Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANHTẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.92 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANHTẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI
I. ĐẶC DIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI -
CPA HANOI
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội được Bộ tài chính Việt Nam và Uỷ
ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề , giấy phép thành lập
theo Quyết định số:4010GP/TLDN ngày 26/01/1999.Công ty kiểm toán và kế toán
là công ty kiểm toán chuyên nghiệp hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán ,
tư vấn thuế, tư vấn tài chính kế toán , tư vấn quản lý… ở Việt Nam .
Địa chỉ hiện nay của công ty :75 Tô Hiến Thành -Hai Bà Trưng-Hà Nội.
CPA Hà Nội có vốn pháp định là 500.000.000 VND và dự tính đến năm
2002 công ty sễ tăng vốn lên 2000.000.000 VND để có thể tham gia thị trường
chứng khoán.
CPA được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng có nhiều biến đổi sâu sắc . Công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội ra
đời như một bước đột phá táo bạo của các sáng lập viên.Lần đầu tiên tại Hà Nội có
một công ty TNHH cung cấp dịch vụ kiểm toán và kế toán …phục vụ nhu cầu của
thị trường. CPA có quan hệ nghềg nghiẹp với Trung ương hội kế toán Việt Nam,
câu lạc bộ kế toán trưởng , dự án liên minh Châu âu về kế toán và kiểm toán
-EURO TAPVIET…và các hãng kiểm toán quốc tế.
2.Cơ cấu và tổ chức của Công ty
Lúc đầu khi mới thành lập Công ty chỉ có 15 người cho đến nay , số lượng
nhân viên đã lên đến 45 người không kể các cộng tác viên . Những nhân viên trong
Công ty đều là những người có trình độ cử nhân kinh tế , cử nhân luật …được đào
tạo tại Việt Nam và nước ngoài như: Australia englan.. với 12kiểm toán viên quốc
gia dược Bộ tài chính cấp chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ CPA), có từ 4đến 8 năm
kinh nghiệm làm việc tại các Công ty kiểm toán có uy tín ở Việt Nam và hãng
kiểm toán Quốc tế hoạt động ở Việt Nam.
Ngay từ khi mới ra đời CPA đã xây dựng được cho mình một hệ thống các
văn bản pháp quy và quy chế nhân viên phù hợp quy định rõ quyền hạn và chức


năng của từng vị trí trong công ty.
Thành viên sáng lập gồm 4 người:
1. Nguyễn Ngọc Tỉnh ( Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng thành viên)
2. Nguyễn Đức Lợi ( Trưởng ban kiểm soát )
3. Lê Văn Dò
4. Đào Hùng Tiến ( Phó giám đốc )
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Hội đồng sáng lập
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng nghiệp vụ
I
Phòng nghiệp vụ
II
Phòng

vấn
Phòng kiểm toán XDCB
Phòng hành chính tổng hợp

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc
Gồm 2 người : Giám đốc và phó giám đốc.
Giám đốc: Là người tổ chức, điều hành mọi hoạt động và không ngừng phát
triển toàn diện của công ty. Củng cố phát triển tổ chức của công ty( mở thêm chi
nhánh, văn phòng đại diện, tăng số lượng và chất lượng đôi ngũ cán bộ công nhân
viên, sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn. Giám đốc có
quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc triệu tập Hội đồng thành viên về
miễn nhiệm đề bạt cán bộ, thành lập phòng nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ…Phát triển các hoạt động dịch vụ: Kiểm toán, tư vấn, đào tạo; kiểm

soát chất lượng tránh mọi rủi ro nghề nghiệp. Duy trì và mở rộng đội ngũ khách
hàng, mối quan hệ đối ngoại, hợp tác, liên doanh trong và ngoài nước. Phát triển
trình độ nghiệp vụ chuyên môn của Công ty. Đào tạo cán bộ công nhân viên nghiệp
vụ và quản lý. Trang bị, đổi mới thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc. Giữ gìn,
sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và không ngừng phát triển vốn, tài sản, năng lực tài
chính của Công ty. Chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất của nhân
viên. Trực tiếp phụ trách về tài chính, đối ngoại, phụ trách các chi nhánh, văn
phòng đại diện; kiêm chủ tịch hội đồng thi đua, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển nhân
viên mới. Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số phòng và một số hợp đồng lớn. Và
theo các quy định ghi trong điều lệ của Công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức, điều
hành và phát triển toàn diện Công ty. Thay mặt chio Giám đốc lãnh đạo Công ty
trong thời gian Giám đốc đi vắng. Quan hệ với các cơ quan địa phương về an ninh
trật tự, địa điểm làm việc của Công ty. Phụ trách công tác hành chính, tổ chức, văn
thư, đề xuất với Giám đốc về việc đổi mới thiết bị phương tiện làm việc của Công
ty. Trực tiếp quản lý và điều hành một hoặc một số nghiệp vụ theo sự phân công
của Giám đốc và theo các quy định ghi trong điều lệ của Công ty.
Phòng nghiệp vụ I và II
Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kiểm toán (trừ kiểm toán các
công trình XDCB). Đứng đầu là các trưởng phòng (đều đã được cấp chứng chỉ
CPA), sau đó là các nhân viên khác: kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán.
Phòng tư vấn
Chuyên thực hiện các dịch vụ tư vấn về kế toán, tài chính, thuế… Hiện nay
phòng này cũng thực hiện cả các dịch vụ về kiểm toán như phòng nghiệp vụ I và
II.
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản
Chuyên thực hiện kiểm toán các công trình xây dựng mà Công ty kí kết
được, nhận đánh giá lại giá trị tài sản thuộc bất động sản. Phòng Kiểm toán XDCB
gồm toàn các kỹ sư xây dựng. Đứng đầu là một trưởng phòng – kỹ sư xây dựng –
am hiểu về vấn đề xây dựng. Dưới trưởng phòng cũng là các kiểm toán viên và trợ

lý kiểm toán.
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng hành chính tổng hợp gồm 3 người: 1 kế toán, 1 văn thư và 1 bảo vệ,
phòng này chịu trách nhiệm theo dõi thu, chi, lập các hoá đơn, chứng từ thuộc
phạm vi của Công ty, quản lý hồ sơ, tài liệu của Công ty, bảo vệ tài sản của Công
ty.
II. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO KQSXKD CỦA CÔNG TY CPA - HÀ
NỘI
Kiểm toán Báo cáo KQKD là một phần quan trọng trong kiểm toán BCTC
mà CPA thực hiện tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực
kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Tuy nhiên, để thu thập những bằng chứng có
hiệu lực, đồng thời tiết kiệm chi phí kiểm toán một cách tối ưu, CPA đã vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp kiểm toán trong quy trình đó vào
thực tiễn.
Để minh hoạ cho thực tế quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo KQKD tại
CPA, bài viết đã sử dụng thông tin được lấy chủ yếu từ cuộc kiểm toán tại Công ty
Liên doanh quốc tế do CPA thực hiện.
Thực hiện kiểm toán BCTC nói chung, kiểm toán Báo cáo KQKD nói riêng
chính là giai đoạn các KTV của CPA áp dụng các phương pháp nghiệp vụ để thu
thập bằng chứng chứng minh tính trung thực, hợp lý của Báo cáo đó. Tất cả các
công việc đều được thực hiện trên Giấy làm việc. Giấy làm việc đã được CPA định
sẵn và kiểm toán viên dựa trên mẫu đó để thực hiện việc ghi chép theo mẫu đó
những sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán. Các tư liệu, dữ kiện về Công ty
khách hàng, giấy làm việc, các bằng chứng của kiểm toán... đều được tập trung vào
Hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán gồm có hồ sơ thường trực và hồ sơ năm.
- Hồ sơ thường trực lưu trũ các thông tin về đơn vị được kiểm toán mà KTV
sử dụng trong nhiều.
- Hồ sơ năm lưu trữ các thông tin mà KTV sử dụng cho nhiều năm đang
kiểm toán Hồ sơ kiểm toán của CPA là tài liệu chỉ có KTV và những người có liên
quan mới được phép sử dụng. Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc BGĐ sẽ soát xét kỹ

lưỡng và khi KTV đã chính thức phát hành Báo cáo kiểm toán thì Hồ sơ kiểm toán
được lưu theo quy chế bảo mật.
Cuộc kiểm toán tài chính của Công ty CPA thường được phân đoạn theo
khoản mục. Do đó trong kiểm toán Báo cáo KQKD cũng phân theo từng khoản
mục. Công ty đã sử dụng phương pháp đánh số tham chiếu dễ dàng kiểm tra đối
chiếu theo bảng quy tắc chuẩn các khoản mục
BẢNG 2.1: Ký hiệu trên giấy làm việc
STT Ký hiệu Nội dung
1 A Phần tổng hợp
2 A 100 Lập kế hoạch kiểm toán
3 A110 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
4 A120 Tóm tắt cuộc họp với khách hàng
5 A130 Hợp đồng kiểm toán
6 A140 Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát
7 A160 Phân tich sơ bộ báo cáo tài chính
8 A170 Kiểm tra tính hoạt động liên tục
9 A180 Kế hoạch kiểm toán tổng hợp
10 A200 Báo cáo
11 A210 Báo cáo kiểm toán dự thảo
12 A215 Thư quản lý (nếu có)
13 A220 Tờ ghi chú soát xét file kiểm toán
14 A225 Báo cáo tóm tắt cuộc kiểm toán
15 A230 Bảng cân đối số phát sinh sau điều chỉnh
16 A235 Bảng cân đối số phát sinh và BCTC trước điều
chỉnh
17 A240 Các bút toán điều chỉnh, khóa sổ và phân loại lại
18 A255 Sự kiện sau ngày khóa sổ
19 A260 Thư trao đổi với cơ quan thuế và kiểm toán viên
khác
20 A265 Thư giải trình của Ban giám đốc

21 A275 Báo cáo tài chính năm trước và báo cáo kiểm toán
22 A300 Soát xét báo cáo và hồ sơ kiểm toán
23 O Kiểm toán thuế
24 O10 Chương trình kiểm toán chi tiết
25 O20 Bảng tổng hợp
26 O30 Ghi chú soát xét hệ thống.
27 O100 Giấy tờ làm việc – Thuế VAT
28 O200 Giấy tờ làm việc – Thuế TNDN
29 O300 Giấy tờ làm việc – Thuế XNK
30 O400 Giấy tờ làm việc – Thuế thu nhập cá nhân
31 O600 Giấy tờ làm việc – Thuế nhà đất
32 O700 Giấy tờ làm việc – Thuế môn bài
33 O800 Giấy tờ làm việc – Thuế khác
34 P Kiểm toán tiền lương và chi phí nhân công
35 P10 Chương trình kiểm toán chi tiết
36 P20 Bảng tổng hợp
37 P30 Ghi chú soát xét hệ thống
38 T Kiểm toán doanh thu
39 T10 Chương trình kiểm toán chi tiết
40 T20 Bảng tổng hợp
41 T30 Ghi chú soát xét hệ thống
42 U Giá vốn hàng bán
43 U10 Chương trình kiểm toán chi tiết
44 U20 Bảng tổng hợp
45 U30 Ghi chú soát xét hệ thống
46 V Kiểm toán chi phí hoạt động
47 V10 Chương trình kiểm toán chi tiết
48 V20 Bảng tổng hợp
49 V30 Ghi chú soát xét hệ thống
50 X Kiểm toán thu nhập khác

51 X10 Chương trình kiểm toán chi tiết
52 X20 Bảng tổng hợp
53 X30 Ghi chú soát xét hệ thống
Tại CPA- Hà Nội, cuộc kiểm toán báo cáo Tài Chính hay báo cáo khác đều
được tiến hành theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
1. Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này, thường được chia 3 bước
Bước 1: Lập chiến lược kiểm toán
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Bước 1: Lập chiến lược kiểm toán
Kiểm toán viên trực tiếp tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, qua các thông tin đại
chúng, qua các hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên tiền nhiệm...
Trong bước này, Công ty thực hiện một số công việc sau:
* Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán.
* Lập thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán
* Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
* Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro kiểm toán
Bước này được thực hiện nhằm mục đích KTV cân nhắc xem có chấp nhận
cuộc kiểm toán được không, đánh giá những trở ngại, rủi ro mà KTV có thể không
thực hiện được kiểm toán trong quá trình đang kiểm toán.
KTV xem xét xem Báo cáo TC cho năm tài chính vừa kết thúc phản ánh
trung thực, theo quy định của Nhà nước hay không.
Từ những rủi ro xác định sơ bộ để có quyết định xem có chấp nhận cuộc
kiểm toán hay không và từ đó xây dựng nên chương trình phù hợp.
Để đánh giá được mức rủi ro này, KTV thường dựa vào các nội dung chính
sau:

+ Quan điểm về tính chính trực của Ban quản trị về việc cung cấp các loại
thông tin trung thực hợp lý khi lập Báo cáo KQKD.
+ Cơ cấu tổ chức và quản trị: Có hợp lý với quy mô và hình thức kinh
doanh, có được giám sát và điều hành hiệu quả hay không.
+ Ảnh hưởng của hệ thống vi tính: Hình thức và phạm vi sử dụng trong
phầm mềm có phù hợp với quy mô và hình thức kinh doanh không?
+ Quá trình kinh doanh, công nghệ sử dụng, có biến đổi phức tạp, trong môi
trường điều kiện không?
+ Có áp lực đưa ra Báo cáo KQKD hoàn hảo hay không?
+ Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
KL: Từ những phân tích trên, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán ở Công ty Liên
doanh quốc tế là trung bình.
Sau khi chào hàng, được mời kiểm toán và chấp nhận cuộc kiểm toán. Bên
phía CPA sẽ thực hiện soạn thảo hợp đồng kiểm toán với Công ty Liên doanh quốc
tế trong đó bao gồm các điều khoản quan trọng sau:
- Luật định và chuẩn mực: Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo chuẩn
mực Kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam được thừa nhận.
- Trách nhiệm mỗi bên
+ Công ty Liên doanh quốc tế. Chịu trách nhiệm lập và phản ánh trung thực
tình hình tài chính của Công ty cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho KTV trong quá
trình kiểm toán.
+ Công ty CPA thực hiện kiểm toán khách quan và độc lập, tuân theo luật
định và đúng với kế hoạch đề ra.
- Thời gian thực hiện kiểm toán, phí kiểm toán và thanh toán phí.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Trong giai đoạn lập kế hoạch tổng quát tại CPA thường được chia thành các
bước nhỏ sau:
- Thu thập thông tin cơ sở của khách hàng
- Các thủ tục phân tích đánh giá trọng yếu và rủi ro
* Thu thập thông tin cơ sở của khách hàng

- Tên Công ty: Công ty Liên doanh quốc tế.
- Trụ sở chính: Km 40- Quốc lộ 5A- Cẩm Giàng- Hải Dương
- Văn phòng điều hành: Nhà E1 Khu ngoại giao Đoàn- Trung Tự- Đống Đa-
Hà Nội.
- Quyết định thành lập số 440/ GP ngày 17/10/1992 của Uỷ ban Nhà nước
về hợp tác và đầu tư.
- Ngành nghề hoạt động: Sản xuất và gia công may mặc.
- Mặt hàng chính: Sản phẩm may mặc
- Số vốn đầu tư là: 1.632.000 USD
Trong đó vốn pháp định 450.000 USD
- Thời gian hoạt động: 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép
- Tiêu thụ: Chủ yếu xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
Hội đồng quản trị: Johanes Maria Somors- Tổng Giám đốc điều hành
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC 1
GIÁM ĐỐC 2
Phòng Kinh Doanh
Phòng
Kế Toán Tài Chính
Xí nghiệp May
123
Phòng
QA
* Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ
giá trị sản xuất kinh doanh của đơn vị, giao dịch, ký kết các hoạt động, thực hiện
các chế độ chính sách của Nhà nước.
* Giám đốc 1: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc khi Tổng Giám đốc
vắng mặt và được uỷ quyền thay mặt TGĐ chịu trách nhiệm về quyết định của
mình. Giám đốc 1 còn chịu trách nhiệm điều hành và quản lý phòng Kinh doanh và

phòng Kế toán.
* Giám đốc 2: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, phụ trách quản lý xí
nghiệp 123 và phòng QA
* Phòng kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại trong và ngoài nước,
lập kế hoạch sản xuất, đầu tư, cung cấp trang thiết bị vật tư theo yêu cầu đầu tư
phát triển và phục vụ kịp thời công tác sản xuất
* Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu giúp cho TGĐ và công tác kế
toán tài chính của Công ty nhằm sử dụng vốn đúng mục đích đúng chế độ kế toán.
* Phòng QA: Quản lý, kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ,
vệ sinh công nghiệp, chất lượng của sản phẩm, ký công nhận sản phẩm đạt tiêu
chuẩn
* Xí nghiệp 123: Đóng vai trò sản xuất hàng hóa theo kế hoạch từ phòng
kinh doanh và theo các đơn đặt hàng.
Quy trình kế toán áp dụng tại Công ty
Kiểm toán viên tìm hiểu hệ thống kế toán áp dụng tại Công ty nhằm xem xét
sự ảnh hưởng tới việc lập các thông tin tài chính được chính xác thuận tiện, nhanh
chóng bằng cách xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp và loại sổ sách
chứng từ kế toán tại đơn vị.
Tại Công ty Liên doanh quốc tế áp dụng việc hạch toán kế toán, ghi sổ kế
toán theo hình thức Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ:
Sổ nhật ký đặc biệt
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối SPS
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày

Ghi cuối kỳ
Đối chiếu số liệu
Qua xem xét tìm hiểu về khách hàng của KTV đánh giá cao về tính liêm
chính của Ban Giám đốc, tổ chức kế toán là hợp lý, phần thực hiện nghiệp vụ kế
toán đã áp dụng máy móc vào nên việc tính toán cơ học là chính xác, giao diện
phần mềm là tốt. Tuy vậy về cơ cấu bộ máy nên để phòng QA trực thuộc GĐ1 thì
sẽ đảm bảo cho sản xuất được tốt hơn (Điều này sẽ được KTV đưa vào thư quản
lý)
Công ty liên doanh quốc tế Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Đơn vị tính: USD
TÀI SẢN

số
Số đầu năm Số cuối năm
1 2 3 4
A. TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
3.585.445,2
8
3.759.587,88
I. Tiền 399.511,54 1.344.568,64
1. Tiền mặt tại quỹ 2.027,37 96.322,00
2. Tiền gửi Ngân hàng 397.484,17 1.248.246,62
II. Đầu tư ngắn hạn 500.000,00 -
1. Đầu tư ngắn hạn - -
2. Đầu tư ngắn hạn khác 500.000,00 -
III. Các khoản phải thu 1.794.832,3
7
1.350.351,95
1. Phải thu khách hàng 1.538.861,2

5
879.001,02
2. Thuế GTGT được khấu trừ 24.401,29 34.487,88
3. Các khoản phải thu khác 231.569,83 136.863,05
IV. Hàng tồn kho 888.743,87 1.063.916,75
1. Hàng đang đi đường 144.628,03 55.655,20
2. Nguyên vật liệu 650.600,85 870.070,90
3. Chi phí SXKD dở dang 86.682,45
115.227,25
4. Thành phẩm 6.832,54 22.963,40
V. TSLĐ khác 2.357,5 750,54
1. Chi phí chờ kết chuyển 2.357,5 750,54
B. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
985.921,65 1.492.058,76
I. TSCĐ 867.822,32 1.084.543,74
1. TSCĐ hữu hình 785.995,45 1.014.833,12
- Nguyên giá 1.108.901,7
7
1.480.965,87
- Giá trị hao mòn luỹ kế (322.915,32) (466.132,75)
2. TSCĐ thuê tài chính 76.424,85 63.687,37
- Nguyên giá 84.916,50 84.916,50

×