Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hoạch định tổng hợp và lập lịch trình sản xuất chính cho công ty cổ phần giấy linh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

VÕ BÁ DUY

HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP VÀ LẬP LỊCH TRÌNH
SẢN XUẤT CHÍNH CHO CƠNG TY CỔ PHẦN
GIẤY LINH XN

Chun ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 1 :.........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 :................................................................................ ........
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ĐHQG Tp. HCM, ngày 24 tháng
09 năm 2010 .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1................................................................................................................................
2................................................................................................................................
3................................................................................................................................
4................................................................................................................................
5................................................................................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa .
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2010 .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VÕ BÁ DUY

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 09/11/1984

Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MSHV: 01708015

I- TÊN ĐỀ TÀI:
HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP VÀ LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT
CHÍNH CHO CƠNG TY CỔ PHẦN GIẤY LINH XUÂN
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Áp dụng lý thuyết về Hoạch định tổng hợp và Lập lịch trình sản xuất chính vào
thực tế tại Cơng ty cổ phần giấy Linh Xuân.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 25/01/2010

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/07/2010
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CN
(Họ tên và chữ ký)

: PGS.TS Bùi Nguyên Hùng

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH


‐ i –
 
 

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Bùi Nguyên Hùng,
người đã dành nhiều thời gian q báu để tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian
làm luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp trường ĐH
Bách Khoa TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức q báo cho tơi
hồn tất khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã chia sẻ cùng tơi
những khó khăn, kiến thức, tài liệu học tập trong suốt quá trình học lớp MBA17 này.
Xin chân thành cảm ơn đến bộ phận sản xuất, phịng kinh doanh, phịng kế tốn
của cơng ty cổ phần giấy Linh Xuân và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi
rất nhiều trong q trình thu thập dữ liệu cho luận văn này.
Cuối cùng xin cảm ơn Cha, Mẹ, các anh chị em trong gia đình và bạn bè đã
động viên tơi và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong cuộc sống này.
Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả !
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2010
Người thực hiện

Võ Bá Duy


‐ ii –
 
 

TÓM TẮT LUẬN VĂN
“Hoạch định tổng hợp và lập lịch trình sản xuất chính cho cơng ty cổ phần giấy
Linh Xuân.” là một đề tài nghiên cứu ứng dụng dựa trên nền tảng lý thuyết Hoạch định
tổng hợp và lập lịch trình sản xuất chính, chúng giữ vai trị cơ bản trong các tổ chức
sản xuất và là sự hỗ trợ khi các bộ phận chức năng trong tổ chức tương tác lẫn nhau.

Mục tiêu chính của luận văn tập trung xây dựng mơ hình hoạch định tổng hợp và lập
lịch trình sản xuất chính với sự tối thiểu hóa chi phí và thơng qua việc áp dụng tại GLX
sẽ xác định tính phù hợp với cơng ty vừa và nhỏ.
Hoạch định tổng hợp và lập lịch trình sản xuất được sử dụng khá phổ biến trên
thế giới. Nó là hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và quản lý vận hành. Hoạch
định tổng hợp sẽ xác định mực độ tổng hợp kinh tế nhất với lực lượng sản xuất và với
mức độ tồn kho nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong thời kỳ trung hạn. Trong các giới
hạn của hoạch định tổng hợp, Lập lịch trình sản xuất chính sẽ giúp cơng ty xác định
cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm và khi nào thì sản xuất trong thời kỳ ngắn hạn.
Luận văn này ứng dụng tại GLX, một công ty sản xuất vừa và nhỏ, mà việc
Hoạch định tổng hợp và Lập lịch trình sản xuất là chưa được sử dụng. Qua các điều
kiện thực tế tại GLX, tính tương thích của mơ hình sẽ được xem xét.
Kết quả của luận văn là các giải pháp có khả năng thực hiện nhất cho công tác
quản lý vận hành tại GLX, khơng chỉ nêu tính khả thi và hiệu quả của mơ hình mà cịn
giúp đưa ra kế hoạch cho Hoạch định nhu cầu vật tư được trình bày ở phần sau luận
văn.


‐ iii –
 
 

ABSTRACT
“Aggregate Production Planning (APP) and Master Production Scheduling
(MPS) for the Linh Xuân paper joint-stock company” is the application research that
base on the fundamental theory of Aggregate Production Planning and Master
Production Scheduling which plays a fundamental role inside any manufacturing
organization and is a complement when it interacts with all the functional departments
of the organization. The main target of this composition concentrate to build the model
of Aggregate Production Planning and Master Production Scheduling in which the cost

will be minimized and through GLX to determined the suitability with the medium and
small firm.
Aggregate Production Planning and Master Production Scheduling is commonly
used on the world. It is a major activity in the feld of production and operations
management. The APP seeks to determined the most economic aggregate levels of the
production workforce and inventory that will satisfy demand requirements in the
medium term. Within the constraint of aggregate of planning, the MPS help the
organization determine how many products will be produced and when will produced
in the short-term.
The composition applies to GLX, a medium and small firm, in which APP and
MPS haven’t been used. And the real condition of GLX will be considered to suitable.
The result of the composition is the best possible solutions for the operation
management at GLX not only the feasibility and effectivity of model but also the
planning for material requirement indicating in the last of composition.


‐ iv –
 
 

MỤC LỤC
Chương 1 :

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..........................................................................1

1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI :........................................................................................... 1

1.2.


MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI : ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu : ........................................................................................................................... 2

1.2.2.

Ý nghĩa : ............................................................................................................................. 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU : ................................................................................................... 3

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : ........................................................................................ 4

Chương 2 :
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................6

HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP :................................................................................................ 6

2.1.1.

Các khái niệm và nội dung liên quan : ............................................................................... 6


2.1.2.

Các yếu tố đầu vào và đầu ra của Hoạch định tổng hợp : .................................................. 8

2.1.3.

Mục tiêu hoạch định tổng hợp :.......................................................................................... 9

2.1.4.

Quy trình hoạch định tổng hợp :....................................................................................... 10

2.1.5.

Các phương pháp hoạch định tổng hợp :.......................................................................... 12

2.1.6.

Các chiến lược hoạch định tổng hợp :.............................................................................. 17

2.2.

DỰ BÁO NHU CẦU :.......................................................................................................... 19

2.2.1.

Giới thiệu :........................................................................................................................ 19

2.2.2.


Các phương pháp dự báo :................................................................................................ 21

2.3.

LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH : .......................................................................... 28

2.3.1.

Mục tiêu của MPS :.......................................................................................................... 29

2.3.2.

Giới hạn thời gian :........................................................................................................... 30

2.3.3.

Các yếu tố đầu vào- đầu ra : ............................................................................................. 31


‐ v –
 
 
2.3.4.

Lịch trình MPS :............................................................................................................... 32

2.3.5.

Mơi trường kinh doanh cho MPS :................................................................................... 33


Chương 3 :
3.1.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP GIẤY LINH XUÂN...................35

GIỚI THIỆU CHUNG : ....................................................................................................... 35

3.1.1.

Đặc điểm xây dựng cơng ty :............................................................................................ 35

3.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty : ........................................................................ 36

3.2.

MƠ TẢ TĨM TẮT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT : ............................................................... 36

3.2.1.

Sơ đồ quy trình cơng nghệ : ............................................................................................. 36

3.2.2.

Nhu cầu nhân lực :............................................................................................................ 39

3.2.3.

Sơ đồ tổ chức sản xuất hàng hóa:..................................................................................... 39


3.3.

VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TẠI CÔNG TY GLX : ...................................................................... 43

Chương 4 :

HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP VÀ LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT

CHÍNH TẠI CƠNG TY CP GIẤY LINH XUÂN.....................................................45
4.1.

YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP :.................................................. 45

4.1.1.

Dự báo nhu cầu : .............................................................................................................. 46

4.1.2.

Xác định các ràng buộc về năng lực sản xuất : ................................................................ 55

4.1.3.

Các ràng buộc về chính sách : .......................................................................................... 57

4.1.4.

Xác định các đáp ứng hiện tại tại GLX : .......................................................................... 60


4.1.5.

Xác định các ràng buộc về chính sách của GLX :............................................................ 61

4.1.6.

Xác định các loại chi phí liên quan : ................................................................................ 63

4.2.

CÁC PHƯƠNG ÁN HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP : ............................................................ 70

4.3.

LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH : .......................................................................... 75

4.3.1.

Q trình thực hiện lịch trình sản xuất chính tại GLX : ................................................... 75

4.3.2.

Lập lịch trình sản xuất theo tuần cho bán thành phẩm :................................................... 78

4.3.3.

Lập lịch trình sản xuất theo tuần cho thành phẩm :.......................................................... 82


‐ vi –

 
 
4.3.4.
4.4.

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu : .............................................................................. 84
NHỮNG LƯU Ý KHI ÁP DỤNG HDTH VÀ LLTSXC TẠI GLX :.................................. 89

Chương 5 :

KẾT LUẬN, ĐÓNG GÓP VÀ KIẾN NGHỊ....................................91

5.1.

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 91

5.2.

ĐÓNG GÓP.......................................................................................................................... 92

5.3.

KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................... 93


‐ vii –
 
 

DANH SÁCH HÌNH VẼ


Hình 1.1 – Mơ hình tổng qt của bài tốn Hoạch định sản xuất...................................4
Hình 1.2 – Mơ hình chi tiết .............................................................................................5
Hình 2.1 – Quy trình quản lý sản xuất trung hạn............................................................7
Hình 2.2 – Quy trình Hoạch định tổng hợp ....................................................................8
Hình 2.3 - Quản trị đầu ra – Hoạch định tổng hợp .........................................................9
Hình 2.4 - Quy trình hoạch định tổng hợp ....................................................................12
Hình 2.5– Quy tắc trong MPS.......................................................................................30
Hình 3.1 – Quy trình cơng nghệ sản xuất giấy tissue ...................................................38
Hình 3.2– Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần giấy Linh Xuân...........................................40
Hình 4.1 – Đồ thị sản lượng bán giấy thành phẩm Tissue từ 01/2008 đến 01/2009 ....49
Hình 4.2 - Đồ thị kết quả dự báo...................................................................................54


‐ viii –
 
 

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 - Mục tiêu Hoạch định tổng hợp......................................................................9
Bảng 2.2– So sánh các phương pháp Hoạch định tổng hợp chủ yếu.............................16
Bảng 2.3 – Tác động của các chiến lược khác nhau ......................................................18
Bảng 4.1 – Sản lượng bán giấy thành phẩm tissue(kg) từ 01/2008 đến 01/2009 ..........48
Bảng 4.2 - Kiểm định dự báo .........................................................................................52
Bảng 4.3 - Kết quả dự báo bằng SPSS...........................................................................53
Bảng 4.4 – Tình hình sản xuất, tiêu thụ, XNK các sản phẩm giấy (2008) ....................58
Bảng 4.5 – Cơ cấu tiêu dùng ..........................................................................................59
Bảng 4.6 - Mô tả tổng sản lượng thành phẩm sản xuất, chi phí sản xuất và chi phí
lương sản xuất ................................................................................................................64
Bảng 4.7 - Bảng tổng hợp chi phí cho các phương án HDTH.......................................74

Bảng 4.8 - Các sản phẩm tissue dự báo năm 2010 ........................................................75
Bảng 4.9 - Bảng ghi chép MPS cho 12 tuần ( bắt đầu từ tháng 7 ) ...............................77
Bảng 4.10 - Thiết lập bài tốn vận tải cho cơng suất thiết bị tuần 1 – tháng 7..............80
Bảng 4.11 - Lịch trình sản xuất theo tuần các bán thành phẩm .....................................81
Bảng 4.12 - Lịch trình sản xuất theo tuần các thành phẩm............................................83
Bảng 4.13 - Định mức nguyên vật liệu ..........................................................................84
Bảng 4.14 - Nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết trong các tuần (kg)...............................85


‐ ix –
 
 


‐ 1 –
 
 

Chương 1 :

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

 

1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI :
Nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam vừa trải qua cuộc khủng hoảng. Từ

đó cho thấy những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng

to lớn. Hiện nay Việt Nam có gần 500 doanh nghiệp giấy, nhưng đa phần là các công
ty nhỏ, hộ sản xuất cá thể (khoảng 88% doanh nghiệp có cơng suất dưới 10.000
tấn/năm); ln có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp
liên doanh và với các mặt hàng nhập khẩu.
Công ty cổ phần giấy Linh Xn là cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ, trong q
trình hoạt động sản xuất ln gặp rất nhiều khó khăn : chi phí sản xuất cao, chất lượng
sản phẩm chưa ổn định (do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu), cạnh
tranh cao (do sản phẩm giấy tissue gần như bão hịa trên thị trường), khơng có hệ thống
phân phối sản phẩm riêng, khiến các đơn đặt hàng khá phức tạp : thay đổi thường
xuyên về quy cách sản phẩm, số lượng,… khiến GLX luôn bị động trong đầu vào và
đầu ra sản xuất. Do đó các cơng ty vừa và nhỏ như GLX cần phải xây dựng các kế
hoạch sản xuất trong trung hạn để công ty chủ động hơn trong quản lý sản xuất, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn đồng thời vẫn đảm bảo tính khả thi, sự linh động,
hiệu quả vốn có của cơng ty.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công ty GLX cũng như muốn áp dụng được
những gì mình đã học vào thực tiễn, tôi quyết định chọn đề tài :
“Hoạch định tổng hợp và lập lịch trình sản xuất chính cho công ty cổ phần giấy
Linh Xuân”


‐ 2 –
 
 

1.2.

MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI :

1.2.1. Mục tiêu :
Mục tiêu chính của luận văn là áp dụng lý thuyết về Hoạch định tổng hợp và lập

lịch trình sản xuất chính vào thực tế tại cơng ty GLX .
Do công ty GLX là một công ty nhỏ, các đơn đặt hàng nhỏ lẻ trong ngắn hạn,
thay đổi thường xuyên về số lượng, quy cách thông số sản phẩm. Điều kiện sản xuất
đôi khi thay đổi qua từng ngày, lên kế hoạch sản xuất trong ngắn hạn : ngày, tuần,
tháng. Nhưng để có hiệu quả cao hơn trong quản lý sản xuất, cơng ty cần có cả kế
hoạch trong trung hạn. Do đó, cần có sự kết hợp với các phương pháp quản lý như:
Hoạch định tổng hợp và Lập lịch trình sản xuất chính.
Từ đó phát triển kế hoạch sản xuất hiệu quả tại một công ty nhỏ như GLX. Cụ
thể mục tiêu của đề tài được thực hiện một cách tuần tự như sau :
• Xây dựng mơ hình Hoạch định tổng hợp vào điều kiện thực tế tại GLX. .
• Xây dựng mơ hình Lập lịch trình sản xuất chính vào điều kiện thực tế tại
GLX
• Xác định những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Hoạch định tổng hợp và Lập
lịch trình sản xuất chính cho cơng ty sản xuất vừa và nhỏ như GLX.

1.2.2. Ý nghĩa :
Do công ty GLX là công ty vừa và nhỏ, việc áp dụng Hoạch đinh sản xuất tại
GLX với cái nhìn tổng hợp về : Hoạch định tổng hợp, Lập lịch trình sản xuất chính sẽ
có ý nghĩa lớn đối với GLX cũng như bản thân tác giả đang làm việc tại GLX.
Đối với GLX, đề tài này có ý nghĩa :
• Giúp đảm bảo máy móc thiết bị được đủ tải, giảm thiểu việc thiếu tải hoặc
quá tải


‐ 3 –
 
 

• Đảm bảo cơng suất sản xuất thỏa mãn đầy đủ nhu cầu khách hàng.
• Giúp cơng ty ứng phó được với những thay đổi bắt buộc hoặc thay đổi có

tính hệ thống của hệ thống sản xuất sao cho có thể đáp ứng được cả mức nhu
cầu cao nhất và mức nhu cầu thấp nhất của khách hàng
• Giúp công ty đáp ứng các nhu cầu của khách hàng tốt hơn, nhanh hơn tăng
tính cạnh tranh.
• Làm được nhiều đầu ra nhất từ những nguồn lực có sẵn.
• Giúp loại bỏ được các chi phí bất hợp lý.
Có thể xem đề tài như là một trong những biện pháp giúp công ty tạo sự thay
đổi trong quản lý, linh hoạt hơn với nhũng biến động của thị trường.
Đối với bản thân tác giả, đề tài này có ý nghĩa :
• Là cơ hội để vận dụng lý thuyết vào thực tế, để thấy được những ứng dụng
của lý thuyết cũng như việc áp dụng lý thuyết tại một công ty trong thực tế.
• Đánh giá được đâu là những điểm cần được ứng dụng, đâu là điểm khó khăn
hạn chế của lý thuyết khi áp dụng tại cơng ty
• Tự đánh giá được năng lực bản thân tác giả.
1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Công ty cổ phần giấy Linh Xuân sản xuất hai chủng loại giấy : giấy carton và

giấy tissue. Tác giả tập trung nghiên cứu sản phẩm giấy tissue vì : sản phẩm giấy tissue
là sản phẩm truyền thống và là thế mạnh của công ty, thị trường giấy tissue trong nước
đã bão hòa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cao, việc nâng cao hiệu
quả quản lý sẽ ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của công ty.
Thông qua những số liệu về sản phẩm, quy trình sản xuất tại cơng ty, quy mơ
của cơng ty,.. từ đó sẽ chọn ra phương án hiệu quả cho việc Hoạch định tổng hợp và


‐ 4 –
 
 


Lập lịch trình sản xuất chính tại cơng ty GLX được trình bày trong luận văn. Thời gian
lấy số liệu là từ tháng 01/2008 đến ngày hoàn thành luận văn.

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Với mục tiêu và phạm vi luận văn đã xác định, mơ hình bài tốn hoạch định sản

xuất tại GLX được đề nghị như sau :
• Mơ hình tổng quát :
Các yếu tố
đầu vào

Hoạch định
sản xuất

Đầu ra của bài tốn
hoạch định sản xuất

Sự điều chỉnh

Hình 1.1 – Mơ hình tổng qt của bài tốn Hoạch định sản xuất
Nguồn trích : Lesson 8 – Production planning and control – Abha Kumar
/>
• Mơ hình chi tiết :

(1)



‐ 5 –
 
 

Thị trường
và nhu cầu

Dự báo :
- Nhu cầu
- Đơn đặt hàng

Năng lực đáp ứng :
- Máy móc, thiết bị
- Con người
- Tài chính
- Hợp đồng phụ

Các đơn đặt hàng
của khách hàng :
chất lượng, ngày
giao,..

Quyết định
về sản phẩm

Nghiên cứu
và công nghệ

Chiến lược cơng ty :
- Các quyết định

hoạch định q trình
- Công suất
Hoạch định tổng
hợp
-Tốc độ sản xuất
-Mức độ sử dụng
lao động
-Mức tồn kho
Lập lịch trình sản xuất
chính
-Dự báo nhu cầu sản xuất
-Quyết định công suất dây
chuyền
-Thời gian hẹn giao hàng

Đáp ứng hiện tại :
- Ngun vật liệu thơ
sẵn có
- Tồn kho dùng được

Chính sách cơng ty :
- Giá cả
- Nhân sự
- Khách hàng
- Tồn kho
- Sản phẩm

Các dự báo : chất
lượng, ngày hồn
thành,..


Hình 1.2 – Mơ hình chi tiết
Nguồn : Jay Heizer & Barry Render (2004), Operations Management, [The Pearson
Prentice Hall ] ( 2 )

Trong chương đầu tiên, luận văn đưa ra được lý do hình thành đề tài, mục tiêu ý nghĩa
của đề tài, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đây là những
bước cơ bản đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết, hình thành mơ hình bài
tốn Hoạch định tổng hợp và Lập lịch trình sản xuất chính tại GLX.


‐ 6 –
 
 

Chương 2 :

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung chương 2 giới thiệu tổng quan cơ sở lý thuyết Hoạch định tổng hợp
(HDTH), lý thuyết về dự báo và lý thuyết về lập lịch trình sản xuất chính (LLTSXC)
để phục vụ cho mơ hình bài tốn ứng dụng tại GLX.
 

2.1.

HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP :

2.1.1. Các khái niệm và nội dung liên quan :
Hoạch định tổng hợp là quá trình lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực một cách

hợp lý vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đảm bảo cực tiểu hóa
tồn bộ chi phí có liên quan đến chương trình sản xuất được lập ra.
Hoạch định tổng hợp đưa ra số lượng và thời điểm sản xuất cho một tương lai
trung hạn, thường từ 3-18 tháng. Tuy nhiên, nếu nhu cầu cho đầu ra của hệ thống có
tính chất theo mùa thì kế hoạch thường nên kéo dài ít nhất 12 tháng (thường bao trùm
tồn bộ chu kỳ biến đổi của nhu cầu) .
Trong hoạch định tổng hợp, yếu tố năng lực sản xuất là không thể thay đổi được
(là khả năng sản xuất tối đa của hệ thống máy móc thiết bị và nhà xưởng trong điều
kiện kinh tế kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhất định)
Nội dung của Hoạch định tổng hợp :
• Dự báo nhu cầu sản phẩm
• Lập các phương án chương trình sản xuất theo thời gian nhằm thõa mãn nhu
cầu đã dự báo.
• Xác định các chi phí liên quan đến các phương án sản xuất
• Lựa chọn phương án tối ưu.
Tài liệu cơ sở cho Hoạch định tổng hợp :


‐ 7 –
 
 

• Nhu cầu thị trường, các đơn đặt hàng.
• Năng lực sản xuất hiện tại .
• Tồn kho sản phẩm hiện tại và mức tồn kho mong muốn cuối mỗi kỳ sản
xuất.
• Lực lượng lao động, khả năng làm thêm giờ và các chi phí liên quan.
• Các hợp đồng phụ th gia cơng bên ngồi.
Các dự báo nhu cầu
Các nguồn lực có sẵn


Hàng quý/ hàng tháng

Hoạch định tổng hợp

Hoạch định sản xuất
Các đơn đặt hàng của
khách hàng
Hàng tháng/ hàng tuần

Hoạch định chi tiết
Thành phẩm tồn kho

Lập lịch trình sản xuất chính
Thành phẩm tồn kho
Hoạch định nhu cầu vật tư
Tồn kho các bộ phận
và nguyên vật liệu thô
Các đơn đặt hàng của
khách hàng

Hóa đơn vật tư
Hàng tháng/ hàng tuần

Điều độ sản xuất

Hàng tuần/ hàng ngày

Hình 2.1 – Quy trình quản lý sản xuất trung hạn
Nguồn: ( 3 )



‐ 8 –
 
 

2.1.2. Các yếu tố đầu vào và đầu ra của Hoạch định tổng hợp :
2.1.2.1. Các yếu tố đầu vào :
Q trình hoạt động
-Năng suất máy móc hiện tại
-Kế hoạch cho năng suất tương lai
-Năng suất lực lượng lao động
-Mức độ sử dụng nhân viên hiện tại

Vật tư
-Năng lực nhà cung cấp
-Khả năng tồn trữ
-Vật tư có sẵn

HOẠCH
ĐỊNH
TỔNG
HỢP

Kỹ thuật
-Các sản phẩm mới
-Thay đổi trong thiết kế sản phẩm
-Mức độ máy móc

Sự phân phối và Marketing

-Nhu cầu khách hàng
-Nhu cầu tương lai.
-Hành vi cạnh tranh

Kế tốn và tài chính
-Dữ liệu về chi phí
-Điều kiện tài chính của
cơng ty

Nguồn nhân lực
-Điều kiện thị trường lao động
-Năng lực đào tạo

Hình 2.2 – Quy trình Hoạch định tổng hợp
Nguồn: />
(3)


‐ 9 –
 
 

2.1.2.2. Các yếu tố đầu ra :
Các sản phẩm bổ sung

Lực lượng lao động và
sự thay đổi lực lượng
lao động

Giá cạnh tranh


HOẠCH
ĐỊNH
TỔNG
HỢP

Số lượng hoặc giá trị
của Đơn hàng dở dang,
Đơn hàng dự trữ, Hàng
có sẵn để bán

Mức sản xuất
hàng tháng

Mức tồn kho

Số lượng hoặc giá
trị Hợp đồng phụ

Hình 2.3 - Quản trị đầu ra – Hoạch định tổng hợp
Nguồn : IES 371 Engineering Management – Chapter 14 : Aggregate Planning
( 4 )
2.1.3. Mục tiêu hoạch định tổng hợp :
Bảng 2.1 - Mục tiêu Hoạch định tổng hợp
Mục tiêu

Nhận xét

Nếu nhu cầu khách hàng không bị ảnh hưởng bởi kế
Tối thiểu chi phí/ Tối đa lợi

hoạch thì việc giảm chi phí cũng có nghĩa là tăng lợi
nhuận
nhuận
Tối đa dịch vụ khách hàng

Thời gian giao hàng và giao hàng đúng hạn là hai
thước đo về thời gian mang tính cạnh tranh tiên
quyết


‐ 10 –
 
 

Tối thiểu đầu tư tồn kho

Tích lũy do tồn kho lớn rất tốn kém bởi vì khơng
thể sử dụng hết để đầu tư thêm vào sản xuất

Những thay đổi thường xuyên về sản lượng có thể
Tối thiểu những thay đổi về gây ra những khó khăn trong việc phối hợp cung
sản lượng
ứng vật tư và ln địi hỏi phải cân đối lại dây
chuyền sản xuất
Nhân lực lao động có thể gây ra giảm năng suất do
Tối thiểu những thay đổi về
những nhân viên mới cần có thêm thời gian để làm
nhân lực
việc hết cơng suất
Những cơng ty có chiến lược tập trung vào sản

Tối đa công suất nhà xưởng
phẩm đều phải tận dụng hết cơng suất nhà xưởng
và máy móc
và thiết bị
Nguồn : IES 371 Engineering Management – Chapter 14 : Aggregate Planning
( 4 )
2.1.4. Quy trình hoạch định tổng hợp :
 
 


‐ 11 –
 
 

Nhu cầu giấy tissue thông qua việc dự báo trong từng tháng
Xác định các ràng buộc về năng lực sản xuất:
-Máy móc, thiết bị
-Con người
-Tài chính
-Hợp đồng phụ
Xác định các ràng buộc về chiến lược của công ty :
-Chiến lược sản phẩm
-Chiến lược về công suất
-Chiến lược mở rộng sản xuất
Xác định các đáp ứng hiện tại tại công ty :
-Ngun vật liệu thơ sẵn có
-Tồn kho dùng trước
Xác định các ràng buộc về chính sách cơng ty :
-Giá cả

-Nhân sự
-Khách hàng
-Tồn kho
Xác định các loại chi phí liên quan :
-Chi phí định kỳ
-Chi phí làm thêm giờ
-Chi phí thuê và sa thải cơng nhân
-Chi phí tồn kho
Các kế hoạch, phương án đề ra
Kế hoạch có được chấp nhận hay ko ?

Thực hiện các quyết định theo kế hoạch đề ra
Hoạch định cho thời gian tới

Không


‐ 12 –
 
 

Hình 2.4 - Quy trình hoạch định tổng hợp
Nguồn : TS.Nguyễn Quỳnh Mai (2006), Quản lý sản xuất, Bài giảng môn học, Lớp cao
hoc Quản trị Doanh nghiệp-Đại học BK Tp.HCM ( 5 )
2.1.5. Các phương pháp hoạch định tổng hợp :
2.1.5.1. Phương pháp khơng chính tắc hay phương pháp thử và so sánh (Informal
or Trial-and-Error Approach)
a) Sản xuất theo nhu cầu (Matching Demand) :
Công suất của mỗi giai đoạn thay đổi theo mức nhu cầu tổng hợp đã được dự
báo ứng với giai đoạn đó. Sự thay đổi về công suất trong mỗi giai đoạn đạt được là do

thay đổi lực lượng lao động. Tồn kho thành phẩm để ở mức thấp nhất. Chi phí cho lao
động và chi phí cho ngun liệu sẽ có xu hướng tăng lên do có sự thay đổi thường
xuyên. Nhưng phương pháp này sẽ ảnh hưởng đến thái độ người lao động, làm giảm
năng suất lao động.
Tính tốn về lực lượng lao động sử dụng trên cơ sở thơng tin có được trong q
trình sản xuất. Chi phí chủ yếu cho phương án này chủ yếu là chi phí do việc thay đổi
lực lượng lao động theo từng giai đoạn.
Chiến lược này thích hợp với những nơi mà lao động không cần tay nghề cao
hoặc đối với những người làm thêm để có thu nhập phụ.
b) Cân đối công suất (Level Capacity) :
Cân đối cơng suất có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh hàng tồn kho,
điều chỉnh hàng chờ, điều chỉnh giờ làm thêm hoặc hợp đồng phụ.
Cân đối bằng cách điều chỉnh tồn kho : tăng mức tồn kho trong giai đoạn thấp
để tăng cường cung cấp cho giai đoạn nhu cầu tăng cao trong tương lai.
Ưu điểm :


‐ 13 –
 
 

-

Q trình sản xuất ổn định, khơng có những thay đổi bất thường.

-

Kịp thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

-


Việc điều hành quá trình sản xuất đơn giản.

Nhược điểm :
-

Nhiều loại chi phí tăng lên như: chi phí tồn kho, chi phí bảo quản.

-

Nếu thiếu hàng sẽ bị mất doanh số khi nhu cầu gia tăng.

Cân đối bằng cách điều chỉnh hàng chờ : trong giai đoạn có nhu cầu cao, doanh
nghiệp có thể thực hiện đặt cọc trước.
Ưu điểm :
-

Ổn định được công suất sản xuất.

-

Tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp.

Nhược điểm :
-

Có thể bị mất khách hàng.

-


Có thể làm phật lịng khách hàng khi nhu cầu của họ không được thỏa
mãn.

Cân đối bằng cách điều chỉnh giờ làm thêm : doanh nghiệp cố định số lao động
nhưng điều chỉnh số giờ làm việc. Khi nhu cầu tăng cao có thể làm thêm giờ. Khi nhu
cầu xuống thấp có thể cho nhân viên nghỉ ngơi chờ việc chứ không cần cho nghỉ việc
Ưu điểm :
-

Giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời với những thay đổi của nhu cầu
thị trường.

-

Ổn định được nguồn nhân lực, giảm các chi phí liên quan đến thơi
việc.

-

Tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.


×