Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu tự động hóa cấp phôi cho máy in lụa dạng phẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 76 trang )

2

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. Phan Đình Huấn

Cán bộ chấm nhận xét 1: ............................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ............................................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . tháng . . . năm 2005


3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP.HCM, ngày . . . tháng . . . năm 2005

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐẶNG PHÚC HƯNG


Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07/08/1976

Nơi sinh: Mang Thít - Vónh Long

Chuyên ngành: Cơ khí chế tạo máy

MSHV: 00403079

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỰ ĐỘNG HÓA CẤP PHÔI CHO

MÁY IN LỤA DẠNG PHẲNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu lý thuyết để thiết kế một hệ thống cấp phôi và nhận sản phẩm.
-Tiến hành mô phỏng nguyên lý hoạt động trên máy tính và chế tạo hệ thống
thực để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của máy.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 17/01/2005

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 30/09/2005

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS. Phan Đình Huấn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.

Ngày . . . tháng . . . năm 2005
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


4

LỜI CẢM ƠN

Chân thành bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Phan Đình Huấn đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc só này.
Chân thành bày tỏ lòng biết ơn KS. Trương Công Tiễn, KS.Hoàng Thiên Sơn
đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Chân thành cám ơn q thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin cám ơn Phòng đào tạo sau đại học, Trung tâm bảo dưỡng công nghiệp
(Đại học Bách Khoa TP.HCM), đã tạo điều kiện tốt cho tôi về trang thiết bị, tài
liệu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin cám ơn Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Vónh Long, Trung tâm Ứng
dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Vónh Long, các đồng nghiệp, các bạn học
viên cao học CTM14 và gia đình đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn!


5


TÓM TẮT LUẬN ÁN CAO HỌC
Luận án được thực hiện gồm có 5 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và qui trình thực hiện.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ
Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu nhất. Nêu nguyên lý hoạt
động của hệ thống. Mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống.
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG

Tính toán chọn công suất động cơ, kiểm tra bền một số chi tiết chịu lực,
tính toán hiệu quả đầu tư của hệ thống.
CHƯƠNG 4: THIẾT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Đưa ra sơ đồ mạch điều khiển toàn bộ hệ thống.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Nhận xét và hướng phát triển của đề tài.


6

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: TỔNG QUAN

9

I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

9


I.2. CƠ SƠ QUY TRÌNH IN LỤA

10

I.2.1. Nguyên lý in lụa

10

I.2.2. Các bước trong quy trình in lụa

10

I.3. MÁY IN LỤA – NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ CÓ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM

26

I.3.1 Các giải pháp đã có trên thế giới

26

I.3.2. Các dạng máy in lụa hiện nay
I.3.3. Tình hình máy in lụa ở Việt Nam

26

I.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG LUẬN VĂN

29


Chương 2: NGUYÊN LÝ VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ

31

II.1. THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG CẤP PHÔI

31

II.1.1. Yêu cầu của hệ thống cấp phôi

31

II.1.2. Kết cấu tổng thể của hệ thống

31

II.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống

32

II.1.4. Nguyên lý hoạt động của cụm cấp

33

II.1.5. Nguyên lý hoạt động của cụm băng tải

34

II.1.6. Nguyên lý hoạt động của cụm thu


35

II.2. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

37

II.2.1. Thiết trên môi trường đồ hoạ 3D

37

II.2.2. Cụm cấp – Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

37

II.2.3. Cụm băng tải – Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

39

II.2.4. Cụm thu – Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

42


7

II.2.5. Bộ cấp phôi tự động

45


Chương 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG

49

III.1. TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT CỦA HỆ THỐNG

50

III.1.1.Máy in

50

III.1.2. Băng tải

50

III.1.3. Cụm máy in và băng tải

50

III.1.4. Cụm cấp

50

III.1.5. Cụm thu

51

III.2. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG


51

III.2.1. So sánh hiệu quả kinh tế của máy in có hệ thống cấp phôi và
không có hệ thống cấp phôi

51

III.2.2. Tính thời gian thu hồi vốn

53

III.3. TÍNH TOÁN CÁC THỐNG SỐ CƠ BẢN

53

III.3.1. Tính toán các thông số cơ bản của hệ thống cấp phối

53

III.3.2. Tính toán chọn động cơ của hệ thống nhận sản phẩm

58

Chương 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

62

IV.1. Yêu cầu của hệ thống điều khiển

62


IV.2. Sơ đồ hoạt động toàn máy

62

IV.3. Mô tả chu trình hoạt động của hệ thống điều khiển

65

IV.4. Sơ đồ mạch điều khiển toàn bộ hệ thống

68

IV.5. Sơ đồ mạch điều khiển cụm cấp

69

IV.6. Sơ đồ mạch điều khiển cụm máy in và băng tải

70

IV.7. Sơ đồ mạch điều khiển cụm thu

71

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
V.1. CÁC VẤN ĐỀ ĐẠT ĐƯC

72


VI.2. CÁC VẤN ĐỀ CẦN PHÁT TRIỂN THÊM

72


8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHẦN PHỤ LỤC

74

Phụ lục I (Các bản vẽ cụm cấp)
Phụ lục II (Các bản vẽ băng tải)
Phụ lục III (Các bản vẽ cụm thu)


9

Chương 1: TỔNG QUAN
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng, hiện nay nhu cầu in ấn trên các bao bì, các thùng
cactông, lịch, danh thiếp v..v của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở đồng bằng sông
Cửu Long là rất lớn.
Trước nhu cầu đó nhiều cơ sở in lụa ra đời, thế nhưng quy trình in lụa ở
đây chủ yếu là thủ công nên năng suất không cao, in không đẹp, cần nhiều chi

phí cho thuê mướn lao động. Sau khi điểm qua một số cở sở in lụa trên địa bàn
tỉnh Vónh Long tôi nhận thấy rằng hầu hết các cơ sở đều thực hiện thủ công, một
số cơ sở khá hơn thì có dùng máy nhưng chưa có hệ thống cấp phôi tự động nên
sử dụng nhân công khá đông do đó giá thành in khá cao.
Vì vậy việc thiết kế chế tạo hệ thống cấp phôi và nhận sản phẩm in lụa
một cách tự động là một vấn đề cần thiết mang nhiều ý nghóa kinh tế – kỹ thuật .
Hệ thống này có cấu tạo không phức tạp, dễ dàng vận hành và chăm sóc bảo
dưỡng, đáp ứng được công suất của máy, giá thành thấp.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu có hệ thống về các loại máy in
lụa và nguyên lý làm việc của các loại máy in lụa khác nhau, luận văn này thực
hiện nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ phận cấp phôi và nhận sản phẩm in cho một
máy in lụa dạng phẳng có sẵn. Bộ phận này thực hiện một cách tự động, nhanh
chóng và chính xác nhằm giảm chi phí thuê mướn lao động và nâng cao chất
lượng sản phẩm cho các cở sở in lụa.


10

I.2 CƠ SỞ CỦA QUY TRÌNH IN LỤA
I.2.1 NGUYÊN LÝ IN LỤA
In lụa là một kiểu kỹ thuật in. Nó sử dụng một bản lưới rất đơn giản vào
việc in ấn. Bản lưới là một loại vật chất dạng lưới như vải sợi, vải lụa hoặc lưới…
Lưới đước trải trên khung bằng gỗ hoặc bằng kim loại. Sau đó, các mắt lưới được
bịt kín bằng hóa chất chuyên dùng, chỉ chừa những chỗ có vân hoa (có chi tiết in)
để cho mực thấm qua in trên vật liệu in.
Phương tiện chính của công nghệ in lụa là khuôn in. Ngoài ra còn có : bàn
in, dao gạt, các dụng cụ chế mực và xử lý sản phẩm sau khi in.
1
2


4

3

Hình 1.1 Nguyên lý in lụa
1 : Dao gạt
2 : Mực in
3 : Lưới in
4 : Vật cần in
I.2.2 CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH IN LỤA
1/ Bước 1 : Chuẩn bị vật liệu
Để tránh các lỗi trong quá trình in, ta nên chuẩn bị một số các thiết bị in
sau:


11

a/ Khung của khuôn in.
Khung có thể làm bằng nhôm hoặc gỗ. Khung in phải đáp ứng được các
tiêu chuẩn là: chắc, bền, nhẹ nhàng, không bị cong vênh khi sấy, hoặc bị trương
nở khi rửa và không bị biến dạng trong quá trình sử dụng. Quy trình chung để làm
khung của khuôn in bao gồm các bước sau :
+ Xác định kích thước của khung khuôn in : Khung khuôn in thường có cấu
tạo hình chữ nhật. Kích thước của khung được xác định tùy theo kích thước của
hình cần in. Thông thường người ta lấy kích thước bên trong của khung để làm
chuẩn và xác định như sau :
· Chiều dài của khuôn in : Cần có khoảng trống (không có hình in),
tính từ biên của hình in đến sát mép khung là 10 – 15cm. Khoảng trống này để
chứa mực in và để cho dao gạt dịch chuyển dễ dàng khi thao tác.
· Chiều ngang của khuôn in : Bề ngang trong lòng khuôn in phải lớn

hơn bề ngang của hình in, để tạo thành khoảng trống dọc theo hai bên thành
khung, giúp cho lưới in tiếp xúc dễ dàng với sản phẩm cần in. Thường khoảng
trống này là 5 – 6cm (tính từ mép khung đến biên của hình in). Nếu hình in quá
gần với mép khung in thì phần biên của hình in có thể bị nhòe (do dư mực in)
hoặc bị nhạt màu hơn những phần khác (do thiếu mực in).
+ Chọn tiết diện thành khung : Chiều rộng của thành khung có thể lấy
bằng hoặc lớn hơn chiều cao của chúng. Việc lựa chọn này còn phụ thuộc vào
kích thước của khuôn in. Nếu chiều rộng của thành khung quá nhỏ so với kích
thước của khung, khi căng lưới thành khung sẽ bị cong vào. Nếu thành khung quá
cao sẽ ảnh hưởng đến thao tác gạt mực in, nhưng nếu thành khung quá thấp khi in
mực in sẽ bị văng ra ngoài.


12

Hình 1.2a Khung nhôm

Hình 1.2b Khung gỗ

b/ Lưới in
Trong các vật liệu chế tạo khuôn in, lưới in là vật liệu quan trọng nhất nó
có ảng hưởng trực tiếp đến chất lượng in. Nếu chọn lưới in không phù hợp sẽ
không đạt kết quả in như mong muốn. Có thể dùng các loại lưới từ dệt tơ tằm, sợi
tổng hợp, sợi kim loại v..v. Lưới in có các thông số kỹ thuật cần quan tâm khi
chọn sau :
- Độ mịn của lưới : Độ mịn của lưới được xác định dựa theo mật độ sợi dọc
trên 1cm và mật độ mắt lưới trên 1cm2. Lưới thô là lưới có mật độ sợi và mật độ
mắt lưới nhỏ, kích thước mắt lưới và sợi lưới to. Ngược lại là lưới mịn. Trên thị
trường hiện nay độ mịn của lưới được thể hiện dưới các dạng hình thức ký hiệu
như : Nchỉ số , Tchỉ số . Các chỉ số càng cao thì lưới càng mịn.

+ Thí dụ : Loại lưới N40 (T40) chỉ rằng loại lưới này có 40 sợi trên
1cm và 1600 mắt lưới trên 1cm2.
- Tỷ lệ giữa đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới : Dưới đây là một
vài số liệu liên quan đến tỷ lệ giữa đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới ở
một vài loại lưới thông dụng :
+ Lưới N100 có chiều rộng mắt lưới là 0,06mm và đường kính sợi laø
0,04mm.


13

+ Lưới N110 có chiều rộng mắt lưới là 0,053mm và đường kính sợi là
0,03mm.
+ Lưới N130 có chiều rộng mắt lưới là 0,04mm và đường kính sợi là
0,03mm.
Với mỗi loại vật liệu in và chi tiết in đòi hỏi những thông số kỹ thuật của
lưới in tối ưu khác nhau. Chẳng hạn khi in những chi tiết nhỏ, tinh tế cần phải
dùng lưới in mịn hơn khi in những chi tiết thô ; khi in trên giấy cần lưới mịn hơn
khi in trên vải… Tóm lại, lưới in dù được dệt từ bất kỳ loại sợi nào cũng phải bảo
đảm đạt các yêu cầu kỹ thuật sau :
+ Lưới không được có những lỗi dệt như : chỗ nối sợi, chập sợi, các
vết xước của sợi…
+ Các sợi lưới phải song song, các sợi dọc và sợi ngang phải vuông
góc nhau.
+ Lưới phải thoáng, sợi lưới có tiết diện tròn cho mực in đi qua dễ
dàng.
+ Lưới phải có độ đàn hồi và mềm dẻo cần thiết để nhả mực in và
dễ tách khỏi vật in sau khi in xong.
+ Lưới phải nhẵn và trơ để không bám mực in và các dung dịch rửa
lưới.

+ Lưới phải được đan sao cho sợi dọc và sợ ngang định vị chắc chắn
với nhau, không bị xô lệch khi căng lên khung và nhất là khi gạt dao in qua lại
trên mặt lưới.


14

Hình 1.3. Lưới in
Trước khi làm khuôn in cần lựa chọn loại lưới in cho phù hợp. Khi chọn
lưới in người ta dựa vào những tiêu chuẩn sau :
-

Loại vật liệu cần in

-

Đặc điểm của hình in (chi tiết lớn hay nhỏ, đường nét thẳng hay cong,
nhiều màu hay ít màu).

-

Chất lượng và đặt tính của mực in

Nếu chọn được lưới in phù hợp thì hình in sẽ đẹp và dễ in. Khi in chỉ
cần ấn nhẹ con lăn hay dao gạt là mực in sẽ thấm vừa đủ qua mắt lưới xuống
vật cần in, bảo đảm màu đều và đầy đặn.
c/ Bàn in
Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc, và có độ đàn hồi
nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm cần in. Mặt bàn
có thể đặt trong tư thế nằm ngang hay nghiên một góc 10 – 150 để việc đưa

dao gạt được dễ dàng hơn. Mặt bàn in có thể làm bằng gỗ hoặc bằng kính.


15

Hình 1.4. Bàn in
d/ Dao gạt mực in
Thông thường dao gạt được làm từ cao su cứng, có tiết diện khác nhau và
được gắn lên thân dao bằng gỗ hay bằng kim loại. Cán dao cũng có thể được làm
từ kim loại, nhựa cứng hay gỗ, sau đó được phủ hoàn toàn bằng lớp cao su hay
chất dẻo. Trong quá trình in, để các hình in được đẹp cần phải chú ý các yêu cầu
quan trọng sau :
+ Góc nghiêng của dao không đổi trong suốt quá trình in.
+ p lực đè lên dao phải không đổi.

Hình 1.5.Dao gạt mực in
2/ Bước 2 : Căn lưới in lên khung và làm sạch lưới
Khi căng lưới lên khung, lưới in cần ở trạng thái ẩm (thấm ướt bằng nước
hoặc bằng các dung dịch thích hợp). Ở trạng thái này, sợi lưới trương nở nên dễ
kéo dãn hơn, thuận lợi cho việc căng chỉnh lưới. Mặt khác, khi lưới đã định vị leân


16

khung và sấy khô, lưới sẽ căng hơn vì nó co lại, khuôn sẽ ít bị biến dạng khi sử
dụng. Có nhiều cách căn lưới, trong luận văn nàu chỉ giới thiệu cách phổ biến
nhất đó là :
+ Kéo căng đồng thời bốn góc lưới. Khi thấy đã đều thì định vị tạm
thời cả bốn góc lưới (bằng nẹp đinh ở phía ngoài). Sau đó tiếp tục căn, chỉnh lý
và cố định dần theo bốn cạnh khung. Khi thấy đã đạt yêu cầu thì cố định hoàn

toàn lưới vào khung.
Sau khi căng lưới lên khung lưới cần được làm sạch để tách bỏ những tạp
chất có trong quá trình dệt lưới. Pha dung dịch sau để làm sạch lưới
+ Xà phòng

5 gram

+ Na2CO3

1 gram

+ Nước

1 lít

Quá trình làm sạch lưới theo các bước sau (hình 1.6)
-

Cho dung dịch này vào một bình và xịt lên mặt lưới.

-

Dùng bông lau xốp lau bề mặt lưới

-

Tiếp theo xả kỹ bằng nước sạch

-


Dùng máy sấy sấy khô

Hình 1.6. Làm sạch lưới


17

3/ Bước 3 : Pha chế dung dịch cảm quang
Trong kỹ thuật in lụa người ta thường dùng 2 loại dung dịch cảm quang
sau:
a/ Dung dịch keo Crom – getalin :
Cách pha như sau :
Chuẩn bị dung dịch 1 :
Nước đun sôi để nguội

50ml

Gelatin

10g

Cho nước vào lọ thủy tinh màu sẫm. Đổ từ từ gelatin vào , vừa đổ vừa
khuấy hay lắc nhẹ để getalin thấm ước đều và không bị vón cục. Ngâm 3 – 4 giờ
cho keo trương nở đều. Sau đó đun cách thủy ở 35 – 450C trong 30 phút. Thỉnh
thoảng khuấy đều nhẹ cho tan nhanh. Ngừng đun khi keo đã tan hoàn toàn.
Chuẩn bị dung dịch 2 :
(NH4)2Cr2O7 hoặc K2Cr2O7

1,5g


Nước

40ml

Cho muối bicromat vào nước, đun ở 400C cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
Rót dung dịch 2 vào dung dịch 1, khuấy đều. Đun cách thủy ở 35 – 450C
trong 15 phút. Chú ý tiến hành trong bóng tối. Cất dung dịch thu được vào bóng
tối, sau 8 – 12 giờ có thể đem ra sử dụng. Trước khi sử dụng nên đun cách thủy
lại ở nhiệt độ thấp.
b/ Dung dịch Crom - PVA
Chuẩn bò dung dòch 1 :
PVA

12g


18

Nước

88ml

Cho nước PVA vào bình, khuấy đều. Sau đó ngâm ở nhiệt độ phòng trong
12 giờ. Đun cách thủy ở 75 – 800C cho tan hoàn toàn.
Chuẩn bị dung dịch 2 :
(NH4)2Cr2O7 hoặc K2Cr2O7

1,5g

Nước


40ml

C5H6OH 96%

7ml

Cho muối bicromat vào nước, đun ở 400C . Để nguội. Thêm rượu vào.
Rót dung dịch 2 vào dung dịch 1, khuấy đều. Đun cách thủy ở 600C trong
15 phút. Chú ý tiến hành trong bóng tối. Cất dung dịch thu được vào bóng tối .
sau 1 ngày có thể đem ra sử dụng. Keo Crom – PVA có thể bảo quản được lâu
hơn keo crom – gelatin.
4/ Bước 4 : Tráng dung dịch cảm quang lên khuôn in.
Việc này phải được thực hiện một cách cẩn thận, đúng kỹ thuật vì nó ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm in. Dưới đây là những yêu cầu kỹ thuật
của việc tráng phủ keo :
-

Trước tiên công việc này cần tiến hành trong bóng tối hoặc ánh sáng
màu đỏ hay da cam.

-

Khi tráng phủ dung dịch keo phải được giữ ở 40 – 450C.

-

Màng keo phủ phải mỏng, đều, lấp kín hết các mắt lưới.

-


Khi tráng phủ không được dừng lại giữa chừng để tránh tạo ngấn.

Quá trình tráng phủ keo có thể được mô tả như sau :
-

Cho dung dịch keo vào trong một cái muỗng (hình 1.7)


19

-

Đặt khuôn lưới nghiêng một góc 450. Một tay cầm muỗng và một tay
giữ khuôn. Đặt muỗng vào phía dưới khuôn và kéo lên đỉnh khuôn. Lặp
lại bước này nhiều lần cho đến khi đạt được chiều dày lớp keo mong
muốn.

-

Quét keo lên mặt bên kia lưới với cùng thao tác như trên.

-

Sau đó dùng máy sấy sấy khô ở 300C trong 30 phút.

Hình 1.7. Tráng dung dịch cảm quang
5/ Bước 5 : Chụp phim lên khuôn in.
Thời gian chụp hình phụ thuộc vào các yếu tố sau :
-


Độ nhạy cảm ánh sáng của màng cảm quang : Lớp màng cảm quang
phủ trên lưới in cáng nhạy cảm đối với ánh sáng thì thời gian chụp càng
nhanh.


20

-

Mật độ và đặt tính của hình chụp : Hình chụp có đường nét mảnh thì
thời gian chụp sẽ nhanh. Ngược lại thời gian chụp sẽ lâu hơn.

-

Mật độ của lưới in : Mật độ của lưới in càng cao thời gian chụp càng
nhanh.

-

Cường độ nguồn sáng : Nguồn sáng càng mạnh thì thời gian chụp càng
ngắn.

-

Ngoài ra, thời gian chụp còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như : nhiệt
độ và độ ẩm của môi trường xung quanh v..v.

Quá trình chụp phim lên khuôn in thực hiện như sau :
-


Đặt phim lên lưới in và hình cần in phải được đặt ngược vì khi in ta in
trên mặt còn lại.

-

Dùng một tấm kính trong phẳng đặt lên trên miếng phim, sau đó dùng
2 ốc định vị xiếc chặt chúng lại với nhau (hình 1.8).

-

Đặt một đèn chiếu sáng cách khoảng 40 – 50cm. Sau đó bật đèn , ánh
sáng sẽ đi qua phim và đập lên lưới. Tại những phần không bị cản bởi
mực , chất cảm quang sẽ bị đóng rắn lại do tác dụng của ánh sáng. Thời
gian cảm quang có thể kéo dài khoảng 20 phút, tùy thuộc các yếu tố đã
nêu ở trên.


21

Hình 1.8. Chụp phim lên khuôn in


22

6/ Bước 6 : Rửa khuôn in sau khi chụp.
Ngâm khuôn in vào nước nóng 40 -500C, trong 10 – 15 phút. Tại những
điểm có hình cần in , do không bị tác dụng của ánh sáng, màng keo cảm quang sẽ
trương nở và hòa tan vào nước nóng. Rửa lưới vài lần bằng nước nóng cho đến
khi gột hết keo ở những vùng có hình cần in. Hoặc cũng có thể dùng còi phun

nước và chỗ có hình cần in làm cho màng keo cảm quang tróc ra. (hình 1.9)

Hình 1.9. Rửa khuôn in sau khi chụp
Sau cùng đem khuôn đi sấy khô.

7/ Bước 7 : Kiểm tra , chỉnh lý khuôn in.

Nếu phát hiện những vết rỗ trên khuôn lưới (do bụi bẩn, do phim bị dính
mực...) phải dùng bút lông thấm keo cảm quang quét phủ lên để tránh rò rỉ mực
khi in. Sau đó khuôn lưới lại được đem phơi sáng cho màng keo mới quét đóng
rắn lại.Dùng băng keo dán kỹ mép trong và mép ngoài của khuôn lưới , đặc biệt
là những đường tiếp xúc giữa lưới và khung. Như vậy việc tạo hình trên khuôn
lưới cơ bản đã hoàn thành. ( Hình 1.10 )


23

Hình 1.10. Kiểm tra chỉnh lý khuôn in

8/ Bước 8 : Pha mực in.
Mực in là một dung dịch màu có độ nhớt cao. Thành phần của mực in bao gồm :
- Thuốc nhuộm hay bột màu – đây là yếu tố tạo nên màu.
- Keo đã chuyển thành dạng hồ – để làm môi trường chuyển thuốc nhuộm
vào sản phẩm, giữ hình nét mà ta mong muốn.
- Các loại hóa chất và chất phụ trợ – giúp cho thuốc nhuộm chuyển vào
sản phẩm. ( hình 1.11 )


24


Hình 1.11. Pha mực in

9/ Bước 9 : Tiến hành in.
Trước khi in nên tiến hành in thử vì khuôn lụa vừa mới được chế tạo dẽ dễ
có những chỗ mắt lưới không thông, mực in không thấm qua được. Vì vậy việc in
thử là rất cần thiết, nhằm sửa chữa những khuyết điểm có thể có của sản phẩm
in.
Sau khi in thử, tiến hành in theo quy trình sau ( hình 1.12 ) :
- Đặt vật cần in dưới khuôn lụa và giữ chặt.
- Rót mực in vào khuôn lụa , dùng dao gạt mực kéo từ đầu khuôn tới cuối
khuôn kụa. Có thể lặp lại lần nữa tùy thuộc vào vật liệu in.


25

Hình 1.12. Tiến hành in


26

Sau khi in cần phải bảo quản khuôn tốt để làm tăng hiệu quả và thời gian
sử dụng của nó. Dưới đây là những điểm chính cần lưu ý khi bảo quản khuôn in :
- Rửa sạch khuôn ngay sau khi sử dụng
- Tránh để cho cát, sỏi, những vật rắn rơi vào khuôn in hay các vật sắc
nhọn va chạm làm rách lưới in.
- Không để các vật nặng đè lên lưới trong tư thế có thể làm trùng lưới.
- Không để khuôn nơi có nhiệt độ cao, nhằm tránh làm khuôn bị cong
vênh.
I.3 MÁY IN LỤA – NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ CÓ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM

I.3.1 Các giải pháp đã có trên thế giới
Hiện nay trên thế giới các máy in lụa được chế tạo rất hiện đại , với đầy đủ các
chức năng cần có theo yêu cầu như :
- Với kiểu dáng thiết kế gọn nhẹ có tính thẩm mỹ cao , dễ dàng vận hành.
- Với các kỹ thuật điều khiển hoạt động bằng khí nén , thủy lực , PLC v..v
- Có thể in trên nhiều loại vật liệu khác nhau, các bề mặt in khác nhau.
- Có thể hoạt động hoàn toàn tự động hoặc bán tự động.
I.3.2 Các dạng máy in lụa hiện nay
Dựa vào bề mặt in ta có thể phân loại máy ra thành các loại sau :
a/ Máy in lụa bán tự động cho phôi dạng trụ.
- Thích hợp để in trên bề mặt trụ và mặt tròn, vật liệu in là giấy, gỗ, kim
loại v..v
- Hoạt động khá êm dịu do được điều khiển bằng khí neùn.


×