Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu tính đặc thù và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhà thép tiền chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.93 MB, 133 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NGUYỄN THANH TUẤN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐẶC THÙ VÀ PHÂN TÍCH CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG
NHÀ THÉP TIỀN CHẾ

Chuyên Ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã Số Ngành : 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 01 Năm 2011


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS-TS. Nguyễn Thống.

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Duy Long.

Cán bộ chấm nhận xét 2 : Th.s. Đỗ Thị Xuân Lan.

Luận văn thạc só được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 16 tháng 01 năm 2011.
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn Thạc só gồm:
1. ……………………………………………………


2. ……………………………………………………
3. ……………………………………………………
4. ……………………………………………………
5. ……………………………………………………
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
________________________________

________________________________

Tp. HCM, ngày..........tháng………..năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : NGUYỄN THANH TUẤN
Năm sinh
: 19-11-1984
Chuyên ngành
: Công nghệ và Quản lý Xây dựng


Phái
: Nam
Nơi sinh : Kiên Giang
MSHV : 09080263

I. TÊN ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐẶC THÙ VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :

Nghiên cứu những đặc thù riêng của nhà thép tiền chế, và xem xét mối quan hệ
của những đặc thù này đến tiến độ thi công các công trình nhà thép tiền chế.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình nhà thép
tiền chế.
Xác định các thành phần chính ảnh hưởng đến tiến độ bằng phương pháp PCA.
Ước lượng sự chậm trễ tiến độ của dự án thông qua các thành phần chính được
rút ra bằng mô hình hồi quy.
Đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ thi
công của dự án.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

05-07-2010

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :

06-12-2010

Phó giáo sư- Tiến só


NGUYỄN THỐNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

PGS-TS NGUYỄN THỐNG

TS LƯƠNG ĐỨC LONG

TS LƯƠNG ĐỨC LONG

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày..........tháng..........năm 2010
TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS-TS. Nguyễn Thống đã quan
tâm, hướng dẫn, và giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn này. Xin chân
thành cảm ơn Ths. Lưu Đức Huân đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi nhiều trong nghiên
cứu lónh vực nhà thép. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô trong khoa Kỹ
Thuật Xây Dựng, đặc biệt là những thầy cô giảng dạy trong chuyên ngành Công
nghệ và Quản lý xây dựng, thuộc trường Đại học Bách Khoa, đã truyền đạt
nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn công ty thép PEB Steel Building, Quatron Steel
JSC và những người bạn đồng nghiệp đã cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng,
giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn cùng khóa 2009 đã cùng tôi trải
qua những ngày tháng học tập, rèn luyện, trao đổi và thảo luận về học tập trên
lớp, giúp tôi học hỏi được nhiều điều.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
những bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần,
giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2010.


TÓM TẮT
Tiến độ xây dựng là một tiêu chí quan trọng dẫn đến sự thành công của dự án
xây dựng. Có nhiều nghiên cứu về sự chậm trễ tiến độ trong dự án xây dựng. Tuy
nhiên, trong lónh vực nhà thép tiền chế vẫn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, luận
văn này đi sâu vào nghiên cứu về những nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thi công
nhà thép tiền chế.
Từ những nghiên cứu trước đây và qua việc nghiên cứu đặc thù của nhà thép
tiền chế, nghiên cứu đã đưa ra 32 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự chậm trễ tiến độ dự án nhà
thép tiền chế gồm: (1)- khó khăn tài chính của chủ đầu tư; (2)- chủ đầu tư thay đổi quy
mô dự án, thay đổi thiết kế các hạng mục; (3)- chủ đầu tư, Ban QLDA thiếu kinh
nghiệm; (4)- lập tiến độ thi công không phù hợp; (5)- bản vẽ thiết kế không chính xác,
thiếu chi tiết.
Thông qua phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), các biến được
nhóm lại thành 11 thành phần chính, điều đó giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá các
nhân tố được tổng quan hơn, tránh được sự phân tán bởi nhiều nhân tố. Đồng thời,
nghiên cứu cũng dự định sẽ lập một phương trình ước lượng thời gian chậm trễ tiến độ
dựa vào 11 thành phần chính trên. Tuy nhiên, với kết quả thu thập số liệu không thực

hiện được điều đó.
Với những kết quả có được, luận văn đề xuất một số những giải pháp nhằm hạn
chế ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ thi công lắp dựng các công trình nhà thép
tiền chế, giúp cho chủ đầu tư giảm thiểu sự chậm trễ tiến độ và những chi phí phát
sinh.


ABSTRACT
Construction progress is one of important criteria to the success of construction
projects. There are many studies about the progress delay of civil construction
projects. However, there are only few researches on the causes leading to delay of
pre-engineering steel building. Therefore, the main purpose of this research is to investigate the factors causing project delay in pre-engineering steel buildings.
From previous studies and through studying the characteristics of preengineered steel buildings, this research has found 32 factors affecting the
constructing process. Results showed that there were five factors the most influence to
progress delay of pre-engineered steel building project includes: (1) - financial
difficulties of owner; (2) - change the project size & design of any items by owner; (3)
–lack of experience of owner and board of project management; (4) – inappropriate
project schedule; (5) - inaccuracy and omission in design drawing.
Through the method of Principal Factor Analysis (PCA), the variables were
grouped into 11 main components, which help to view and assess the factors more
general, avoid dispersion by many factor. The study also develops equation to forecast
the delay duration of project based on 11 main components. However, due to lack of
collected data, the equation cannot be verified in reality.
With the achieved results, this thesis propose some solutions to restrict the
influence of these factors to the constructing progress of pre-engineered steel building,
allowing owners to reduce progress delay and the cost overruns.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................1

1.1.

Tình hình kinh tế- xã hội .......................................................................................1

1.2.

Cơ sở hình thành đề tài .........................................................................................4

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................9

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................10

1.5.

Tầm quan trọng của nghiên cứu ........................................................................10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ....................................................................................................12
2.1.

Các định nghóa được dùng trong nghiên cứu .....................................................12

2.1.1. Những lý thuyết thống kê và tham số thống kê cần thiết trong phân tích nhân tố
[18] ...............................................................................................................................12
2.1.1.1. Những lý thuyết thống kê trong phân tích nhân tố ........................................12
2.1.1.2. Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố [17] ......................................13
2.1.2. Lý thuyết về phân tích nhân tố các thành phần chuẩn hóa ..................................14

2.1.2.1. Khái niệm về phân tích nhân tố các thành phần chuẩn hóa .........................14
2.1.2.2. Nguyên tắc hình thành các trục thành phần chính[18]..................................16
2.1.3. Lý thuyết kiểm định giả thuyết về trị trung bình của một tổng thể (one-sample ttest) [20]............................................................................................................................17
2.1.3.1. Các giả định và điều kiện .............................................................................17
2.1.3.2. Kiểm nghiệm một mẫu cho trị trung bình .....................................................18
2.1.4. Lý thuyết phân tích mối liên hệ giữa biến nguyên nhân định tính và biến kết quả
định lượng (One-way Anova) [17]....................................................................................18
2.1.4.1. Các giả định và điều kiện .............................................................................18
2.1.4.2. Kiểm định mối liên hệ giữa biến định tính và biến định lượng ....................18
2.1.5. Lý thuyết về hồi quy tuyến tính bội ......................................................................20
2.1.5.1. Mô hình hồi quy tuyến tính bội và các giả định [17] ....................................20
2.1.5.2. Hệ số xác định và hệ số xác định hiệu chỉnh trong mô hình hồi quy bội [19].
.......................................................................................................................20
2.1.5.3. Các kiểm định giả thiết .................................................................................21
2.2.

Khảo sát một số nghiên cứu trước có liên quan................................................23

2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan trong nước ...............................................................23
2.2.2. Các nghiên cứu có liên quan của nước ngoài .......................................................26
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ THÉP TIỀN CHẾ ............29
3.1. Thành phần cấu tạo chính của nhà thép xây dựng...........................................29
3.1.1. Khái niệm nhà thép tiền chế .................................................................................29


3.1.2. Các thông số cơ bản để xác định mô tả một nhà thép tiền chế ............................29
3.1.3. Thành phần cấu tạo chính nhà thép tiền chế ........................................................30
3.2.

Tính kinh tế của nhà thép tiền chế ....................................................................30


3.3.

Các ứng dụng của nhà thép tiền chế .................................................................31

3.4.

Quá trình hoàn thành nhà thép tiền chế...........................................................32

3.4.1. Thiết kế .................................................................................................................32
3.4.2. Gia công cấu kiện .................................................................................................33
3.4.3. Quy trình lắp dựng tại công trường [21]................................................................35
3.4.3.1. Những điều cơ bản ........................................................................................35
3.4.3.2. Cất giữ và bảo vệ ..........................................................................................38
3.4.3.3. Trình tự lắp dựng khung nhà .........................................................................41
3.4.3.4. Trình tự lắp bao che và diềm ........................................................................48
3.4.3.5. Kiểm tra lần cuối ...........................................................................................51
3.4.3.6. An toàn lao động ...........................................................................................52
3.4.3.7. Thiết bị và dụng cụ lắp dựng.........................................................................53
3.5. Một số sự cố trong quá trình lắp dựng [22].......................................................54
3.5.1. Sự cố xảy ra trong quá trình cẩu lắp dầm ngang (kèo).........................................54
3.5.2. Sự cố về cẩu lắp trong quá trình lắp dựng khung ngang khi chưa có xà gồ và dầm
tường ...............................................................................................................................56
3.6.

Mối liên hệ giữa những đặc thù nhà thép tiền chế với các nhân tố ảnh hưởng

đến tiến độ thi công ........................................................................................................58
3.6.1. Các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế ...................................................58
3.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình gia công cấu kiện ...................................58

3.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình lắp dựng..................................................59
3.7.

Tiến độ thi công điển hình của công trình nhà tiền chế [23]...........................60

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ ƯỚC LƯNG THỜI GIAN
THI CÔNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ ....................................................................................62
4.1.

Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................................62

4.2.

Cách thức lập bảng câu hỏi, kích thước mẫu, và kiểm định thang đo.............64

4.2.1. Cách thức lập bảng câu hỏi [17] ...........................................................................64
4.2.2. Xác định kích thước mẫu [17] ...............................................................................65
4.2.3. Kiểm định thang đo ...............................................................................................66
4.3.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công và tiến hành khảo sát

thử nghiệm .......................................................................................................................67
4.3.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhà thép tiền chế.............67
4.3.2. Khảo sát thử nghiệm .............................................................................................69
4.3.2.1. Nội dung bảng câu hỏi ..................................................................................69


4.3.2.2. Tiến hành khảo sát thử nghiệm .....................................................................70
4.4.


Kết quả thu thập số liệu qua cuộc khảo sát chính thức ....................................72

4.4.1. Kết quả thu thập số liệu ........................................................................................72
4.4.2. Kiểm định thang đo ...............................................................................................76
4.4.3. Đánh giá các kết quả thống kê .............................................................................77
4.4.4. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của một tổng thể, phân tích liên hệ giữa
biến định tính và biến định lượng .....................................................................................85
4.4.4.1. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của một tổng thể ..............................85
4.4.4.2. Phân tích mối liên hệ giữa các biến định tính và biến định lượng ................87
4.5. Phân tích các thành phần chính bằng phương pháp PCA ................................92
4.5.1. Kết quả phân tích bằng PCA.................................................................................92
4.5.2. Đặt tên và thảo luận về các thành phần chính......................................................98
4.6.

Ước lượng mức độ chậm trễ bằng mô hình hồi quy bội ..................................103

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................106
5.1.

Kết luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................106

5.2.

Kiến nghị các giải pháp và đề xuất hướng phát triển đề tài .........................107

5.2.1. Kiến nghị các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố.............................107
5.2.2. Đề xuất hướng phát triển của đề tài ...................................................................108



DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Tăng trưởng GDP của VN từ 2000-2008 ............................................................1
Bảng 1.2: Dự báo nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam ...............................................6
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ..........................................69
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thử nghiệm ...........................................................................71
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát chính thức .............................................................................74
Bảng 4.4: Kiểm định KMO và Bartlett. ............................................................................93
Bảng 4.5: Phần biến thiên được giải thích bởi thành phần chung. ...................................94
Bảng 4.6: Tổng phương sai được giải thích.......................................................................95
Bảng 4.7: Ma trận các thành phần chính ..........................................................................97
Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan ...............................................................................104
Hình 1.1: Cơ cấu kinh tế VN phân theo nhóm ngành, 1991-2008 ......................................5
Hình 3.1: Một số ứng dụng nhà thép tiền chế ..................................................................32
Hình 3.2: Công trường sẵn sàng để lắp dựng nhà thép.....................................................36
Hình 3.3: Bulông móng được lắp ráp và hàn vào các thanh thép .....................................37
Hình 3.4: Vật liệu được bảo quản và tách biệt bằng khung gỗ ........................................38
Hình 3.5: Cách bảo vệ tôn khi xếp tôn ngoài trời.............................................................39
Hình 3.6: Cách sắp xếp khung kèo chính .........................................................................40
Hình 3.7: Cách bảo quản vật liệu mạ kẽm .......................................................................40
Hình 3.8: Lắp dựng cột .....................................................................................................41
Hình 3.9: Cẩu kèo lắp vào đầu cột ...................................................................................42
Hình 3.10: Lắp đặt gian đầu tiên ......................................................................................43
Hình 3.11: Lắp đặt gian kế tiếp và hệ giằng ....................................................................44
Hình 3.12: Hoàn thiện lắp đặt khung................................................................................45
Hình 3.13: Chi tiết lắp đặt bulông liên kết .......................................................................45
Hình 3.14: Chiều cao tối thiểu của cẩu.............................................................................46
Hình 3.15: Chiều cao tối thiểu của cẩu khi có sử dụng thanh đòn gánh...........................47
Hình 3.16: Phương pháp liên kết đúng và không đúng của kèo và xà gồ mái .................48
Hình 3.17: Thanh chống tạm bằng gỗ và chi tiết thép góc ...............................................49
Hình 3.18: Diềm góc, diềm mái, thông gió, ống xối ........................................................50

Hình 3.19: Các thiết bị an toàn lao động cho công nhân ..................................................52
Hình 3.20: Lưới bảo vệ .....................................................................................................53
Hình 3.21: Tiết diện dầm ngang bị biến dạng ..................................................................54
Hình 3.22: Sơ đồ tính toán khung ngang ...........................................................................55
Hình 3.23: Biểu đồ moment do tải trọng đứng và tải trọng ngang gây ra ........................55
Hình 3.24: Cấu tạo khung nhà tiền chế ............................................................................55


Hình 3.25: Sơ đồ cẩu lắp và biểu đồ moment do tải trọng bản thân và tải cẩu lắp .........56
Hình 3.26: Cấu tạo khung ngang nhà................................................................................57
Hình 3.27: Chi tiết giằng kèo (dầm ngang) ......................................................................57
Hình 3.28: Tiến độ thi công điển hình của nhà tiền chế ...................................................61
Hình 4.1: Đồ thị biến thiên giá trị mean của các nhân tố.................................................75
Hình 4.2: Hình vẽ minh họa các nhân tố chính...............................................................103
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ nghiên cứu..............................................................................................63


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.

Tình hình kinh tế- xã hội
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, tình hình kinh tế xã hội trên thế giới có nhiều bất

ổn. Các cuộc xung đột chính trị- tôn giáo, và các cuộc chiến tranh vũ trang xảy ra giữa
các nước đã đặt thế giới vào trong tình trạng luôn căng thẳng. Bên cạnh đó, nền kinh
tế thế giới phải luôn gánh chịu thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai (bão lũ, động đất,

sóng thần…). Nền kinh tế Việt Nam (VN) cũng đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự
bất ổn của tình hình thế giới.
Tuy nhiên, dưới đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế VN
trong những năm qua vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá cao. Năm 2008, dù trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của một số nền
kinh tế lớn đã đẩy kinh tế thế giới, trong đó có VN vào tình trạng suy thoái, nhưng
kinh tế VN cũng đã được mức tăng trưởng GDP là 6.18%.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

GDP


6.79

6.89

7.08

7.34

7.79

8.44

8.17

8.48

6,18

Bảng 1.1: Tăng trưởng GDP của VN từ 2000-2008
Trong năm 2008, số lượng dự án và vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Cụ thể:
(Nguồn: )



VN thu hút trên 57,1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, trong đó có nhiều
dự án lớn như: khu liên hợp thép ở Ninh Thuận vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD;
khu du lịch Hồ Tràm ở Bà Rịa- Vũng Tàu vốn đăng ký trên 4,2 tỷ USD…




TP.HCM trong 9 tháng đầu năm cũng đã có trên 405 dự án đăng ký mới
và 110 dự án tăng vốn, với tổng vốn đầu tư trên 8,027 tỷ USD, tăng gấp 6
lần so cùng kỳ năm ngoái.



Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau một thời gian im ắng, năm nay cũng đã thu
hút trên 11 tỷ USD, đạt 191% kế hoạch cả năm. Phú Yên cũng đã lọt vào

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 1


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

hàng thứ 7/10 tỉnh thành dẫn đầu về FDI. Ở Long An, các dự án FDI tạo
công ăn việc làm cho khoảng 70.000 lao động.
Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư của các dự án còn bất hợp lý. Các lónh vực bất động
sản, sân golf, nhà máy thép… được chú ý nhiều, còn lónh vực như nông nghiệp không
được quan tâm. Thậm chí ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm cũng ít
được đầu tư.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, cả nước chỉ mới giải ngân được 8,1 tỷ USD, là
một khập khiễng so với số vốn thu hút đã đăng ký. Có 2 vấn đề chính làm cản trở giải
ngân: một là hạ tầng cơ sở còn yếu kém; và hai là nguồn nhân lực, thủ tục hành chính,
giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập.
Qua năm 2009, nền kinh tế VN đã đạt được thành công kép:

(Nguồn: />


Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội năm 2009 của Tổng cục
Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2009, VN đã hoàn thành 2
mục tiêu khó khăn là: chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở
lại.



Năm 2009, kinh tế VN đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề
ra (kế hoạch 5%) và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình
trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông
nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng
165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế vó mô tiếp tục ổn định.



Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút, nhưng đầu tư trong
nước đã được khơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt
7.042.000 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008.

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 2


Luận văn thạc sĩ



Khóa 2009/2010

Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12/2009 so với
tháng 12/2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% mà Quốc hội thông qua;
chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây.

Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, tình hình kinh tế-xã hội năm 2009
vẫn còn những hạn chế, yếu kém:


Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm,
nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng,
tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa
trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng
trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao.



Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%; năm 2009 là 42,8%, nhưng
tốc độ tăng GDP 2 năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng.



Cơ cấu kinh tế của VN tuy bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng
tiến bộ và tích cực, nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với
tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực:
nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ lần lượt

là 20,66%; 40,24%; 39,10%; không khác mấy so với năm 2008 và những
năm gần đây.



Đặc biệt, các cân đối kinh tế vó mô chưa thật vững chắc. Mức thâm hụt
ngân sách tuy đã được khống chế, nhưng đã lên tới 7% GDP. Lạm phát
trong năm tuy được khống chế ở mức hợp lý, nhưng nhìn chung giá cả
ngày càng tăng và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây tái lạm phát cao.

Sáu tháng đầu năm 2010, kinh tế-xã hội nước ta vẫn đang trên đà phục hồi
nhanh và phát triển theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành,
lónh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, lónh vực đạt kết quả tích cực,

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 3


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

tạo đà cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cả năm
2010.


Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 tăng 5,83% so với cùng kỳ năm
2009, ước tính quý II/2010 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng
109,8% tốc độ tăng quý I/2010. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng sản

phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước và tăng đều cả ở ba
khu vực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp
0,59 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 6,50%, đóng góp 2,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng
7,05%, đóng góp 2,94 điểm phần trăm.



Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm tuy chưa bằng mục tiêu 6,5% đề ra
cho cả năm nhưng là tốc độ tăng khá cao trong điều kiện xản xuất, kinh
doanh trong nước còn gặp khó khăn (Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm
2009 so với cùng kỳ năm 2008 là 3,87%). Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu
năm theo xu hướng mức tăng quý sau cao hơn quý trước và tăng cả ở ba
khu vực cho thấy nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh và có khả năng
đạt mức tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.



Theo báo cáo công bố của Công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế Grant
Thornton, VN đứng thứ 16 trong chỉ số cơ hội về thị trường mới nổi năm
2010 - nơi đầu tư tiềm năng, tốc độ phát triển nhanh cùng với nền kinh tế
tăng trưởng cao.

1.2.

Cơ sở hình thành đề tài
(Nguồn: Thông tin kinh tế, Khoa học – Trường Đại học kinh tế quốc dân)

Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều đi kèm với những
thay đổi trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ba nhóm ngành nông nghiệp (bao gồm

nông- lâm nghiệp và thuỷ sản), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng) và

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 4


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của VN trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch tích cực (mặc
dù chưa rõ nét): tỷ trọng nông- lâm- thuỷ sản trong GDP đã giảm đều đặn (từ 40,5%
xuống 22,09% trong thời kỳ 1991-2008) và tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tăng lên
tương ứng (từ 23,8% tăng lên 39,73% trong cùng thời kỳ).

Hình 1.1: Cơ cấu kinh tế VN phân theo nhóm ngành, 1991-2008
Trong sự phát triển của ngành xây dựng, các dự án công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ, các dự án nhà thép tiền chế ngày càng được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ
ở nhiều nơi, nhiều lónh vực khác nhau. Nhu cầu về thép tăng cao.
(Nguồn: />


Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn FDI vào các khu công nghiệp
(KCN) và khu chế xuất đã vượt 9,2 tỷ USD với trên 1010 dự án. Trong số
này, có trên 40% lượng vốn đổ vào các dự án công nghiệp nặng.



Các dự án công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, theo báo cáo của bộ

Kế hoạch và Đầu tư, ngày càng có vị trí nổi bật trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh tại các KCN. Đã có 395 dự án với tổng vốn đăng ký 3,7 tỷ
USD đầu tư vào công nghiệp nặng, 370 dự án với tổng vốn đăng ký 2,5 tỷ
USD đầu tư vào công nghiệp nhẹ.
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 5


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

Năm

2010

2015

2020

2025

Nhu cầu thép
(triệu tấn)

10-11


15-16

20-21

24-25

Bảng 1.2: Dự báo nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam
(Nguồn: />


Tại buổi giới thiệu kế hoạch mở rộng thị trường phía Nam và dự án đầu
tư xây dựng nhà máy thứ hai tại VN sáng 16/08/2005 tại Tp.HCM, ông
George E. Kobrossy - tổng giám đốc Công ty Zamil Steel VN - nhận định
thị trường nhà thép tiền chế tại VN đang có rất nhiều tiềm năng.



Nguyên do, theo ông Kobrossy, là sự phát triển của hàng loạt các KCN
tập trung, thu hút nhiều nhà đầu tư đến làm ăn khiến nhu cầu xây dựng
nhà máy, nhà xưởng, kho bãi... ngày càng tăng.



Nhà máy sản xuất nhà thép tiền chế đầu tiên của Công ty Zamil Steel
VN đặt tại KCN Nội Bài (Hà Nội), tổng vốn đầu tư 26,5 triệu USD. Dự
kiến một nhà máy thứ hai của đơn vị này, có vốn đầu tư 7 triệu USD, công
suất 1.000 tấn/tháng, cũng sẽ được khởi công xây dựng tại KCN Amata.

Theo thông tin từ Bộ xây dựng (trên báo điện tử ngày 08/02/2006): “Thời gian
qua việc nghiên cứu ứng dụng kết cấu thép (KCT) trong xây dựng công trình ở nước ta

trong các lónh vực xây dựng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận: số lượng công
trình sử dụng hoàn toàn KCT hoặc đại bộ phận bằng vật liệu thép tăng nhanh; công
nghệ chế tạo KCT ngày càng tiến bộ; các loại hình kết cấu sử dụng trong công trình
ngày càng đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, hệ thông tiêu chuẩn về công tác sản
xuất, chế tạo, thi công lắp ráp, thí nghiệm thép và KCT ngày càng hoàn thiện, từng
bước hòa nhập với trình độ khu vực và thế giới”.
Các công trình sử dụng KCT ở VN tiêu biểu như [8]:

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 6


Luận văn thạc sĩ


Khóa 2009/2010

Tòa nhà Financial Tower: có 68 tầng (7 tầng ngầm, 1 tầng trệt và 60
tầng lầu), cao hơn so với mặt đất là 300m, được thiết kế bằng dầm thép và
kính.



Nhà ga mới của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: được khởi công ngày
27/08/2004 và được đưa vào sử dụng ngày 02/09/2007, với tổng mức đầu
tư hơn 3200 tỉ đồng.




Nhà máy thủy điện Sơn La: công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á
đã chính thức khởi công xây dựng ngày 02/12/2005. Công trình có vốn đầu
tư 42.4 ngàn tỷ đồng với công suất 2400 MW.



Nhà máy Thép Việt: có cầu trục nâng tải trọng 100 tấn chạy dọc nhà
xưởng và có mức đầu tư cho phần KCT hơn 4.5 triệu USD.



Trung tâm hội nghị quốc gia: với tổng mức đầu tư trên 4000 tỷ đồng, xây
dựng trên diện tích 60,000 m2, mái cao 50m.



Nhà máy lọc dầu Dung Quất: khởi công xây dựng năm 2006 và hoàn
thành năm 2009. Công trình có tổng vốn đầu tư 2.5 tỷ USD sẽ đáp ứng
khoảng 40% nhu cầu trong nước về xăng dầu.

(Nguồn: )



Nhà máy giấy Diana tại Bắc Ninh: được khởi công ngày 29/05/2008, có
tổng số vốn đầu tư 20 triệu USD, công suất sản xuất 20,000 tấn giấy
cuộn/năm và 20,000 tấn bột giấy DIP/năm. Công trình được xây dựng trên
diện tích hơn 10 ha. Nhà máy sẽ sử dụng công nghệ sản xuất cao và hệ
thống tự động hóa của o và Italia nên chỉ cần sử dụng khoảng 250 lao
động.


Cũng như nhà có kết cấu bê tông cốt thép thông thường, nhà thép tiền chế cũng
gặp phải vấn đề về chậm tiến độ. Việc chậm tiến độ trong thi công nhà thép do nhiều
nguyên nhân khác nhau như: các nguyên nhân do chủ đầu tư, do tư vấn thiết kế, do bộ
phận gia công, do bộ phận thi công, hoặc do các nguyên nhân khách quan khác. Xem

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 7


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

xét thực tế các công trình đã được xây dựng để thấy được các nguyên nhân chính gây
chậm trễ tiến độ:


Nhà thi đấu Phú Thọ có sức chứa 5000 chỗ ngồi, được khởi công xây
dựng cuối năm 2000 với diện tích được duyệt là 30.000 m2, tổng kinh phí
66,627 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2001. Tuy nhiên, công trình kéo
dài đến 3 năm (năm 2004 mới hoàn thành) với tổng vốn cuối cùng lên đến
145,181 tỷ đồng. Theo kết quả của Thanh tra chính phủ, ngay từ khâu thiết
kế, nhà thầu tư vấn thiết kế Meinhardt Việt Nam đã nhầm lẫn. Đơn cử,
bản vẽ mặt bằng móng vẽ khoảng cách giữa hai cột tròn đỡ kèo T3 tính từ
biên hai cột là 87.383m (khoảng cách giữa hai tim cột là 89.383m). Nhưng
bản vẽ sơ đồ hình học thì vẽ nhịp giàn kèo T3 được xác định khoảng cách
từ tâm của hai gối đỡ (cũng tức là khoảng cách hai tim cột) là 87.383m.
Kết quả, nhịp kèo T3 thi công hụt tới 2m và công trình đã phải dừng thi

công, thiết kế gia công lại giàn kèo T3, chi phí phát sinh tăng thêm tới gần
24 tỷ đồng và tiến độ phải kéo dài thêm. Vậy mà chất lượng công trình
theo kiểm của Viện khoa học công nghệ xây dựng, vẫn còn vấn đề: hệ
giằng mái được bổ sung mới đảm bảo tính ổn định công trình, các cột đỡ
giàn kèo T3 không đảm bảo khả năng chịu lực.



Công trình KUMHO: Dự tính ban đầu, công ty BlueScope Buildings Viet
Nam sẽ nhận phần lớn các công trình KCT trong khu công nghiệp KUMHO ở Hiệp Phước tỉnh Bình Dương với điều kiện làm tốt 3 nhà KUMHO
301,302,303 trong thời gian 2 tháng kể cả thời gian nghỉ lễ tết (từ ngày
17/2/2007 đến 18/4/2007). Cả ba nhà có diện tích tổng cộng là 3.584 m2,
giá trị hợp đồng là 259.864 USD với lợi nhuận mong muốn là 18,04%
nhưng tới 22/9/2007 dự án chỉ hoàn thành 99,2% và dự án đã bị lỗ 17.736
USD (-11,28%). Nguyên nhân do thông tin thay đổi nhiều lần và không
chứng từ, bộ phận thiết kế làm ngược độ dốc mái so với kiến trúc ban đầu

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 8


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

nên phải chở kèo từ công trường về xưởng gia công làm lại; nhà thầu lắp
dựng mới tuyển vào làm nhiều sai sót và không đúng tiêu chuẩn lắp dựng
nên bị chủ đầu tư yêu cầu thay đổi, gây nhiều khó khăn, kéo dài tiến độ
và tốn chi phi; do tiến độ có 14 ngày gia công nên xưởng gia công không

làm kịp, nên làm ẩu, sơn chưa khô đã chở tới công trường và độ dày sơn
không đủ, chủ đầu tư bắt chở về sơn lại; do hợp tác giữa các nhà thầu
không tốt, gây tranh cãi dẫn đến chậm tiến độ.


Nhà máy thép tấm lá Phú Mỹ (PFS): do tổng công ty thép Việt Nam
(VSC) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 129 triệu USD (theo báo điện tử
VSC.com.vn ngày 12/07/2006). Một công nhân thi công lắp dựng khung
nhà thép bị trượt chân rơi từ trên mái có độ cao 8-9 (m) xuống đất. Sự cố
xảy ra vì nhà thầu phụ lắp dựng của công ty nhà thép tiền chế Zamil Steel
không tuân thủ biện pháp an toàn như: không treo lưới an toàn bên dưới và
kiểm tra công nhân khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn. Sự việc
xảy ra cũng đã gây chậm trễ cho tiến độ thi công công trình.

Vấn đề được đặt ra là tìm ra được những nhân tố chính gây ảnh hưởng đến việc
chậm trễ tiến độ thi công của các công trình nhà thép, giúp cho các chủ đầu tư kiếm
soát được tiến độ thi công, đảm bảo uy tín với khách hàng, và tránh được những hao
hụt chi phí đáng kể do: thời gian thi công kéo dài, chi phí về tài nguyên, chi phí do vi
phạm hợp đồng.

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đi sâu vào việc giải quyết những vấn đề chính sau:


Nghiên cứu những đặc thù riêng của nhà thép tiền chế, và xem xét mối
quan hệ của những đặc thù này đến tiến độ thi công các công trình nhà
thép tiền chế.


HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 9


Luận văn thạc sĩ


Khóa 2009/2010

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình nhà
thép tiền chế.



Xác định các thành phần chính ảnh hưởng đến tiến độ bằng phương pháp
PCA.



Ước lượng sự chậm trễ tiến độ của dự án thông qua các thành phần chính
được rút ra bằng mô hình hồi quy.



Đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến
độ thi công của dự án.

1.4.


Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn và khả năng thu thập số liệu còn hạn chế,

nghiên cứu đề xuất giới hạn phạm vi nghiên cứu:


Theo lónh vực: nghiên cứu các dự án xây dựng có các công trình dạng
nhà thép tiền chế.



Theo thời gian: các dự án được thực hiện từ năm 2005 đến nay đã thực
hiện xong công tác thanh quyết toán.



Theo phạm vi lãnh thổ: các dự án được thực hiện ở thành phố HCM và
các tỉnh lân cận.



Đối tượng nghiên cứu là những kỹ sư xây dựng đã từng tham gia dự án
nhà thép tiền chế, các chuyên gia trong lónh vực có nhiều kinh nghiệm
trong lónh vực này. Họ có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các
thành phần tham gia dự án như: chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, ban quản lý dự
án, nhà thầu thi công…

1.5.

Tầm quan trọng của nghiên cứu

Các công ty và tập đoàn về nhà thép tiền chế phát triển rầm rộ ở VN, bao gồm

cả công ty nước ngoài và VN. Các công ty lớn về nhà thép tiền chế gồm có: Zamil

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 10


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

Steel Buildings VN, PEB Steel Building, BlueScope Buildings VN, Kirby Building
System, nhà thép tiền chế ATAD, Bắc Việt… Các công ty nhà thép tiền chế này cung
cấp trọn gói cho khách hàng từ công đoạn thiết kế, sản xuất, cho đến lắp dựng, bảo
hành công trình. Tuy là các công ty lớn, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị
trườnCN và kỹ sư trong quá trình gia công và lắp dựng. Khi trình độ chuyên môn của họ
không đảm bảo dễ dẫn đến những sai sót như trên, gây ra những hậu quả nghiêm
trọng như: những vụ tai nạn lao động, xụp đổ khung nhà hoặc các cấu kiện… Do đó,
cần phải xem trọng việc tuyển dụng và đào tạo CN và kỹ sư làm việc trong các bộ
phận gia công và lắp dựng, đòi hỏi trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đồng thời
công nghệ và máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất cũ kỹ, lạc hậu cũng sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng và thời gian sản xuất thép thành phẩm.


Comp.3: có liên quan đến trình độ, ý thức của CN và trang bị dụng cụ
cho CN. Bao gồm các biến:

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn


Trang 99


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

o Trang bị bảo hộ lao động, dụng cụ ATLD cho CN không đầy đủ.
o Thiếu sự đoàn kết, phối hợp giữa các CN trong tổ đội.
o Trình độ chuyên môn của CN không cao.
o Ý thức trách nhiệm của CN về công việc và ATLD không cao.
Thành phần này xoay quanh các vấn đề về CN. Tầng lớp CN là tầng lớp có học
thức và nhận thức thấp trong xã hội, nếu không có sự giám sát chặt chẽ của nhà thầu
thì ý thức trách nhiệm của họ về công việc và ATLD không cao, không có sự đoàn kết
phối hợp với nhau, và như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian thi công công trình. Bên
cạnh đó, việc nhà thầu không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, và dụng cụ ATLD cho
CN có thể do khó khăn tài chính hoặc do sự keo kiệt… cũng gây khó khăn cho CN khi
thi công trên các vì kèo thép ở trên cao.


Comp.4: có liên quan đến vật tư và máy móc, thiết bị thi công. Bao gồm
các biến:
o Số lượng và chất lượng vật tư không đạt yêu cầu.
o Vật tư được bảo quản không tốt, gây hư hại.
o Thiếu máy móc, thiết bị thi công chuyên dụng.

Những vật tư, cấu kiện thường được sắp xếp ở ngoài trời, nếu không được bảo
quản tốt, dễ dẫn đến rỉ sét, hư hại do ảnh hưởng của thời tiết. Số lượng và chất lượng
vật tư khi được đưa đến công trường không đạt yêu cầu sẽ bị bộ phận kiểm định trả lại

hoặc yêu cầu bổ sung thêm. Khó khăn về tài chính của nhà thầu, không trang bị đầy
đủ các thiết bị thi công chuyên dụng, hiện đại, gây khó khăn cho việc thi công lắp
dựng.


Comp.5: có liên quan đến việc thiết kế và lập tiến độ. Bao gồm các biến:
o Bản vẽ thiết kế không chính xác, thiếu chi tiết.
o Thiết kế thường hay điều chỉnh.
o Lập tiến độ thi công không phù hợp.

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 100


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

Tiến độ thi công không phù hợp với thực tế làm cho nhà thầu phải làm gấp rút,
ép tiến độ, dẫn đến những sai sót không đáng có và như vậy lại phải mất thêm thời
gian để sữa chữa. “Lập tiến độ thi công không phù hợp” và “bản vẽ thiết kế không
chính xác, thiếu chi tiết” là 2 trong số 5 yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng
chậm trễ tiến độ trong nghiên cứu này. Thành phần chính này có liên quan đến năng
lực, sự sai sót của kỹ sư thiết kế. Những sai sót này thường rất mất thời gian cho việc
điều chỉnh từ khâu bản vẽ thiết kế đến sự phê duyệt của các bên tham gia, và phải gia
công lại cấu kiện để chuyên chở đến công trường. Do đó, cần phải thận trọng trong
khâu thiết kế và thẩm tra bản vẽ.



Comp.6: có liên quan đến điều kiện rủi ro, an ninh và điều khoản hợp
đồng giữa các thầu phụ. Bao gồm các biến:
o Rủi ro trong quá trình thi công.
o Tình trạng mất an ninh công trường.
o Điều khoản hợp đồng phân chia công việc giữa các thầu phụ không
rõ ràng.

Rủi ro và tình trạng mất an ninh công trường là 2 yếu tố không tránh khỏi ở bất
cứ công trường nào, vấn đề là làm sao khắc phục tình trạng sớm nhất, tránh kéo dài
thời gian và làm hao tổn chi phí lớn ảnh hưởng đến dự án. Liên quan đến vấn đề hợp
đồng, cần phải rõ ràng, rạch ròi ngay từ đầu về nghóa vụ và quyền hạn của các bên
tham gia khi hợp đồng được ký kết, nhằm hạn chế những tranh cãi về nghóa vụ thi
công các hạng mục dẫn đến sự trì trệ, kéo dài thời gian không đáng có.


Comp.7: có liên quan đến năng lực và trách nhiệm của bên tư vấn giám
sát và thẩm tra thiết kế. Bao gồm các biến:
o Tư vấn giám sát thiếu năng lực, trách nhiệm.
o Đơn vị thẩm tra thiết kế thiếu năng lực.

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 101


Luận văn thạc sĩ

Khóa 2009/2010

Sự yếu kém về năng lực, thiếu trách nhiệm của các kỹ sư tư vấn giám sát và

thẩm tra thiết kế trong việc kiểm tra bản vẽ thiết kế và thi công lắp dựng dẫn đến
những sai lầm và sự chậm trễ thời gian dự án.


Comp.8: có liên quan đến năng lực và kinh nghiệm của CĐT, ban
QLDA. Bao gồm các biến:
o CĐT, Ban QLDA thiếu kinh nghiệm.
o CĐT thay đổi quy mô dự án, thay đổi thiết kế các hạng mục.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến sự chậm trễ
tiến độ dự án. Khi CĐT được tư vấn hoặc tự ý thay đổi quy mô, thay đổi thiết kế hạng
mục dự án sẽ dẫn đến nhiều sự chỉnh sửa trong các khâu thiết kế, gia công và lắp
dựng. Điều đó đồng nghóa với việc điều chỉnh tiến độ thi công cho hợp lý hơn.


Comp.9: có liên quan đến biện pháp thi công, sự sai lệch giữa bản vẽ
thiết kế và thực tế thi công. Bao gồm các biến:
o Biện pháp thi công không hợp lý.
o Tim cốt bu lông của bản vẽ thi công không khớp với tim cốt bên xây
dựng.

Thành phần này xuất phát từ nguyên nhân năng lực và kinh nghiệm của chỉ huy
công trường, những chỉ đạo không đúng dẫn đến sự chậm trễ, kéo dài thời gian thi
công. Và nếu những sai sót không có những chỉ đạo biện pháp khắc phục phù hợp thì
tình trạng sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.


Comp.10: có liên quan đến vấn đề tài chính của CĐT. Bao gồm các biến:
o Khó khăn về tài chính của CĐT.
o Chi trả tạm ứng, thanh toán chậm.


Tình hình tài chính của CĐT cần được xem xét kỹ lưỡng trong giai đoạn lập
tổng mức đầu tư dự án. Những khó khăn về tài chính của CĐT làm cho việc thanh
toán tạm ứng của nhà thầu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc trả lương của nhà thầu
cho CN. Tầng lớp CN không được chi trả lương đúng thời hạn sẽ dẫn đến những cuộc

HVTH: Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 102


×