Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.31 KB, 9 trang )

HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ
2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ
đối với một doanh nghiệp sản xuất thông thường, có thể nói đạt được lợi nhuận cao là
mục tiêu hàng đầu. Nhất là trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
càng đòi hỏi các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản
phẩm và tối đa hoá lợi nhuận. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải tổ chức
quản lí sản xuất và hạch toán kinh doanh có hiệu qủa. Trong đó, hoàn thiện hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Là một doanh nghiệp sản xuất tại Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ cũng nhận thấy
được tầm quan trọng của việc tổ chức hạch toán chính xác chi phí sản xuất cũng như tính
đúng và tính đủ giá thành. Kế toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi
chép, phản ánh đầy đủ trung thực về mặt số lượng chi phí mà cả việc tính toán các chi phí
bằng tiền theo đúng nguyên tắc và phản ánh từng loại chi phí theo từng địa đIểm phát sinh,
thời đIểm xảy ra, xác định đúng đối tượng chi phí. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó cần phải tổ chức
công tác tập hợp chi phí sản xuất một cách hợp lý, khoa học và từ đó giá thành mới được
tính đúng. Việc tính đúng, tính đủ giá thành giúp phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả
thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả thực hiện tài chính, tránh
tính trạng lãi giả lỗ thật.
2.2. Một số nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ
 Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần dựa
trên những nguyên tắc sau:
- Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Vì kế
toán không chỉ là công cụ quản lí kinh tế của đơn vị mà còn là công cụ quản lí nền
kinh tế của nhà nước. Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị kinh tế được phép vận
dụng cơ chế tài chính và chế độ kế toán trên cơ sở đặc thù của đơn vị chứ không bắt
buộc phải dập khuân hoàn toàn theo chế độ, nhưng vẫn phải tôn trọng cơ chế và chế
độ kế toán


- Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở phù hợp
với đặc đIểm tổ chức quản lí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo đáp
ứng được thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản lí.
- Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ
sở tiết kiệm chi phí với mục đích hiệu quả kinh doanh cao
 Yêu cầu đối với Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm:
- Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí
- Phải phân loại chi phí sản xuất thích hợp theo yêu cầu của công tác quản lí và hạch
toán.
- Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng.
- Phải nắm được các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lí
và hạch toán.
- Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản
phẩm phù hợp.
- Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng.
2.3. Đánh giá hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty Cơ
khí xây dựng Đại Mỗ
2.3.1. Những ưu đIểm
Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ là doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa. Bộ máy
kế toán của Công ty tương đối hoàn thiện. Các nhân viên phòng kế toán đều là những
người có năng lực.
Phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán chủ
chốt của Công ty. Hiện tại Công ty đang thực hiện hạch toán chi phí sản xuất vì thế có thể
dễ dàng theo dõi từ việc phát sinh chi phí tới tập hợp chi phí và tính giá thành của từng sản
phẩm. Đồng thời kế toán cũng theo dõi số tổng hợp tại các phân xưởng để tính được tổng
chi phí sản xuất trong kì của Công ty.
Sự trợ giúp của máy tính trong việc hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành nói riêng đã mang lại hiệu quả cao. Hiện nay sổ sách kế toán của

Công ty vẫn tuân thủ chế độ kế toán hiện hành mà Bộ Tài chính quy định cho các doanh
nghiệp áp dụng Nhật kí chung. Đồng thời các sổ sách này cũng phù hợp với đặc đIểm
riêng của công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Sổ sách kế toán được tổ chức khoa họ,
chặt chẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp thông tin. Qua đó đã tăng cường hiệu quả làm
việc của bộ máy kế toán.
Có thể thấy việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty là chặt chẽ.
Trong giới hạn của đề tài này em chỉ đề cập đến khâu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ. Cách theo dõi nguyên vật liệu của Công ty ở chỗ là vừa theo dõi được chi tiết tình hình
nhập, xuất, tồn của từng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ (trên sổ chi tiết vật liệu) lại vừa
theo dõi theo hoá đơn xuất vật liệu, công cụ dụng cụ (trên bảng kê chi tiết xuất vật tư theo
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ… Như vậy có thể nói công
tác hạch toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ nói chung và hạch toán xuất nguyên vật liệu
công cụ dụng cụ nói riêng của Công ty có nhiều ưu đIểm đã đáp ứng được các nhu cầu
quản lí khác nhau.
Từ yêu cầu của việc tập hợp chi phí riêng cho từng mặt hàng tại mối phân xưởng nên
việc chi tiết tài khoản của Công ty cũng đã đáp ứng được yêu cầu kế toán. Như đối với các
TK154, TK621, Tk 622, TK 627 đều được mở chi tiết tại các phân xưởng.
Ví dụ, TK 621 được chi tiết thành:
TK 6211: chi phí nguyên vật liệu- Công ty
TK 6212: chi phí nguyên vật liệu - phân xưởng cơ khí
TK 6213: chi phí nguyên vật liệu - phân xưởng kết cấu thép
TK 6214: chi phí nguyên vật liệu - phân xưởng lắp máy
TK 6215: chi phí nguyên vật liệu - phân xưởng sơn mạ
Đồng thời các TK này cũng đều được mở sổ chi tiết đối với từng phân xưởng và từng
sản phẩm nên việc theo dõi các chi phí này được dễ dàng và thuận tiện
2.3.2. Một số tồn tại
 Về tài khoản sử dụng
Mặc dù sự phân chia hệ thống tài khoản riêng cho từng phân xưởng và từng sản phẩm
như vậy là hợp lí, tuy nhiên nếu xét cụ thể hơn thì việc chi tiết một số tài khoản như hiện
nay vẫn còn có nhược đIểm. Ví dụ đối với TK621, TK622, TK 627 ngoài việc được mở chi

tiết cho các phân xưởng còn được mở chi tiết cho cả Công ty. Việc mở chi tiết các tài
khoản này cho Công ty là không hợp lí, vì việc thực hiện quá trình sản xuất chỉ xảy ra tại
các phân xưởng, do đó việc tập hợp chi phí sản xuất chỉ nên chi tiết tới từng phân xưởng
sau đó tổng hợp thành số liệu toàn Công ty.
Ngoài ra TK 621 mới mở chi tiết tại các phân xưởng còn chưa mở chi tiết cho nguyên
vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.
 Về sử dụng sổ sách kế toán
Trong khâu xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán theo dõi trên các sổ
như vậy là đầy đủ và hợp lí. Tuy nhiên cách ghi của bản kê chi tiết xuất vật tư của Công ty
theo em là chưa khoa học. Nếu để phục vụ mục đích quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ thì kế toán không cần theo dõi riêng cho từng phân xưởng mà chỉ cần theo dõi theo danh
đIểm nguyên vật liệunhư sổ chi tiết vật tư. Còn với bảng kê chi tiết xuất vật tư, mục đích
của sổ này là theo dõi số vật tư xuất cho sản xuất chi tiết theo nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ của các phân xưởng vì thế cần thiết phải lấy được tổng số xuấ nguyên
vật liệu cho từng phân xưởng trên bảng kê chi tiết xuất vật tư. Nhưng ở Công ty Cơ khí xây
dựng Đại Mỗ bảng kê chi tiết xuất vật tư không có kết cấu thật phù hợp. Ví dụ như ở Bảng
kê chi tiết xuất vật tư (biểu 1.3), mặc dù các chứng từ xuất vật tư được tách riêng cho từng
phân xưởng nhưng các chứng từ này đều được phản ánh chung trên cùng một Bảng kê chi
tiết xuất vật tư theo trình tự thời gian (biểu 1.3), số tổng cộng ở cuối sổ này là tổng số vật
tư xuất dùng cho cả bốn phân xưởng của Công ty. Như vậy nếu người xem muốn biết số
xuất nguyên vật liệu của một phân xưởng nào đó thì phải làm thao tác cộng các hóa đơn
xuất vật tư của phân xưởng đó trên Bảng kê chi tiết xuất vật tư.
Đối với Bảng tính giá thành sản phẩm theo em còn có nhược đIểm trong bảng tính
giá thành sản phẩm của Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ chỉ có những chi phí phát sinh
trong kì mới được chi tiết theo từng khoản mục còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
đầu kì và cuối kỳ thì không được chi tiết theo khoản mục chi phí. Với bảng tính giá thành
như thế sẽ dẫn đến khó khăn khi muốn so sánh đối chiếu về tỉ lệ các loại chi phí sản xuất
trong tổn giá thành sản phẩm
 Về trích trước chi phí sản xuất và các khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Hiện nay Công ty không thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí

sản xuất chung của mỗi quý mà chi phí phát sinh lúc nào hay kì nào thì tính luôn vào kì đó.
Việc hạch toán như vậy sẽ làm cho giá thành sản phẩm bị tăng đột biến khi có chi phí sửa
chữa lớn TSCĐ phát sinh. Vì vậy Công ty nên thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn
TSCĐ vào chi phí sản xuất chung của mỗi quý để nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm
không tăng đột biến khi có chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh.
 Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương mà
Công ty đang sử dụng chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến trong sản phẩm dở
dang, còn đối với chi phí nguyên vật liệu chính của sản phẩm dở dang thì cần phải xác định
theo số thực tế đã dùng. Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn đang đánh giá sản phẩm dở dang
theo sản lượng ước tính tương đương trong đó giá trị sản phẩm dở dang không được tách
riêng cho chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí chế biến. Điều này làm cho giá trị của
sản phẩm dở dang tính đượclà không chính xác.
2.4. Một số kiến nghị nhằm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ
 Về tài khoản sử dụng

×