Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN LÝ VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.38 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN
LÝ VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ HÀ
NỘI.
I. YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ HÀ NỘI
1. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại xí
nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường cũng đều phải hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và ngày càng nâng
cao lợi ích kinh tế -xã hội. Để đạt được mục đích này, có rất nhiều biện pháp
nhưng hiệu quả hơn cả là doanh nghiệp phải tích kiệm được chi phí, hạ giá thành
sản phẩm.
Nguyên vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm, do đó tổ chức và quản lý tốt khoản mục chi phí này sẽ góp phần rất lớn cho
mục đích hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này lại đặc
biệt có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất trong thời kỳ xây dựng
đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đối với xí
nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà nội, việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu
sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của
ngành Thanh nói chung phát triển một cách có hiệu quả. Điều này có ý nghĩa rất
lớn đối với nền kinh tế chung của cả nước vì Tổng công ty Than là một trong
những doanh nghiệp rất lớn của Nhà nước. Các ích lợi kinh tế mà ngành Than đem
lại chiếm tỷ trọng cao đối với nền kinh tế nước ta. Khai thác và chế biến than là
một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước.
1.2. Đánh giá thực trạng hạch toán vật liệu tại xí nghiệp sản
xuất và cung ứng vật tư Hà nội.
Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà nội hiện là một doanh nghiệp Nhà
nước thuộc Tổng công ty Than Việt nam đang hoạt động ngày càng có hiệu quả và
đáp ứng được các yêu cầu của thi trường, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Là một doanh nghiệp sản xuất, việc phát triền và đáp ứng
được các nhu cầu của khách hàng (đặc biệt là ngành Than), chứng tỏ xí nghiệp đã


thực hiện tốt nhiệm vụ hạch toán và quản lý vật liệu. Trong quá trình sản xuất
và kinh doanh, Xí nghiệp luôn luôn biết phối hợp chặt chẽ giữa phòng KH&CHSX
và phòng kế toán để thực hiện tốt các định mức, kế hoạch. Hàng năm, phòng
KHKD dựa trên những số liệu do phòng kế toán cung cấp để đề ra những kế hoạch
vật liệu tiêu dùng cho sát với yêu cầu thực tế nên đã giúp cho công ty theo dõi sát
sao quá trình luân chuyển vật liệu trongsản xuất kinh doanh và có những điều
chỉnh kịp thời trước các tình huống có thể xảy ra để luôn đảm bảo cho sản xuấtkinh
doanh được diễn ra bình thường
Hệ thống kho của xí nghiệp tổ chức tương đối hợp lý.Hiện nay công ty có 1
kho chung chứa vật liệu, và sau đó phân loại vật liệu để ra 5 kho nhỏ khác, đó là :
- Kho đựng vật liệu của phân xưởng điện chính (các loại lõi, dây đồng, nhựa...)
- Kho đựng vật liệu phụ
- Kho đựng các loại vật liệu của phân xưởng may(vải các loại...).
- Kho đựng phế liệu.
- Kho đựng nhiệu.
Các kho của Xí nghiệp hiện nay vẫn luôn đảm bảo
Kế toán công ty hiện đang áp dụng Nhật ký chứng từ ,kế toán hàng tồn kho
áp dụng phương pháp kê khai thườngxuyên và kế toán chi tiết vật liệu sử dụng
phương pháp thẻ song song được sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán ,đáp ứng
yêu cầu theo dõi thường xuyên ,liên tục một cách tổng hợp tình hình biến động vật
tư ở các kho của công ty. Có thể nói rằng,tổ chức hạch toán vật liệu tại công ty rất
khoa học, ít trùng lặp, tiết kiệm lao động kế toán, hệ thống sổ sách tài khoản hạch
toán được sử dụng theo đúng chế độ và biểu mẫu nhà nước ban hành.
Mặt khác, công ty có sự phân công việc một cách hợp lý ,cụ thể đến từng
cán bộ nhân viên kế toán , điều này đã giúp cho công tác kế toán mà đặc biệt là
phần kế toán vật liệu ( hạch toán tình hình biến động vật liệu ) chính xác và có hiệu
quả cao.Đồng thời do nỗ lực của phòng kế toán cũng như sự phối hợp chặt chẽ
giữa các phòng ban liên quan trong quá trình đối chiếu , kiểm tra nên số liệu kế
toán luôn được phản ánh kịp thời , chính xác , phục vụ đắc lực cho công tác chỉ
đạo sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, công tác hạch toán vật liệu đã đáp ứng được yêu cầu về quản lý
vật tư và quản lý xí nghiệp, cung cấp kịp thời cho ban lãnh đạo các thông tin chính
xác về tình hình luân chuyển vật liệu trong công ty, tăng cường công tác quản lý tài
sản và tiết kiệm chi phí góp phần làm cho công ty đứng vững trong cơ chế thị tr-
ường.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được , trong công tác kế toán ở cxí nghiệp
vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà nếu hoàn thiện, sẽ góp phần làm cho công tác kế
toán nói chung và hạch toán vật liệu nói riêng ở xí nghiệp
tốt hơn.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
VÀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG
VẬT TƯ HÀ NỘI
Qua thời gian thực tập tại công ty , em nhận thấy công tác kế toán vật liệu tại
công ty có nhiều ưu điểm nên phát huy song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục
để hoàn thiện hơn nữa công tác này.Với tư cách là một sinh viên thực tập, dù thời
gian tiếp xúc thực tế và trình độ có hạn, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến
xung quanh vấn đề kế toán vật liệu với hy vọng góp phần hoàn thiện thêm một b-
ước công tác kế toán vật liệu ở công ty nói riêng và công tác kế toán nói chung.
1. Kiến nghị đối với công tác kế toán nguyên vật liệu.
1.1. Xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu và sổ danh điểm vật
liệu.
Vật liệu tại công ty rất đa dạng và phức tạp về chủng loại và số lượng tương
đối lớn. Với đặc điểm này thì để bảo đảm quản lý vật liệu được chặt chẽ ,thống
nhất, giúp cho việc kiểm tra đối chiếu được dễ dàng và để phát hiện sai sót kịp thời
giữa kho và phòng kế toán ,đồng thời giúp cho công tác hạch toán chi tiết vật liệu
được đúng đắn, theo em công ty nên xây dựng và sử dụng hệ thống danh điểm vật
liệu, kết cấu như sau:
Biểu số 20: Sổ danh điểm nguyên vật liệu.
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU
Nhóm Danh điểm Tên, nhãn hiệu Đơn vị Đơn giá Ghi

vật liệu vật liệu tính hạch toán chú
1521 Vật liệu chính
152101 152101
Đồng
Kg
15210101 - Đồng vi sai phi 0,46 Kg
15210102 - Đồng j2, 6 + 0,46 Kg
... ... ...
152102 152102 Màng PE
15210201 - Màng PE cỡ nhỏ
15210202 - Màng PE cỡ vừa
152103 152103 PP
15210302 PP 34 x 93 phi 180
15210304 PP50 x 8 chịu nước
... ... ...
1522 Vật liệu phụ
152201 152201 - Chỉ may Hộp
152202 152202 - Dây chun Túi
... ... ...
1523 Nhiên liệu
... ...
1524 ...
... ...
1.2 Phương pháp tính giá vật liệu
Hiện nay, tại xí nghiệp đang sử dụng giá thực tế để phản ánh giá trị vật
liệu biến động trong kỳ. Phương pháp tính giá này ngày càng thể hiện những hạn
chế khi vật liệu thay đổi cả về số lượng, chủng loại và mức độ biến động, phản ánh
không kịp thời tình hình biến động vật liệu hàng ngày và tốn nhiều công sức trong
tính toán. Theo em, công ty nên sử dụng phương pháp giá hạch toán để xác định
giá trị vật liệu biến động trong kỳ. Phương pháp này giúp cho kế toán giảm bớt đ-

ược khối lượng công việc tính giá ,đáp ứng được yêu cầu hạch toàn hàng ngày, là
căn cứ để tính chi phí vật liệu theo giá thực tế trên cơ sở giá hạch toán.Điều này sẽ
phát huy được vai trò của kế toán trong công tác quản lý vật liệu , thông qua giá
hạch toán có thể kiểm tra được dễ dàng số lượng của từng loại vật liệu .Như vậy
hiệu quả công tác kế toán sẽ được nâng cao nếu công ty áp dụng giá hạch toán thay
cho giá thực tế.
Nếu công ty sử dụng giá hạch toán thì nguyên vật liệu biến động trong kỳ từ
giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Trị giá vật liệu thực tế = Trị giá hạch toán của vật liệu x Hệ số giá
xuất dùng trong kỳ xuất dùng trong kỳ
Trong đó :
Hệ Trị giá mua thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
số = ________________________________________________
giá
Trị giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Khi công ty sử dụng giá hạch toán theo hình thức NKCT, công ty sẽ mở
bảng kê số 3 để tính giá thực tế, theo ví dụ đã nêu, bảng kê số 3 sẽ có kết cấu được
thể hiện trong biểu minh hoạ số 21.
Biểu số 21: Bảng kê số 3
BẢNG KÊ SỐ 3
STT Chỉ tiêu

TK152
HT TT
I. Số dư đầu tháng 370.761.767,6 378.177.003
II. Số dư phát sinh trong tháng 660.917.122,5 674.135.465
- Từ NKCT số 1 1.816.970,588 1.853.310
- Từ NKCT số 5 324.520.701 331.011.115
- Từ NKCT số 10 308.539.215,7 314.710.000
- Từ NKCT số 7 10.903.899,02 11.121.977

III. Cộng số dư đầu tháng

và phát sinh trong
tháng ( I + II ) 1.031.678.890 1.052.312.468
IV. Hệ số chênh lệch 1,02
V . Xuất dùng trong tháng 463.312.176,5 472.578.420
VI . Tồn cuối tháng. 568.366.713,5 579.734.048
Khi công ty áp dụng giá hạch toán thay cho giá thực tế thì bảng phân bổ số 2 sẽ đ-
ược lập như biểu số
Biểu số 22: Bảng phân bồ nguyên vật liệu.

×