Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.71 KB, 15 trang )

LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VỚI VIỆC
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.khái niệm và phân loại tiền
Vốn bằng tiền là bộ phận tài sản lưu động tồn tại dưới hình thức tiền tệ
Vốn bằng tiền bao gồm; Tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí đá quý dùng
làm phương tiện thanh toán
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp có thể; Hiện có tại quỹ, gửi ngân hàng, gửi công ty tài
chính, đang trong quá trình chuyển vào ngân hàng, chuyển qua bưu điện
Trong doanh nghiệp vốn bằng tiền là loại tài sản có tính linh hoạt cao nhất (dễ
dàng chuyển đổi thành loại tài sản khác), do đó giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu
vốn kinh doanh
1.2.Đặc điểm, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán tiền
1.2.1.Đặc điểm, nhiệm vụ hạch toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ,
được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, vừa là kết quả của việc
mua bán, thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy quy mô của vốn bằng tiền phản ánh
khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp và một bộ phận của vốn lưu động.
Mặt khác, vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt
chẽ vì trong quá trình luân chuyển, sử dụng hay cất giữ vốn bằng tiền đều rất dễ
mát mát, lợi dung,…Do vậy việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các
nguyên tắc, chế độ quản lý chặt chẽ, khoa học. Xuất phát từ những đặc điểm quản
lý vốn bằng tiền nêu trên hạch toán vốn bằng tiền phải thực hiện các nhiêm vụ sau:
- Hàng ngày, phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên
đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các
sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
- Phản ánh tình hình số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp
hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làm
cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp thích hợp, giải
phóng nhanh tiền đang chuyển kịp thời


1.2.2.Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
Hạch toán vốn bằng tiền phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
Sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt nam (VND) để ghi sổ kế
toán và lập báo cáo tài chính (trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ
khác)
Ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng phải quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỉ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán
Ngoại tệ xuất quỹ tiền mặt, xuất quỹ tiền gửi được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá xuất (tính theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc FIFO hoặc
LIFO. Bởi vì tiền được coi là loại hàng hóa đặc biệt)
Tổ chức hạch toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ trên tài khoản ngoài bảng (TK
007)
Vàng bạc, kim khí, đá quý chỉ hạch toán vào tài khoản vốn bằng tiền đối với
doanh nghiệp không đăng kí kinh doanh vàng bạc, kim khí, đá quý. Vàng bạc phải
được theo dõi về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng
thứ, từng loại
Vàng bạc, kim khí, đá quý nhập quỹ được phản ánh theo giá thực tế (giá mua
hoặc giá được thanh toán). Khi xuất quỹ được tính giá theo một trong các phương
pháp bình quân; FIFO, LIFO, đích danh
1.3.Yêu cầu công tác quản lí tiền trong các doanh nghiệp
Để quản lí tốt vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thì trước hết cần tách biệt việc
bảo quản vốn bằng tiền khỏi việc ghi chép các nghiệp vụ này. Ngoài ra doanh
nghiệp còn phải phân công một số nhân viên làm nhiệm vụ ghi sổ để kiểm tra công
việc của người này thông qua công việc của người kia. Việc phân chia trách nhiệm
như trên là nhằm hạn chế bớt tình trạng gian lận cũng như sự móc ngoặc giữa các
nhân viên trong việc tham ô tiền mặt. Các bước chính để thực hiện quản lý vốn
bằng tiền gồm có:
Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc giữ các sổ sách kế toán. Những nhân

viên giữ tiền mặt không được tiếp cận với sổ sách kế toán và các nhân viên kế toán
không được giữ tiền mặt, ban hành chế độ kiểm kê quỹ, quy định rõ ràng trách
nhiệm cá nhân trong việc quản lí tiền tại quỹ
Lập bản danh sách ghi hóa đơn thu tiền tại thời điểm và nơi nhận tiền mặt.
Thực hiện thanh toán bằng Séc, chỉ nên dùng tiền mặt cho các khoản chi tiêu
lặt vặt, không được chi trả tiền mặt thay cho việc chi trả Séc
Trước khi phát hành một tờ séc để thanh toán, phải kiểm tra số lượng và giá
trị các khoản chi tránh việc phát hành Séc quá số dư
Tách chức năng duyệt chi khỏi chức năng ký Séc
1.4.Kế toán vốn bằng tiền
1.4.1.Chứng từ ban đầu
Chứng từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu (đầu vào) được xem như là
nguồn kế toán sử dụng để qua đó tạo lập nên những thông tin có tính tổng hợp
phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Do có vai trò như vậy nên việc tổ chức, và
chế độ chứng từ kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin của kế
toán
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế đã
phát sinh và thực sự hoàn thành. Nó có ý nghĩa kinh tế và pháp lý quan trọng
không chỉ đối với công tác kế toán mà còn có liên quan ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Chứng từ kế toán trong doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng kế toán
khác nhau nên mang tính đa dạng, gắn liền với đặc điểm hoạt động, lĩnh vực kinh
doanh, tính chất sở hữu…
Chứng từ ban đầu của kế toán vốn bằng tiền bao gồm có: Phiếu thu, phiếu chi,
hóa đơn giá trị gia tăng,… đối với tiền mặt.Còn đối với tiền gửi ngân hàng bao
gồm có giấy báo Nợ, giấy báo Có, …Đó là những chứng từ ban đầu. Còn dựa vào
các chứng từ đó doanh nghiệp sẽ có các cách vào sổ khác nhau tùy theo hình thức
sổ mà doanh nghiệp áp dụng
1.4.2.Tài khoản sử dụng
Trong kế toán vốn bằng tiền, ngoài các tài khoản liên quan đến tiền trong các
nghiệp vụ như: tài khoản tạm ứng (141), tài khoản phải thu (131), tài khoản phải

trả (331), hay mua các nguyên vật liệu (152), chênh lệch tỉ giá (431),vv…và các tài
khoản chi tiết đi kèm. Nhưng tài khoản chính mà chúng ta đang nghiên cứu ở đây
bao gồm các tài sau:
* Tài khoản tiền mặt (111); Để phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ về tiền tại
doanh nghiệp. TK 111 có kết cấu và nội dung như sau
- Bên Nợ: + Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý nhập quỹ
+ Số tiền thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Bên Có: + Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý xuất quỹ
+ Số tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê quỹ
- Số dư Nợ : Khoản tiền tồn quỹ
TK 111 có 3 TK cấp 2 để phản ánh chi tiết các loại tiền tại quỹ:
TK 1111- tiền Việt Nam; Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ của đồng Việt
Nam
TK 1112- Ngoại tệ; Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ ngoại tệ theo giá trị
quy đổi ra đồng Việt Nam
TK 1113- Vàng bạc, kim khí, đá quý; Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí, đá
quý nhập, xuất và tồn quỹ
* Tài khoản tiền gửi (112); Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi vào ngân
hàng, kho bạc, công ty tài chính, để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Kế
toán sử dụng TK 112- tiền gửi ngân hàng phản ánh số hiện có và tình hình biến
động các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng, kho bạc, hoặc công ty tài
chính. Căn cứ hạch toán trên TK 112 là các giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê
của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc.Nội dung và kết cấu của TK 112 như sau
- Bên Nợ; + Các khoản tiền gửi ngân hàng( hoặc kho bạc, công ty tài chính)
- Bên Có; + Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng( hoặc kho bạc, công ty tài chính)
- Số dư Nợ; + Số tiền hiện còn gửi tại ngân hàng (hoặc kho bạc, công ty tài chính)
TK 112 được mở ba TK cấp 2 sau:
TK 1121- Tiền Việt Nam; Phản ánh các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam
TK 1122- Tiền gửi là ngoại tệ; Phản ánh các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ
quy đổi ra đồng Việt Nam

TK 1123- Tiền gửi là vàng bạc, kim quý, đá quý; Phản ánh vàng bạc, kim
khí, đá quý gửi ngân hàng
* Tài khoản tiền đang chuyển (113); Tiền đang chuyển là các khoản tiền đã nộp
vào ngân hàng, kho bạc nhà nước nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ, báo Có của
Ngân hàng hay kho bạc. Hoặc đã nộp vào bưu điện để chuyển để thanh toán nhưng
chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng. Chứng từ hạch toán tiền
đang chuyển là các: Phiếu nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền,vv…Trong
kỳ kế toán không cần ghi sổ về các khoản tiền đang chuyển. Chỉ vào cuối kì, kế
toán mới hạch toán, ghi sổ tiền đang chuyển để phản ánh đầy đủ tài sản của doanh
nghiệp. Sau đây là kết cấu và nội dung của TK 113
- Bên Nợ; + Các khoản tiền (tiền mặt bằng đồng Việt Nam, Ngoại tệ, Séc) đã nộp
vào Ngân hàng hoặc chuyển vào bưu điện, nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của
Ngân hàng hay đơn vị được thụ hưởng
- Bên Có; + Khoản tiền chuyển đã nhận giấy báo của Ngân hàng hoặc đơn vị được
thụ hưởng
- Số dư Nợ; + Các khoản tiền còn đang chuyển
Tiền đang chuyển có hai TK cấp 2 để hạch toán chi tiết theo tiền Việt Nam và
Ngoại tệ
TK 1131- Tiền Việt Nam; Phản ánh tiền Việt Nam đang chuyển
TK 1132- Ngoại tệ; Phản ánh ngoại tệ đang chuyển
1.4.3.Phương pháp kế toán
Đối với tiền mặt:
Căn cứ vào phiếu thu, chi và các chứng từ liên quan đến tiền.kế toán hạch toán
tổng hợp theo sơ đồ sau:

×