu theo hướng bắc – nam, có hình cánh cung với phần lồi
nhơ về hướng đông tạo thành một bước tường thành ngăn cách Tây
Nguyên với dải đồng bằng ven biển, trong đó có những dãy núi chính
như dãy An Khê với đỉnh cao nhất 1331m (Chư Trian), dãy Chư Đju
(1230m), dãy Vọng Phu (2051m), dãy Tây Khánh Hòa (1978m), dãy Chư
Yang Sin (2405m), dãy Bi Đúp (2287m). Phía nam được viền bởi những
dãy cuối cùng của Trường Sơn Nam với những ngọn Brai An (1864m),
Bơ Nam So Rlung (1545m).
ƒ Các cao nguyên và bình sơn nguyên của Tây Nguyên được phân bố ở
những độ cao khác nhau: từ 300-400m đến trên 1500-1700m. Theo
hướng từ bắc vào nam, có cao ngun Kon Plơng nằm giữa dãy An khê
và dãy Ngọc Linh với độ cao trung bình 1100-1300m; cao ngun Kon
Hà Nừng có bề mặt phân cắt mạnh, cao 700-1000m, thấp dần về phía
nam cịn 500-600m; cao ngun Pleiku có dạng hình vịm, địa hình tương

đối bằng phẳng, độ cao ở phía bắc và đông bắc từ 750-800m, nghiêng dần

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


6

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

về phía nam cịn 400-500m; cao ngun Bn Ma Thuột có bề mặt địa
hình khá bằng phẳng, độ cao ở phía bắc 800m, giảm mạnh về phía nam
(cịn 400m) và về phía tây (cịn 300m); cao nguyên M’Đrắk có bề mặt
lượn sóng cao trung bình 500m, thỉnh thoảng cịn sót những đỉnh cao
1000m; cao nguyên Di Linh có dạng một thung lũng kéo dài theo phương
đông – tây, cao từ 800-1000m; cao nguyên Đắk Nơng là khối nâng dạng
vịm, cao từ 800-1000m; cao ngun Đà Lạt là bề mặt san bằng cổ, ở phía
bắc cao 1600m, giảm dần về phía nam cịn 1400m, có các đỉnh núi sót
cao trên 2000m.
ƒ Các miền trũng và đồng bằng gồm: trũng giữa núi Kon Tum chạy dọc
theo sông Pô Kô khoảng 45km, bề mặt khá bằng phẳng; trũng An Khê là
kiểu thung lũng giữa núi bị san bằng và mở rộng (15km) cao 400-500m;
bình nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mịn có những chỏm núi sót,
khá bằng phẳng, độ cao 140-300m, thoải dần về phía tây; vùng trũng
Cheo Reo – Phú Túc nằm trùng với địa hào Sơng Ba, bề mặt khá bằng
phẳng, chỉ có một ít đồi sót; trũng Krơng Pắc - Lắk vốn là một thung lũng
bóc mịn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm
lầy và hồ Lắk.
Tóm lại, địa hình Tây Ngun có sự chia cắt và phân bậc mạnh nhưng

nhìn chung phần cao nhất chiếm ưu thế ở phía bắc và đơng, nghiêng dần về
phía nam và phía tây.
1.2.2

Khí hậu
Khí hậu Tây Nguyên [19] được hình thành dưới tác động của bức xạ
mặt trời, hồn lưu khí quyển và điều kiện địa lý. Ở đây vị trí địa lý và độ
cao có vai trị quan trọng nhất trong sự tác động qua lại với điều kiện bức
xạ và hồn lưu khí quyển mà hệ quả của nó là sự hình thành một kiểu khí
hậu có thể coi là đặc sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta – khí hậu
nhiệt đới gió mùa cao nguyên, với những đặc điểm như sau:

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


7

Luận văn Thạc sĩ

1070 00’

KS. Huỳnh Văn Bình

1080 00’

1090 00’

ĐỊA HÌNH

HỘI AN


Cao >1000m

TAM KỲ

500-1000m

150
00’

100-500m

QUẢNG NGÃI

150
00’

<100m
ĐĂK TƠ

140
00’

130
00’

Các Ngọn núi và độ cao (m):
1-Ngọc Linh-2598;
2-Ngọc Pan-2261;
3-Ngọc Cơ Rinh-2025;

4-R’Pan-1717;
5-Chư Nhơn-1400;
6-Núi Bà-1250;
7-Núi Ông-580;
8-Chư Giu-1230;
9-Chư Đun-1330;
10-Chư Đieya-1517;
11-Vọng Phu-2022;
12-Chư Yang Sin-2405;
13-Lang Biang-2163;
14-Bi Đup-2287;
15-Quan Đa-1675;
16-Tích Ia-1070;
17-Păng Ta-1830;
18-Ta Đưng-2150.

KONTUM
CAO NGUN
PLEIKU

MĂNG YANG
AN KHÊ

PLEIKU

140
00’

QUI NHƠN


TUY HỊA

CAO NGUN
BN MA THUỘT

130
00’

BN MA THUỘT

NHA TRANG
CAO NGUYÊN
ĐĂK NÔNG

120
00’

120
00’

ĐÀ LẠT

BẢO LỘC
CAO NGUYÊN
DI LINH

DI LINH

PHAN RANG


110
00’

PHAN RÍ

110
00’

PHAN THIẾT
1070 00’

1080 00’

Hình 1.2. Sơ đồ địa lý Tây Nguyên

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên

1090 00’


8

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

Tổng lượng bức xạ mặt trời ở Tây Nguyên khá dồi dào, trung bình đạt
235-240kcal/cm2/năm khi trời khơng có mây, và chỉ cịn 120140kcal/cm2/năm khi trời có mây. Độ chênh lệch tổng lượng bức xạ giữa
tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất không nhiều, đạt khoảng 4-5kcal/cm2.
Chế độ nhiệt của Tây Nguyên có đặc điểm nổi bậc là xu thế hạ thấp

nhiệt độ không khí theo độ cao địa hình một cách có quy luật: nếu ở những
vùng thấp dưới 500m (thung lũng Sông Ba, Srêpok, Krơng Pắc, Sa
Thầy,…) nhiệt độ trung bình 24oC thì ở những vùng 500-800m nhiệt độ đạt
khoảng 21-23oC, cịn ở những vùng cao trên 1550m (Đà Lạt,…) thì nhiệt độ
chỉ còn dưới 19oC.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa nóng và mùa lạnh khơng lớn. Nhiệt
độ thấp nhất trung bình vào tháng I xuống dưới 15oC, cao nhất trung bình
vào tháng VI là 28-30oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 10oC. Nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối trên 30oC.
Chế độ mưa ở Tây Nguyên rất không đồng đều theo không gian cũng
như thời gian và phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng V
đến tháng X. Mùa khô kéo dài từ tháng XI (ở Bắc Tây Nguyên) hoặc tháng
XII (ở Nam Tây Nguyên) đến tháng III hoặc tháng IV.
1.2.3

Thổ nhưỡng và thực vật
Thổ nhưỡng của Tây Nguyên khá đa dạng. Theo sự phân loại của Cao
Liêm và Nguyễn Bá Nhuận [19] gồm 16 loại, được phân thành 8 nhóm như
sau: 1) Đất phù sa sơng suối; 2) Đất xám bạc màu; 3) Đất đen; 4) Đất đỏ
vàng (đất feralit); 5) Đất mùn vàng đỏ trên núi; 6) Mùn trên núi (đất mùn
alit); 7) Đất xói mịn trơ sỏi đá; 8) Đất pođzol.
Trong các nhóm kể trên phổ biến nhất là đất đỏ vàng và đất mùn vàng
đỏ trên núi. Đất đỏ vàng (đất feralit hay “đất đỏ”) là loại đất tiêu biểu của
Tây Nguyên, có diện tích phân bố rộng (khoảng 66% tổng diện tích đất tự
nhiên tồn khu vực) và đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển nông

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


9


Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

nghiệp. Đây là sản phẩm phong hóa chủ yếu của bazan và một số đá mẹ
khác. Chúng thường phân bố ở độ cao dưới 1000m, tập trung ở các cao
nguyên Pleiku, Buôn Mê Thuột, Di Linh, Đắk Nơng. Ngồi ra cịn gặp rải
rác ở vùng Kon Hà Nừng, Kon Plong.
Thảm thực vật của Tây Nguyên khá phong phú, thuộc kiểu rừng mưa
nhiệt đới. Tuy nhiên hiện nay do sự tàn phá của con người, rừng Tây
Nguyên ngày càng suy kiệt, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
1.2.4

Mạng thủy văn
Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của những hệ thống sơng chính chảy
xuống các đồng bằng ven biển miền Nam Trung Bộ, đồng bằng Nam Bộ và
sang nước láng giềng Campuchia. Do vậy phần lớn sông suối ở đây là phần
thượng lưu của những con sông lớn ở các miền hạ lưu và lưu vực của chúng
là một bộ phận của lưu vực chung. Các sông suối ở Tây Nguyên tập trung
trong ba hệ thống chính: hệ thống sơng Ba, hệ thống sơng MêKơng và hệ
thống sơng Đồng Nai.

1.2.5

Dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội

1.2.5.1 Dân cư
Theo kết quả điều tra năm 2004, dân số của các tỉnh Tây Nguyên là
4674200 người, trong đó Kon Tum chiếm 366.100 người, Gia Lai

1.095.900 người, Đắk Lắk 1.687.700 người, Đắk Nông 385.800, Lâm Đồng
1.138.700 người. Về cơ cấu thành phần dân tộc, người Kinh chiếm tỉ lệ cao
nhất (khoảng 60%), thứ đến là người Êđê, Bana, Raglai, Sê Đăng, K’ho,
còn lại là người Giê Triêng, Rmam, Chăm, Khmer, Lào, Hoa ... Từ sau
ngày giải phóng có một số người Tày, Nùng từ miền Bắc di cư vào. Số
đông dân cư (23%) tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn lớn như Kon
Tum, Pleiku, An Khê, Cheo Reo, Ea H’leo, Buôn Ma Thuột, Krông Bắc,
Đắk Nông, Đà Lạt, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc. Cùng với sự xây dựng
các vùng kinh tế mới và thực hiện chủ trương định canh, định cư, hàng loạt
tụ điểm dân cư mới hình thành, chủ yếu dọc theo 2 bên các trục Quốc lộ,
Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


10

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

Tỉnh lộ, các nơng trường, công trường,... dân cư rất thưa thớt ở những vùng
xa xôi hẻo lánh.
1.2.5.2 Kinh tế
Thế mạnh tuyệt đối của kinh tế Tây Nguyên là rừng [14]. Tuy trong
thời gian qua bị tàn phá nhiều nhưng đến nay diện tích rừng tự nhiên của
Tây Nguyên vẫn còn 3,1 triệu km2, với trữ lượng gỗ 283 triệu m3, chiếm
gần một nửa tổng trữ lượng gỗ của cả nước, trong đó nhiều loại gỗ quý
(cẩm lai, trắc, hương, cà te, thông,...). Rừng cũng có nhiều đặc sản hiếm
như trầm kỳ, sâm Ngọc Linh,... và nhiều loại thú quý như voi, tê giác, hổ,
gấu, bị rừng,...
Tây Ngun cũng là nơi có nhiều loại cây cơng nghiệp dài ngày có giá

trị kinh tế lớn, đặc biệt là cà phê với tổng diện tích 321.700 ha, sản lượng
bình quân 300.000 tấn/năm (cà phê nhân), mỗi năm đem về cho đất nước
500-600 triệu USD xuất khẩu. Cao ngun hiện có 761.620 ha, cịn đang
tiếp tục phát triển. Ngồi ra có chè (30.000ha), điều (27.000ha), dâu tằm
(17.000ha), bông vải (12.000ha), hồ tiêu, thuốc lá, ca cao,... Cây lương
thực, cây thực phẩm ngoài ngũ cốc, phải kể đến vùng rau Đà Lạt mỗi năm
cung cấp cho thị trường phía Nam và xuất khẩu 50-60 nghìn tấn rau quả.
Đàn gia súc của Tây Nguyên rất phong phú, đặc biệt có đàn voi nhà khoảng
200 con, tập trung ở vùng Bn Đơn (Đắk Lắk).
Về khống sản, trong lịng đất Tây Nguyên đang chứa đựng nhiều loại
có trữ lượng lớn như vật liệu xây dựng (đá granít, bazan, đá vơi, đá hoa,
sét...), bauxit, bentonit, điatomit, kaolin,... Các khoáng sản khác chưa được
đánh giá đầy đủ như pyrit, thiết, vàng, đa kim, đá q, nước khống, nước
nóng, ...
Cơng nghiệp Tây Ngun tuy còn chậm phát triển so với những miền
khác, nhưng cũng hình thành một số lĩnh vực mũi nhọn như sản xuất vật

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


11

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

liệu xây dựng, chế biến gỗ, cà phê, chè, cao su, tơ lụa,... phục vụ xuất khẩu
và tiêu dùng nội địa.
Một tiềm năng lớn nữa của kinh tế Tây Nguyên đến nay vẫn chưa
được khơi dậy đúng mức, đó là dịch vụ du lịch với những cảnh quan thiên

nhiên kỳ thú của miền cao nguyên bao la, hùng vĩ và một nền văn hóa đặc
sắc, còn bảo tồn được bản chất nguyên sơ của các sắc thái bản địa, có sức
thu hút lạ thường đối với du khách bốn phương.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy nói chung cịn nghèo nàn nhưng cũng có
một số yếu tố thuận lợi. Về giao thông đường bộ có hệ thống quốc lộ khá
tốt. Mạng lưới giao thơng tỉnh lộ cũng phân bố tương đối đều khắp. Về
đường hàng khơng có ba sân bay nội địa nối liền với Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng. Về năng lượng có đường tải điện 500KV chạy dọc từ
bắc đến nam với những mạng lưới nhánh dẫn đến các thành phố, thị xã, thị
trấn, nơng trường ; có các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160MW), Đray
Linh (12MW), Yaly (720MW), Sêrêpok, Sê San, Đại Ninh, Đồng Nai
3&4,... và nhiều trạm nhiệt điện nhỏ.
1.2.5.3 Văn hóa – xã hội
Đồng thời với công cuộc phát triển kinh tế, việc mở mang sự nghiệp
văn hóa – xã hội ở Tây Nguyên từ sau ngày giải phóng đến nay cũng đạt
được những thành cơng đáng kể. Trên tồn khu vực hiện có 2 trường đại
học, 2 trường cao đẳng sư phạm và nhiều trường trung học chuyên nghiệp.
Mạng lưới trường phổ thông cũng phát triển đều ở các nơi. Một số cơ quan
nghiên cứu quan trọng như Viện Hạt nhân Đà Lạt, Viện Vệ sinh - dịch tể
Tây Nguyên, ... đang hoạt động tại Tây Nguyên cũng như các Sở Khoa học
công nghệ mơi trường các tỉnh đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học
có giá trị về Tây Nguyên. Mỗi tỉnh có đài truyền thanh, truyền hình, báo chí
riêng và cùng với hệ thống nhà văn hóa, câu lạc bộ,... các đồn văn nghệ,
đội chiếu bóng,... cũng đem lại ánh sáng văn hóa cho các dân tộc. Các bệnh
Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


12

Luận văn Thạc sĩ


KS. Huỳnh Văn Bình

viện, bệnh xá, đội y tế lưu động cũng hoạt động khá thường xuyên. Tuy
nhiên phần lớn các hoạt động văn hóa, y tế thường tập trung chủ yếu ở các
địa bàn dân cư lớn, cịn ở những vùng xa xơi hẻo lánh đời sống văn hóa của
nhân dân cịn rất thấp kém, nạn mù chữ còn khá phổ biến, một số bệnh địa
phương, bệnh truyền nhiễm (sốt rét, thổ tả, phong, bướu cổ,...) vẫn còn phổ
biến ở một số vùng.
1.3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
Trong phạm vi nghiên cứu có mặt khá đầy đủ các thành tạo trầm tích,
phun trào, xâm nhập, biến chất có tuổi từ Arkei đến Đệ tứ. Các thành tạo
Arkei, Proterozoi chỉ lộ ra ở Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông; ở
Lâm Đồng chủ yếu gặp các thành tạo Mesozoi và Kainozoi (Hình 1.3).

1.3.1

Địa tầng

1.3.1.1 ARKEI - Phức hệ Ka Nắck
Lộ ra chủ yếu dọc Sông Ba, một ít gặp ở Kon Tum, gồm 3 hệ tầng:
ƒ Hệ tầng Kon Cot (ARkc): chủ yếu là plagiogneis hai pyroxen, granulit
mafic hai pyroxen xen các lớp mỏng đá phiến kết tinh cùng các thể
enđerbit, chanockit có ranh giới khơng rõ ràng. Dày 700-1100m.
ƒ Hệ tầng Xa Lam Cô (ARxlc): gồm đá phiến plagioclas-biotit-hypersthen,
đá phiến thạch anh biotit-silimanit-granat-cordicrit, gneis biotit. Dày 500900m.
ƒ Hệ tầng Đắk Lô (ARđl): gồm đá phiến thạch anh-biotit-silimanit, quarzit
chứa graphít, lớp mỏng đá hoa olivin, calciphyr, gneis biotit. Dày 700m.

1.3.1.2 PALEOPROTEROZOI - Phức hệ Ngọc Linh
Phức hệ này lộ chủ yếu ở Kon Tum trên diện tích khoảng 16001700km2 thuộc phía đơng sơng Pơ Kơ, bắc Kon Plong; ở Gia Lai thuộc nam
Chư Sê, Ayun Pa, Trạm Cầu Mây; ở Đắk Lắk thuộc đông bắc Ea Sup,
M’Đrắk (khoảng 1500-1600km2), được chia ra làm 3 hệ tầng :
Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


13

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

ƒ Hệ tầng Ia Ban (PR1ib): gồm amphibolit phân lớp dày, chứa thấu kính
gabroamphibolit xen plagiogneis amphibol, gneis biotit. Dày 12001300m.
ƒ Hệ tầng sông Re (PR1sr): gồm gneis biotit-horblend, plagiogneis biotit
biotit horblend, amphibolit, đá phiến thạch anh-fenspat-mica-cordierit.
Dày hơn 2000m.
ƒ Hệ tầng Tắc Pó (PR1tp): gồm gneis biotit, đá phiến kết tinh, đá phiến
thạch anh-biotit-silimanit, gneis biotit xen ít amphibolit, quarzit, lớp
mỏng đá hoa, đá phiến tremolit. Dày 1000-2500m.
1.3.1.3 MESOPROTEROZOI - NEOPROTEROZOI
Hệ tầng Khâm Đức (PR2kđ): phân bố khoảng 750-800km2 ở Kon Tum
(tây sông Pô Kô), ở Gia Lai (Ia Kren, Ia Le, Chưpăh), bao gồm : amphibolit
phân dải, xen đá phiến amphibol-plagioclas, plagiogneis amphibol, đá phiến
disthen, chuyển lên plagiogneis hai mica, gneis hai mica-silimanit-granat,
đá phiến thạch anh – hai mica – silimanit, đá hoa, calciphyr, quarzit, lớp
mỏng amphibolit. Dày 2000-2900m.
1.3.1.4 PALEOZOI
Hệ tầng Po Ko (PR2-¡1pk): lộ ở phía tây sơng Pơ Kơ, gồm đá phiến

thạch anh-sericit, đá phiến thạch anh-fenspat, tập mỏng quarzit sericit
chuyển lên đá phiến thạch anh-mica có granat, đá phiến actinolit. Dày
300m.
Hệ tầng Đắk Lin (C3-P1đl): lộ ra ở Đắk Lin (Đắk Lắk), chủ yếu là
andezitoporphyrit và tuf hạt mịn xen ít đá sét silic, sét bột kết, cát kết, cuội
kết, anglomerat, sét vôi; chuyển lên andesitobazan, đacit, ryođacit, đá vôi,
sét vơi, ngọc bích đỏ. Dày hơn 600m.

Chương 1: Khái qt về khu vực Tây Nguyên


14

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

1.3.1.5 MESOZOI
Hệ tầng Mang Giang (T2my): lộ ra ở đèo Mang Yang, An Khê, tây Sa
Thầy, đông nam Măng Đen và hai cánh của nếp lồi Đắk Lin. Thành phần
gồm các sản phẩm núi lửa, chiếm hơn 50% ; ở dưới là cuội sạn kết, cát kết
đa khoáng xen kẽ felsit, dacit, ryolit, tuf ; ở trên là đá phiến sét, sét vôi, bột
kết, albitophyr, porphyrit, cát kết. Dày 700-800m.
Loạt Bản Đôn: phân bố chủ yếu ở phía tây và nam Đắk Lắk, ở phía
tây bắc và đơng nam Lâm Đồng, gồm 4 hệ tầng :
ƒ Hệ tầng Đắk Bùng (J1db): phân bố quanh nếp lồi Đắk Lin, rìa trũng Ea
Sup gồm các trầm tích hạt thơ là cuội kết, sạn kết, cát kết. Dày 250300m.
ƒ Hệ tầng Đắk Krông (J1dk): lộ ở Bản Đôn – Ea Súp gồm bột kết vôi, cát
kết vôi, sét vôi, bột kết, sét kết. Dày 500-600m.
ƒ Hệ tầng La Ngà (J2ln): phân bố ở nam Bản Đôn, hồ Lắk, Krông Pắc kéo

xuống Lâm Đồng, gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét dạng dải. Dày 700800m.
ƒ Hệ tầng Ea Súp (J2es): gặp ở trũng Ea Súp và vùng Bản Đôn gồm cát kết,
bột kết xen sét kết màu nâu đỏ. Dày 500-1000m.
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3-K1dbl): lộ ở Đèo Bảo Lộc, Di Linh, Gia Bạc,
Tà Đủng, Krông Nô, gồm chủ yếu là andesit, andesit porphyrit, dacit,
ryodacit và tuf của chúng. Dày 500-600m.
Hệ tầng Đơn Dương (K2dd): phân bố ở Đơn Dương, Đa Nhim, Trà
Năng, núi Tà Đùng, gồm đacit, ryodacit, felsit, andesit và tuf của chúng,
xen ít trầm tích nguồn gốc núi lửa. Dày 1200-1350m.

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


15

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

1.3.1.6 KAINOZOI
Hệ tầng Sơng Ba (N13sb): phân bố ở địa hào Sông Ba (Gia Lai) từ Chư
Sê kéo xuống Ayun Pa, Tuy Hòa. Thành phần gồm : cuội kết, cát kết, bột
kết, sét kết chứa than, than nâu, gắn kết yếu. Dày 50-500m.
Hệ tầng Di Linh (N13-N21dl): phân bố ở Lâm Đồng thuộc các bồn Đại
Lào, Di Linh. Thành phần gồm cát-cuội-sỏi kết chuyển lên bột kết, sét kết,
sét bentonit, xen các lớp than nâu (3-4 lớp) và diatomit (4-6 lớp), lớp kẹp
bazan tholeit với chiều dày 2-3 lớp. Chiều dày 30-200m.
Hệ tầng Kon Tum (N2kt): phân bố ở trũng Kon Tum và trũng Krông
Pắc (Đắk Lắk), gồm cát kết, bột kết, sét kết xen kẹp các tập diatomit gắn
kết yếu. Ở trũng Plei Mrơng (Gia Lai) trầm tích này cịn xen kẹp một đến

hai tập bazan tholeit. Chiều dày 40-200m.
Hệ tầng Túc Trưng (βN2-QI tt): tạo thành lớp phủ bazan rộng lớn ở
Pleiku, Đắk Nông, Buôn Mê Thuột, Tân Rai, Lán Tranh. Mặt cắt của hệ
tầng cũng gồm hai kiểu: kiểu thứ nhất gồm các tập bazan dày xen kẹp các
lớp bazan phong hóa thành đất đỏ, đánh dấu các đợt ngừng nghỉ phun trào,
phát triển trên phần lớn diện phân bố của hệ tầng ; kiểu thứ 2 gồm cát, sét,
sét cát, sét bentonit, diatomit xen với các tập đá bazan, phát triển hạn chế ở
một số nơi. Đá bazan thuộc loại bazan olivin, bazan olivin-augit, đơi khi có
các tập dăm kết tuf núi lửa nằm ở phần dưới của mặt cắt, còn ở phần trên là
bazan olivin-augit-plagioclas, plagiobaz, bazan sáng màu. Đá thường có
dạng vi hạt hoặc ẩn tinh, cấu tạo khối đặc xít, xen kẹp các tập cấu tạo lỗ
rỗng hoặc hạnh nhân. Bề dày chung dao động từ 20-30m đến 300-400m
1.3.1.7 ĐỆ TỨ
Trầm tích sơng Pleistocen hạ (aQI): là các thềm bậc IV dạng sót ở
thung lũng sơng Ba (Gia Lai) và Đắk Bla (Kon Tum), gồm cuội, sạn sỏi
thạch anh, ít cuội granitoit, chuyển lên cát bột, dày 2-10m.

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


16

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

Hệ tầng Xuân Lộc (βQIIxl): phân bố ở các đỉnh vịm bazan, có nơi còn
bảo tồn khá tốt các cấu trúc miệng núi lửa. Thành phần là bazan olivin,
bazan bọt, tuf, tro, dăm kết núi lửa. Chúng được tạo thành ở Chư H’Đrông
(Gia Lai), bắc Buôn Mê Thuột, Đắk Mil (Đắk Lắk), Đức Trọng, nam Đơn

Dương (Lâm Đồng). Chiều dày 20-150m.
Trầm tích sơng Pleistocen trung - thượng (aQII-III): tạo thành thềm bậc
III của Sông Ba, sông Pô Kô và Đắk Bla. Thành phần gồm cuội, sỏi lẫn cát
bột chuyển lên sạn, cát, sét, bột. Dày 2-5m.
Trầm tích Pleistocen thượng (aQIII3): phân bố rộng dưới dạng thềm
bậc II, III của Sông Ba (Gia Lai), sông Pô Kô (Kon Tum) và Trà Năng, Đa
Dâng (Lâm Đồng). Thành phần gồm cuội, sỏi, sạn, cát chuyển lên cát, bột
sét. Khu vực Trà Năng và Đa Dâng trầm tích này có chứa vàng sa khống.
Chiều dày 5-15m.
Trầm tích sơng Holocen hạ - trung (aQIV1-2): phân bố hầu hết ở các
thung lũng sông, suối tạo thành thềm bậc I của thung lũng Sông Ba, Đắk
Bla, Đắk Krông, Ia Hleo. Thành phần gồm cuội, sỏi, cát đa khoáng, cát sét
bột chuyển lên sét bột. Chiều dày 6-9m.
Trầm tích sơng - đầm lầy Holocen trung - thượng (abQIV2-3): phát triển
ở Pleiku, Krông Ana, Krông Pắc. Thành phần gồm cát, bột, sét, mùn thực
vật, sét than, than bùn. Dày 0,5-5m.
Trầm tích Holocen thượng (aQIV3): tạo thành dải cuội, sỏi ven lòng
hoặc dải cát bãi bồi cao. Dày 0,5-3m.
Trầm tích sơng - sườn tích Holocen (adQIV): phát triển ở Lâm Đồng
gồm trầm tích suối của thềm bậc I, bãi bồi cao và tướng lòng. Thành phần
là tảng, cuội, sỏi, cát, sét chứa sa khoáng vàng, thiếc, đá quý. Dày 3-5m.

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


17

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình


Trầm tích Đệ Tứ không phân chia (aQ): phát triển ở Đắk Lắk thuộc
vùng hồ Lắk, Krông Pắc, Krông Ana. Thành phần gồm cuội, sạn, cát lẫn ít
bột sét. Dày 2-10m.
1.3.2

Các thành tạo xâm nhập
Phức hệ Kon Kbang (νARkb): thành phần gồm gabro, gabro diabas bị
ganulit hóa.
Phức hệ Sơng Ba (γδARsb): gồm enđerbit, charnockit ở An Khê.
Phức hệ Plei Man Ko (γARpmk): gặp ở mặt cắt Sông Ba, gồm granit
dạng gneis, granit migmatit, pegmatit.
Phức hệ Chu Lai – Ba Tơ (γmPR3-¡1cb): gồm granitogneis, granit
migmatit, granit 2 mica. Chúng được gặp ở Sa Thầy, Ia Le.
Tổ hợp Ophiolit Plei Weik (Oph PR3-¡1pw): lộ ra ở Plei Weik, gồm
đá phiến actinolit-clorit, amphibolit, đá phiến tremolit, đá phiến talc, đá
phiến sét, đá phiến silic.
Phức hệ Hiệp Đức (δPR3-¡1hd): phổ biến dọc đứt gảy Pô Kô, đông
bắc gia Lai gồm dunit, peridotit, pyroxenit.
Phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn (δγξPZ3bq): phân bố rộng ở bắc Kon
Tum, Gia Lai, đông bắc Đắk Lắk gồm diorit, granodiorit biotit horblend.
Phức hệ Vân Canh (γξT2vc): phân bố rất rộng ở Gia Lai, Kon Tum,
Đắk Lắk. Thành phần gồm granomonzonit, monzonit thạch anh, granit
biotit, granosyenit.
Phức hệ Hải Vân (γξT2hv): gặp ở Măng Buk, gồm granit biotit, granit
2 mica, granit alaskit.

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên



18

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

Phức hệ Định Quán (δγJ3dq): phân bố ở đông nam Đắk Lắk và phổ
biến ở Lâm Đồng, gồm diorit horblend, granodiorit horblend biotit, ít granit
biotit-horblend.
Phức hệ Đèo Cả (γδξKdc): phân bố rất hạn chế gồm granodiorit,
granit, granosyenit.
Phức hệ Cà Ná (γK2cn): phân bố ở hồ Lắk, Đà Lạt, bắc Đèo Bảo Lộc,
gồm granit biotit hạt vừa đến lớn, granit hạt nhỏ.
Các thành tạo xâm nhập Kainozoi: gồm phức hệ Măng Xim (γξPmx)
và các đai mạch thuộc phức hệ Phan Rang (γπPpr), phức hệ Cù Mông
(νπNcm) và Phước Thiện (νμNpt) chủ yếu là granit, granosyenit porphyr,
syenit và ít gabronorit, gabrodolerit.
1.3.3

Kiến tạo

1.3.3.1 Vị trí kiến tạo
Khu vực nghiên cứu thuộc 3 đới kiến tạo của miền Nam Việt Nam mà
ranh giới là hệ các đứt gãy kề nhau nằm trong tỉnh Đắk Lắk.
Đới Kon Tum: nằm ở phía nam kéo từ M’Đrắk, Ia Hleo vịng lên Ea
Sup, chiếm tồn bộ diện tích tỉnh Gia Lai và Kon Tum; ở phía bắc tiếp xúc
với đới Quảng Nam – Đà Nẵng qua đứt gãy sâu Hưng Nhượng – Tà Vi. Đới
này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri, nâng vững bền trong suốt Paleozoi,
bị hoạt hóa mác ma kiến tạo mạnh mẽ kiểu rìa lục địa tích cực trong
Paleozoi muộn – Mesozoi sớm và Mesozoi muộn – đầu Kainozoi.

Đới Srêpơk: chiếm diện tích nhỏ ở tây Đắk Lắk, thuộc nếp vòng Đắk
Lin là một khối vỏ lục địa Paleozoi muộn – Mesozoi sớm nằm trong nhánh
phía đơng của đai Đông Miến Điện – Malaysia.
Đới Đà Lạt: tiếp xúc với đới Kon Tum ở phía bắc, đới Srêpơk ở phía
tây bắc, kéo hết phần nam tỉnh Đắk Lắk và tồn bộ diện tích tỉnh Lâm
Chương 1: Khái qt về khu vực Tây Nguyên


19

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

Đồng. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt võng trong Jura
sớm-giữa và trải qua hoạt hóa mác ma kiến tạo mạnh trong Mesozoi muộn
– đầu Kainozoi.
1.3.3.2 Các đứt gãy
Tập trung thành 3 nhóm chính: kinh tuyến, tây bắc – đơng nam và
đơng bắc – tây nam.
Nhóm đứt gãy theo phương kinh tuyến: Gồm các đứt gãy lớn như Pô
Kô, Ia Mơ, Đakse Lô – Mang Yang, M’Đrắk – An Khê, Bản Đôn - Giốc
Giao – Nơ Đơ Rông, Liên Đầm – Phú Sơn, Bình Châu - Đắk Mơbri. Các
đứt gãy này đều có mặt trượt thẳng đứng với sự dịch ngang phải.
Nhóm đứt gãy theo phương tây bắc – đông nam: lớn nhất là đứt gãy
trượt bằng Pô Kô – Sơng Ba, ngồi ra có các đứt gãy Đắk Long, Đắk Nơng
- Đắk Mil, Di Linh – Phan Rí, Liên Khương – Tuy Phong. Đứt gãy Pô Kô –
Sông Ba là đứt gãy thuận, tạo nên địa hào hẹp, được lấp đầy bởi các trầm
tích Neogen.
Nhóm đứt gãy theo phương đông bắc – tây nam: gồm các đứt gãy lớn

Rạch Giá – Buôn Mê Thuột, Vĩnh Long – Tuy Hịa và một số đứt gãy khác
quy mơ từ trung bình đến nhỏ. Chúng đều có mặt trượt hầu như thẳng đứng
với sự dịch chuyển bằng trái.
1.4

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
Trong những năm chiến tranh (1945-1975), việc nghiên cứu địa chất ở
miền Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, chủ yếu do các nhà địa chất
Pháp thực hiện. Trong những cơng trình đã cơng bố về địa chất khu vực có
liên quan đến Tây Nguyên trong thời kỳ này đáng kể nhất là Bản đồ địa
chất Đông Dương tỷ lệ 1/2.000.000 của Fromaget J. tái bản năm 1954; các
tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 do Saurin E., Fontaine H. bổ sung được
Nha Địa dư Đà Lạt lần lượt tái bản trong những năm 1962-1964; Bản đồ

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


20

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

địa chất Campuchia, Lào và Việt Nam tỷ lệ 1/2.000.000 tái bản lần thứ 3
năm 1971 do Fontaine bổ sung cho phần lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 vào Nam;
loạt bản đồ địa chất, kiến tạo, khoáng sản, địa mạo, địa vật lý, ĐCCT,
ĐCTV, tài nguyên nước,... trong “Atlas về các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế và xã hội của vùng hạ lưu sông Mê Kông” do Liên hiệp quốc
xuất bản năm 1968.
Ngay sau khi đất nước được thống nhất, công việc điều tra và nghiên

cứu địa chất được triển khai mạnh mẽ, với việc đo vẽ địa chất ở tỷ lệ
1/500.000 tờ miền Nam Việt Nam, Nguyễn Xuân Bao chủ biên.
Trong những năm tiếp theo, có 2 đề tài về địa chất: ‘Địa chất và
khoáng sản Tây Nguyên’ do Nguyễn Xuân Bao chủ trì và ‘Biểu hiện tân
kiến tạo và kiến tạo hiện đại khu vực Tây Nguyên’ do Nguyễn Cẩn chủ trì.
Từ những năm 80 trở đi, ở miền Nam nói chung đã triển khai công tác
đo vẽ địa chất và điều tra khống sản tỷ lệ 1/200.000 theo các nhóm tờ,
trong đó các nhóm tờ Kon Tum – Bn Mê Thuột (Trần Tính chủ biên) và
Bến Khế - Đồng Nai (Nguyễn Đức Thắng chủ biên) có diện tích trùm lên
khu vực Tây Nguyên. Các nhóm tờ này đã lần lượt được xuất bản trong
những năm 1998-1999. Đồng thời với công tác lập bản đồ, nhiều cơng trình
nghiên cứu chun đề về các đá phun trào bazan, xâm nhập, về kiến tạo, địa
động lực hiện đại, về khoáng sản trên địa phận Tây Nguyên đã được nhiều
nhà địa chất Việt Nam và nước ngồi (Liên Xơ, Pháp,...) thực hiện trong
hơn 20 năm qua cũng là những đóng góp quan trọng, làm sáng tỏ chi tiết
hơn lòng đất Tây Nguyên. Những kết quả nghiên cứu nêu trên, chủ yếu là
các nhóm tờ bản đồ địa chất 1/200.000 vừa thành lập đã được sử dụng làm
nền địa chất cho việc phân loại đất đá phục vụ cho xây dựng các cơng trình
thủy điện trong khu vực này.

Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Nguyên


22

Luận văn Thạc sĩ

KS. Huỳnh Văn Bình

CHƯƠNG 2


TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐẤT ĐÁ
Dấu hiệu địa chất tự nhiên chung nhất được dùng để phân chia các loại đất đá
khác nhau gặp trong vỏ Trái Đất là nguồn gốc của chúng. Do vậy, đất đá được chia
ra macma, biến chất và trầm tích. Mỗi một kiểu nguồn gốc đó đều có hàng loạt các
dấu hiệu và tính chất chỉ đặc trưng riêng cho nó. Quan trọng nhất trong các dấu hiệu
và các tính chất đó là thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo, điều kiện thế nằm,
trạng thái vật lý và các tính chất cơ lý. Tất cả các dấu hiệu quan trọng này cho phép
phân biệt nhiều kiểu đất đá.
Có thể hợp nhất các kiểu nguồn gốc và thạch học khác nhau của đất đá lại
thành những nhóm xác định theo các tính chất cơ lý. Các tính chất cơ lý cho phép
xác định chất lượng xây dựng đối với từng nhóm, tức là đặc trưng độ bền, độ biến
dạng, độ ổn định và độ ngấm nước của chúng. Căn cứ vào tính chất cơ lý [17], có
thể chia ra bốn nhóm đất đá sau đây:
1. Đá cứng là loại đá hoàn hảo nhất về mặt xây dựng cơng trình. Chúng được
phân biệt bởi độ bền và độ ổn định cao, độ biến dạng bé và độ ngấm nước
yếu. Các khu vực phân bố các loại đá như vậy là thuận lợi nhất cho việc xây
dựng bất cứ loại cơng trình nào mà khơng gặp phải những hạn chế đáng kể
và thường không phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo ổn định công trình.
2. Đá nửa cứng khác với đá cứng bởi độ bền và độ ổn định không cao, độ biến
dạng trung bình, độ ngấm nước cao. Chúng thường bị nứt nẻ nhiều, cịn các
đá bị hịa tan thì thường có hang hốc, tuy vẫn có độ bền cao ở mẫu thí
nghiệm. Đá nửa cứng thường được phân biệt bởi tính khơng đồng nhất và
tính dị hướng rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, những khu vực phân bố đá nửa
cứng cũng thuận lợi cho việc xây dưng các cơng trình khác nhau, kể cả
những cơng trình quan trọng, tuy có những hạn chế nhất định và thường phải

Chương 2: Tổng quan về các hệ thống phân loại đất đá



Luận văn Thạc sĩ

23

KS. Huỳnh Văn Bình

áp dụng những biện pháp xử lý cơng trình phức tạp để đảm bảo độ ổn định
và điều kiện khai thác bình thường của cơng trình.
3. Đất rời xốp và mềm dính thường được đặc trưng bởi độ bền, độ ổn định thấp
và độ biến dạng lớn. Một số loại đất thuộc các nhóm này lại ngấm nước
mạnh. Những nhóm đất rời xốp và mềm dính bao gồm các kiểu nguồn gốc
rất khác nhau của đất trầm tích, chủ yếu có tuổi Đệ Tứ. Chúng có đặc điểm là
trạng thái vật lý và tính chất biến đổi nhiều. Điều kiện xây dựng cơng trình
trên những loại đất này thường kèm theo nhiều hạn chế lớn.
4. Đất đá có thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt thì thơng thường là
yếu về mặt xây dựng. Khi chọn vị trí phân bố cơng trình, cố gắng tránh
những khu vực có sự hiện diện loại đất đá này.
Tóm lại, việc phân loại đất đá về mặt địa chất cơng trình cần phải dựa
trên các đặc điểm nguồn gốc, thạch học và tính chất cơ lý của đất đá. Trong
hệ phân loại địa chất cơng trình, các kiểu nguồn gốc và thạch học khác nhau
của đất đá cần phải được chia thành từng nhóm có chất lượng xây dựng
khác nhau đáng kể. Hệ phân loại như vậy được trình bày ở Bảng 2.1.
Trong các cơng trình thủy điện, người ta thường sử dụng các hệ thống
phân loại đất đá dựa vào mức độ phong hóa hoặc căn cứ vào mục đích phục
vụ riêng cho việc thiết kế các cơng trình ngầm. Nhưng cho dù có phân loại
đất đá theo hệ thống nào đi chăng nữa, thì cơ sở của chúng vẫn dựa vào hệ
thống phân loại đất đá như Bảng 2.1.

Chương 2: Tổng quan về các hệ thống phân loại đất đá



Luận văn Thạc sĩ

24

KS. Huỳnh Văn Bình

Bảng 2.1. Phân loại đất đá theo quan điểm địa chất cơng trình [17]
(Theo F.P. Xavarenxki, với sự sửa đổi và bổ sung của V. Đ. Lơmtađze, 1970)
Nhóm đất đá

Sâu – xâm
nhập

Macma
Nửa sâu và
mạch
Granit pocfia,
xienit pocfia,
granodiorit
pocfia, diorit
pocfia, gabro
pocfirit

Trên mặt –
phun trào
Pocfia và
pocfirit có
thạch anh và
khơng có

thạch anh,
diaba, liparit
trachit, daxit,
anđezit, bazan

Các kiểu nguồn gốc và thạch học của đất đá
Biến chất
Vụn kết
Khối
Phiến
núi lửa

I. Đá cứng

Granit, xienit,
granodiorit,
diorit,
gabro,…

II. Đá nửa
cứng

Đá thuộc nhóm I bị phong hóa và nứt nẻ nghiêm trọng, có các chỉ tiêu tính chất cơ lý
bị hạ thấp

Đá hoa,
quaczit

Gơnai, đá
phiến kết tinh


Trầm tích
Hịn mảnh

Loại sét

Hữu cơ và
hóa học

-

Cát kết và
cuội kết có
ximăng bền

-

Đá vơi và
đolomit đặc
xít và bền

Tuf núi lửa,
tufit, tufogen

Cát kết, cuội
kết, bột kết có
ximăng là sét

Đá phiến sét,
đá sét


Đá vơi và
đolomit, sét,
macnơ, phấn,
đá silit

III. Đất rời
xốp

-

-

-

-

-

-

Cát, sỏi, cuội

-

-

IV. Đất mềm
dính


-

-

-

-

-

-

-

Sét, sét pha
cát, cát pha
sét, hồng thổ

-

V. Đất đá có
thành phần,
trạng thái và
tính chất đặc
biệt

-

-


-

-

-

Đất đóng băng có độ bền, độ biến dạng và độ ổn định thay đổi nhiều khi tan băng

Chương 2: Tổng quan về các hệ thống phân loại đất đá

-

Than bùn, đất
mặt, thạch
cao, anhidrit,
muối mỏ
Đất nhân tạo - đất do con người đắp và lấp nền
Cát chảy, bùn
cát

Đất loại sét
chứa muối,
bùn sét


×