Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.16 KB, 16 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN
THẮNG
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
Gần 40 năm xây dựng vầ trưởng thành, từ một xí nghiệp may quy mô nhỏ, ản
xuất đơn thuần theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, đến nay đã trở thành Công ty
may Chiến Thắng lớn mạnh cả về quy mô năng lực và hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Công ty đã trụ vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.
Khi nền kinh tế nước nhà bước vào thời kỳ mở cửa thì cũng là giai đoạn đặt ra
nhiều khó khăn và thử thách cam go đối với Công ty, nhưng cũng tạo ra không ít
những cơ hội quý báu tạo đà phát triển cho Công ty. Nhờ có sự phấn đấu không
ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo Công ty, cùng với việc
nắm bắt kịp thời các cơ hội vạch ra trước mắt, vận dụng một cách sáng tạo và nhạy
bén các quy luật kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty may
ChiếnThắng giờ đây đã có một vị thế vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước
mà còn ở cả thị trường nước ngoài.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã không ngừng nâng cao
trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ công nhân viên, cải tiến kỹ thuật, dây
chuyền công nghệ, hợp lý hoá sản xuất. Do vậy, mức tăng trưởng của Công ty
ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao và đảm bảo
hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
Cùng với sự phát triển chung của toàn bộ Công ty, hệ thống kế toán thực sự
trở thành một trong những bọ phận cốt lõi của hệ thống quản lý kinh tế của Doanh
nghiệp. Để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò cung cấp
thông tin cho việc điều hành quản lý kinh tế mà Công tác quản lý kinh tế nói chung
và bộ máy kế toán nói riêng không ngừng được hoàn thiện và đổi mới. Là một bộ
phận quan trọng trong công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm của Công ty cũng ngày càng được hoàn thiện cả về cơ cấu và phương
pháp hạch toán, phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao.
Qua thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận thực tế công tác quản lý kế toán nói


chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, em xin mạnh dạn đưa
ra một vài nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty may Chíên Thắng như sau:
1. Những ưu điểm
* Về tổ chức bộ máy kế toán công ty
Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tập trung, bố trí phân công công việc cụ
thể, rõ ràng cho từng phần hành kế toán, mỗi cán bộ kế toán được phân công tách
biệt, không có sự chồng chéo trong công việc, thực hiện có hiệu quả công việc của
mình, đảm bảo cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo
công ty trong việc giám sát kỹ thuật, quản lý kinh tế.
Với bộ máy kế toán gọn nhẹ, gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp
và 7 kế toán phần hành, phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy và đã đáp ứng đựơc
yêu cầu hạch toán, cung cấp thông tin kế toán tương đối nhanh chóng và chính xác.
Bên cạnh đó công ty còn có một đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên
môn, có bề dày kinh nghiệm, có năng lực và nhiệt tình trong công việc. Điều này
đã đóng góp tích cực, có hiệu quả vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của
Công ty.
Hiện nay, Công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán máy FAST trong công tác
hạch toán kế toán. Có thể nói đây là một công cụ hữu hiệu của bộ máy kế toán.
Việc áp dụng phần mềm kế toán giúp cho việc lưu trữ, quản lý và xử lý các dữ liệu
được nhanh chóng, chính xác và cung cấp kịp thời các thông tin khi cần thiết.
Đồng thời giúp giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép thủ công, tiết kiệm thời
gian của kế toán. Công tác kế toán chỉ còn đi sâu, đi sát các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trog kỳ.
* Về tổ chức công tác hạch toán kế toán.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ “ Nhật ký chứng từ”, đây là
hình thức kết hợp giữa trình tự ghi sổ theo thời gian (nhật ký) với trình tự ghi sổ
phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh ở Doanh nghiệp
(chứng từ), phản ánh một cách chính xác vầ toàn diện các mặt chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ và phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty. Do vậy hạn chế

được đáng kể khối lượng côngviệc ghi chép trùng lặp, công việc kế toán được phân
bổ tương đối đồng đều trong kỳ, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu cũng như
cho việc lập báo cáo tài chính.
- Việc hạch toán kế toán của Công ty đảm bảo thực hiện đúng theo chế độ kế
toán quy định và luôn có sự thay đổi kịp thời với sự thay đổi về chế độ kế toán của
Bộ tài chính.
- Công tác tổ chức luân chuyển và xử lý chứng từ của Công ty được tiến hành
tương đối tốt, hệ thống sổ sách được lưu trữ ngăn nắp, đảm bảo tính đầy đủ và
cung cấp kịp thời số liệu kế toán khi cần thiết.
- Việc ghi chép vào hệ thống sổ sách chứng từ đảm bảo sách sẽ, rõ ràng, đầy
đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có tính hệ thống khoa học.
Mặt khác hệ thống sổ kế toán của Công ty cũng tương đối hoàn chỉnh, cơ bản
phù hợp với biểu mẫu do Bộ tài chính ban hành, đáp ứng được yêu cầu về cung cấp
thông tinh hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty và các bộ phận chức
năng liên quan.
* Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành san phẩm phù hợp với
đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của Công ty. Đối tượng tập hợp
chi phi sản xuất theo từng xí nghiệp và chi tiết theo từng mã sản phẩm, đối tượng
tính giá thành là từng mã sản phẩm là hợp lý. Điều này đã giúp cho ban lãnh đạo
Công ty nắm rõ hơn tình hình thực hiện chi phí sản xuất của từng xí nghiệp đối với
từng mã sản phẩm cụ thể; đồng thời cũng cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất từng
xí nghiệp. Từ đó có phương hướng chỉ đạo công tác quản lý chi phí sản xuất, điều
chỉnh kế hoạch kịp thời cho từng xí nghiệp , nhằm đạt được mục tiêu hạ thấp giá
thành.
- Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất, các tài khoản kế toán sử dụng
được mã hóa chi tiết cho từng xí nghiệp, điều này là hoàn toàn phù hợp với tình
hình thực tế của Công ty. Công ty may Chiến Thắng có tổ chức nhiều xí nghiệp sản
xuất thành viên, việc mã hoá các tài khoản chi phí chi tiết cho từng xí nghiệp, trong
các xí nghiệp, những tài khoản này lại được mã hoá chi tiết hơn theo từng bộ

phận, từng nội dung các khoản mục chi phí, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
quản lý trong việc theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện và phát sinh chi phí cho
từng đối tượng.
- Công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty được thực hiện khá tốt, công
việc này do các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp đảm nhận. Dựa vào định mức
nguyên vật liệu, chi phí sản xuất của Công ty được tổ chức quản lý nguyên vật liệu
về mặt số lượng đối với đơn hàng gia công; cả về mặt số lượng và chất lượng đối
với hàng bán giá FOB và nội địa. Điều này đã khuyến khích tiết kiệm nguyên vật
liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, số lượng nguyên vật liệu xuất dùng
được sử dụng đạt hiệu qủa cao nhất, làm cơ sở cho kế hoạch hạ giá thành sản
phẩm của Công ty.
Để khuyến khích tiết kiệm NVL, Công ty đã đưa ra các biện pháp thưởng phạt
rõ ràng đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu thực hiện tốt mục tiêu tiết kiệm NVL
sẽ được thưởng 30% giá trị NVL tiết kiệm được. Nếu có hành dộng làm ẩu, bừa
bãi, lãng phí NVL sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Biện pháp này đã khuyến khích
người lao động không ngừng nâng cao tay nghề, tin thần trách nhiệm trong công
việc.
Hơn nữa việc phân cấp trong quản lý các yếu tố chi phí sản xuất đã giúp cho
từng xí nghiệp sản xuất, từng bộ phận sản xuất phát huy được tính tự chủ trong sản
xuất, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cũng vì thế mà nhiều ý kiến sáng tạo cải
tiến kỹ thuật được áp dụng vào trong sản xuất.
- Hiện nay, Công ty may Chiến Thắng đang áp dụng hai hình thức trả lương:
trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương theo thời
gian đối với lao động gián tiếp, đã gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao
động cuối cùng. Giúp cho người lao động thấy được sức lao động của họ bỏ ra
được bù đắp xứng đáng, tạo động lực cho người lao động tự giác nâng cao tinh
thần trách nhiệm trong lao động.
- Công tác tính giá thành sản phẩm: Kỳ tính giá thành của Công ty được xác
định là hàng tháng giúp cho Công ty đánh giá và phát hiện kịp thời sự ảnh hưởng
của các khoản mục chi phí trong giá thấnh sản phẩm, tránh được sự thất thoát gây

lãng phí chi phí.
Tóm lại công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty may Chiến Thắng được thực hiện
tương đối tốt, cơ bản đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ theo chế độ kế toán hiện
hành, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin kinh tế - tài chính cho ban lãnh
đạo Công ty trong việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để đạt được những ưu điểm trên thì công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng vẫn
còn bộc lộ một số điểm chưa hợp lý sau:
2. Những hạn chế.
- Hiện nay, Công ty may Chiến Thắng đang áp dụng hình thức ghi sổ “ Nhật
ký chứng từ” cùng với sự hỗ trợ của kế toán máy, điều này đã tạo thuận lợi rất
nhiều trong công tác kế toán. Tuy nhiên phần mềm kế toán chưa hoàn chỉnh cho
hình thức này. Mặc dù ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ nhưng việc hạch
toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm lại không được theo dõi trên Nhật
ký chứng từ số 7 mà các chi phí chỉ được tập hợp trên Bảng kê chứng từ TK 154 ,
cuối tháng được ghi chép vào sổ cái TK 154. Do đó, gây khó khăn tron việc phân
tích chi phí sản xuất kinh doanh theo các yếu tố trong “ Thuyết minh báo cáo tài
chính” và không phản ánh được sự liên kết các số liệu có liên quan trên bảng tổng
hợp. Mặt khác, việc không sử dụng Nhật ký chứng từ số 7 trong hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm là không phù hợp với hình thức Nhật ký
chứng từ mà chế độ kế toán đã quy định.
- Việc tập hợp các khoản mục chi phí trực tiếp không đúng theo trình tự chế
độ kế toán đã quy định. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và Chi phí nhân công trực
tiếp công ty không theo dõi trên TK 621 và TK 622 mà được tập hợp thẳng vào TK
154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Điều này đã làm giảm khối lượng
công việc ghi chép của kế toán nhưng lại thể hiện sai bản chất nội dung kinh tế của
các tài khoản, việc đánh gía chi phí sản xuất trong giá thành là khó khăn. Bởi TK
154 là TK tập hợp CPSXKDD chứ không phải là TK tập hợp và theo dõi các chi
phí sản xuất trực tíêp phát sinh như: CPNVLTT, CPNCTT.

- Với loại hình sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, nguyên phụ liệu do phía
khách hàng chuyển đến Công ty . Song công ty lại phải chịu toàn bộ chi phí vận
chuyển, bốc dỡ số NVL này từ cảng về đến Công ty và Công ty hạch toán khoản
chi phí này vào chi phí bán hàng – TK641. Điều này là bất hợp lý, bởi khoản chi
phí này chính là một phẩn chi phí sản xuất và nó phải được tính vào giá thành sản
phẩm. Việc hạch toán như vậy của Công ty đã phản ánh không chính xác nội dung
các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm và vi phạm chế độ kế toán về chi phí.
- Do có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu nên cứ kết thúc
một quá trình sản xuất, Công ty thường có vật liệu tiết kiệm được được nhập kho
như vải, chỉ... Để theo dõi số vật liệu tiết kiệm được nhập kho, kế toán đã sử dụng
TK 1385 - phải thu số nguyên vật liệu tiết kiệm và hạch toán như sau:
Nợ TK 152
Có TK 1385
Việc ghi này không hợp lý vì:
+ Đối với nguyên vật liệu mà Công ty trực tiếp mua về để sản xuất thì số
nguyên vật liệu tiết kiệm được không được ghi giảm vào chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp. Do đó giá thành sản phẩm không được chính xác vì trong đó vẫn phải
gánh chịu phần chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm được. Ngoài ra, nó không phản
ánh đúng sự lưu chuyển vật tư thu hồi trong sản xuất
+ Đối với nguyên vật liệu mà phí nước bạn chuyển đến Công ty để gia công.
Đơn giá gia công đã được tính và thoả thuận trước, Công ty chỉ còn việc dùng số
nguyên vật liệu để gia công. Nên số nguyên vật liệu mà Công ty tiết kiệm được
chính là thành quả trong lao động sản xuất của Công ty, do công tác quản lý tốt nên
trong quá trình sản xuất đã hạn chế được sản phẩm hỏng và tiết kiệm được định
mức tiêu hao nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu tiết kiệm được gồm 2 phần: một
phần tiết kiệm được từ số nguyên vật liệu đủ để sản xuất theo hợp đồng và một
phần là do % nguyên vật liệu khách hàng cung cấp thêm để bù vào sự hao hụt
trong quá trình sản xuất: 3% đối với nguyên vật liệu chính và 2% đối với vật liệu
phụ. Số nguyên vật liệu tiết kiệm được từ sản xuất chính là khoản thu nhập khác
của Công ty.

II- Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá, vai trò của kế toán càng
trở nên quan trọng và cần thiết đối với mọi Doanh nghiệp. Bởi khi có nhiệm vụ tổ
chức thu thập, hệ thống hoá, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp, sự biến động của những tài sản này, các hoạt động kinh doanh, các
quá trình và kết quả của từng hoạt động kinh doanh nhằm kiểm tra kiểm soát toàn
bộ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế
nói chung.
Đứng trước cuộc chiến thương trường đầy cam go, các doanh nghiệp để có
thể trụ vững và phát triển mạnh phải vạch ra cho mình những hướng đi chiến lược
phù hợp đối với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Mọi chiến
lược đặt ra đều phải gắn liền chi phí với kết quả đạt được; kết quả đó tối thiểu phải
đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, với
một lượng yếu tố đầu vào nhất định thì kết quả đạt được phải là tối đa nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng tốt. Muốn vậy, ngoài việc thực hiện tốt mục tiêu tiết kiệm, các
yếu tố chi phí, doanh nghiệp phải có sự phối hợp một cách khoa học các yếu tố chi
phí này.
Để quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi từ khâu lập lập dự toán đến khâu
tổ chức thực hiện thì quản trị doanh nghiệp cần phải thu thập được các thông tin về
tình hình chi phí đi đôi với kết quả cuối cùng. Từ đó có các biện pháp, chính sách
tiết kiệm, cắt giảm những chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo tốt quá trình sản
xuất, khai thác tối đa tiềm năng lao động, nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Những thông tin kinh tế cung cấp phải đảm bảo chính xác và kịp thời. Đứng về
phương diện này thì kế toán có vai trò cung cấp thông tin cho quản lý đã khẳng
định vị trí không thể thiếu của mình đối với công tác quản trị doanh nghiệp.
Có thể nói rằng chất lượng thông tin kế toán cung cấp có ảnh hưởng lớn và là
cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị các phương án sản xuất kinh
doanh tối ưu. Trong phân hệ thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất,
kế toán phản ánh toàn bộ các yếu tố chi phí phát sinh thể hiện trên các mặt quy mô

và kết quả. Do đó hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và hoàn thiện kế toán chi

×