ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
[[\\
PHOUNG SOPHORN
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
GẮN VỚI QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TẠI THỦ ĐÔ PHNOM PENH
ĐẾN NĂM 2015
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH: 60.85.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN VĂN PHƯỚC
Cán bộ chấm nhận xét 1: ...................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ...................................................................................
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, Ngày 28 Tháng 8 Naêm 2007.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
__________________
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
__________________
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……… tháng ……… năm 2007
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và Tên học viên
: PHOUNG SOPHORN
Giới tính: Nam
Ngày, Tháng, Năm sinh : 10 – 8 – 1980
Nơi sinh : Kandal, Cambodia
Chuyên ngành
: Quản lý Môi trường MSHV : 02604902
I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quá trình phát triển
kinh tế xã hội tại thủ đô Phnom Penh đến năm 2015
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
− Tổng quan về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị và
công nghiệp thủ đô Phnom Penh đến năm 2015.
− Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch môi trường thủ đô Phnom Penh.
− Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển đô thị và công
nghiệp thủ đô Phnom Penh đến năm 2015.
− Đề xuất các giải pháp quy hoạch môi trường thủ đô Phnom Penh gắn với quy
hoạch phát triển đô thị và công nghiệp.
− Đề xuất các giải phát nhằm thực hiện quy hoạch môi trường.
− Đề xuất một số kiến nghị đối với quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp thủ
đô Phnom Penh.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Tháng 1/2006
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM: NGÀY 11/7/2007
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHƯỚC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)
CN BỘ MÔN QL
CHUYÊN NGÀNH
PGS.TS. Nguyễn Văn Phước
Nội dung và đề cương luận văn thạc sỹ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày……… Tháng……… Năm……………
TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH
i
Lời cảm ơn
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Phước đã tận
tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn, đồng thời đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả được tham gia và sử dụng các kết quả nghiên cứu có
liên quan”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn, ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ thầy giáo,
cô giáo thuộc Trường Đại học Bách Khoa cũng như các Cơ quan khác đã nhiệt
tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập, cũng như
trong quá trình làm luận văn, giúp cho tác giả hoàn thành chương trình cao học
và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Cơ quan Thành phố Tự trị Phnom Penh,
Sở Môi trường Thủ đô Phnom Penh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Do đề tài khá lớn, đòi hỏi nhiều tài liệu, sử dụng nhiều thời gian và cần phối
hợp nhiều cơ quan liên quan và do ở Cămpuchia ngành môi trường đặc biệt là về
Quy hoạch môi trường là một lónh vực rất mới mẻ, cho nên tác giả cũng gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả mong rằng, sau này Nhà Nước Cămpuchia sẽ ủng hộ và hỗ trợ cho
các nhà nghiên cứu thực hiện các đề tài liên quan đến Quy hoạch môi trường nói
riêng và lónh vực môi trường nói chung được một cách chi tiết hơn.
Phoung Sophorn
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thủ đô Phnom Penh có diện tích tự nhiên là 375,07 km2 và dân số khoảng
1.063.856 người (theo thông kê dân số vào năm 2005). Thu đô có 7 quận là:
Chamkar Mon, Daun Penh, Prampi Meakkara, Toulkok, Dengkour, Meancheay,
và quận Reussey Kev.
Trong những năm gần đây cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp
hóa mạnh mẽ, tình hình môi trường của thủ đô Phnom Penh có nhiều diễn biến
phức tạp, đặc biệt trong khu vực nội thành cũng như các khu vực cần mở rộng
thêm xung quanh trung tâm thủ đô. Trước nhu cầu bức xúc đó cần phải xây dựng
quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kính tế-xã hội bền vững, luận văn tiến
hành nghiên cứu các vấn đề như sau:
-
Phương pháp luận và cơ sở khoa học để phục vụ xây dựng quy hoạch
môi trường cho một địa phương.
-
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và quy hoạch phát triển đô
thị và công nghiệp thủ đô Phnom Penh đến năm 2015.
-
Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch môi trường thủ đô Phnom Penh.
-
Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển đô thị và
công nghiệp thủ đô Phnom Penh đến năm 2015.
-
Đề xuất các giải pháp quy hoạch môi trường thủ đô Phnom Penh gắn với
quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp.
-
Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường.
-
Đề xuất một số kiến nghị đối với quy hoạch phát triển đô thị và công
nghiệp thủ đô Phnom Penh.
iii
SUMMARY
Phnom Penh occupies 375.07 square kilometers of land area, the population
is about 1.063.856 persons (statistical data in 2005). The capital consists 7
districts: Chamkar Mon, Daun Penh, Prampi Meakkara, Toulkok, Dengkour,
Meancheay, and Reussey Kev.
In recent year, the environmental problems in Phnom Penh capital have
been occurring seriously according to urbanization and industrialization,
specially in the urban district areas and some areas that need enlarging around
the center of capital. Face to which the Environmental Planning becomes
necessary for the sustainable socio-economic development.
In this thesis the following issues are studied:
-
The methodology and scientific basis of Environmental Planning for the
-
General research of the natural conditions, the urban and industrial
city.
status and development to 2015.
-
Territorial zoning of Phnom Penh capital for the Environmental
Planning.
-
Strategy of Environmental Assessment for the project of urban and
industrial development of Phnom Penh capital to 2015.
-
Proposal measures for the Environmental Planning of the Phnom Penh’s
urban and industrial areas.
-
Proposal measures to be solved the Environmental Planning.
-
Proposal to some petitions for urban and industrial development.
iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ ii
SUMMARY.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................1
1.1. Đặt vấn đề, lý do nghiên cứu .......................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................1
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................2
3. CÁCH TIẾP CẬN ..............................................................................................2
4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG .....................3
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................6
5.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................8
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................8
7. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................9
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ...................................10
1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG .........................................10
1.2. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ............11
1.2.1. Định nghóa về quy hoạch môi trường......................................................11
1.2.2. Mục tiêu của quy hoạch môi trường .......................................................12
v
1.2.3. Đặc điểm của quy hoạch môi trường ......................................................12
1.2.4. Nội dung của quy hoạch môi trường .......................................................13
1.3. NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG...........................................14
1.4. QUY TRÌNH LẬP QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG.......................................16
1.5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHÍNH SỬ DỤNG TRONG QUY HOẠCH MÔI
TRƯỜNG .....................................................................................................19
1.5.1. Phương pháp phân vùng phục vụ quy hoạch môi trường........................19
1.5.1.1. Khái niệm về phân vùng --------------------------------------------------- 19
1.5.1.2. Cơ sở phân vùng trong quy hoạch môi trường -------------------------- 20
1.5.2. Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược ........................................20
1.5.3. Phương pháp lập bản đồ quy hoạch môi trường .....................................22
1.5.3.1. Lựa chọn tỷ lệ bản đồ ------------------------------------------------------ 22
1.5.3.2. Phương pháp lập bản đồ quy hoạch môi trường------------------------ 22
1.5.3.3. Quy trình lập bản đồ quy hoạch môi trường ---------------------------- 23
1.6. MỐI QUAN HỆ CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC DẠNG
QUY HOẠCH KHÁC ..................................................................................25
1.6.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội .........................................26
1.6.2. Quy hoạch phát triển ngành....................................................................26
1.6.3. Sự khác biệt cơ bản giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển ..27
1.6.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển kinh tếxã hội ......................................................................................................28
1.7. Tác động của quy hoạch môi trường tới phát triển kinh tế-xã hội ...............31
Chương 2
HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ PHNOM
PENH ĐẾN NĂM 2015 ..............................................................................35
2.1. HIỆN TRẠNG CHUNG CỦA THỦ ĐÔ PHNOM PENH.............................35
2.1.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................35
vi
2.1.2. Đặc điểm tự nhiện ...................................................................................35
2.1.2.1. Địa hình--------------------------------------------------------------------- 35
2.1.2.2. Khí hậu ---------------------------------------------------------------------- 36
2.1.2.3. Sông ngòi ------------------------------------------------------------------- 36
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.........................................................36
2.2.1. Cơ cấu kinh tế .........................................................................................36
2.2.2. Hiện trạng phát triển ...............................................................................37
2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ----------------------------------------------------- 37
2.2.2.2. Dân số đô thị----------------------------------------------------------------- 37
2.2.2.3. Y tế cộng đồng--------------------------------------------------------------- 38
2.2.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng---------------------------------------------------- 38
2.2.3. Hiện trạng phát triển công nghiệp ..........................................................39
2.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ PHNOM PENH ĐẾN NĂM 2015 .39
2.3.1. Quan điểm và mục tiểu phát triển ..........................................................39
2.3.1.1. Quan điểm phát triển ------------------------------------------------------ 39
2.3.1.2. Các mục tiêu chính -------------------------------------------------------- 40
2.3.2. Định hướng chung phát triển đô thị.........................................................40
2.3.2.1. Không gian đô thị hóa----------------------------------------------------- 40
2.3.2.2
Quy mô dân số đô thị ---------------------------------------------------- 41
2.3.2.3. Quy hoạch cây xanh đô thị ----------------------------------------------- 41
2.3.2.4. Quy hoạch các khu du lịch trọng điểm ---------------------------------- 41
2.3.2.5. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ----------------------- 41
2.3.2.6. Quy hoạch phát triển hệ thống y tế cộng đồng------------------------- 43
2.3.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp ..........................................................43
2.3.3.1. Định hướng chung --------------------------------------------------------- 43
2.3.3.2. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và cục công nghiệp ----- 44
Chương 3
PHÂN VÙNG LÃNH THỔ THỦ ĐÔ PHNOM PENH PHỤC VỤ QUY
HOẠCH MÔI TRƯỜNG ............................................................................45
vii
3.1. CƠ SỞ PHÂN VÙNG ...................................................................................45
3.2. CẤU TRÚC ĐỊA MÔI TRƯỜNG THỦ ĐÔ PHNOM PENH.......................45
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN KHU CHỨC NĂNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ
CỌNG NGHIỆP ...........................................................................................46
3.4. PHÂN VÙNG LÃNH THỔ THỦ ĐÔ PHNOM PENH PHỤC VỤ QUY
HOẠCH MÔI TRƯỜNG..............................................................................48
Chương 4
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯC DỰ ÁN QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆPTHỦ ĐÔ PHNOM
PENH ĐẾN NĂM 2015 ..............................................................................50
4.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THỦ ĐÔ PHNOM PENH...........................50
4.1.1 Môi trường đô thị .....................................................................................50
4.1.1.1. Môi trường không khí ----------------------------------------------------- 50
4.1.1.2. Môi trường nước ----------------------------------------------------------- 52
4.1.1.3. Chất thải rắn --------------------------------------------------------------- 55
4.1.1.4. Cây xanh đô thị ------------------------------------------------------------ 57
4.1.2. Môi trường công nghiệp ..........................................................................57
4.1.3. Môi trường sông ......................................................................................58
4.1.3.1. Các yếu tố tác động đến môi trường sông và vùng bờ ---------------- 58
4.1.3.2. Chất lượng nước ven sông ------------------------------------------------ 58
4.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI THỦ ĐÔ PHNOM PENH....................................................59
4.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường................................59
4.2.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm .......................................................................60
4.2.3. Các vấn đề quản lý môi trường...............................................................61
4.3. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG THỦ ĐÔ PHNOM PENH DƯỚI
TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CÔNG
NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 ...........................................................................62
viii
4.3.1. Các nguyên nhân làm phát sinh và gia tăng càc vấn đề môi trường......62
4.3.1.1. Về sử dụng tài nguyên môi trường--------------------------------------- 62
4.3.1.2. Về dân số và dân sinh ----------------------------------------------------- 62
4.3.1.3. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ------------------------------- 63
4.3.2. Dự báo diễn biến môi trường ..................................................................64
Chương 5
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG THỦ ĐÔ
PHNOM PENH GẮN VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ
CÔNG ĐẾN NĂM 2015 ..............................................................................68
5.1. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG THỦ ĐÔ PHNOM PENH....68
5.2. MỤC TIÊU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG THỦ ĐÔ PHNOM PENH .......69
5.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................69
5.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................69
5.3. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG.....................................70
5.3.1. Quy hoạch và quản lý sử dụng nguồn nước ............................................70
5.3.2. Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ...............................71
5.3.3 Quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn ......................................................71
5.3.4. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường..............................................72
5.3.5. Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị.......................................................72
5.3.6. Quy hoạch hệ thống phòng chống sự cố môi trường và sự cố tràn dầu..72
5.4. XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VÙNG ƯU TIÊN VÀ ƯỚC TÍNH
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2015 ..................................................73
5.4.1. Đề xuất các dự án nhằm thực hiện quy hoạch môi trường thủ đô Phnom
Penh trong giai đoạn 2006 –2015 ...........................................................73
5.4.1.2. Các dự án bảo vệ môi trường công nghiệp ----------------------------- 75
5.4.1.3. Các dự án bảo vệ môi trường sông -------------------------------------- 75
5.4.1.4. Các dự án bảo vệ môi trường du lịch------------------------------------ 76
ix
5.4.1.5. Các dự án mở rộng và phát triển khu đô thị---------------------------- 76
5.4.2 Xác định các dự án ưu tiên.......................................................................77
5.4.2.1 Tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên ---------------------------------------------------------------77
5.4.2.2 Lập bảng ma trận để xác định các dự án ưu tiên ------------------------------------------77
5.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI
TRƯỜNG THỦ ĐÔ PHNOM PENH ...........................................................84
5.5.1. Giải pháp về thể chế chính sách.............................................................84
5.5.2. Giải pháp về vốn và công cụ kinh tế ......................................................84
5.5.2.1. Các nguồn vốn đầu tư ----------------------------------------------------- 84
5.5.2.2. Ước tính cho chi phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường ------- 85
5.5.2.3. Xã hội hóa đầu tư bảo vệ môi trường ----------------------------------- 85
5.5.3. Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực ........................................86
5.5.3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường------- 86
5.5.3.2. Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương -------------------- 87
5.5.3.3. Triển khai các văn bản pháp lý về quản lý môi trường tại địa phương ---- 88
5.5.3.4. Nâng cao năng lực quan trắc phân tích môi trường ------------------- 89
5.5.3.5. Tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu bảo vệ môi trường---------------- 89
5.5.4. Giải pháp về giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường.......89
5.5.5. Giải pháp khoa học công nghệ ...............................................................90
5.5.6. Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế ..............................91
Chương 6
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỐ THỊ VÀ
CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ PHNOM PENH .................................................92
6.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT ..................................92
6.1.1. Về phòng ngừa ô nhiễm..........................................................................92
6.1.2. Về cải thiện môi trường ..........................................................................92
6.1.3. Về bảo tồn thiên nhiên ...........................................................................93
6.1.4. Về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.............................................93
x
6.1.5. Về tăng cường năng lực quản lý môi trường ..........................................93
6.2. XÁC LẬP CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN ............................................................93
KẾT LUẬN .........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................97
PHỤ LỤC I: CÁC BẢNG BỔ SUNG ..................................................................99
PHỤ LỤC II: CÁC BẢN ĐỒ .............................................................................102
xi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
- Asian Development Bank
GDP
- Gross Domestic Products
JICA
- Japan International Co-operation Agency
NGOs
- Non-Government Organizations
UNDP
- United Nation Development Program
TCCP
- Tiêu chuẩn cho phép
TC-CPC
- Tiêu chuẩn Cămpuchia
WB
- World Bank
WHO
- World Health Organization
WWF
- World Wild Fund
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Chỉ tiêu môi trường không khí trong thủ đô Phnom Penh ...................55
Bảng 4.2: Chất lượng nước mặt trong một số hồ trong thủ đô Phnom Penh.......56
Bảng 4.3: Chỉ số chất lượng nước tại Chaktokmuk ( thủ đô Phnom Penh)..........57
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất ô nhiễm trong hệ thống sông Mekong ...........57
Bảng 4.5: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thủ
đô Phnom Penh.............................................................................................58
Bảng 4.6: Các kênh rạch trong thủ đô Phnom Penh ............................................59
Bảng 4.7: Chất lượng nước sông tại khu vực chảy qua thủ đô Phnom Penh .......62
Bảng 4.8: Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt Thủ Đô Phnom Penh đến năm 2010 và 2015 ......................................69
Bảng 4.9: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Phnom Penh đến năm
2010 và năm 2015 ........................................................................................70
Bảng 4.10: Dự báo rác thải y tế ..........................................................................70
Bảng 4.11: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do các phương tiện vận
chuyển đường bộ gây ra tại thủ đô Phnom Penh .........................................71
Bảng 5.1: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường đô thị ............83
Bảng 5.2: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường công nghiệp ..84
Bảng 5.3: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường sông ..............84
Bảng 5.4: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường du lịch...........84
Bảng 5.5: Ma trận xác định các dự án ưu tiên mở rộng và phát triển đô thị.......84
Bảng 5.6: Tổng hợp các ma trận ..........................................................................85
xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quá trình tổng quát xây dựng quy hoạch môi trường ..........................19
Hình 1.2: Quy trình lập quy hoạch môi trường.....................................................20
Hình 1.3: Quy trình lập bản đồ quy hoạch môi trường.........................................26
Hình 2.1: Dân số thủ đô Phnom Penh theo quận/huyện năm 2005 ....................41
Hình 2.2: Sơ đồ gia tăng dân số cho thủ đô Phnom Penh từ năm 1998 đến năm
2021.........................................................................................................45
Hình 4.1: Waste diposal in Phnom Penh .............................................................60
Hình 4.2: Sở đồ tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường thủ đô Phnom Penh ..63
PHẦN
MỞ ĐẦU
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề, lý do nghiên cứu
Trong nửa cuối thể kỷ 19 và đặc biệt trong suốt thế kỷ 20, hoạt động của
con người đã gia tăng một cách mạnh mẽ nhằm đáp ứng những nhu cầu của sự
tăng trưởng dân số thế giới và mức sống ngày càng nâng cao. Mặc dù tác động
của các hoạt động do con người đối với môi trường tự nhiên đã được nhận biết từ
nhiều thập kỷ này, các hành động của con người chưa thể giúp nhiều cho việc
giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn do các quyết định sai trái của
con người một cách hệ thống đối với một khu hoặc một vùng nhất định. Để duy
trì chất lượng môi trường hay nói đúng hơn là duy trì được cân bằng của tự
nhiên, đưa tất cả các hoạt động của con người đạt hiệu quả tốt nhất, vừa phát
triển kinh tế, vừa hài hòa với tự nhiên thì việc quy hoạch và quản lý lãnh thổ
trên quan điểm sinh thái – môi trường là giải pháp hữu hiệu nhất. Hơn nữa, quy
hoạch môi trường là một trong các công cụ then chốt trong công tác kế hoạch
hóa hoạt động nhằm bảo vệ, cải thiện và quản lý môi trường theo phương châm
phát triển bền vững. Thủ đô Phnom Penh hiện nay cũng xảy ra những vấn đề
phức tạp liên quan đến quy hoạch phát triển và môi trường, đó là lý do dẫn đến
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quá trình phát triển
kinh tế-xã hội tại thủ đô Phnom Penh đến năm 2015”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ đề xuất định hướng quy hoạch môi
trường phục vụ phát triển kinh tế-xã hội cho thủ đô Phnom Penh đến năm 2015
nhằm mục đích tìm ra phương pháp để định hướng cho công tác quy hoạch môi
trường cho riêng thủ đô Phnom Penh nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp
hoặc quyết định sai trái trong quá trình phát triển đã qua, cải thiện và điều hòa
2
sự phát triển của ba hệ thống môi trường, kinh tế và xã hội; đồng thời góp phần
vào công tác quản lý môi trường, công tác kế hoạch hóa môi trường và triển
khai từng bước các hoạt động bảo vệ môi trường tại thủ đô Phnom Penh gắn liền
với quy hoạch phát triển của nhà nước.
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thủ đô Phnom Penh là vùng kinh tế trọng điểm của đất nước Cămpuchia và là
thủ đô có tốc độ phát triển nhanh so với các thành phố khác trong nước. Trong
những năm qua do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số
tình hình môi trường tại khu vực thủ đô đã có nhiều diễn biến phức tạp. Như vậy,
luận văn Nghiên cứu định hướng quy hoạch môi trường cho thủ đô Phnom Penh
này là cần thiết và cấp bách nhằm đề xuất các định hướng quy hoạch môi trường
phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế-xã hội của thủ đô Phnom Penh
đến năm 2015.
3. CÁCH TIẾP CẬN
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là định hướng cho việc xây dựng quy
hoạch môi trường phục vụ quy hoạch tổng thể môi trường gắn kết với quá trình
phát triển kinh tế-xã hội thông qua cách tiếp cận như sau:
Cách tiếp cận trong quy hoạch môi trường là:
−
Quy hoạch môi trường phải được xây dựng trên cơ sở xem xét hiện trạng
và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời góp phần điều chỉnh quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội hợp lý hơn, phù hợp hơn.
−
Quy hoạch môi trường phải dựa trên cơ sở các ranh giới không gian xác
định.
−
Quy hoạch môi trường không thể tách rời khỏi quy hoạch hệ thống an ninh
quốc phòng trong khu vực.
3
−
Trong quy trình xây dựng quy hoạch môi trường phải có sự tham gia của
đại diện cộng đồng địa phương.
−
Mục tiêu cơ bản của quy hoạch môi trường của một vùng không thể tách
rời các mục tiêu cơ bản của quốc gia và của vùng được nêu ra trong chiến lược,
kế hoạch hành động bảo vệ môi trường.
−
Để đảm bảo cho quy hoạch môi trường được từng bước triển khai trong
cuộc sống thực tế, cần thiết phải sắp xếp nội dung và không gian ưu tiên thực
hiện theo từng giai đoạn cụ thể.
Cách tiếp cận hướng đến sự phát triển bền vững:
−
Nhằm giải quyết một cách hợp lý 3 hệ thống: kinh tế, xã hội và môi
trường nhằm thỏa mãn các nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm hạn chế
tiềm năng cho các nhu cầu phát tiển của các thế hệ tương lai;
−
Phát triển bền vững là quá trình nỗ lực không ngừng và là quá trình có
ảnh hưởng tới quy hoạch của tất cả các ngành, các cấp và hướng tới tầm nhìn dài
hạn.
Tiếp cận hệ thống:
Cách tiếp cận này là phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến quy
hoạch môi trường bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến sự lồng ghép về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, kinh tế-xã hội, thể chế chính sách của toàn
thủ đô.
Tiếp cận cộng đồng:
Nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng và các bên có liên quan trong công
tác quản lý môi trường đô thị.
4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
Ngoài nùc: Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ 20, quy hoạch
môi trường đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày
4
càng gia tăng trên thế giới. Quy hoạch môi trường đã phát triển rất sớm tại các
nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga … và sau đó là các nước
Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Le Play (1877), một nhà xã hội học người Pháp, đã thừa nhận nhu cầu phải
tích hợp “con người – hoạt động – chỗ ở” mà nói theo thuật ngữ ngày nay là
“cộng đồng – hoạt động kinh tế – hệ sinh thái”, có lẽ là người đầu tiên nêu ra
vấn đề lồng ghép công tác quy hoạch kinh tế và quy hoạch môi trường.
Vào đầu thế kỷ 20, Geddes (1915) – nhà sinh vật học người Scottland, đã
nhận thấy sự hình thành song song của “hệ sinh thái – chức năng – sinh vật”.
Năm 1938, Mumford đã mở rộng sự phân tích sinh thái học nhân văn nông thôn
áp dụng cho đô thị.
Giai đoạn 1961 – 1972 có ý nghóa rất lớn đối với sự phát triển về lý thuyết
cũng như phương pháp luận của quy hoạch môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề đô thị cũng khó có thể giải quyết được thông qua quy
hoạch cảnh quan mặc dù vào những năm 1960, McHarg đã kêu gọi đưa các
nguyên lý sinh thái học vào. Cho đến nay, gần như mỗi nỗ lực của quy hoạch
đều phải xử lý đô thị theo nhu cầu sử dụng đất, cung cấp, năng lượng và đổ chất
thải v.v…
Ngoài ra lónh vực quy hoạch môi trường cũng được các tổ chức tài chính lớn
như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan
tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát
triển kinh tế. Trong đó ADB đã ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn và giới thiệu
kinh nghiệm về quy hoạch môi trường và đã xây dựng hướng dẫn quy hoạch
thống nhất phát triển kinh tế – xã hội kết hợp với môi trường ngay từ đầu.
Trong nước: Hiện nay trong quá trình nghiên cứu của Nhà nước chưa từng
thấy đề tài nào nghiên cứu riêng về quy hoạch môi trường cho thủ đô Phnom
5
Penh cũng như những vùng kinh tế trọng điểm khác, nhưng quá trình nghiên cứu
của Nhà nước thường nghiên cứu về quy hoạch tổng thể (Master Plan) cho
những vùng kinh tế trọng điểm. Đối với thủ đô Phnom Penh tác giả tìm được một
số đề tài liên quan đến quy họach phát triển KTXH cho thủ đô Phnom Penh như
sau:
−
Đề tài “Quy hoạch tổng thể thủ đô Phnom Penh đến năm 2020” viết bởi
Ông Chhay Rithisen giám đốc văn phòng công tác thủ đô thuộc thành phố tự trị
Phnom Penh (Phnom Penh Municipality), và Ông Eric Huybrechts cố vấn thống
đốc thủ đô.
−
Đề tài “Project of The Development Master Plan of Phnom Penh” do
thành phố tự trị Phnom Penh nghiên cứu năm 2004.
−
Đề tài “Định hướng chiến lược cho thủ đô Phnom Penh” do thành phố tự
trị Phnom Penh nghiên cứu dưới sự trợ giúp của Đại sứ quán Pháp tại
Cămpuchia vào tháng 6 năm 2004.
−
Đề tài “Cambodia inter-censal population Suvey 2004” do Bộ Kế hoạch
nghiên cứu.
−
Đề tài “Phnom Penh Development Strategic Planning” do thành phố tự
trị Phnom Penh nghiên cứu.
−
Đề tài “Modern Khmer Cities” do Ông Vann Molyvann nghiên cứu và
xuất bản năm 2003.
Những công trình nghiên cứu của quốc tế và trong nước là những kinh
nghiệm rất quý báu cho luận văn này. Do vậy, những đề tài trên hy vọng sẽ
cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho nghiên cứu định hướng quy hoạch môi
trường tại Thủ đô Phnom Penh.
6
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung chính của luận văn bao gồm:
1/. Tổng quan về quy hoạch môi trường đối với sự phát triển đô thị. Phần này sẽ
trình bày làm rõ về phương pháp luận và bản chất của quy hoạch môi trường cho
một đô thị bao gồm:
-
Khái niệm về quy hoạch môi trường;
-
Xác định mục tiêu, bản chất của quy hoạch môi trường đô thị;
-
Xác định nội dung cơ bản của quy hoạch môi trường đô thị;
-
Xác định quy trình lập quy hoạch môi trường tổng thể đô thị;
-
Lựa chọn phương pháp và công cụ trợ giúp cho quy trình xây dựng quy
hoạch môi trường.
2/. Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với quá trình đô thị hoá và công nghiệp
hoá tại thủ đô Phnom Penh, trong giai đoạn 2006-2015.
- Thu thập thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên của thủ đô;
- Hiện trạng phân bố các khu công nghiệp, khu xí nghiệp, khu nông
nghiệp và khu dân cư trong thủ đô;
- Hiện trạng Môi trường đất, không khí, nước (xác định nguồn gây ô
nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm) và nhu cầu dùng nước, tỷ lệ có nước sạch, và
tiềm năng cung cấp nước trong thủ đô Phnom Penh;
- Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên gây ra bởi quá trình đô thị hoácông nghiệp hoá trong giai đoạn 2006-2015.
3/. Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát
triển đô thị và công nghiệp tại thủ đô Phnom Penh:
- Vùng trung tâm thủ đô; vùng ngoại thành
7
- Vùng khu công nghiệp; khu nông nghiệp
- Vùng nhạy cảm;
4/. Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển đô thị và khu
công nghiệp thủ đô Phnom Penh đến năm 2015.
- Tổng quan về các dự án phát triển của thủ đô;
- Đánh giá những tác động của các dự án đã có;
- Triển vọng các dự án đối với việc cải thiện môi trường cho thủ đô;
- Dự báo các vấn đề môi trường ưu tiên gây ra bởi quy hoạch phát triển
đô thị và công nghiệp đến năm 2015.
5/. Đề xuất các chương trình dự án quy hoạch môi trường gây ra bởi quy hoạch
phát triển đô thị và công nghiệp thủ đô Pnom Penh đến năm 2015, bao gồm:
-
Xác định quan điểm, mục tiêu quy hoạch, đề xuất các dự án cải thiện
môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên, tăng cường năng
lực, nâng cao nhận thức nhằm đạt được các mục tiêu quy hoạch đến năm
2015;
-
Xác định các dự án ưu tiên, vùng ưu tiên;
-
Ước tính kinh phí và nguồn vốn thực hiện.
• Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch môi trường gắn
với quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp tại thủ đô Pnom Penh:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm quản lý môi trường;
- Tăng cường đầu tư, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, nâng cao
nhận thức cho nhân dân, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi
trường, tăng cường nghiên cứu chuyển giao công nghệ;
- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế.
6/. Một số kiến nghị đối với định hướng quy hoạch phát triển đô thị và công
nghiệp tại thủ đô Phnom Penh.
8
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình và đề tài khoa học
có liên quan đến quy hoạch môi trường và liên quan quy hoạch phát triển của
thủ đô Phnom Penh.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các thông tin có liên quan đến
phát triển kinh tế-xã hội và môi trường trong thủ đô Phnom Penh. Đo đạc, phân
tích môi trường tại thực địa.
- Phương pháp Quy hoạch Môi trường
- Phân tích mâu thuẫn giữa hiện trạng đô thị hoá-công nghiệp hoá và môi
trường khu vực cùng với tác động môi trường của dự án phát triển, nhằm tìm ra
ngưỡng phát triển cân bằng mà mục tiêu của quy hoạch mong muốn, sau đó tiến
hành quy hoạch, tham khảo và nghe ý kiến cộng đồng về bản quy hoạch.
- Phương pháp đánh giá môi trường theo điều kiện đặc thù của thủ đô.
- Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược (ma trận, đanh giá nhanh,
mô hình hóa môi trường).
- Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí;
- Phương pháp phân vùng chức năng môi trường;
- Phương pháp bản đồ;
- Phương pháp chuyên gia.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hoạt động phát triển kinh tế – xã hội tại thủ đô Pnom Penh rất đa dạng bao
gồm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ
sản, du lịch, giao thông vận tải đường bộ, đường thuỷ, xây dựng cơ sở hạ tầng đô