Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TTTP và xác định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.9 KB, 70 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
PHẦN I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN
PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DUNG DỊCH KHOAN VÀ
HOÁ PHẨM DẦU KHÍ
1. Quá trình hình thành và phát triển
• Tên gọi Công ty: Công ty CP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí
• Tên giao dịch quốc tế: Drilling Mud Joint Stock Company
• Tên viết tắt: DMC
• Địa chỉ: 97 Láng Hạ, Hà Nội
• Điện thoại: (84.4) 8562513/5140350
• Fax: (84.4) 8562552
• Mã số thuế: 0100150873
Công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí là doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 182/TC-DK ngày 08
tháng 3 năm 1990 của Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt nay là Tổng Công ty Dầu
khí Việt Nam và được thành lập lại theo Quyết định số 197/BT ngày 16 tháng
02 năm 1996 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Trong thời
gian đầu mới thành lập, với hai sản phẩm chính là Barite và Bentonite, doanh
thu của Công ty chỉ đạt khoảng 1 tỷ đồng.
Năm 1991, Công ty đã liên doanh với Công ty Dung dịch khoan của Na
Uy (nay là Công ty Dịch vụ kỹ thuật và Dung dịch khoan MI (Mỹ)). Liên
doanh MI- Việt Nam với tỷ lệ vốn góp mỗi bên 50/50 là một trong những liên
doanh hoạt động có hiệu qủa nhất của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Ngoài ra, để khai thác tốt hơn nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước, Công
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
ty đã hợp tác liên doanh, liên kết với các công ty trong nước và các địa


phương có nguồn nguyên liệu.
Từ năm 1993,Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công hai sản
phẩm Barite API và Bentonite API mở ra một thời kỳ mới của việc tăng sản
lượng, chất lượng sản phẩm,đáp ứng cho nhu cầu trong nước và đặt cơ sở cho
việc xuất khẩu sản phẩm của DMC ra thị trường quốc tế.
Năm 1998, dây chuyền sản xuất Feldspar, Dolomite, CaCo3 với công
suất 20.000 tấn sản phẩm / năm được đưa vào hoạt động, góp phần mở rộng
lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm của Công ty. Đến nay, Công ty đã
sản xuất được trên 20 loại sản phẩm khác nhau (Barite API DAK, Bentonite
API DAK, Silica Flour DAK, Biosafe DAK, Lub DAK, Xi măng giếng khoan
G DAK, Calcium Carbonate DAK...), đây là những sản phẩm rất mới trong
ngành công nghiệp Việt Nam, trong đó có nhiều loại sản phẩm dung dịch
khoan và hoá phẩm dầu khí đạt tiêu chuẩn quốc tế API đáp ứng được các yêu
cầu kỹ thuật của công nghệ khoan tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
Ngoài việc cung cấp, phục vụ ngành dầu khí, các sản phẩm của DMC cũng đã
thay thế được hàng nhập khẩu trong các ngành công nghiệp dân dụng khác
như khoan cọc nhồi, khoan giảm áp bảo vệ đê điều và khoan địa chất công
trình...
Năm 1999, Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002-1994, và hiện
nay, Công ty đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2004, Công ty được cổ phần hoá trở thành Công ty cổ phần dung
dịch khoan và hoá phẩm dầu khí. Theo phương án cổ phần hoá:
Vốn điều lệ: 120.000.000.000 đồng
Tổng số cổ phần phát hành: 12.000.000 cổ phần, trong đó:
+Vốn cổ phần Nhà nước (Petro Vietnam): 6.120.000 cổ phần, chiếm 51%
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
+Vốn cổ phần ưu đãi của CBCNV trong công ty: 846.200 cổ phần, chiếm

7,05%
+Cổ phần bán đấu giá công khai: 5.033.800 cổ phần, chiếm 41,95%
Loại cổ phần: cổ phần phổ thông
Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần:
10.000 đồng/ cổ phần
10.000 đồng/ cổ phần
Hiện tại, Công ty DMC gồm có 03 Xí nghiệp chức năng, một Liên
doanh MI-Vietnam, một Chi nhánh ở phía Nam và Văn phòng Công ty thực
hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên:
- Xí nghiệp Hoá phẩm Dầu khí Yên Viên (thành lập năm 1991): Sản phẩm
chính là Barit và sản phẩm Bentonite dùng cho khoan cọc nhồi.
- Xí nghiệp Hoá phẩm Dầu khí Quảng Ngãi (thành lập năm 1999): sản
xuất các sản phẩm Lub Dak, Biosafe Dak, và mới đây sản xuất sản phẩm
Matit cho xây dựng.
- Chi nhánh DMC Vũng Tàu (thành lập năm 1990): chủ yếu sản xuất sản
phẩm Bentonite API Dak từ khoáng được khai thác ở Lâm Đồng.
- Xí nghiệp Vật liệu cách nhiệt-DMC tại Phú Mỹ (thành lập năm 2002):
sản xuất bông sợi bazan và bao bì.
- Liên doanh MI-VN (thành lập năm 1991): Nhà thầu phụ cung cấp dung
dịch khoan, hoá phẩm cho khoan khai thác dầu khí và các dịch vụ dầu khí
khác.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1. Đặc điểm kinh doanh
Công ty cổ phần dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí vừa có chức
năng sản xuât kinh doanh vừa có chức năng xuẩt nhập khẩu. Theo điều lệ tổ
chức và hoạt động, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là:
- Sản xuất, kinh doanh các nguyên vật liệu, hoá phẩm dùng cho dung dịch
khoan và xi măng trong công nghiệp dầu khí;
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật về dung dịch
khoan, xi măng dung dịch hoàn thiện, xử lý sửa chữa giếng khoan dầu
khí;
- Xuất nhập khẩu các hoá phẩm phục vụ khoan khai thác dầu khí;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hoá chất, các thiết bị, vật tư
phương tiện phục vụ cho ngành công nghiệp dung dịch khoan khai thác và
hoá phẩm dầu khí và các sản phẩm do công ty sản xuất;
- Kinh doanh khoáng sản phục vụ cho sản xuất dung dịch khoan dầu khí
gồm: Barite, Sét Bentonite, Canxi Carbonate, Silicaflour, Dolomite và
Feldspar;
- Kinh doanh nguyên vật liệu, hoá chất, các thiết bị, vật tư phương tiện phục
vụ cho việc sản xuất các loại vật liệu cách nhiệt, cách âm trên cơ sở sợi
Bazan siêu mảnh phục vụ cho công nghiệp và dân dụng;
- Khai thác khoáng sản phục vụ cho sản xuất dung dịch khoan dầu khí gồm:
Barite, Sét Bentonite, Canxi Carbonate, Silicaflour, Dolomite và Feldspar;
- Sản xuất vật tư, hoá chất phục vụ cho công nghiệp hoá dầu và hoá khí;
- Kinh doanh các sản phẩm hoá dầu, hoá khí.
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ cho ngành dầu khí trong
việc thăm dò, khai thác dầu khí và xử lý giếng khoan. Ngoài ra các hoá phẩm
chuyên dụng của DMC cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác
như: hóa phẩm Calcium Cacbonat cho công nghiệp sản xuất sơn, cao su, bột
giặt, giấy, nhựa, gốm, sứ, que hàn...
Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của DMC bao gồm: Barite API DAK,
Bentonite API DAK, Silica Flour DAK, Biosafe DAK, Lub DAK, Ximăng
giếng khoan G DAK, Calcium Carbonate DAK, các sản phẩm phục vụ cho
các ngành công nghiệp dân dụng như: khoan cọc nhồi, khoan thăm dò địa
chất và nền móng xây dựng, sơn, cao su, giấy, gốm, sứ… Trong đó các sản
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
phẩm Barite API DAK, Bentonite API DAK, Ximăng giếng khoan G DAK,
Calcium Carbonate DAK là các mặt hàng truyền thống quan trọng của DMC.
Với các loại sản phẩm này, thương hiệu DMC đã có mặt tại 12 nước khu vực
Châu Á Thái Bình Dương (Úc, Newzealand, Malayxia, Indonesia, Singapore,
Philipin, Brunei, Nga, Nhật, Hàn Quốc,Thái Lan, Băngladesh...) Trung Đông
và Trung Mỹ. Khả năng tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn sản phẩm mỗi năm. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu : Châu Á Thái Bình Dương, Châu Úc, Trung
Đông...với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 4.488.792 USD.
Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, Công ty còn đa dạng hoá loại hình
kinh doanh với mục tiêu tiếp nhận công nghệ mới và mở rộng thị trường.
Năm 1991 Công ty đã ký kết việc thành lập Liên doanh với Công ty ADF
(NaUy), nay trở thành liên doanh M-I (Hoa Kỳ). Ở trong nước, Công ty chủ
động đề xuất thành lập liên doanh Barite Tuyên Quang để khai thác chế biến
quặng, nhằm chủ động tạo một thế khép kín từ khâu khai thác nguyên liệu đến
khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cả hai liên doanh đều hoạt động có hiệu
quả mang lại cho Công ty hàng tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Theo phương án cổ phần hoá năm 2004, Công ty dung dịch khoan và
hoá phẩm dầu khí đã trở thành một công ty cổ phần. Do đó phương thức quản
lý của công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo
và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và
kiểm soát của một tập thể các cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty,
quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện các quyết định của Đại hội
đồng cổ đông, hoạt động tuân thủ các quy định của Pháp luật và điều lệ công
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
ty,đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay mặt Hội
đồng quản trị điều hành công ty là Giám đốc và các Phó giám đốc.
Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và
báo cáo lại ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Số lượng, quyền hạn, trách
nhiệm và lợi ích của Ban kiểm soát được quy định tại Luật doanh nghiệp và
điều lệ của công ty sau khi cổ phần hoá.
Trên thực tế, hiện nay bộ máy quản lý của công ty vẫn chia thành hai
cấp, cấp công ty và cấp xí nghiệp với sự chỉ đạo của Giám đốc do Hội đồng
quản trị cử ra.
2.2.1. Bộ máy quản lý tại công ty
Bao gồm Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp
hoạt động của công ty. Ban giám đốc gồm ba người:
- Giám đốc: là người do Hội đồng quản trị cử ra, thay mặt công ty chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của
cty.
- Các Phó giám đốc: là những người có trách nhiệm giúp đỡ, truyền đạt
các chỉ đạo, điều hành của Giám đốc xuống các cấp dưới trực thuộc.
Dưới Ban giám đốc là các phòng ban chức năng của công ty: Công ty
tổ chức bộ máy quản lý hoạt động thành 10 phòng chức năng, bao gồm:
- Phòng tổ chức-đào tạo: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo,
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thành viên trong công ty thực hiện
các chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, các quy chế, nội quy của
Tổng công ty và Công ty.
- Phòng dịch vụ kỹ thuật: chịu trách nhiệm về các mặt công tác trong
lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí và thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu
ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới theo hướng hoạt động đa dạng hoá
sản phẩm, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
- Phòng kế hoạch đầu tư: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến
lược tổng thể cho từng giai đoạn và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bao
gồm kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch phát triển mặt hàng.
- Phòng dung dịch khoan và vi sinh dầu khí: thực hiện nghiên cứu các
loại dung dịch khoan, hoá phẩm dầu khí, đề xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý
giếng khoan. Đồng thời nghiên cứu, đưa vào sử dụng các chất có hoạt tính
sinh học cho công nghệ khai thác dầu khí, xử lý ô nhiễm, dầu phế thải, làm
sạch vùng cận đáy giếng khoan dầu khí.
- Phòng tài chính kế toán: có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động tài
chính kế toán của Công ty. Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài
chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, cân đối thu chi,
thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
- Phòng thương mại: có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện
công tác tiếp thị và kinh doanh các sản phẩm do Công ty sản xuất trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương.
- Phòng hành chính-tổng hợp: xác định tính hợp lệ của giấy tờ, đóng
dấu công ty, chứng thực tính hiện hữu của sự việc.
- Phòng kỹ thuật sản xuất - an toàn - chất lượng: hoạch định các
chương trình quản lý và nâng cấp thiết bị sản xuất, thiết bị đo lường và chất
lượng sản phẩm do Công ty sản xuất.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, hoá chất ở trong và ngoài nước,
đồng thời xây dựng các dự án đầu tư mới.
- Phòng vật tư - vận tải: tổ chức thực hiện công tác vật tư, kế hoạch
vận tải, cung ứng nội bộ, vận tải Bắc Nam và vận tải xuất, nhập khẩu bằng
đường biển, đường sắt, đường sông... đáp ứng nhu cầu về vật tư, đảm bảo vận
tải phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Công ty.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Mỗi phòng ban có nhiệm vụ, chuyên môn riêng, nhưng phối hợp mật
thiết với nhau trong hoạt động chung của công ty nhằm đạt được hiệu quả cao
nhất.
2.2.2. Bộ máy quản lý tại các xí nghiệp, chi nhánh của công ty:
Hiện nay Công ty cổ phần dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí có 4
chi nhánh tại các tỉnh thành, một liên doanh MI-Vietnam, và văn phòng đại
diện ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Công ty cổ phần DMC tại Yên Viên: chuyên sản xuất
Barit và sản phẩm Bentonite dùng cho khoan cọc nhồi.
- Chi nhánh Công ty cổ phần DMC tại Quảng Ngãi: sản xuất các sản
phẩm Lub Dak, Biosafe Dak, và mới đây sản xuất sản phẩm Matit cho xây
dựng.
- Chi nhánh Công ty cổ phần DMC tại Phú Mỹ: sản xuất bông sợi
bazan và bao bì.
- Chi nhánh Công ty cổ phần DMC tại Vũng Tàu: chủ yếu sản xuất
sản phẩm Bentonite API Dak từ khoáng được khai thác ở Lâm Đồng.
- Liên doanh MI-VN: Nhà thầu phụ cung cấp dung dịch khoan, hoá
phẩm cho khoan khai thác dầu khí và các dịch vụ dầu khí khác.
Bộ máy quản lý của Công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí
được tổ chức theo sơ đồ khái quát sau:
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Sơ đồ 1.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty DMC
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị

Giám đốc
Ban kiểm soát
Cty liên doanh
MI-VN
Phó giám đốc
Phòng dịch vụ kỹ thuật
Phòng DDK và vi sinh
DK
Phòng thương mại
Phòng vật tư-vận tải
Phòng kỹ thuật sx- an
toàn-chất lượng
Phòng tổ chức đào tạo
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính tổng
hợp
Phòng kinh doanh
Phó giám đốc
Chi nhánh
CTCP DMC
tại Yên Viên
Chi nhánh
CTCP DMC
tại Yên Viên
Chi nhánh
CTCP DMC
tại Yên Viên
Chi nhánh
CTCP DMC

tại Yên Viên
Văn phòng đại diện Cty
CP DMC tại TP.HCM
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty DMC
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
3.1.1. Tổ chức mô hình bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành các bộ phận, trong đó
đảm bảo việc quản lý công tác kế toán chặt chẽ, linh hoạt và hiệu quả. Mỗi bộ
phận đều đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ riêng, quản lý tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau
nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty gồm có các xí
nghiệp, chi nhánh trực thuộc nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức
theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Bộ máy kế toán của công ty được
phân làm hai cấp: Phòng kế toán công ty và phòng kế toán của các chi nhánh
xí nghiệp trực thuộc. Việc tổ chức bộ máy kế toán thành hai cấp dựa trên
nguyên tắc sau:
Tập trung thống nhất toàn công ty: Thông tin về mọi hoạt động tài
chính, kế toán đều được tập trung tại công ty. Phòng tài chính kế toán của
công ty có trách nhiệm tổng hợp cân đối chung toàn công ty về các công việc
tài chính, kế toán, vay nợ, đầu tư... phục vụ trực tiếp khối cơ quan và các đơn
vị trực thuộc. Định kỳ, trên cơ sở báo cáo từ các đơn vị gửi về, kế toán Công
ty tổng hợp và lên báo cáo chung cho toàn Công ty.
Phân cấp hạch toán cho các Xí nghiệp, Chi nhánh trên cơ sở phân cấp
về mặt tài chính: Kế toán tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ hạch toán ban
đầu, thu thập số liệu và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị
mình theo sự phân cấp quản lý và hoạt động của công ty. Định kỳ, kế toán tại
các đơn vị tổng hợp chứng từ và lập báo cáo gửi về phòng tài chính kế toán

Công ty để tiến hành xử lý, tổng hợp và lập báo cáo tài chính toàn Công ty.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị chi nhánh tổ chức hạch
toán nội bộ, phụ thuộc, có quan hệ với công ty theo hình thức thu hộ chi hộ.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Kế toán của công ty và kế toán đơn vị, chi nhánh quan hệ với nhau theo
nguyên tắc hạch toán nội bộ thông qua hệ thống chỉ đạo dọc và chế độ báo
cáo quy định. Các phát sinh tại đơn vị trực thuộc là giá trị phải thu đơn vị
thành viên của Công ty và là trị giá phải trả nội bộ của các đơn vị trực thuộc.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.2.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty DMC
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Kt lương và
các khoản
theo lương
Bộ phận tài
chính
Kế toán đề tài
Kế toán tổng
hợp
Kế toán chi
phí
Kế toán
TSCĐ, hàng
hóa
Kế toán thanh
toán

Kế toán
XDCB
Kế toán
doanh thu,
thu nhập
Kế toán công
nợ
Kế toán thuế
Kế toán Liên
doanh
Thủ quỹ
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
3.1.2. Phân công lao động trong bộ máy kế toán
Phòng Tài chính kế toán của Công ty DMC gồm mười hai người trong
đó có một Kế toán trưởng và mười một kế toán viên được phân công theo
chức năng và nhiệm vụ như sau:
Kế toán trưởng: có chức năng giám đốc, tổ chức, chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác Tài chính-kế toán, thống kê tại Công ty đồng thời là kiểm
soát viên kinh tế, tài chính của Nhà nước tại Công ty, điều hành bộ máy thực
thi theo đúng chế độ,chính sách.
Phó kế toán trưởng: thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của kế
toán trưởng. Khi tạm thời vắng mặt ở đơn vị, Kế toán trưởng uỷ nhiệm cho
Phó kế toán trưởng thay thế.
Bộ phận tài chính: xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính, theo dõi
tình hình các nguồn vốn kinh doanh, tình hình thu nhập, phân phối thu nhập,
tình hình hạch toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán.
Kế toán tổng hợp: kiểm tra việc mở sổ sách, lập chứng từ kế toán của
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ hiện hành. Thực hiện tổng
hợp các phần hành kế toán của Công ty.

Kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế
toán. Lập chứng từ thanh toán (phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi bằng tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng từ vay vốn ngân hàng).
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ tính
chính xác tiền lương, thưởng và các khoản phải nộp khác theo chế độ BHXH,
BHYT của người lao động phục vụ cho việc tính giá thành.
Kế toán TSCĐ và hàng hóa: mở sổ, thẻ ghi chép và theo dõi quản lý
việc mua sắm, sử dụng và bảo quản hồ sơ TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ theo
quy định, lập các biên bản giao,nhận,thanh lý TSCĐ.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Kế toán công nợ: có nhiệm vụ mở sổ ghi chép để theo dõi từng công
nợ cho từng đối tượng và thời hạn nợ theo yêu cầu quản lý. Cuối kỳ lập bảng
kê chi tiết và bảng phát sinh công nợ.
Kế toán đề tài: có nhiệm vụ mở sổ ghi chép để theo dõi tình hình thực
hiện của từng đề tài nghiên cứu khoa học. Kiểm tra, phân loại và tập hợp các
chứng từ chia cho từng đề tài nghiên cứu.
Kế toán XDCB: kiểm tra, kiểm soát các trình tự, thủ tục đầu tư XDCB
và các định mức chi phí của các công trình hạng mục đầu tư.
Kế toán thuế: Mở sổ ghi chép cho từng loại thuế và cho thuế GTGT
đầu vào trên cơ sở các chứng từ kế toán theo trình tự thời gian. Định kỳ, lập
bảng kê chi tiết và đối chiếu với các bộ phận liên quan.
Kế toán doanh thu và thu nhập: mở sổ và ghi sổ chi tiết doanh thu,
thu nhập khác cho từng loại mặt hàng và theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá. Tổng hợp doanh thu, thu nhập khác và lập các báo cáo doanh thu
theo từng tháng, quý, năm cho từng khách hàng và từng mặt hàng.
Kế toán chi phí: tính toán, tập hợp đầy đủ các chi phí liên quan đến giá
thành sản phẩm, chi phí quản lý, tiêu thụ và các chi phí khác làm cơ sở cho
việc xác định kết quả.

Kế toán Liên doanh: mở sổ ghi chép để theo dõi, phản ánh các nguồn
vốn góp liên doanh và các khoản phải thu cho liên doanh.
Thủ quỹ: mở và ghi sổ quỹ tiền mặt của chứng từ theo thời gian. Phân
loại chứng từ thu chi và bảo quản theo chế độ.
3.1.3. Mối quan hệ của phòng kế toán đối với các bộ phận khác
Phòng Tài chính-Kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện thu thập, xử lý các thông tin tài chính, kế toán, thực hiện công tác hạch
toán ban đầu, ghi sổ, lên các báo cáo tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài
chính. Qua đó, phòng Tài chính-Kế toán tiến hành cung cấp đầy đủ, chính
xác, kịp thời về tình hình tài chính của Công ty cho Ban giám đốc, nhằm giúp
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Ban giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn nhất, phù hợp với kế hoạch, chỉ
tiêu mà Tổng Công ty và Công ty đặt ra.
3.2. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng
Trước đây, Công ty DMC là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Vì vậy, chế độ kế toán được áp dụng tại
Công ty là chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính. Sau khi thực hiện cổ phần hoá, Công ty
vẫn đang áp dụng chế đô kế toán này.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý và kỳ kế toán tháng.
Tuỳ theo nhu cầu quản lý và sử dụng mà các báo cáo được lập theo tháng,
quý hay năm cho phù hợp.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt nam (VND),
đơn vị tính là đồng. Hiện nay Công ty sử dụng kế toán thủ công với phần
mềm Excel trợ giúp.
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền

sử dụng trong kế toán là quy đổi ra USD để chuyển thành VNĐ theo tỷ giá
thực tế bình quân liên Ngân Hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương
pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Nhờ đó, kế toán
theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình
nhập, xuất, tồn kho trên các sổ sách kế toán. Phương pháp tính giá hàng xuất
kho và xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là phương pháp bình quân cả kỳ
dự trữ.
Chính sách đối với TSCĐ: nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ
vô hình là nguyên giá ghi theo giá vốn. Phương pháp khấu hao TSCĐ là
phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
3.2.1. Chế độ chứng từ kế toán
Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành, bao
gồm các loại:
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy
đề nghị thanh toán tạm ứng...
- Chứng từ về TSCĐ : biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản
thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành...
- Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên
bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá...
- Chứng từ về bán hàng: hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, hoá đơn thu mua hàng...
- Chứng từ về lao động, tiền lương: bảng thanh toán tiền lương, giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH...
* Trình tự lưu chuyển một số loại chứng từ tại Công ty DMC
Phiếu thu tiền mặt: Phiếu thu được lập thành 3 liên: 1 liên lưu cuống phiếu, 1
liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu.

Sơ đồ 1.3. Trình tự lưu chuyển phiếu thu tiền mặt tại công ty DMC
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
Kế toán
thanh toán
Kế toán
trưởng
Thủ quỹ
Lập phiếu
thu
Kiểm tra,
ký duyệt
Thu tiền,
ký, ghi sổ
15
Kế toán
thanh toán
Người nộp
tiền
Đề nghị
nộp tiền
Ghi sổ,
bảo quản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Phiếu chi tiền mặt: trình tự lưu chuyển phiếu chi được khái quát bằng sơ đồ
sau
Sơ đồ 1.4. Trình tự lưu chuyển phiếu chi tiền mặt tại công ty DMC
3.2.2. Hệ thống tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty: xuất phát từ đặc điểm sản
xuất, kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của công ty, hệ
thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo Quyết định số

1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài Chính ban hành ngày 01/11/1995 và các tài
khoản sửa đổi bổ xung theo các thông tư hướng dẫn như Thông tư số
89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002.
Tuy nhiên do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không
sử dụng một số tài khoản như TK 113, TK 121, TK 129, TK 159, TK 244,
TK 344, TK 611.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán,
Công ty cong mở thêm các tài khoản chi tiết (các tài khoản cấp 2, cấp 3) để
theo dõi, như các tài khoản TK 511, TK 632, TK 641...
3.2.3. Hình thức sổ kế toán
Hiện nay Công ty cổ phần dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí đang
áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức
trên là căn cứ trực tiếp vào các chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán tổng hợp.
Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
Giám
đốc
Kế toán
thanh toán
Thủ quỹ
Lập phiếu
chi
Kiểm tra,
ký duyệt
Chi tiền,
ký, ghi sổ
Kế toán
trưởng
Duyệt
chi

16
Kế toán
thanh toán
Người
nhận tiền
Đề nghị
chi tiền
Ghi sổ,
bảo quản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ được kế toán trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc Bảng
tổng hợp các chứng từ cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ
được đánh số hiệu liên tục trong cả năm và có chứng từ gốc đi kèm, phải
được Kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hệ thống sổ kế toán
trong công ty gồm:+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái các tài khoản
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
Hằng ngày, căn cứ vào các Chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
gốc Kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ
gốc sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế
toán chi tiết.
Cuối tháng, phải khoá sổ để tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng
số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái.
Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi
tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài
chính.
Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Sơ đồ 1.5.Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty DMC
3.2.4. Báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
Hiện nay, công ty đã bắt đầu sử dụng các báo cáo ban hành theo quyết
định số 62/TB-TGĐ ngày 07/03/2005 để đánh giá hoạt động của công ty. Các
báo cáo này bao gồm:
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc
Bảng
tổng hợp
chứng từ
gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số 01-ĐGDN
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số 02-ĐGDN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số 03-ĐGDN
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: Mẫu số 04-ĐGDN
- Bảng cân đối trả nợ dài hạn ba năm tiếp theo: Mẫu số 04a-ĐGDN
- Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư: Mẫu số 05-ĐGDN
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu: Mẫu số 06-ĐGDN
- Đánh giá quản lý kỹ thuật: Mẫu số 07-ĐGDN
- Khả năng thị trường: Mẫu số 08-ĐGDN
- Tài sản vô hình: Mẫu số 09-ĐGDN
- Đánh giá chung: Mẫu số 10-ĐGDN
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN
PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY DMC
1. Những đối tượng cần quản lý liên quan đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm và xác định kết quả
1.1. Đặc điểm sản phẩm và tổ chức công tác quản lý sản phẩm
Để quản lý tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm trước hết phải quản lý tốt sản
phẩm nhằm thu thập thông tin một cách đầy đủ chính xác về số lượng, chất

lượng và trị giá hàng bán của thành phẩm, phục vụ cho việc quản lý tiêu thụ
sản phẩm.
Hiện nay công ty đã sản xuất hơn 20 loại thành phẩm gồm Barite,
Bentonit, CaCl
2
... hầu hết là hoá phẩm phục vụ cho công nghiệp khai thác dầu
khí và một phần phục vụ cho công nghiệp xây dựng. Trong đó Barite và
Bentonit là hai thành phẩm chính được sản xuất với khối lượng hàng vạn tấn
một năm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thị trường tiêu thụ của công ty không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc
gia mà đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Công ty rất chú trọng đến khâu
nghiên cứu thí nghiệm, quy trình sản xuất, chất lượng thành phẩm nhập kho,
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
xuất kho tiêu thụ... Do yêu cầu kỹ thuật cũng như đặc điểm tổ chức quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, việc quản lý sản phẩm đòi hỏi sự
phối hợp chặt chẽ giữa các bên như thủ kho, bảo vệ, phòng kiểm nghiệm
KCS, bộ phận kế toán thành phẩm. Trong đó trách nhiệm giữa các bên như
sau:
- Phòng kiểm nghiệm KCS: kiểm tra một cách chặt chẽ chất lượng sản
phẩm trước khi nhập kho, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về độ mịn, độ nhớt,
kích cỡ hạt...
- Phòng bảo vệ: đảm bảo độ an toàn kho thành phẩm. Ngoài ra kiểm tra
giấy tờ của các đơn vị, cá nhân đến lấy hàng tại kho.
- Thủ kho: quản lý chi tiết thành phẩm về mặt số lượng, tập hợp chứng
từ ban đầu về nhập, xuất thành phẩm. Xác nhận vào chứng từ khi nhập, xuất
thành phẩm tránh gây hao hụt, mất mát.
- Bộ phận kế toán thành phẩm: quản lý thành phẩm cả về số lượng, trị
giá hàng bán của sản phẩm, tổng hợp tình hình nhập xuất kho thành phẩm.

Việc đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác quản lý thành phẩm là
bước đi đúng đắn của công ty trong giai đoạn hiện nay vì đây sẽ là nền tảng
vững chắc cho việc mở rộng quy mô tiêu thụ của công ty, tăng thêm uy tín
của công ty trên thương trường, tạo bước tăng trưởng bền vững.
1.2. Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty là cơ sở
sản xuất và tiêu thụ ở các địa điểm cách xa nhau, cũng như đặc thù của sản
phẩm công nghiệp dầu khí nên chi phí bán hàng phát sinh tương đối lớn do
phải vận chuyển xa với số lượng nhiều. Mặt khác, khối lượng hàng bán ký kết
với khách hàng trong hợp đồng là tương đối lớn, do đó công ty không giao
hàng ngay một lần mà tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi lần giao, Công
ty lập hoá đơn GTGT và có chữ ký của khách hàng, khi đó sản phẩm mới coi
là tiêu thụ. Vì vậy, công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm phải chặt chẽ từ khâu
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
ký kết hợp đồng, giao hàng cho khách hàng, thanh toán tiền hàng, tính thuế và
xác định kết quả tiêu thụ. Về mặt này Công ty đã chú ý đúng mức các vấn đề
sau:
+ Về khối lượng sản phẩm xuất bán: quản lý từng người mua, từng lần
gửi hàng, từng nhóm hàng. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch bán ra đối
với từng mặt hàng, theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm để xác
định chính xác, kịp thời và đầy đủ khối lượng sản phẩm xuất bán. đồng thời
hạch toán chi tiết thành phẩm đảm bảo cho bộ phận kế toán nắm rõ tình hình
hiện còn của từng mặt hàng làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng bán hàng
được dễ dàng.
+ Về quy cách phẩm chất sản phẩm: trước khi nhập kho, sản phẩm đã
được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng. Do đó khi có khách hàng liên hệ và ký kết
hợp đồng, bộ phận bán hàng có thể khẳng định chất lượng sản phẩm, từ đó tạo
thuận lợi cho việc thoả thuận về giá cả.

+ Về chính sách giá: công ty sử dụng giá bán động, giá bán được gắn
liền với sự biến động của thị trường. Tuỳ từng thời điểm khác nhau mà công
ty đưa ra các mức giá bán khác nhau để có thể thúc đẩy quá trình tiêu thụ và
tăng lợi nhuận của công ty.
2. Phương pháp ghi nhận doanh thu tiêu thụ và các phương thức thanh
toán
Công ty cổ phần dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí vừa có chức
năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng xuất nhập khẩu. Đặc điểm tổ
chức quản lý kinh doanh của công ty là các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm ở các địa bàn cách xa nhau. Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều khách
hàng trên thế giới. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng lớn, mở
rộng ra khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và Bắc Mỹ.
Trên cơ sở các đặc điểm về sản phẩm, hàng hoá, đặc điểm về tổ chức sản xuất
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, công ty đã quy định các phương thức tiêu
thụ và phương thức thanh toán phù hợp.
2.1. Phương thức tiêu thụ và ghi nhận doanh thu tiêu thụ
Hiện nay, công ty đang sử dụng các phương thức tiêu thụ chủ yếu sau:
Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Theo phương thức này, sản phẩm
được trao đổi trực tiếp với người mua, khách hàng phải làm thủ tục nhận hàng
tại kho Chi nhánh và phải làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
trứơc khi nhận hàng. Sản phẩm tiêu thụ tại công ty theo hợp đồng bán hàng,
bán lẻ và chào giá, đấu thầu. Ngoài ra sản phẩm còn được tiêu thụ tại cửa
hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty với khối lượng ít, doanh thu
không nhiều.
Phương thức xuất khẩu theo hợp đồng: Theo phương thức này, phòng
thương mại của Công ty trực tiếp đứng ra ký kết các hợp đồng mua bán. Căn

cứ vào các hợp đồng ký kết về số lượng, quy cách, chủng loại, đơn giá,
phương tiện vận chuyển, phương tiện thanh toán, thời gian giao hàng, điều
kiện giao hàng... Công ty sẽ tiến hành giao hàng. Công ty thường áp dụng
điều kiện cơ sở giao hàng theo từng hợp đồng cụ thể: điều kiện FOB, CIF và
CNF. Trong đó điều kiện CIF được thực hiện nhiều hơn cả. Sau khi giao
hàng, công ty lập bộ chứng từ thanh toán và xác định phương thức thanh toán
theo hợp đồng đã được ký kết.
Phương thức gửi bán qua Chi nhánh: Xuất phát từ đặc điểm của hệ
thống tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty và đặc trưng của công tác
khoan, thăm dò dầu mỏ ở Việt Nam cũng như địa lý lãnh thổ mà quy định
việc sản xuất của công ty DMC chủ yếu ở miền Bắc nhưng phần lớn lại tiêu
thụ ở miền Nam. Các sản phẩm chuyên dụng của công ty phục vụ cho công
tác khoan thăm dò dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nên công ty vận chuyển
sản phẩm vào Vũng Tàu để tiêu thụ, coi đây là khoản hàng gửi bán và Chi
nhánh Vũng Tàu thu hộ doanh thu cho Công ty. Theo phương thức này:
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
- Tại Công ty, khi xuất hàng điều chuyển vào Chi nhánh tiêu thụ hộ.
Công ty coi đây là một khoản hàng gửi bán và kế toán hạch toán như trường
hợp tiêu thụ hộ.
- Tại Chi nhánh Vũng Tàu, khi nhận được số hàng do công ty chuyển
vào, Chi nhánh coi đây là số hàng nhận đạilý, ký gửi và hạch toán tương tự
như bên nhận đại lý, ký gửi. Tuy nhiên Chi nhánh không ghi nhận khoản hoa
hồng đại lý được hưởng mà chỉ xem như là bộ phận, đơn vị trực thuộc thực
hiện một chức năng, nhiệm vụ trong quy trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
của Công ty.
2.2. Phương thức thanh toán
Ngoài việc lựa chọn các phương thức tiêu thụ phù hợp, Công ty cũng
tạo điều kiện cho khách hàng có thể thanh toán theo nhiều phương thức khác

nhau sao cho việc thanh toán đơn giản, thuận tiện, thúc đẩy quá trình tiêu thụ.
Tuỳ theo từng phương thức tiêu thụ mà Công ty quy định từng phương thức
thanh toán khác nhau.
Đối với phương thức tiêu thụ trực tiếp: Công ty áp dụng các phương
thức thanh toán khác nhau:
- Thanh toán trực tiếp: Khách hàng nhận hàng và thanh toán trực tiếp
bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngân phiếu...
- Khách hàng ứng tiền trả trước: Theo đơn đặt hàng, khách hàng có thể
ứng trước một số tiền để đặt trước cho những mặt hàng Công ty chưa kịp sản
xuất.
- Khách hàng mua chịu hoặc trả chậm: thường xảy ra với những khách
hàng có quan hệ mua bán lâu dài với Công ty.
Tuỳ thuộc vào từng khách hàng (thường xuyên hay khách lẻ) mà Công
ty áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau. Để khuyến khích khách hàng
thanh toán ngay hoặc thanh toán sớm, Công ty có chính sách thưởng theo tỷ lệ
% trên tổng giá trị thanh toán (chiết khấu thanh toán)
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
Đối với phương thức xuất khẩu theo hợp đồng: Công ty áp dụng hai
hình thức thanh toán cho hoạt động xuất khẩu:
- Thanh toán by T/T (phương thức chuyển tiền - thanh toán trực tiếp):
Đây là phương thức được áp dụng cho nhiều hoạt động xuất khẩu. Theo
phương thức này, khách hàng thường thanh toán sau 60 ngày, vì vậy có thể
coi đây là phương thức thanh toán trả chậm. Do đó, Công ty chỉ áp dụng đối
với một số khách hàng truyền thống thực sự tin tưởng lẫn nhau.
- Thanh toán nhờ thu qua Ngân hàng: Công ty sử dụng hai hình thức:
Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) và Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ
(D/A). Thông thường Công ty sử dụng hình thức D/P vì đây được xem là hình
thức thanh toán nhanh.

Đối với phương thức gửi bán qua Chi nhánh: Đối với hàng chuyển
vào Chi nhánh tiêu thụ, Chi nhánh Vũng Tàu được tự chủ lựa chọn và áp
dụng phương thức thanh toán với khách hàng cho phù hợp trên cơ sở các
phương thức thanh toán chung. Mặt khác, giữa Công ty và Chi nhánh có quan
hệ nội bộ, trực thuộc với nhau nên quan hệ thanh toán giữa Công ty và Chi
nhánh là quan hệ thanh toán nội bộ (thu hộ, chi hộ). Chi nhánh Vũng Tàu thu
hộ doanh thu cho Công ty.
3. Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm
3.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
3.1.1. Chứng từ sử dụng
Chứng từ vừa là căn cứ pháp lý chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vừa là căn cứ thông tin để kế toán phản ánh vào sổ sách. Do đó việc
lập và luân chuyển chứng từ là việc làm đầu tiên không thể thiếu của bất cứ
phần hành kế toán nào.
Đối với phần hành kế toán tiêu thụ sản phẩm, việc tổ chức hạch toán
ban đầu là việc tổ chức vận dụng chứng từ kế toán. Đầu tiên là việc lập hoá
đơn bán hàng (HĐBH). Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty nên đối
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Hà - KT44D
với từng phương thức tiêu thụ, căn cứ lập và sử dụng hoá đơn GTGT là khác
nhau.
Đối với sản phẩm tiêu thụ trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, đơn
đặt hàng, yêu cầu của khách hàng đối với Công ty DMC về việc mua bán các
sản phẩm của Công ty, vào thời hạn giao hàng đã thoả thuận và căn cứ vào
danh mục các sản phẩm được tiêu thụ, phòng kế toán lập Hoá đơn GTGT.
Hoá đơn được lập thành ba liên, đặt giấy than viết một lần (Mẫu số 1)
Liên 1: Lưu tại phòng kế toán.
Liên 2: Giao cho khách hàng.
Liên 3: Dùng để thanh toán.

Các hoá đơn được lập có mức thuế suất tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm.
Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu: Các chứng từ bán hàng sử dụng
cho hoạt động xuất khẩu bao gồm đơn đặt hàng, invoice, tờ quan hải quan,
chứng chỉ giám định khối lượng, chứng chỉ giám định kỹ thuật... Ngoài ra sau
khi giao hàng, phòng thương mại tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán. Bộ
chứng từ này bao gồm: hồi phiếu thương mại, hoá đơn thương mại (invoice),
bảng kê chi tiết danh mục hàng xuất khẩu, vận đơn đường biển... Căn cứ vào
các chứng từ bán hàng xuất khẩu và bộ chứng từ thanh toán, kế toán xác định
số lượng hàng bán, tiền hàng, tiền thuế GTGT, hình thức thanh toán... và tiến
hành lập hoá đơn GTGT cho số hàng xuất khẩu. Công ty cũng sử dụng Hoá
đơn GTGT theo mẫu trên nhưng với thuế suất thuế GTGT là 0%. Hoá đơn
này được lập thành 2 liên:
Liên 1: Lưu tại phòng kế toán.
Liên 2: Dùng để thanh toán
Đối với hàng chuyển vào Chi nhánh tiêu thụ: Khi chuyển hàng
vào Chi nhánh, Công ty coi đây là một khoản hàng gửi bán. Khi tiêu thụ được
hàng, Chi nhánh Vũng Tàu ra thông báo với Công ty về số hàng đã tiêu thụ
hộ. Căn cứ vào Bảng kê hàng hoá bán ra do Chi nhánh gửi về, kế toán Công
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quý Liên
25

×