Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư thủy điện sông bung 2 với vốn vay adb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 143 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----------------------------

LƯƠNG CƠNG NGUN

PHÂN TÍCH KINH - TẾ TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 2
VỚI VỐN VAY ADB

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH 07/2007


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 :...................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 :...................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:


HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------oOo--Tp. HCM, ngày 04 tháng 07 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LƯƠNG CƠNG NGUN Giới tính : Nam
Ngày, tháng, năm sinh : 08/06/1980

Nơi sinh : Phú Yên

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2005
1- TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG
2 VỚI VỐN VAY ADB
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án trên quan
điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư dựa trên phương thức vay vốn Ngân hàng phát triển
châu Á (ADB) đầu tư cho dự án
Với phạm vi nghiên cứu đã nêu trên nên mục tiêu của luận văn tập trung vào
những vấn đề sau:


Phân tích thị trường




Phân tích tài chính dự án trên quan điểm chủ đầu tư và tổng đầu tư.



Phân tích kinh tế - xã hội



Phân tích các rủi ro cho dự án.



Đánh giá tác động của lạm phát

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 08/03/2007
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 04/07/2007
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


Lời cảm ơn


Xin chân thành cám ơn Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý công nghiệp
Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Quý Thầy, Cơ giáo đã
giảng dạy, tư vấn với lịng nhiệt tình và kiến thức sâu rộng trong suốt thời gian
học viên theo học tại trường. Với kiến thức được hấp thụ từ tư duy hệ thống của
Quý Thầy, Cô đã giúp học viên có một tầm nhìn tổng qt hơn trong các vấn đề
kinh tế nói chung và có các giải pháp hữu ích cho các vấn đề kinh doanh nói
riêng.
Xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thống, người đã nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin cám ơn các anh chị Phịng thiết kế thủy điện – Cơng ty Tư vấn thiết kế Điện 3
đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 7 năm 2007

Học viên

Lương Công Nguyên


TĨM TẮT
Dự án thủy điện Sơng Bung 2 là một trong những dự án trong hệ thống thủy điện bậc
thang trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia
nguồn điện có cơng suất 100MW và điện lượng trung bình năm khoảng 419,0 triệu
kWh.
Phân tích kinh tế tài chính của dự án thủy điện Sông Bung 2 được thực hiện trên các số
liệu và tiêu chuẩn được tổng hợp như sau:
Vốn trước thuế của dự án là 1934,62 tỷ VNĐ trong đó, EVN vay vốn từ ngân hàng
ADB là 1354,23 tỷ VNĐ (70% tổng vốn đầu tư), phương án giá bán điện trung bình
0,042 USD/kWh.

Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư là: B/C = 1,26, IRR = 9,79%,
NPV = 568,28 tỷ VNĐ và theo quan điểm chủ đầu tư là B/C = 1,24, IRR = 12,11%,
NPV = 530,10 tỷ VNĐ.
Trên phương diện cân bằng tài chính, trong trường hợp EVN vay vốn của ngân hàng
ADB trong 15 năm với thời gian ân hạn là 3 năm thì sau khi vận hành, dự án hồn tồn
có khả năng trả nợ và lãi vay cho ngân hàng ADB đúng hạn và có thời gian hồn vốn là
16 năm.
Căn cứ vào những kết quả trên, dự án thủy điện Sông Bung 2 hoàn toàn khả thi.
Về mặt hiệu quả kinh tế, với các chỉ tiêu: B/C = 1,12, IRR = 11,20%, NPV = 209,37 tỷ
VNĐ cho thấy dự án thủy điện Sơng Bung 2 có tính khả thi tốt đối với nền kinh tế quốc
dân và dự án kinh tế hơn các dự án nguồn nhiệt điện khác tương đương.
Về hiệu quả xã hội, dự án góp phần vào an ninh năng lượng và chiến lược phát triển
nền kinh tế quốc gia. Đồng thời, giá thành điện năng trung bình sau 40 năm là 235,09
VNĐ/kWh thấp hơn chi phí biên (405VNĐ/kWh) hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo. Tuy
dự án có tác động đến mơi trường nhưng dự án góp phần điều tiết nguồn nước, chống
lũ, chống hạn…hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế miền Trung nói riêng và nền kinh tế
quốc gia nói chung.
Vì vậy, dự án thủy điện Sơng Bung 2 là hồn tồn khả thi và đáng giá để đầu tư.


SUMMARIZATION
Song Bung 2 hydropower which is one of projects in stair hydropower system on Vu
Gia – Thu Bon river system, will supply to Viet Nam electric system 100 MW power
source and average electric energy about 419 million kWh per year.
Regarding to Economic and Financial analysis of Song Bung 2 project base on data and
standard was collected as bellow:
Total invested capital excluded VAT is 1934.62 billion VND. Inside, EVN borrow from
Asian Development Bank (ADB) 1354.23 billion VND (70% total invested capital),
price of electrical energy is 0.042 USD cent/kWh.
The result of analysis as bank point is B/C = 1.26, IRR = 9.79%, NPV = 568.28 billion

VND and as investor point is B/C = 1.24, IRR = 12.11%, NPV = 530.10 billion VND.
About project financial balance, incase EVN borrow from ADB in 15 years with 3
years grace period, after operation, the project total possible to pay loan and interest for
ADB on time and capital return time is 16 years.
As the result above, Song Bung 2 Hydropower project is total realizable.
Regarding to economic effect, result of financial analysis is valuable with B/C = 1.12,
IRR = 11.20%, NPV = 209.37 billion VND and project is more economical than
equivalent thermo-electric projects.
Regarding to social effect, the project contribute to national energy security and
national development strategy. Concurrently, average price of electric energy is 235,09
VND/kWh after 40 years, that price which lower than marginal cost (405VNĐ/kWh),
will support to poor people better, the project affect a little on environment but
contribute to adjust water source, anti flood, anti drought…support to develop Middle
economic in particular and national economic in common.
Therefore, Song Bung 2 hydropower project is valuable and reasonable to invest.


1
MỤC LỤC

Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU··············································································································3
1.1

Cơ sở hình thành đề tài····························································································3

1.2

Mục tiêu & nội dung nghiên cứu của đề tài ··························································5


1.3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ················································································5

1.4

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ································································5

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ··················································································6
2.1

Giới thiệu chung········································································································6

2.2

Mục tiêu phát triển của dự án·················································································7

2.3
2.3.1
2.3.2

Phạm vi chiến lược ···································································································8
Mục tiêu của chiến lược lĩnh vực năng lượng đã được hỗ trợ bởi Dự án này ············8
Những vấn đề chủ yếu của lĩnh vực năng lượng và chiến lược của chính phủ ········· 10

2.4
2.4.1
2.4.2

Quy mơ dự án··········································································································11

Nguyên tắc xác định các thông số cơ bản················································································ 11
Nguyên tắc so sánh chọn quy mô dự án···················································································· 12

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH DỰ ÁN··············································18
3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4

Phân tích tài chính··································································································18
Khái niệm ·············································································································································· 18
Phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư ····································································· 18
Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư ··································································· 19
Các tiêu chí đánh giá dự án ·········································································································· 19

3.2
3.2.1
3.2.2

Phân tích kinh tế - xã hội ·······················································································22
Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án ························································································ 22
Phân tích hiệu quả xã hội của dự án ························································································· 22

3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4


Phân tích rủi ro ·······································································································23
Nhận dạng các yếu tố rủi ro ·········································································································· 23
Phân tích độ nhạy ······························································································································ 23
Phân tích độ nhạy với nhiều biến số ·························································································· 24
Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte – Carlo ··································································· 25

3.4
3.4.1
3.4.2
3.4.3

Nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB········································25
Giới thiệu ngân hàng ADB ············································································································ 25
Các trọng tâm chiến lược hoạt động của ADB tại Việt Nam ··········································· 28
Điều kiện vay trả đối với các khoản vay ADB dành cho Việt Nam ······························· 31


2
Chương 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ···············································································32
4.1

Phân tích thị trường ·······························································································32

4.2
4.2.1
4.2.2

Các thông số kinh doanh của dự án ·····································································35
Quy mô của dự án ····························································································································· 35
Các thơng số tài chính của dự án ································································································ 36


4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3

Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư·················································41
Mục tiêu ················································································································································· 41
Kết quả phân tích ······························································································································· 42
Kết luận ················································································································································· 44

4.4
4.4.1
4.4.2
4.4.3

Phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư ··················································44
Mục tiêu ················································································································································· 44
Kết quả phân tích ······························································································································· 45
Kết luận ················································································································································· 47

Chương 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI···································································49
5.1
5.1.1
5.1.2
5.1.3
5.1.4

Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án (phân tích so sánh và trực tiếp) ···········49
Các chỉ tiêu thủy năng của cơng trình ······················································································ 49

Giá kinh tế của cơng trình·············································································································· 50
Các chỉ tiêu của các phương án nhiệt điện thay thế ···························································· 50
Kết quả: ················································································································································· 52

5.2
5.2.1
5.2.2
5.2.3

Phân tích hiệu quả xã hội của dự án ····································································54
Phân tích tác động về dân cư········································································································ 55
Phân tích tác động về mơi trường ······························································································· 56
Kết luận: ················································································································································ 58

Chương 6: PHÂN TÍCH RỦI RO·······················································································60
6.1

Phân tích độ nhạy ···································································································60

6.2

Phân tích tình huống ······························································································65

6.3

Phân tích mô phỏng································································································66

6.4
6.4.1
6.4.2

6.4.3

Tác động của lạm phát···························································································73
Mục tiêu: ··············································································································································· 73
Tác động của lạm phát lên các chỉ tiêu tài chính của dự án ············································ 73
Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án dưới tác động của lạm phát ····················· 75

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ···········································································77
7.1

Kết luận····················································································································77

7.2

Kiến nghị··················································································································78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ····································································································79
PHỤ LỤC ·····························································································································80


3

Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1

Cơ sở hình thành đề tài
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
to lớn và quan trọng như: tăng trưởng kinh tế nhanh với tỷ lệ GDP bình quân từ
năm 2000-2005 đạt 7,32 % /năm, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời

sống các tầng lớp nhân dân khơng ngừng được cải thiện, GDP bình qn đầu
người đạt khoảng 640 USD, duy trì tình hình chính trị-xã hội ổn định, mở rộng
quan hệ quốc tế.
Đóng góp vào sự phát triển đó, ngành cơng nghiệp của Việt Nam có mức tăng
trưởng lớn bình qn tăng 15% từ năm 2000 đến 2005, điều này phản ánh rõ nét
mức độ hiện đại hố và cơng nghiệp hố của Việt Nam giai đoạn đổi mới. Tuy
nhiên, mức tăng trưởng các ngành công nghiệp là một thách thức lớn đối với hệ
thống hạ tầng cơ sở phục vụ, Việt Nam cần có các quy hoạch dài hạn về việc phát
triển hạ tầng như giao thơng, điện, nước...
Trong điều kiện đó, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành Điện Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2010, có xét đến triển vọng đến năm 2020: “Phát triển đồng
bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Phát triển thuỷ điện, nhiệt điện than,
nhiệt điện khí, điện nguyên tử..., kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước
trong khu vực... Phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối
nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.” Một
trong những mục tiêu phát triển nguồn điện: “Ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là
các cơng trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn...). Khuyến
khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng
lượng sạch, tái sinh này.
Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những
nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy
thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW.”


4
Theo định hướng chiến lược phát triển của Chính phủ, theo Quy hoạch phát triển
điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Quy hoạch điện hiệu chỉnh tổng sơ đồ
giai đoạn VI), thủy điện Sông Bung 2 được xác định là một dự án quan trọng trong
hệ thống thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng
Nam, và dự kiến đưa vào vận hành năm 2012-2014. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

tại khu vực và nguồn nước sông Bung cho phép khai thác được từ dự án thủy điện
Sơng Bung 2 nguồn điện có cơng suất 100MW và điện lượng trung bình năm
khoảng 419 triệu kWh, cùng với tác dụng điều tiết nguồn nước của hồ chứa là một
đóng góp bổ sung có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế của khu vực miền Trung nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
Góp phần vào việc triển khai thực hiện chiến lược, Chính phủ đã quyết định các
nguồn đầu tư cho các dự án thủy điện:
“Tập đoàn Điện lực Việt Nam được huy động mọi nguồn vốn để đầu tư các cơng
trình nguồn và lưới điện theo cơ chế tự vay, tự trả (vay vốn ODA, vay vốn tín
dụng trong và ngồi nước, vay tín dụng xuất khẩu của người cung cấp thiết bị, vay
vốn thiết bị trả bằng hàng, phát hành trái phiếu, vốn góp cổ phần)”.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư ln ln tìm kiếm dự án hấp dẫn, thuận lợi, an tồn
vốn và thu lợi nhuận cao. Trong khi động cơ khuyến khích đầu tư của nhà nước là
lợi ích, phát triển và sự thịnh vượng lâu dài của xã hội. Sự hợp tác thành cơng khi
có sự thỏa mãn lợi ích của cả hai bên.
Chính vì vậy, nhà nước sẽ khơng ủng hộ đối với các dự án khơng có tiềm năng lợi
ích kinh tế lâu dài, mặc dù nó mang lại lợi ích tài chính cho các chủ đầu tư. Và
ngược lại nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ các dự án không hấp dẫn các chủ
đầu tư, nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án là đáng giá.
Từ nhận định như vậy, việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính dự
án thủy điện Sơng Bung 2 là cần thiết trên phương diện chủ đầu tư, tổng đầu tư và
tổng thể kinh tế xã hội nhằm cân đối giữa lợi ích kinh tế và lợi nhuận tài chính để
quyết định có nên thực hiện dự án hay khơng.


5
1.2

Mục tiêu & nội dung nghiên cứu của đề tài


1.2.1

Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án trên quan điểm
tổng đầu tư và chủ đầu tư dựa trên phương thức vay vốn Ngân hàng phát triển
châu Á (ADB) đầu tư cho dự án. Đồng thời, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội mà
dự án tạo nên.

1.2.2

Nội dung
Với phạm vi nghiên cứu đã nêu trên nên mục tiêu của luận văn tập trung vào
những vấn đề sau:
• Phân tích thị trường
• Phân tích tài chính dự án trên quan điểm chủ đầu tư và tổng đầu tư.
• Phân tích kinh tế - xã hội
• Phân tích các rủi ro cho dự án.
• Đánh giá tác động của lạm phát

1.3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Dự án được phân tích đánh giá ở mức độ tiền khả thi, kết quả thu được ở đề tài
này sẽ được sử dụng để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiền khả thi, khả thi dự
án thủy điện Sông Bung 2.
Các số liệu kỹ thuật, đo lường, địa chất của dự án được các chuyên viên của Công
ty Tư vấn và thiết kế điện 3 tính tốn theo tiêu chuẩn ngành. Luận văn sử dụng các
số liệu này để làm cơ sở tính tốn các giá trị tài chính của dự án trong phân tích
kinh tế - tài chính, phân tích rủi ro và đánh giá tác động của lạm phát lên hiệu quả
kinh tế tài chính của dự án.


1.4

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả phân tích của luận văn được sử dụng trong nghiên cứu tiền khả thi của dự
án đầu tư thủy điện Sông Bung 2, là tiền đề cho các nghiên cứu khả thi và thực
hiện dự án.


6

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

2.1

Giới thiệu chung
Sông Bung là một nhánh của sông Vu Gia, nằm trong tỉnh Quảng Nam thuộc miền
Trung Việt Nam. Diện tích lưu vực tính đến tuyến đập Sơng Bung 2 là 324km2,
chiều dài dịng sơng chính khoảng 44,80 km. Vị trí của tuyến cơng trình nằm trên
địa bàn xã Lăê huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng theo
đường quốc lộ 14D khoảng 165 km về hướng Tây Nam. Tọa độ địa lý tuyến đập
dự kiến là 15°41’45’’vĩ Bắc, 107°24’00’’ kinh Đông. Nhà máy nằm trên địa phận
xã ZuôiH huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, có tọa độ là 107029’31” kinh Đơng;
15042’57” vĩ Bắc.
Theo quy hoạch bậc thang, cơng trình có nhiệm vụ phát điện và các nhiệm vụ
khác: cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và cải thiện mặn hạ du, giao thơng thủy,
cấp nước thượng lưu. Tính thủy năng được dùng trong tính tốn chọn quy mơ
cơng trình: tuyến cơng trình và tính tốn cơng suất đảm bảo, cơng suất lắp máy và
điện lượng trung bình năm.
Để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế, Điện lực Việt Nam phải cố

gắng rất lớn. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây thì dù có khai thác mọi tiềm
năng về thủy điện, khí, than, dầu… thì đến năm 2010-2015 vẫn không đáp ứng đủ
và phải sử dụng năng lượng hạt nhân để phát điện mới đảm bảo nhu cầu của đất
nước.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi tại khu vực và nguồn nước sông Bung cho phép khai
thác được từ dự án thủy điện Sông Bung 2 nguồn điện có cơng suất 100MW và
điện lượng trung bình năm khoảng 419,0 triệu kWh, cùng với tác dụng điều tiết
nguồn nước của hồ chứa là một đóng góp bổ sung có ý nghĩa cho sự phát triển
kinh tế của khu vực miền Trung nói riêng và nền kinh tế nói chung.


7
2.2

Mục tiêu phát triển của dự án
Góp phần cung cấp nguồn năng lượng phục vụ cơng cuộc đổi mới tồn diện
đời sống kinh tế xã hội:
“Để xây dựng đất nước giàu mạnh thì khơng có cách nào khác phải đẩy nhanh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, để đạt được cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước thì điều tiên quyết và có ý nghĩa quyết định, phải đảm bảo đủ điện năng
cho đất nước, điện khí hóa phải đi trước một bước để đảm bảo cho sự thành cơng
của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước...” 1
Nhu cầu điện sản xuất năm 2010, 2015, 2020 lần lượt là 95,0; 147,1 và 203 tỷ
kWh. Tương ứng với tốc độ tăng trưởng các giai đoạn 2006-2010 là 12,2%/năm,
giai đoạn 2011-2015 là 9,1%/năm và 2016-2020 là 6,7%/năm.
Theo “Quy hoạch điện hiệu chỉnh tổng sơ đồ giai đoạn VI” – Thủy điện Sông
Bung 2 được xác định đưa vào vận hành năm 2012 – 2014 và sẽ cung cấp cho hệ
thống điện quốc gia với công suất lắp máy Nlm = 100MW, công suất đảm bảo Nđb
= 26,55MW và điện lượng bình quân năm Etb = 419 triệu kWh.
Tăng hiệu quả của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn:

Hai con sông Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn nhất vùng ven biển miền
Trung chảy qua địa phận 15 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng. Diện tích tồn lưu vực 10.350 km2, chiều dài 163 km, tổng lượng dòng chảy
hằng năm khoảng 20 tỷ m3. Hiện hệ thống 2 sơng này có 280 cơng trình thủy lợi,
bao gồm 54 hồ chứa, 119 đập dâng, 104 trạm bơm điện, bảo đảm tưới cho 23
nghìn ha đất canh tác, cấp nước sinh hoạt 80.000 m3/ngày đêm...
Theo quy hoạch đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt, trên hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn sẽ được xây dựng 7 thủy điện lớn, nhỏ bao gồm: A Vương, Sông Tranh
2, Sông Côn 2, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Dak Mi 1 và Dak Mi 4 với tổng cơng
suất lắp máy lên đến 1.215MW.

1

Trích phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng


8
Việc đầu tư xây dựng hàng loạt thủy điện ở miền Trung đã và đang mang lại
những lợi ích thiết thực. Từ năm 2003, các cơng trình thủy điện lớn, nhỏ trên cả
nước được khởi công xây dựng theo cơ chế mới của Chính phủ đã giúp các đơn vị
tư vấn, thiết kế, xây dựng trong nước lớn mạnh về mọi mặt. Ngoài nhiệm vụ phát
điện năng lên lưới điện quốc gia thì các cơng trình thủy điện ở miền Trung cịn
kiêm ln các nhiệm vụ lớn khác như điều tiết nước, chống lũ, chống hạn, cung
cấp nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu...
Góp phần vào việc phát triển kinh tế khu vực miền Trung và nền kinh tế:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi tại khu vực và nguồn nước sông Bung cho phép khai
thác được từ dự án thủy điện Sơng Bung 2 nguồn điện có cơng suất 100MW và
điện lượng trung bình năm khoảng 419 triệu kWh, cùng với tác dụng điều tiết
nguồn nước của hồ chứa là một đóng góp bổ sung có ý nghĩa cho sự phát triển
kinh tế của khu vực miền Trung nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Các nhiệm vụ khác: cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và cải thiện mặn hạ du, giao

thông thủy
2.3

Phạm vi chiến lược

2.3.1

Mục tiêu của chiến lược lĩnh vực năng lượng đã được hỗ trợ bởi Dự án này
Đất nước ta đã tiến hành có kết quả cơng cuộc đổi mới tồn diện các mặt đời sống
kinh tế xã hội. Sản xuất công nghiệp đã bước vào giai đoạn phát triển, sản xuất
nông nghiệp, xuất khẩu phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, khu vực
kinh tế tư nhân phát triển khá mạnh.
Ngành điện Việt Nam đã phát triển nhanh chóng: khơi phục, mở rộng và xây dựng
nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn như ng Bí, Phả Lại, Bà Rịa, Trị An,
Hồ Bình, Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi, Yaly, cụm nhiệt điện Phú Mỹ, Ơ
Mơn… Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối điện phát triển rộng khắp đã
hình thành hệ thống điện quốc gia thống nhất với việc xây dựng và đưa vào vận


9
hành đường dây 500kV Bắc - Nam, tạo điều kiện khai thác hợp lý và hiệu quả,
cung cấp nguồn điện cho sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn bộ đất nước.
Trên cơ sở các nguồn điện hiện có và dự kiến phát triển trong tương lai bảng cân
bằng năng lượng hệ thống điện quốc gia năm 2007-2025 như sau:
CÂN BẰNG CƠNG SUẤT HTĐ TỒN QUỐC GIAI ĐOẠN 2007- 2025
Bảng 2.3.1
TT

I.
II.


I.
II.
I.
II.

Chỉ tiêu/Năm
NHU CẦU MIỀN BẮC
Tổng công suất khả dụng
Cs sửa chữa bảo dưỡng
Tỷ lệ dự phòng sau sửa chữa
Thủy điện + Nhập khẩu
Nhiệt điện
NHU CẦU MIỀN
TRUNG & NAM
CS khả dụng
Cs sửa chữa bảo dưỡng
Tỷ lệ dự phòng sau sửa chữa
MIỀN TRUNG
Thủy điện + Nhập khẩu
Nhiệt điện
MIỀN NAM
Thủy điện + Nhập khẩu
Nhập khẩu
Nhiệt điện
TOÀN QUỐC
TỔNG NHU CẦU
Tổng CS khả dụng
CS sửa chữa bảo dưỡng
CS Dự phịng

Tỷ lệ dự phịng
Trong đó:
Thuỷ điện
Nhiệt điện than
Nhiệt điện khí + dầu
Thuỷ điện nhỏ + điện gió +
NML
Điện nguyên tử
Nhập khẩu

Đơn vị: MW
2007

2010

2012

2015

2018

2020

2022

2025

5528
5747
455

-4,3%
2662
3085

8517
14952
449
70,3%
4007
10945

10577
18737
244
74,8%
6892
11845

14091
22237
3
57,8%
9097
13140

18021
27989
312
53,6%
11849

16140

21109
30089
423
40,5%
12749
17340

24741
36689
552
46,1%
13749
22940

31017
39689
1284
23,8%
14749
24940

7549
13960
458
78,9%
1515
1424
91

12445
1613

11844
21178
284
76,4%
4304
4304

14670
23623
1123
53,4%
5115
5115

16874
2248

18508
2326

19425
33967
2267
63,2%
8182
7462
720

25785
2551

10832

14626

16182

23234

24930
42756
2978
59,6%
8382
7662
720
34374
2980
429
31394

29377
44506
3287
40,3%
8532
7812
720

35974
2980
429
32994

34297
48206
4277
28,1%
8532
7812
720
39674
3280
429
36394

42451
53056
5497
12,0%
8982
8262
720
44074
5680
429
38394

13077

19707
913
5717
43,7%

20347
36130
733
15036
73,9%

25247
42360
1367
15746
62,4%

33634
56204
2270
20418
60,7%

42951
70745
3290
24504
57,1%

50486

74595
3710
20399
40,4%

59038
84895
4829
21028
35,6%

73468
92745
6781
12496
17,0%

5123
6235
7773

9452
15295
10276

12963
16195
11832

15338

18090
15004

16008
24690
15564

16308
27490
15564

17508
34890
17164

20808
38890
17164

166

449

777

410

658

593


1077
4000
2695

1477
8000
5006

1727
8000
5506

1827
8000
5506

2377
8000
5506


10
Để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế với các dự báo như trên,
Điện lực Việt Nam phải cố gắng rất lớn.
Việc đẩy nhanh tiến độ lập Dự án tiền khả thi và khả thi cùng các giai đoạn tiếp
theo của dự án thủy điện Sông Bung 2 để kịp đưa nhà máy vào vận hành năm
2012 là rất cần thiết nhằm đáp ứng sự thiếu hụt phần nào công suất và tham gia
phủ đỉnh của hệ thống điện quốc gia.
2.3.2


Những vấn đề chủ yếu của lĩnh vực năng lượng và chiến lược của Chính phủ
Các chính sách chủ chốt trong các kế hoạch phát triển tài nguyên của các ngành
hiện tại thể hiện các ưu tiên và cam kết của chính phủ theo các nguyên tắc của
GEF bao gồm như sau:
Ngành năng lượng: Tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng và khuyến khích
sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo . Các chính sách khuyến khích các
cơng nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu của ngành năng lượng tới
môi trường cần được thông qua . Đầu tư vào các công nghệ mới nhằm giảm SOx
và NOx phát thải từ các nhà máy nhiệt điện lớn chạy dầu và than. Áp dụng các
công nghệ xử lý chất thải, bảo đảm sản xuất sạch, giảm ô nhiễm trong việc khai
thác than và dầu mỏ.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, đơn vị soạn
thảo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia chỉ rõ, Việt Nam đã đạt được tỷ
lệ hơn 90% dân cư có điện sử dụng, điều này thể hiện chính sách năng lượng gần
với nhu cầu dân sinh. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng năng lượng còn thấp; nguồn
năng lượng tái tạo chưa phát triển đúng mức, hệ thống pháp lý phát triển năng
lượng chưa được đồng bộ… Trong 9 chính sách để thực hiện chiến lược này,
chính sách an ninh năng lượng quốc gia được coi là xương sống. Bộ trưởng Bộ
Cơng nghiệp Hồng Trung Hải khẳng định: ngun tắc thị trường hố được
thơng suốt trong chiến lược này, tuy nhiên, nhất định phải có sự hỗ trợ của Nhà
nước với những cơ chế, chính sách rõ ràng và minh bạch.


11
Quan điểm của Quy hoạch điện 6 là ưu tiên phát triển thuỷ điện, đảm bảo tỷ lệ
hợp lý và an toàn trong cung cấp giữa các loại nhiên liệu than và khí; bố trí
nguồn hợp lý theo vùng phụ tải, giảm truyền tải xa; khuyến khích phát triển
nguồn năng lượng tái tạo; xúc tiến các dự án nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia
và Trung Quốc… Phương án cơ sở được đặt ra đối với điện sản xuất giai đoạn

2006-2010 là 16,1%; 2011-2015 là 11%; 2016-2020 là 9,1% và 2021-2025 là
8%. Điện thương phẩm cũng ở mức tương ứng là 16,3%, 11,2%, 9,3% và 8,2%.
2.4

Quy mô dự án

2.4.1

Nguyên tắc xác định các thông số cơ bản
Công suất đảm bảo Nđb: công suất đảm bảo được xác định với tần suất p = 90%
do cơng trình có quy mơ cấp 2 (quyết định bởi chiều cao đập dâng).
Công suất lắp máy Nlm: công suất lắp máy được chọn trên cơ sở phân tích chỉ số
kinh tế tính theo phương pháp gia số.
Điện năng trung bình năm Etb: được xác định trên cơ sở điện năng bình qn
tháng ( Ei ) tính từ điều tiết cả chuỗi dòng chảy.
E tb =

12 N
∑ Ei (tr.kWh)
N i =1

Cột nước địa hình bình quân Hđ-hình-tb: được định nghĩa là cột nước địa hình bình
quân gia quyền giữa mực nước trong hồ và mực nước sau nhà máy.
Cột nước tính tốn bình qn Ht-tóan-tb: được định nghĩa là cột nước hiệu ích bình
qn gia quyền theo giá trị tháng của cả chuỗi dịng chảy.
Cột nước tính tốn Ht-tóan: xác định sơ bộ bằng 92,5% Ht-tóan-tb
Lưu lượng max Qmax: được xác định trên cơ sở Nlm và Ht-tóan
Lưu lượng min Qmin: được xác định trên cơ sở điều kiện làm việc min của tua
bin, lấy sơ bộ ứng với công suất bằng 0,3Nlm của tổ máy.
Hiệu suất tua bin : Trong giai đoạn tính so sánh tuyến, chọn MNDBT, MNC và

Nlm, sơ bộ lấy η1 = 0,9 1.
Hiệu suất máy phát điện : lấy sơ bộ là η 2 = 0,975


12
2.4.2

Nguyên tắc so sánh chọn quy mô dự án
Nguyên tắc so sánh chọn quy mô dự án được dựa trên các tính tốn thủy năngkinh tế năng lượng nhằm mục đích chọn quy mơ đập dâng (MNDBT), chọn
MNC, chọn Nlm, chọn số tổ máy.
Ngồi ra, phía hạ lưu Sơng Bung 2 là dự án Sông Bung 4 theo quy hoạch bậc
thang hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Do đó, việc xây dựng hồ chứa Sơng
Bung 2 phía thượng lưu có tác dụng gia tăng năng lượng trung bình cũng như
công suất đảm bảo cho dự án Sông Bung 4. Kết quả này sẽ được xem xét khi
chọn thông số dự án Sông Bung 2.

2.4.2.1 Lựa chọn MNDBT:
Xác định MNDBT và MNC sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế được tính theo
quan điểm giá bán điện theo mùa.
Tất cả các bước nói trên phương án kiến nghị sẽ dựa trên các chỉ tiêu phân tích
kinh tế (NPV, EIRR, B/C).
Trên cơ sở kết quả tính tốn khối lượng cơng việc thi cơng, tính tốn được thực
hiện để xem xét MNDBT thay đổi từ 570-610m với gia số 2,5m (với
MNDBT<610m, cơng trình cấp II và MNDBT=610m, cơng trình cấp I)
Kết quả tính tốn được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.4.2.1
TT

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Các chỉ tiêu
CHỈ TIÊU
THỦY NĂNG
MNDBT
MNC
Mực nước TB sau
NM
Vtồn bộ
Vhữu ích
Vchết
β
Q0
Qmax
Qđb90%

Đơn vị
PA1

PA2

PA3


PA4

PA5

PA6

PA7

m
m

595,0
565,0

597,5
565,0

600,0
565,0

602,5
565,0

605,0 607,5 610,0
565,0 565,0 565,0

m
tr. m3
tr. m3

tr. m3
%
m3/s
m3/s
m3/s

224,0
68,3
47,9
20,4
8,0
18,9
35,4
7,3

224,0
74,2
53,8
20,4
9,0
18,9
35,3
7,29

224,0
80,5
60,1
20,4
10,1
18,9

35,1
7,49

224,0
87,2
66,8
20,4
11,2
18,9
34,9
7,79

224,0 224,0 224,0
94,3 101,8 109,8
73,9 81,4 89,4
20,4 20,4 20,4
12,4 13,6 15,0
18,9 18,9 18,9
34,8 34,6 34,5
8,12 8,47 8,85


13
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21

22
23
24

1
2
3
4

Qmin
Ht-tốn-tb
Ht-tốn
Tỉ lệ xả thừa
Nlm
Nđb 90%
Etb
Ekhơ
Emưa
Eđb
Số giờ Nlm
Hiệu ích gia tăng
của S. Bung 4
(MNDBT=222,5m
, Nlm=156MW)
∆E khô (từ SB4)

∆E mưa (từ SB4)
Nđb s. Bung 4 tăng

m3/s
m
m
%
MW
MW
tr. kWh
tr. kWh
tr. kWh
tr. kWh
h

4,7
350,6
324,3
19,4
100,0
22,10
400,9
326,1
74,9
193,6
4009,0

4,7
352,2
325,8

18,9
100,0
23,20
405,3
328,9
76,3
203,3
4053

4,7
353,9
327,3
18,5
100,0
24,34
409,8
332,0
77,8
213,2
4098

4,7
355,5
328,9
18,0
100,0
25,43
414,3
335,0
79,3

222,8
4143

4,6
357,2
330,4
17,5
100,0
26,55
419,0
338,0
80,9
232,6
4190

4,6
358,8
331,9
17
100,0
27,87
423,6
341,0
82,6
244,1
4236

4,6
360,3
333,3

16,6
100,0
29,25
428,1
344,0
84,2
256,2
4281

tr. kWh
tr. kWh
MW

3,2
2,6
1,36

3,4
2,7
1,59

3,8
3,1
1,84

4,1
3,7
2,14

4,3

4,0
2,38

4,8
4,2
2,67

5,4
4,7
2,99

CHỈ TIÊU
KINH TẾ
Ktổng
109VNĐ
Giá điện theo mùa
IRR
NPV
109VNĐ
B/C

PA1

PA2

PA3

PA4

PA5


PA6

1825,75 1850,18 1880,91 1915,26 1934,62 1998,65 2064,18
12,04% 12,01% 11,98% 11,92% 11,94% 11,73% 11,53%
341,74 342,05 341,21 337,26 345,35 315,51 286,49
1,22
1,21
1,21
1,20
1,18
1,16
1,21

Kết luận: So sánh giữa các quy mô cơng trình cho thấy, phương án có MNDBT
= 605m có chỉ số kinh tế cao nhất. Phương án có các chỉ tiêu kinh tế tính theo
phương pháp trực tiếp với giá bán điện trung bình tại thanh cái: EIRR = 11,94%,
B/C = 1,21 và NPV = 345,35 tỷ VNĐ. Do đó, kiến nghị chọn phương án có
MNDBT = 605m; MNC = 565m. Với chiều cao đập tương ứng (98,5m), cơng
trình có quy mơ cấp 2.
2.4.2.2 Lựa chọn MNC:
Trên cơ sở phương án kiến nghị tuyến 1 có MNDBT = 605m, tiến hành xác định
MNC hợp lý nhất trên cơ sở phân tích chỉ tiêu kinh tế. Giá trị MNC xem xét thay
đổi từ 565 - 570m với gia số 2,5m. Kết quả tính tốn được tổng hợp trong bảng
sau:

PA7


14

Bảng tổng hợp chỉ tiêu chọn MNC
Bảng 2.4.2.2
TT
I
1

Chỉ tiêu
CHỈ TIÊU THỦY NĂNG
Dung tích hữu ích

PA1
Đơn vị

PA2

PA3

MNC=565m MNC=567,5m MNC=570m

3

73,9

71,3

68,5

3

m /s


34,8

34,7

34,6

330,4

331,2

331,9

tr.m

2

Lưu lượng thiết kế Qmax

3

Cột nước tính tốn Htt

m

5

Cơng suất lắp máy Nlm

MW


100

100

100

4

Cơng suất đảm bảo Nđb

MW

26,55

26,26

25,84

10 kWh

419,0

418,5

417,9

6

6


Điện năng trung bình Etb

7

Số giờ sử dụng Nlm

giờ

4190

4185

4179

8

Tỷ lệ xả thừa

%

17,5

17,8

18,1

II

CHỈ TIÊU KINH TẾ


1

5
6
7

Vốn kinh tế
Theo giá điện bình quân
4,2 cents/kWh tại TC
IRR
NPV
B/C

PA1
9

PA2

PA3

10 VNĐ

1934,6

1932,0

1929,3

109VNĐ


11,31%
229,76
1,14

11,31%
229,47
1,14

11,31%
229,41
1,14

Do cao trình MNC tối thiểu để đảm bảo điều kiện bồi lắng bùn cát và khơng xảy
ra hút khí tại tuyến 1 là 565m, và từ kết quả tính tốn chỉ tiêu kinh tế theo
phương pháp trực tiếp với giá bán điện trung bình tại thanh cái cho thấy ở MNC
565m có chỉ tiêu kinh tế khá nhất. Nên kiến nghị chọn MNC = 565m.
2.4.2.3 Chọn công suất lắp máy:
Với phương án chọn trên đây có MNDBT = 605m, MNC = 565m, công suất lắp
máy sơ bộ chọn là Nlm = 100MW. Để xác định Nlm hợp lý, tiến hành tính tốn
với các phương án Nlm khác nhau thay đổi từ 95-105MW, với gia số 5MW.


15
Bảng 2.4.2.3
TT
1

Hạng mục
CHỈ TIÊU THUỶ NĂNG

MNDBT

2

MNC

m

3

Mực nước TB sau NM

m

4
5

Vtoàn bộ
Vhữu ích

6

Vchết

7

β

8
9

10

Qo
Qmax
Qđb90%

MNDBT 605m – MNC 565m
Đơn vị
m

PA1

PA2

PA3

605,0

605,0

605,0

565,0

565,0

565,0

224,0


224,0

224,0

3

94,3

94,3

94,3

3

73,9

73,9

73,9

3

tr. m

20,4

20,4

20,4


%

12,4

12,4

12,4

3

m /s

18,9

18,9

18,9

3

m /s

33,0

34,8

36,6

3


m /s

8,1

8,1

8,1

3

m /s

4,4

4,6

4,9

tr. m

tr. m

11

Qmin

12

Ht-tốn-tb


m

357,5

357,2

356,8

13

Ht-tốn

m

330,7

330,4

330,1

14

Tỉ lệ xả thừa

%

18,4

17,5


16,64

15

Nlm

MW

95,0

100,0

105,0

16

Nđb 90%

MW

26,6

26,6

26,6

17

Etb


tr. kWh

414,5

419,0

423,0

18

Ekhơ

tr. kWh

333,6

338,0

342,0

19

Emưa

tr. kWh

80,9

80,9


80,9

20

Eđb

tr. kWh

232,6

232,6

232,6

21

Số giờ Nlm

h

4363

4190,0

4028

PA1

PA2


PA3

CHỈ TIÊU KINH TẾ
22

23

Tổng vốn đầu tư
Theo giá điện bình quân
4,2 cents/kWh tại TC
IRR

24

NPV

25

B/C

9

10 VNĐ

9

10 VNĐ

1914,2


1934,6

1956,0

11,31%

11,31%

11,30%

227,17

229,76

229,32

1,14

1,14

1,14

Kết quả phân tích kinh tế trực tiếp nêu trên cho thấy chỉ tiêu kinh tế khi thay đổi
Nlm không chênh lệch nhau nhiều. Nhưng dựa vào kết quả phân tích kiến nghị
chọn Nlm=100MW.


16
2.4.2.4 Tóm tắt quy mơ dự án:
Tóm tắt các thơng số cho phương án kiến nghị (MNDBT = 605m; MNC =

565m; Nlm = 100MW) được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4.2.4
TT

Đặc điểm cơng trình

Đơn vị

Thơng số

I

Đặc trưng lưu vực

1

Diện tích lưu vực

km2

324

2

Chiều dài sơng chính

km

44,8


3

Độ rộng trung bình lưu vực

km

7,46

4

Độ dốc trung bình sơng

o

10,73

5

Mật độ lưới sơng

km/km2

0,9

6

Lượng mưa trung bình năm

mm


2730,1

7

Lưu lượng trung bình dịng chảy Qo

m3/s

18,9

8

Mơ đun dịng chảy Mo

l/s/km2

58,33

9

Tổng lượng dòng chảy năm Wo

106m3

596,03

10

Lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất
Qp = 0,1%


m3/s

5630

Qp = 0,5%

m3/s

4460

Qp = 1%

m3/s

3940

Qp = 3%

m3/s

3200

Qp = 5%

m3/s

2850

Qp = 10%


m3/s

2380

/oo

II

Hồ chứa

1

Mực nước lũ kiểm tra (p = 0,1%)

m

607,56

2

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

605

3

Mực nước chết (MNC)


m

565

4

Dung tích tồn bộ Wtb

106m3

94,3


17
5

Dung tích hữu ích Whi

106m3

73,9

6

Dung tích chết Wc

106m3

20,4


7

Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT

km2

2,9

III

Lưu lượng qua nhà máy và cột nước

1

Lưu lượng đảm bảo Qđb

m3/s

8,12

2

Lưu lượng max qua nhà máy Qmax

m3/s

34,8

3


Cột nước lớn nhất Hmax

m

379,61

4

Cột nước nhỏ nhất Hmin

m

308,20

5

Cột nước bình qn Htb

m

357,2

6

Cột nước tính tốn Htt

m

330,4


IV

Mực nước hạ lưu max tại nhà máy

1

Ứng với lũ tần suất p = 0,1%.

m

242,84

2

Khi chạy với lưu lượng max

m

224,64

V

Công suất

1

Công suất lắp máy Nlm

MW


100

2

Công suất đảm bảo Nđb tần suất 90%

MW

26,55

VI

Điện lượng

1

Điện lượng trung bình năm Etb

106kWh

419

2

Điện lượng mùa khơ (trung bình năm)

106kWh

338


3

Điện lượng mùa mưa (trung bình năm)

106kWh

81

4

Điện lượng đảm bảo

106kWh

232,61

5

Số giờ sử dụng công suất lắp máy

h

4190

VII
1

Tổng mức đầu tư
109VNĐ


1934,62

Kxâylắp+CPK

109VNĐ

1489,68

Ktb nước ngịai

109VNĐ

392,94

Ktb trong nước

109VNĐ

52,00

Vốn kinh tế khơng kể đường dây


18

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH DỰ ÁN

3.1


Phân tích tài chính

3.1.1

Khái niệm
Thẩm định tài chính dự án là phân tích tính sinh lợi của dự án thơng qua phân
tích các kết quả dự báo về thu và chi với việc đánh giá các phương án được hỗ
trợ từ phía nhà nước. Chủ đầu tư dựa trên kết quả này để quyết định có đầu tư
vào dự án hay khơng, và cơng ty tài trợ vốn có ủng hộ hay khơng.

3.1.2

Phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư
Trên quan điểm của chủ đầu tư thường phân tích các khía cạnh sau đây:
+ Chủ đầu tư là những người dùng nguồn lực riêng của mình để đầu tư vào dự
án với mục đích chính là lợi nhuận. Vì vậy, các chỉ tiêu chủ đầu tư quan tâm
phân tích là các chỉ tiêu sau:


NPV (Net Present Value): Giá trị hiện tại thuần.



IRR (Internal Ratio of Return): Suất thu lợi nội tại.



B/C (Profit against Cost): Tỷ số lợi ích chi phí.

Dự án được chủ đầu tư chấp nhận khi: NPV>0, IRR>MARR, B/C>1

+ Tuy nhiên, đặc điểm của dự án là tính rủi ro rất cao. Do đó, một tiêu chí thứ
hai mang tính quyết định thực hiện đầu tư là tính an tồn về vốn. Thậm chí nếu
các chỉ số sinh lời của dự án cao nhưng rủi ro cũng cao, thì nhiều nhà đầu tư sẽ
từ chối. Xét đến tính an toàn của vốn đầu tư các chủ đầu tư quan tâm phân tích
rất nhiều khía cạnh liên quan đến dự án như: Hệ thống thể chế, pháp luật, chính
sách của nhà nước, môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư, vị trí địa lý v.v… và thể
hiện rõ nét nhất là nhà đầu tư sẽ phân tích chỉ tiêu hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn
Nếu hai chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ tính an tồn về vốn là cao, và dự án sẽ hấp dẫn
hơn.


19
+ Khi phân tích lợi ích các nhà đầu tư phải tính tốn cả chi phí trực tiếp và chi
phí cơ hội, chi phí chìm. Tức là nếu năng lực đầu tư có giới hạn thì các chủ đầu
tư phải so sánh để chọn dự án, có mức an tồn vốn cao nhất hoặc mang lại hiệu
quả tài chính cao nhất.
+ Phải cân đối nguồn vốn thu chi trong từng giai đoạn để đảm bảo dự án hoạt
động theo tiến trình.
3.1.3

Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư
Phân tích chỉ tiêu tài chính trên quan điểm tổng đầu tư là phân tích tính khả thi
của dự án, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ. Chủ thể phân tích thường là các
cơng ty tài chính, ngân hàng hỗ trợ vốn. Dựa vào kết quả phân tích sẽ quyết định
có nên hỗ trợ, cho vay hay khơng. Có nên đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn hay tỷ
lệ là bao nhiêu. Vì vậy chỉ tiêu phân tích của dự án khơng tính đến chi phí tài
chính của dự án.

3.1.4 Các tiêu chí đánh giá dự án
3.1.4.1 Giá trị tương đương:

Tồn bộ giá trị của dịng tiền tệ trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi tương
đương thành: một giá trị hiện tại, một giá trị tương lai, hoặc một chuỗi giá trị đều
hàng năm.
+ Phương pháp giá trị hiện tại: Là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập
và giá trị hiện tại của dịng chi phí với mức chiết khấu phù hợp.
NPV =

n

Rt − Ct

∑ (1 + i)
t =0

t

Tiêu chuẩn đánh giá:
• Các phương án độc lập: NPV > 0
• Các phương án loại trừ nhau: NPV Ỉ Max (với NPV > 0)


×