Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường tỉnh đồng nai bằng phương pháp phân tích emergy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 84 trang )

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008 
Đại Học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  

--------------

NGUYỄN THỤY THY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG  
TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG CỦA TỈNH ĐỒNG NAI  
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH EMERGY 
Chun ngành : Quản lý Mơi Trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008 


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG ..............................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: ..........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN .................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 29 tháng 12 năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo---

Tp. HCM, ngày 01 tháng 12 năm
2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : NGUYỄN THỤY THY

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 08.08.1982

Nơi sinh : Ninh Thuận


Chuyên ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2005
1- TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH EMERGY”.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.....
* Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường
của tỉnh Đồng
Nai
* Đề xuất một vài giải pháp cho việc sử dụng bền vững, hướng tới phát
triển
bền vững ở tỉnh Đồng Nai
..............................................................
..............................................................
..............................................................
. . . . . . . . . . . . . ..
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 21.01.2008
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 01.12.2008
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . .
Cán bộ hướng dẫn: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng Chun ngành thơng
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

(Họ tên và chữ ký)

QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường
ở Đồng Nai bằng phương pháp phân tích emergy" được hồn thành với nhiều
sự giúp đỡ
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Sở tài nguyên và môi trường Đồng
Nai đã cung cấp các số liệu để tôi thực hiện luận văn này
Tôi xin cảm ơn TS. Đặng Viết Hùng đã gợi ý tưởng, hướng dẫn nhiệt tình,
đóng góp ý kiến nhận xét để tơi hoàn tất báo cáo này. Ngoài ra, cũng xin gửi lời
cảm ơn tới Gia đình tơi, Ban lãnh đạo cơng ty xây dựng cấp nước Đồng Nai
cùng các anh chị Phịng Kiểm nghiệm của cơng ty đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Và, luận văn này cũng khơng thể hồn thiện nếu thiếu sự giúp đỡ, đóng góp
ý kiến nhiệt tình của các bạn Thái Thiên, Mỹ Phương, Hồng Anh, Đan Thanh, Mỹ
Linh và Hiệp
Luận văn được hồn thiện trong thời gian ngắn (9 tháng) vì vậy khơng thể
tránh được thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục hồn
thiện báo cáo này.
Xin chân thành cám ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2008
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thụy Thy

LỜI CÁM ƠN


TĨM TẮT


Phương pháp phân tích emergy đã cung cấp một công cụ đánh giá khoa học đại diện
cho cả giá trị kinh tế và môi trường trong cùng một thước đo.Vì vậy mà việc đánh giá
hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường cho tỉnh Đồng Nai bằng phương
pháp này là một cơ sở khoa học cho việc đưa ra định hướng sử dụng bền vững hướng
tới phát triển bền bững trong tương lai.
Theo đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường thông qua phân tích
emergy cho Đồng Nai thì khoảng 56% tổng emergy được sử dụng xuất phát từ nguồn
nội lực trong tỉnh,đây cũng là sự đóng góp của mơi trường tự nhiên đối với nền kinh tế
của con người . Trong đó, nguồn tài ngun khơng tái tạo là nguồn đóng góp nhiều
nhất (4.74E+22 sej/yr) gần gấp 2 lần nguồn tài nguyên tái tạo. Và còn lại 44% emergy
sử dụng là nguồn nhập từ bên ngoài vào hệ thống. Hiện nay, cùng với mức độ phát
triển kinh tế ở tỉnh là rất cao (Emergy/$ = 1.09E+13 sej/USD và tỉ lệ đầu tư là 0.8) thì
tỉ lệ tải mơi trường của tỉnh đang ở mức cần quan tâm ELR=4.36. Điều này dẫn đến
chỉ số bền vững emergy của tỉnh nằm trong mức không bền vững EmSI=0.27
Từ kết quả phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên, các định hướng
chiến lược được vạch ra nhằm đưa Đồng Nai hướng tới phát triển bền vững.


DANH MỤC CÁC BẢNG

trang

Bảng 2.1: Diện tích dân số theo đơn vị hành chính năm 2006......................................5
Bảng 2.2: Các yếu tố thời tiết và khí hậu thuỷ văn trong giai đoạn 2001-2007............9
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..........................10
Bảng 2.4: Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp trên địa bàn....................................12
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất thủy sản ở Đồng Nai.........................................................15
Bảng 2.6 : Sản lượng sản phẩm lâm nghiệp Đồng Nai ...............................................15
Bảng 2.7: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp Đồng Nai ..............................................16
Bảng 2.8: Lưu lượng một số sơng đi qua tỉnh .............................................................20

Bảng 2.9: Diện tích các loại rừng ở Đồng NaI............................................................23
Bảng 2.10: Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá tại tỉnh Đồng Nai .........................23
Bảng 3.1: Một số biểu tượng ngôn ngữ năng lượng được sử dụng trong biểu đồ hệ
thống năng lượng.........................................................................................................34
Bảng 4.1: Bảng phân tích emergy ...............................................................................43
Bảng 4.2: Bảng các chỉ số emergy ..............................................................................46
Bảng 5.1: Các kí hiệu đường dẫn của hệ thống trong hình V.1 ..................................49
Bảng 5.2: Bảng phân tích emergy cho Đồng Nai........................................................51
Bảng 5.3: Chỉ số emergy tại Đồng Nai........................................................................54
Bảng 5.4: Bảng chỉ số emergy của Đồng Nai, Việt Nam và các Tỉnh ........................57
Bảng 5.5: Emergy sử dụng trên đơn vị diện tích và emergy trên đầu người của Đồng
Nai và các quốc gia phát triển, đang phát triển. ..........................................................64


DANH MỤC CÁC HÌNH

trang

Hình II.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ...............................................................6
Hình III.1: Đặc tính emergy dùng cho tính tốn sự biến đổi mặt trời ( Odum,1998) .....
.....................................................................................................................................29
Hình III.2: Khái niệm về bậc chuyển hóa năng...........................................................32
Hình III.3: Bậc được sắp xếp từ trái sang phải theo HSCĐ từ thấp đến
cao(Odum,1983) ..........................................................................................................33
Hình III.4: Một số biểu tượng ngơn ngữ năng lượng cơ bản được sử dụng trong biểu
đồ hệ thống năng lượng ...................................................................................................
Hình III.5: Biểu đồ minh họa các chỉ số emergy cho nền kinh tế khu vực .................45
Hình V.1 : Biểu đồ hệ thống năng lượng cho tỉnh Đồng Nai......................................48
Hình V.2: Biểu đồ các dịng năng lượng đặc trưng ở Đồng Nai .................................52
Hình V.3 : Biểu đồ tóm tắt các dịng năng lượng theo emergy ở Đồng Nai ...............53

Hình V.4: Thành phần các dịng emergy vào Tỉnh Đồng Nai.....................................56
Hình V.5: Emergy sử dụng của tỉnh Đồng Nai so với cả nước...................................56
Hình V.6:Biểu đồ emergy/diện tích và emergy/người của Đồng Nai, Việt Nam và các
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Đak-Nơng................................................................57
Hình V.7: Biểu đồ tỉ số emergy/$ của Đồng Nai và các Tỉnh.....................................60
Hình V.8: Biểu đồ các chỉ số EYR,ELR,EmSI của Đồng Nai,Việt Nam, và các tỉnh....61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

EIR- Emergy investment ratio

: Tỉ số vốn đầu tư

EYR- Emergy yield ratio

: Tỉ số sản lượng

ELR- Environmental loading ratio : Tỉ số tải môi trường
EmSI- Emergy sustainability index : Chỉ số bền vững
HSCĐ

: Hệ số chuyển đổi

GDP

:Tổng sản lượng quốc nội


MỤC LỤC

Lời cám ơn
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các từ viết tắt
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục têu đề tài ....................................................................................................... ...2
1.3 Nội dung luận văn ....................................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
1.5 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
1.6 Ý nghĩa đề tài............................................................................................................2
1.6.1 .Tính khoa học .......................................................................................................
1.6.2 .Tính thực tiễn .......................................................................................................
1.6.3 .Tính mới ...............................................................................................................
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG NAI
2.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý .........................................................................................4
2.1.1. Vị trí địa lý –diện tích – dân số..........................................................................4
2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................4
2.1.1.2. Diện tích - Dân số ........................................................................................4
2.1.2. Địa hình-dất đai .................................................................................................7
2.1.2.1.Địa hình:........................................................................................................7
2.1.2.2.Đất đai:..........................................................................................................8
2.1.3. Diễn biến về điều kiện tự nhiên:........................................................................9
2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội .........................................................................................10
2.2.1. Ngành sản xuất công nghiệp............................................................................10


2.2.2. Ngành thương mại- xuất nhập khẩu và du lịch...............................................:14
2.2.3. Ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản: ................................................................15
2.2.4. Điều kiện xã hội:..............................................................................................17

2.3 Điều kiện tài nguyên môi trường............................................................................18
2.3.1. Tài nguyên đất .................................................................................................18
2.3.2.Tài nguyên nước: ..............................................................................................19
2.3.3.Tài nguyên du lịch: ...........................................................................................21
2.3.4.Tài nguyên khoáng sản: ....................................................................................22
2.3.5.Tài nguyên rừng:...............................................................................................22
2.3.6. Tài nguyên đa dạng sinh học: ..........................................................................23
2.4 Chiến lược phát triển KT-MT của Đồng Nai .........................................................24
2.4.1. Quan điểm, mục tiêu........................................................................................24
2.4.1.1. Quan điểm:.................................................................................................24
2.4.1.2. Mục tiêu: ....................................................................................................24
2.4.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực: ....................................................25
2.4.2.1. Phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH ..........................:25
2.4.2.2. Phát triển nông lâm thủy sản......................................................................26
2.4.2.3 Phát triễn các ngành dịch vụ, xuất nhập khầu.............................................26
2.4.2.4. Quản lý tài nguyên và BVMT....................................................................27
2.4.2.5. Lĩnh vực xã hội ..........................................................................................27
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH EMERGY
3.1 Energy và emergy...................................................................................................28
3.1.1 Energy ( năng lượng) ........................................................................................28
3.1.2 Emergy..............................................................................................................28
3.2 Hệ số chuyển đổi ....................................................................................................30


3.3 Empower.................................................................................................................31
3.4 Biểu đồ hệ thống năng lượng .................................................................................33
3.5 Các chỉ số emergy ..................................................................................................35
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp phân tích- thu thập tài liệu................................................................40
4.2 Phương pháp thống kê- xử lý số liệu......................................................................41

4.3 Phương pháp phân tích emergy ..............................................................................41
4.3.1 Biểu đồ hệ thống năng lượng............................................................................41
4.3.2 Bảng phân tích emergy .....................................................................................42
4.3.3 Tính tốn các chỉ số emergy .............................................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1 Kết quả....................................................................................................................48
5.1.1 Biểu đồ hệ thống năng lượng của tỉnh Đồng Nai ................................................48
5.1.2 Bảng phân tích emergy cho tỉnh Đồng Nai .........................................................50
5.1.3 Các chỉ số emergy của tỉnh Đồng Nai .................................................................54
5.2 Bàn luận..................................................................................................................62
5.2.1 Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên ờ Đồng Nai........................62
5.2.2 So sánh định hướng phát triển thông qua phân tích emergy và định hướng phát
triển của tỉnh Đồng Nai hiện tại ...................................................................................67
5.2.2.1 Quan điểm ...................................................................................................67
5.2.2.2 Định hướng phát triển .................................................................................62
5.2.3 Đề xuất lộ trình phát triễn kinh tế gắn liền với việc sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên của Tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.............................................................70
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ...........................................................................................72
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1Đặt vấn đề
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa cao.. Tốc độ phát
triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai thuộc vào hàng cao nhất nước. Công tác qui hoạch
phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 5 năm qua tiếp tục đẩy nhanh tiến độ

thực hiện. Tỉnh Đồng Nai đã qui hoạch tổng thể 23 khu cơng nghiệp với tổng diện tích
8.119 ha. Trong năm qua, kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng trưởng cao với mức
tăng trưởng GDP trung bình là 12.8% cao gấp 1.7 lần mức tăng trưởng chung của cả
nước ( trung bình 7.5% năm). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch nhanh theo
hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp và không ngừng nâng cao mức sống
người dân trong Tỉnh (theo báo cáo qui hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai).
Kinh tế-xã hội phát triển , dân số tăng nhanh nhưng nguồn tài ngun mơi trường thì
lại có giới hạn, điều này dẫn đến ô nhiễm môi trường và nhiều nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẽ bị cạn kiệt. Ngoài ra, nhiều nguồn tài nguyên môi trường được khai thác sử
dụng lãng phí và kém hiệu quả do giá trị tài nguyên mơi trường chưa được đánh giá
hoặc định lượng chính xác. Trước đến nay, Tiền là thước đo của sự phát triển. Tuy
nhiên, giá trị tiền tệ chỉ thể hiện được giá trị các hàng hóa, tài nguyên trên thị trường
nhưng một số tài ngun khơng có giá trị trao đổi trên thị trường như ánh sáng mặt
trời, gió, sơng suối, …thì lại khơng đánh giá được và ”Tiền chỉ được trả cho con
người chứ không bao giờ trả cho môi trường vì những thứ nó tạo ra”(Odum).
Phương pháp phân tích emergy là một công cụ đã gắn kết được giá trị kinh tế-xã hội
và tài nguyên môi trường trên cùng một thước đo.Vì vậy, đánh giá hiện trạng khai
thác sử dụng tài nguyên môi trường tại tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp phân tích
emergy là đánh giá có cơ sở khoa học và giúp cho Đồng Nai có những định hướng
đúng đắn hơn trong mục tiêu phát triển bền vững.
1.2Mục têu luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm:


2
-

Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như định
lượng vai trò của tài nguyyên tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội-môi
trường của tỉnh Đồng Nai


-

Đề xuất định hướng khai thác sử dụng theo hướng bền vững

1.3Nội dung luận văn
-

Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường của Tỉnh Đồng Nai

-

Tổng quan về emergy và các khái niệm liên quan

-

Phân tích, đánh giá emergy

-

Đánh giá hiện trạng khai thác sử sụng tài nguyên môi trường

-

Đề xuất định hướng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường

1.4 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu


-

Thống kê, xử lý số liệu

-

Phương pháp phân tích emergy

1.5 Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: khai thác sử dụng tài nguyên môi trường.

-

Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Đồng Nai.

1.6 Ý nghĩa đề tài
1.6.1 Tính khoa học
Các giá trị được tính tốn trong luận văn thể hiện giá trị thực cả về mặt kinh tế xã hội
và tài nguyên môi trường và đưa các giá trị này vào cùng một thước đo.
Phân tích emergy cũng tuân theo những nguyên lý áp dụng trong lĩnh vực sinh thái hệ
thống nhằm sử dụng bền vững và phát triển bền vững trong tương lai.
1.6.2 Tính thực tiễn
Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trừơng là cơ sở khoa học vô
cùng quan trọng cho việc đề ra định hướng chiến lược khai thác sử dụng tài nguyên
nhằm hướng đến phát triển bền vững ở Đồng Nai



3
1.6.3 Tính mới
Sử dụng cơng cụ phân tích emergy đã bổ sung thêm một công cụ mới cho công tác
kiểm tốn mơi trường và đánh giá hiện trạng mơi trường cho Đồng Nai nói riêng và
các tỉnh thành nói chung.
Những năn gần đây, phân tích emergy đã được sử dụng để định lượng giá trị tài
nguyên môi trường ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc …Ở Việt
Nam, chỉ có một đề tài nghiên cứu phân tích emergy và mơ hình năng lượng cho sử
dụng bền vững của lưu vực hạ lưu sơng Mekong ,Hung 2006. Vì vậy, sử dụng phương
pháp phân tích emergy để đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi
trường ở Tỉnh Đồng Nai là một đề tài mới và cần thiết nhằm làm cơ sở cho định
hướng phát triển ở Tỉnh.


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG NAI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý –diện tích – dân số :
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đơng Nam Bộ với diện tích tự nhiên là 5.895 km2 ,
là một đầu mối giao lưu đa dạng của vùng Đơng Nam Bộ nhờ có vị trí địa lý khá
thuận lợi:
-

Phía Bắc giáp với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương

-

Phía Tây giáp với Thành phố Hồ Chí Minh


-

Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận

-

Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Là một tỉnh có hệ thống giao thơng thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc
gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần
cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trị gắn kết
vùng Đơng Nam Bộ với Tây Ngun.
2.1.1.2. Diện tích - Dân số:
Tính đến hết năm 2006 dân số trung bình là 2.242.165 ngừơi trong đó : giới tính Nam
là 1.112.114 ngừơi và giới tính nữ là 1.130.051 ngừơi. Dân cư sinh sống tập trung ở
thành thị khá cao 68.7% , dân cư sống ở nông thôn là 31.3%. Do Đồng Nai có tốc độ
phát triển cơng nghiệp nhanh chóng và cần nhiều lao động nên lượng dân cư nhập vào
Đồng Nai rất ồ ạt, chủ yếu là dân số trong độ tuổi lao động.

Bảng 2.1: Diện tích dân số theo đơn vị hành chính năm 2006:
Đơn vị hành chính
Tổng
Năm 2006

171

Phường


T.trấn

29

6


136

D.tích

D.sốTB

MĐDS

(km2)

(người)

(người/km2)

5.894,73 2.242.165

380,37


5
Năm 2006 chia theo đơn vị hành chính
TP.Biên


26

23

-

3

154,67

548.860

3.548,59

15

6

-

9

195

142.567

731,11

H.Vĩnh Cữu


12

-

1

11

1.091,99

109.509

100,28

H. Tan Phú

18

-

1

17

773,74

167.469

216,44


14

-

1

13

966,5

218.597

226,17

15

-

1

14

725,84

215.638

297,09

17


-

1

16

326,14

194.458

596,24

10

-

-

10

247,19

154.859

626,47

19

-


1

18

534,82

211.801

396,02

12

-

-

12

410,89

122.949

299,23

13

-

-


13

467,95

155.460

332,21

Hòa
TX.Long
Khánh

H.Định
Quán
H.Xuân Lộc
H.Trảng
Bom
H.Thống
Nhất
H.Long
Thành
H.Nhơn
Trạch
H.Cẩm Mỹ


6

Hình II.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
2.1.2. Địa hình-dất đai:

2.1.2.1. Địa hình:


7
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình ngun với những núi sót rải rác,
có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính
như sau:
a) Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:
- Các bậc thềm sơng có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc
theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài
km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển,
thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ.
Vật liệu khơng đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.
b) Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ
dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình
khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm
nhóm đất đỏ vàng và đất xám.
c) Dạng địa hình núi thấp:
Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay
đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới
giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân
Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá
chủ yếu là granit, đá phiến sét.
Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất
có độ dốc < 80 ,92% đất có độ dốc <150 , các đất có độ dốc >150 chiếm khoảng 8%.
Trong đó:
Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước

quanh năm.
Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8o, đất đỏ hầu hết < 15o
Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.


8
2.1.2.2. Đất đai:
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy nhiên
theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
* Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì
nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và Đơng
Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày
như: cao su, cà phê, tiêu…
* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám,
loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đơng
Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch).
Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày
như đậu, đỗ … một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều …
* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu
ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại
cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả …
- Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay,
Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mơ đất nơng nghiệp lớn nhất Đơng Nam Bộ và là một
trong những tỉnh đi đầu trong phát triển cơng nghiệp. Q trình đơ thị hóa của tỉnh
cũng đang diễn ra rất nhanh.
2.1.3. Diễn biến về điều kiện tự nhiên:
Do chịu sự chi phối của sự biến đổi khí hậu trên tồn cầu, điều kiện thời tiết, khí hậu
thủy văn trên địa bàn thành phố cũng bị biến đổi theo.
Quá trình biến đổi các yếu tố thời tiết và khí hậu thủy văn trong giai đoạn 2001-2006
như sau:

-

Nhiệt độ trung bình tăng từ 25.9oC lên 26,2oC. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình
các năm 2001, 2003 lại nhỏ hơn nhiệt độ trung bình các năm 2002, 2004. Như
vậy, sự tăng hay giảm nhiệt độ giai đoạn này không theo quy luật cụ thể nào.
Nguyên nhân thay đổi nhiệt độ có thể do sự thay đổi chung của khí hậu khu
vực và toàn cầu.


9
-

Tương tự như nhiệt độ, các chỉ tiêu khác là lượng mưa, số giờ nắng, độ ẩm
cũng biến đổi không theo qui luật. tuy nhiên, mức biến đổi các chỉ tiêu này
hàng năm không đáng kể.

-

Mực nước của sông Đồng Nai trong những năm qua khá ổn định. Điều này thể
hiện phần nào sự ổn định của điều kiện khí tượng thủy văn của tỉnh và khu vực
lận cận.

Bảng 2.2: Các yếu tố thời tiết và khí hậu thuỷ văn trong giai đoạn 2001-2007
Thơng số

Các chỉ số trung bình năm
2001

2004


2005

2006

25,9

26,2

26

26,2

2.093,8

2.026,9

2.164,8

1.873,3

2.245

2.373

2.243

2.387

83


80

80

81

Mực nước cao nhất ở sông ĐN (m)

113,88

112,75

113,12

114,10

Mực nước thấp nhất ở sông ĐN (m)

109,93

109,58

109,24

109,71

Nhiệt độ (toC)
Lượng mựa (mm)
Số giờ nắng (h)
Độ ẩm (%)


Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006
2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Giai đoạn 2001-2007, kinh tế trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng
GDP trung bình trong 5 năm qua là 12,7% cao hơn so với 12% cùa năm 1996-2000 và
cao gấp 2 lần mức tăng chung của cả nước. GDP các khu vực kinh tế tăng trưởng cao,
cụ thể khu vực công nghiệp xây dựng tăng 15,9%, dịch vụ tăng 12%, nơng lâm thuỷ
sản tăng 4,455, GDP bình qn đầu người (theo giá so sánh 1994) đến năm 2006 đạt
950 USD và tăng 65% so với năm 2000.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp dịch vụ– nông lâm thuỷ sản , trong đó cơng nghiệp chiếm 57%, dịch vụ chiếm 28% và
nông lâm thủy sản chiếm 15% trong tỷ trọng GDP.
2.2.1. Ngành sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển nhanh và đạt được nhịp độ tăng
trưởng cao trong 5 năm qua, mức tăng trưởng bình qn giá trị sản xuất cơng nghiệp


10
đạt 17.4%. Trong đó, cơng nghiệp quốc doanh trung ương tăng 8.2%, quốc doanh địa
phương tăng 17.6%, doanh nghiệp tư nhân tăng 26%, đầu tư nước ngoài tăng 18.9%.
Các ngành cơng nghiệp có sản phẩm chủ yếu phụ vụ cho xuất khẩu (giày da, may
mặc, dệt, máy móc thiết bị, điện, điện tử, hóa chất ... ) có giá trị xuất khẩu cao, thu hút
nhiều lao động. Các ngành này có mức tăng trưởng bình qn từ 12.4%-41.8%. một
số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp ô tô, xe
máy tăng 9.6%
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .
Đơn vị: Triệu đồng
2004

2005


2006

110.182.675

140.321.303

951.698

1.121.624

1.258.841

Công nghiệp chế biến

86.885.376

107.560.290

137.153.086

- Sx thực phẩm và đồ uống

19.162.345

23.145.492

26.853.763

- Sx thuốc lá, thuốc lào


1.078.736

2.075.300

2.308.053

- Sx sản phẩm dêt

4.282.840

8.860.772

11.583.903

- Sx trang phục

2.021.83

2.574.928

3.346.359

- Sx sản phẩm bằng da và giả da

10.759.576

14.133.353

19.136.102


- Sx sản phẩm gỗ và lâm sản

1.088.558

1.056.327

1.318.218

- Sx giấy và các sàn phẩm giấy

1.811.106

2.218.769

2.384.679

185.638

92.747

103.999

- SX hóa chất và các sản phầm từ hóa chất

7.529.528

7.639.452

9.899.060


- SX sản phầm cao su và plastic

4.590.921

4.816.686

5.896012

- SX sàn phẩm từ chất khoáng phi kim loại

3.457.521

3.543.264

4.240.856

- SX kim loại

2.071.020

2.051.908

2.632.619

- SX sản phẩm từ kim loại (trừ MMTB)

2.719.813

3.450.780


5.331.462

- SX máy móc thiết bị

1.710.394

1.843.161

2.779.005

Tổng số 89.501.882
Khai thác đá và các mỏ khác

- Xuất bản, in và sao bản ghi


11
- SX thiết bị văn phịng và máy tính

6.414.540

7.557.413

9.029.103

- SX máy móc và thiết bị điện

5.847.517

7.350.063


9.569.535

976.943

1.851.741

2.407.891

- SX sửa chữa xe có động cơ

3.354.536

5.582.005

7.297.941

- SX phương tiện vận tài khác

4.813.578

3.139.494

3.729.942

- SX giường tủ-bàn ghế

3.005.346

4.572.935


7.304.584

3.437

3.700

-

Cơng nghiệp sản xuất điện và khí đốt

1.664.808

1.500.761

1.909.376

- SX và PP điện, khí đốt

1.577.967

1.351.716

1.741.206

86.841

149.045

168.170


- SX radio,ti vi và thiết bị truyền thông

- Công nghiệp tái chế

- Khai thác-lọc và PP nước
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2006

Bảng 2.4: Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp trên địa bàn.
Tên sản phẩm

Đơn vị tính

2004

2005

2006

Điện

Triệu kWh

1.741

1.938

2.930

Thép các loại


Tấn

176.070

190.480

194.820

Dây điện các loại

Km

71.295

85.600

98.020

Máy bơm

Cái

4.572

2.480

1.822

kW/h


552.610

545.010

595.000

Tấn

56.711

68.525

70.893

Gạch các loại

1000 viên

495.083

379.092

398.880

Ngói các loại

1000 viên

15.931


10.410

9.200

1000 m2

19.200

17.930

22.646

Tấn

95.610

131.718

134.488

Tấn

27

-

-

1000 cái


36.775

53.310

60.284

Bình ac-qui
Bột giặt

Gạch men
Giấy các loại

Chỉ len
Quần áo may sẵn


12
Đồ hộp các loại

Tấn

18.120

29.000

40.500

Bột ngọt


1000 tấn

167

191

194

Lốp xe đạp, xe máy

1000 cái

1.981

10.039

11.847

Đá khai thác

1000 m3

8.391

9.574

9.600

Quạt dân dụng các loại


Cái

36.244

31.980

30.176

Phân hỗn hợp NPK

Tấn

4.311

267.822

270.516

Gỗ xẻ

M3

10.364

11.300

12.000

Gỗ đồ mộc


M3

18.200

21.700

24.500

Ván ép các loại

M3

1.700

1.909

2.100

1000 bao

404.793

496.838

467.615

Bia các loại

1000 lít


6.876

6.423

6.059

Đường mật

Tấn

113.764

94.966

16.827

Giày dép

1000 đơi

2.452

2.498

2.509

Trang in

Triệu trang


920

670

680

Nước máy khai thác

1000 m3

39.242

50.490

57.731

Thức ăn gia súc

1000 tấn

1.819

2.191

2.550

Bánh kẹo các loại

Tấn


13.333

13.502

13.900

Tivi các loại

Cái

317.624

323.119

405.062

1000 chiếc

334

256

182

Chiếc

3.947

4.737


1.390

1000 tấn

38

61

66

Bao PP

Tấn

2.406

3.578

4.243

Hạt nhựa PVC

Tấn

107.280

111.015

100.832


Khăn tắm các loại

1000 tấn

5

6

7

Vải các loại

Triệu m

58

73

88

Giày thể thao

1000 đôi

52.214

53.760

55.000


Thuốc lá điếu

Xe máy
Xe tải nhẹ
Sơn cao cấp


13
Nhang trừ muỗi

Thùng

184.910

222.540

223.290

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2006
2.2.2. Ngành thương mại- xuất nhập khẩu và du lịch:
Về phát triển thương mại - xuất nhập khẩu- du lịch, thị trường nội địa được khai thác
có hiệu quả, lưu thơng hàng hóa thơng suốt đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của
dân cư và của các ngành sản xuất. Tổng mức bán lẻ xã hội đạt mức tăng trưởng bình
quân hàng năm 17.5%.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.253,66 triệu USD và đạt mức tăng trưởng bình quân
19,8%, kim ngạch nhập khẩu đạt 4.999,12 triệu USD tăng 16,5 %. Đến nay hàng hóa
của doanh nghiệp địa phương đã xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới.
Hoạt động du lịch có bước phát triển rõ nét. Tổng doanh thu của ngành du lịch ước đạt
189 tỷ VNĐ. Số lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm là 31.75% với doanh thu
tăng 22.32%. Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp các khách sạn để

nâng cao công suất hoạt động, đầu tư khai thác các tuyến du lịch mới.
2.2.3. Ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản:
Sản xuất vẫn tiếp tục phát triển ổn dịnh. Giá trị sản xuất tồn ngành đạt mức tăng
trưởng bình qn 5%/năm và đạt mức 5.867,57 tỷ VNĐ
Hoạt động nuôi trồng thủy sản trong những năm qua phát triển mạnh về diện tích sản
xuất,sản lượng và đánh bắt. Năm 2006, diện tích ni trồng thủy sản 31.694 ha,sản
lượng 27.229 tấn. Bình quân hàng năm diện tích ni trồng tăng 5,16% và sản lượng
tăng 22,16%
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất thủy sản ở Đồng Nai.
Đơn vị

2004

2005

2006

Triệu đồng

413.718

393.225

428.251

Ha

31.535

31.439


31.694

- Nuôi cá



29.779

29.592

29.876

- Nuôi tôm



1.668

1.732

1.749

Giá trị sản xuất thủy sản
Diện tích ni trồng thủy sản

Sản lượng thủy sản

Tấn



14
- sản lượng cá



27.108

23.809

25.466

- sản lượng tôm



1.911

1.531

1.763

Trong giai đoạn này, Tỉnh Đồng Nai cũng đã đẩy mạnh trồng rừng tập trung theo các
chương trình trồng 5 triệu ha rừng của chính phủ. Tồn tỉnh đã trồng được hơn 10.429
ha rừng tập trung, chăm sóc được 17.118 ha rừng, tu bổ được 26.484 ha rừng.
Bảng 2.6 : Sản lượng sản phẩm lâm nghiệp Đồng Nai:
Đơn vị

2004


2005

2006

Triệu đồng

61.562

60.874

63.016

1000 m3

14.431

13.811

14.365

ster

38.970

39.060

41.991

1000 cây


2.144

2.111

1.858

Tấn

40.150

39.839

33.586

- song mây

1000 sợi

123

133

122

Trồng rừng

Ha

1.143


1.882

1.999

Chăm sóc rừng



5.063

5.068

5.734

Tu bổ rừng



2.253

2.046

2.064

Giá trị sản xuất lâm nghiệp
Sản lượng khai thác lâm nghiệp
- gỗ (các loại)
- củi
- tre luồng
- nguyên liệu giấy


Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình qn là 4,65%/năm. Trong đó,
trồng trọt tăng 3.45%, chăn nuôi tăng gần 8%. Cơ cấu chăn nuôi trong giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng từ 22,7% năm 2000 lên 26,6% năm 2005
Bảng 2.7: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp Đồng Nai
Đơn vị

2004

2005

2006

- thịt trâu

Tấn

125

129

102

- thịt bị



2.250

2.339


2.597

- sữa tươi



2.320

2.488

2.428

Sản phẩm chăn ni


×