Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.53 KB, 46 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM
TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH
GIÁ VIỆT NAM
I.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam.
Kiểm toán được coi như là “quan toà công minh của quá khứ”, “người dẫn
dắt cho hiện tại” và “ người cố vấn sáng suốt cho tương lai”…. . Nghề kiểm toán
xâm nhập vào nền kinh tế Việt Nam mới được hơn 10 năm (từ năm 1991) nhưng
đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo
thông lệ quốc tế, để đảm bảo tính độc lập của hoạt động kiểm toán, các đơn vị
kiểm toán thường là các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Nắm bắt
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và sự thống nhất các thông lệ quốc tế
được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực tài chính – kế toán đòi hỏi sự thích nghi của
các tổ chức kiểm toán trong nước, một số kiểm toán viên thuộc Công ty kiểm toán
Việt Nam (VACO) đã có ý tưởng đứng ra thành lập một tổ chức kiểm toán không
thuộc thành phần doanh nghiệp nhà nước. Đó là những cơ sở ban đầu để hình
thành nên Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam.
a. Tên công ty.
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 21 tháng 12 năm 2001 theo Giấy phép kinh doanh số 0103000692 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21/12/2001 với tên gọi là:
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam.
Ngoài ra, Công ty còn có tên giao dịch đối ngoại:
Vietnam Auditing and Evaluation Joint Stock Company;
Và tên giao dịch đối ngoại viết tắt: VAE_JSC.
Để khẳng định mục tiêu hoạt động của mình, ngay từ khi mới thành lập,
Công ty đã xây dựng cho mình một biểu tượng rất có ý nghĩa thể hiện những nội
dung cơ bản của mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ
phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam. Biểu tượng của Công ty gồm3 chữ in v a e,
mỗi chữ có nét chung với chữ kia màu xanh đậm; phía trên đầu chữ có 3 lá cờ đỏ


đang bay trước gió thể hiện sự phát triển với tốc độ phi mã của 3 dịch vụ chính là
kiểm toán, tư vấn và định giá. Phía trên 3 ngọn cờ là 3 chữ tiếng Anh joint stock
com chữ màu xanh đậm như gam của 3 chữ V a e được hiểu là công ty cổ phần.
b. Trụ sở công ty.
Thời gian đầu, Công ty đóng trụ sở tại địa chỉ 466 - đường Nguyễn Chí
Thanh – Hà Nội.
Hiện nay, Công ty đã chuyển trụ sở chính về địa chỉ số 54 dãy D - đường
Giang Văn Minh – quận Ba Đình – Hà Nội.
Tel: 84.4.722.31.96 / 97 / 98
Fax: 84.4.722.31.96
Email:
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt
Nam còn mở văn phòng đại diện tại hai tỉnh được Công ty đánh giá là có tiềm năng
phát triển là Hà Giang và Sơn La.
Trụ sở văn phòng đại diện tại thị xã Hà Giang:
Tổ 20 - đường Lê Văn Tám – phường Minh Khai – thị xã Hà Giang
Tel: 019.868611. Fax: 019.868611
Trụ sở văn phòng đại diện tại thị xã Sơn La:
Số 266 - đường Tô Hiệu – phường Tô Hiệu – thị xã Sơn La
Tel: 022.852425. Fax: 022.852425
Để mở rộng kinh doanh, Công ty có kế hoạch mở thêm chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng trong năm 2004.
I.2. Quá trình xây dựng và phát triển Công ty cổ phần Kiểm toán và Định
giá Việt Nam.
a. Ngành nghề kinh doanh.
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam là một công ty kiểm toán
chuyên ngành kế toán, kiểm toán, định giá, tư vấn, thuế có nhiều kinh nghiệm. Các
ngành nghề kinh doanh dịch vụ đã được đăng kí kinh doanh trong Giấy phép kinh
doanh của Công ty:
- Dịch vụ kiểm toán độc lập;

- Dịch vụ kế toán;
- Dịch vụ định giá tài sản;
- Tư vấn tài chính – kế toán, thuế;
- Tư vấn đầu tư;
- Đào tạo, giới thiệu việc làm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế, kiểm
toán, chứng khoán, bảo hiểm;
- Sản xuất và cung cấp phần mềm tin học;
- Lập, tư vấn và quản lí, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập
tổng dự toán, thẩm định tổng dự toán, giám sát thi công;
Cùng với đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm làm việc trong các Công ty kiểm
toán và các nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản có hệ thống, có nhiều
kinh nghiệm, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam sẵn sàng cung cấp
các dịch vụ cụ thể như sau:
 Dịch vụ kiểm toán và thuế;
 Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản;
 Dịch vụ kiểm toán dự án;
 Dịch vụ định giá tài sản;
 Dịch vụ tư vấn kinh doanh;
 Dịch vụ tư vấn đầu tư;
 Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
b. Thị trường
Với mục tiêu hoạt động “góp phần làm trong sạch nền tài chính quốc gia”,
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ đến
mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế với mọi quy mô kinh doanh khác nhau
không phân biệt quy mô doanh thu của Hợp đồng kinh tế. Khách hàng của Công ty
cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam có thể là một Tổng công ty lớn hay một
Hợp tác xã nhỏ, quy mô Hợp đồng kinh tế có thể chỉ trị giá 1 – 2 triệu đồng, nhưng
cũng có khi lên tới 200 – 300 triệu đồng. Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động
chính thức được khoảng 2 năm nhưng Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt
Nam đã có một khối lượng khách hàng rất đa dạng gồm các doanh nghiệp nhà

nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án do Chính phủ các
nước và các tổ chức quốc tế tài trợ, các công trình XDCB hoàn thành và các công
ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam.
c. Kết quả kinh doanh.
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động
từ ngày 21/12/2001 với vốn điều lệ là 1.000.000.000 VNĐ, chia làm 10.000 cổ
phần, phát hành dưới hình thức cổ phiếu. Trải qua 2 năm hoạt động, Công ty đã đạt
được những kết quả nhất định thể hiện sự nỗ lực trong kinh doanh của tập thể cán
bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Từ con số 150 Hợp đồng kinh tế được kí kết năm 2002, đến năm 2003, năm
tài chính thứ hai của Công ty, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã
kí kết được khoảng 250 – 300 Hợp đồng kinh tế cung cấp các loại dịch vụ khác
nhau, chủ yếu trên các lĩnh vực:
 Kiểm toán Báo cáo tài chính;
 Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành;
 Xác định tỉ lệ nội địa hoá của sản phẩm;
 Kiểm toán định giá doanh nghiệp cổ phần hoá;
 Kiểm toán xác định giá trị tài sản...
Kết quả kinh doanh năm 2002 – 2003.
Chỉ tiêu Năm 2002
Năm 2003
(9 tháng đầu năm)
Doanh thu 2.150.315.190 1.700.455.000
Giá vốn 960.890.830 475.147.247
Lợi nhuận gộp 1.189.424.360 1.225.307.753
Lợi nhuận trước thuế 639.156.123 840.694.330
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2003, lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế của
Công ty đã tăng hơn so với năm tài chính 2002, hứa hẹn một sự tăng trưởng của
Công ty. Trong những tháng cuối năm, những tháng được đánh giá là mùa kiểm
toán, chắc chắn Công ty sẽ còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng, tạo

thêm nhiều doanh thu cho Công ty, tăng lợi nhuận của Công ty lên cao hơn nữa.
I.3. Tổ chức bộ máy quản lí
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp số 13/1999/QH ngày 12/6/1999 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức công ty cổ phần.
Căn cứ yêu cầu chuyên môn công việc đối với các ngành nghề kinh doanh hiện tại
của Công ty, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã tuyển chọn các
nhân viên có chuyên ngành tài chính kế toán, chuyên ngành xây dựng hoặc chuyên
ngành kinh tế xây dựng. Tại trụ sở chính của Công ty hiện nay có 51 nhân viên
chính thức.
Ngoài đội ngũ nhân viên tại trụ sở chính, Công ty còn có 6 nhân viên thuộc
văn phòng đại diện tại thị xã Hà Giang và 3 nhân viên thuộc văn phòng đại diện tại
thị xã Sơn La.
I.4. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh
Mỗi tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh đều có một quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm của riêng mình. Về nguyên lí cơ bản thì quy trình sản xuất các sản
phẩm giống nhau là như nhau. Nhưng do đặc điểm cụ thể của từng tổ chức kinh tế
hay người quản lí khác nhau mà quy trình công nghệ sản xuất cùng một loại sản
phẩm ở các đơn vị khác nhau lại khác nhau.
Đối với các tổ chức kinh tế chuyên cung cấp dịch vụ như ngành kiểm toán
thì quy trình công nghệ chính là trình tự thực hiện các công việc để đưa dịch vụ
đến với khách hàng, cụ thể chính là quy trình kiểm toán. Về cơ bản, các đơn vị
kiểm toán cũng thực hiện tổ chức kiểm toán theo quy trình chung, nhưng bên cạnh
đó cũng có một số bước quy định riêng cho phù hợp đặc điểm và trình độ của kiểm
toán viên trong Công ty.
Quy trình kiểm toán chung hiện đang được áp dụng tại Công ty cổ phần
Kiểm toán và Định giá Việt Nam được mô hình hóa như sau:
Lập kế hoạch kiểm toán
- Gửi thư chào hàng
- Xem xét hoạt động kinh doanh và chiến lược

kinh doanh
- Tìm hiểu môi trường hoạt động
- Thu thập thông tin về khách hàng
- Lập kế hoạch chi tiết
- Thảo luận kế hoạch và phân công thực hiện
Thực hiện kiểm toán
- Rà soát tình hình kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra, soát xét Báo cáo tài chính
- Rà soát việc tuân thủ pháp luật
- Kiểm tra hoạt động
- Kiểm soát và đánh giá tình hình sử dụng tài sản
Kết thúc kiểm toán
- Hoàn thiện giấy tờ làm việc
- Lập bút toán điều chỉnh
- Dự thảo Báo cáo kiểm toán, thư quản lí (nếu có)
- Phê duyệt và phát hành chính thức
I.5. Tổ chức bộ máy kế toán
Theo quy định về tổ chức doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp phải
gắn liền với việc thành lập bộ phận kế toán. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam không qúa phức tạp nên phòng
kế toán của Công ty hiện nay chỉ gồm 4 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng
hợp, 1 kế toán viên, và 1 thủ quỹ.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán viên
Thủ quỹ
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam được
tổ chức đảm bảo thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành:

 Kế toán trưởng là người phụ trách Phòng Kế toán tài chính, phụ trách công tác
tài chính kế toán của Công ty, là người giúp đỡ Tổng Giám đốc trong công tác
quản lí tài chính của Công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Ban
Giám đốc về công tác tài chính của Công ty;
 Kế toán tổng hợp giữ vai trò tổng hợp những ghi chép về mặt kế toán trong
Công ty, và là người thường xuyên kiểm tra các hoạt động hạch toán kế toán tại
Công ty;
 Kế toán viên là có chức năng ghi chép sổ sách thường xuyên, phản ánh các hoạt
động tài chính của Công ty;
 Thủ quỹ giữ vai trò như một kế toán đặc biệt trong việc quản lí thu chi tiền tại
quỹ của Công ty. Theo đúng quy chế quản lí tài chính thì thủ quỹ không được
kiêm các chức năng khác trong phòng kế toán.
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện công tác kế toán
theo Pháp lệnh Kế toán Thống kê và chịu sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan
quản lí Nhà nước theo quy định của Pháp luật. Công ty thực hiện chế độ kế toán
Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ
Tài chính và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Cụ thể:
 Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm;
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND) và đồng đôla Mỹ
(USD);
 Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam và theo quy ước giá gốc;
 Hình thức sổ kế toán áp dụng là Chứng từ ghi sổ.
 Hệ thống tài khoản kế toán: sử dụng hệ các tài khoản trong hệ thống tài khoản
kế toán dành cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp đặc điểm hoạt
động kinh doanh của Công ty (không sử dụng tài khoản chi phí bán hàng, chi
phí sản xuất chung, mở tài khoản chi phí và doanh thu chi tiết theo loại chi phí
cụ thể và nguồn thu của Công ty…)
 Hạch toán doanh thu: doanh thu của Công ty là toàn bộ số tiền thu được từ các
hoạt động dịch vụ của văn phòng chính, văn phòng đại diện:
Doanh thu từ các dịch vụ là số thu trên cơ sở các Hợp đồng kinh tế được kí

kết, doanh thu được ghi nhận khi dịch vụ đã hoàn thành và đã thu đủ hoặc xác nhận
số còn phải thu phí do khách hàng trả trên cơ sở bản thanh lí hợp đồng.
 Hạch toán chi phí: Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam là doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên cán bộ và nhân viên của
Công ty phải đi lại và phục vụ khách hàng. Công ty có các loại chi phí sau:
 Tiền lương, tiền công;
 Chi phí cho cộng tác viên;
 Chi phí trực tiếp cho hoạt động tài chính;
 Chi phí trực tiếp cho hoạt động khác;
 Chi phí quản lí;
Các chi phí trên đều được hạch toán theo thực tế do Tổng giám đốc duyệt
chi và chịu trách nhiệm.
……..
Nhìn chung công tác kế toán tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá
Việt Nam tuân thủ đúng các chế độ kế toán cũng như các quy định của Pháp luật
hiện hành.
I.6. Kiểm soát nội bộ
1. Về nhân sự
Để quản lí nhân sự một cách tốt nhất, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt
Nam đã xây dựng một quy chế cụ thể về tuyển dụng và sử dụng lao động nêu rõ cơ
chế tuyển dụng cũng như các chế độ ưu đãi đối với nhân viên.. Đồng thời, đề ra nội
quy Công ty chứa đựng các nội dung về thời gian làm việc, tác phong làm việc với
khách hàng, việc sử dụng tài liệu, thiết bị trong Công ty.
Tất cả các quy định đưa ra đều nhằm quản lí công việc của Công ty một cách
thống nhất. Thực tế cho thấy những quy chế do Công ty đề ra đã được thực hiện
một cách nghiêm túc, có hiệu quả.
2. Về tài chính
 Căn cứ Quyết định cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp của UBND thành
phố Hà Nội;
 Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty;

 Căn cứ đặc điểm hoạt động của Công ty;
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã xây dựng riêng cho
mình một quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh. Trong đó quy định rõ những
nội dung về quản lí vốn và tài sản, về cách thức hạch toán chi phí và doanh thu, về
hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
Theo mô hình tổ chức của công ty cổ phần, trong tổ chức bộ máy quản lí của
Công ty luôn tồn tại một Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát mọi hoạt
động của Công ty. Trên thực tế, bộ phận này đã tồn tại và đang hoạt động có hiệu
lực.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam
tôi đã tìm hiểu về quy trình kiểm toán chung được thực hiện tại Công ty. Dưới đây
tôi xin trình bày quy trình kiểm toán chung đối với các khoản mục trên Báo cáo tài
chính nói chung và các khoản dự phòng nói riêng.
II.1. Lập kế hoạch
II.1.1.Gửi thư chào hàng
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào dự kiến nhu cầu dịch vụ kiểm toán, Công
ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam sẽ gửi thư chào hàng tới các khách
hàng thường xuyên và các khách hàng tiềm năng của Công ty. Thư chào hàng là
bức thông điệp giới thiệu về uy tín, chất lượng dịch vụ của Công ty. Nội dung cơ
bản của thư chào hàng gồm:
- Giới thiệu về lịch sử hình thành Công ty;
- Giới thiệu chất lượng đội ngũ kiểm toán viên;
- Các loại hình dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp;
- Nguyên tắc và chuẩn mực được áp dụng trong kiểm toán;
- Nội dung và căn cứ kiểm toán;
- Phương pháp thực hiện;
- Tài liệu sẽ cung cấp và phương pháp tính giá phí dịch vụ;
- …………….
Đối với các khách hàng thường xuyên, sau khi kiểm toán năm đầu, Công ty

sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động của khách hàng để quyết định có thể tiếp tục công
việc kiểm toán trong năm sau. Đồng thời, Công ty còn thu thập thông tin từ thị
trường để tìm kiếm các khách hàng mới (khách hàng tiềm năng). Về cơ bản, các
thông tin về khách hàng tiềm năng thường phải đảm bảo rằng đơn vị khách hàng
không gặp những vấn đề nghiêm trọng về tài chính (đã có nhiều gian lận tài chính
bị phát hiện; có nguy cơ phá sản, giải thể; đang bị kiện tụng;….), và đảm bảo yêu
cầu công việc thuộc lĩnh vực mà Công ty có khả năng cung cấp dịch vụ với chất
lượng tốt.
II.1.2.Hợp đồng kiểm toán và chọn nhóm kiểm toán
Khi được khách hàng chấp nhận kiểm toán và gửi thư mời kiểm toán, Công
ty tiến hành cuộc họp với khách hàng trước khi kiểm toán. Nội dung cuộc họp
thường là:
- Tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp, địa chỉ của đơn vị khách hàng;
- Những yêu cầu của khách hàng;
- Ý kiến của kiểm toán viên;
- Thống nhất ý kiến để quyết định có thể thực hiện kiểm toán hay không?
Kết hợp với việc xem xét các khả năng chấp nhận kiểm toán (đánh giá hệ
thống kiểm soát chất lượng, liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm, nhận diện lí do
kiểm toán của khách hàng), Công ty sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán, phân
công nhóm kiểm toán (về nhân lực) và triển khai công việc kiểm toán.
Trước khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng,
kiểm toán viên đều bắt đầu bằng việc tìm hiểu tình hình chung của khách hàng, các
công việc này nhằm tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán.
II.1.3.Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và thu thập thông tin pháp lí về khách
hàng.
Những điểm chính cần nắm bắt về khách hàng được ghi chép trong bản tóm
tắt cuộc họp với khách hàng trước khi kiểm toán gồm:
- Quá trình hình thành và phát triển: đơn vị được thành lập theo Quyết định nào?
có những văn bản điều chỉnh nào? hoạt động theo luật nào?
- Nguồn vốn hoạt động và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: vốn pháp định, vốn đầu

tư, và các bên góp vốn (nếu có);
- Lĩnh vực hoạt động: theo giấy phép và thực tế đang hoạt động;
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: cơ cấu sản phẩm, thị trường chính,
nhà cung cấp và khách hàng chính;
- ………..
Để có được những thông tin này, kiểm toán viên có thể thực hiện phỏng vấn
Ban Giám đốc và thu thập tài liệu cần thiết tại khách hàng, hoặc có thể trực tiếp
tham quan nhà xưởng, hoặc xem xét hồ sơ kiểm toán đã được kiểm toán bởi Công
ty kiểm toán khác, hay thu thập thông tin qua các bên hữu quan. Kiểm toán viên
ghi các thông tin này vào giấy làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán các văn bản
hoặc sao chụp lại các văn bản cần thiết. Ngoài ra, đối với những khách hàng hoạt
động trong lĩnh vực mới, có rủi ro kinh doanh cao, thì nhóm kiểm toán còn cần
tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có được những hiểu biết cặn kẽ hơn. Mọi
thông tin về khách hàng được xem xét đánh giá trên góc độ ảnh hưởng tới độ tin
cậy và tính trọng yếu của các khoản mục có liên quan trên Báo cáo tài chính.
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam quy định mẫu ghi chép
các thông tin về khách hàng trong hồ sơ kiểm toán như sau:
Những thông tin chung của khách hàng:
- Khách hàng: Thường xuyên Năm đầu
- Tên công ty: …………………………………………………………………….
- Trụ sở chính: ……………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………… Fax: ………………………………….
- Quyết định thành lập hay cấp Giấy phép đầu tư:
……………………………….
- Ngành nghề hoạt động: ………………………………………………………...
- Số vốn đầu tư:
…………………………………………………………………..
- Thời gian hoạt động: …………………………………………………………...
- Hội đồng quản trị: ……………………………………………………………...
- Ban Giám đốc: ………………………………………………………………….

- Công ty mẹ (đối tác liên doanh): ……………………………………………….
- Tóm tắt quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng: ……………………………
II.1.4.Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kĩ thuật để thu thập thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội
bộ mà Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện chủ yếu là tiếp
xúc, gặp gỡ Ban Giám đốc, phỏng vấn nhân viên, hay kiểm tra sơ bộ sổ sách,
chứng từ.
Nội dung của soát xét hệ thống kế toán là xác định các chính sách và phương
pháp hạch toán chủ yếu được đơn vị khách hàng áp dụng. Từ đó đánh giá những
điểm mạnh, yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế
toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độ và
phạm vi kiểm tra trong từng phần hành. Ví dụ: nếu đơn vị khách hàng không có sổ
chi tiết theo dõi các khoản phải thu thì rủi ro trong kiểm toán các khoản phải thu và
dự phòng phải thu khó đòi sẽ tăng, có thể phải kiểm tra 100% các khoản phải thu,
đặc biệt là những khoản có thời gian nợ lâu.
Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ, bao hàm cả hệ thống kế toán và
môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát (đã tìm hiểu khi tìm hiểu về tổ chức,
phong cách quản lí và tính liêm chính của Ban Giám đốc đơn vị khách hàng). Mục
đích của công việc này là đưa ra quyết định xem có thể dựa vào hệ thống kiểm soát
nội bộ hay không để giảm bớt khối lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết trong các
phần hành kiểm toán. Ví dụ: nếu các thủ tục phê duyệt việc trích lập dự phòng
hàng tồn kho được tiến hành đầy đủ thì có thể tiến hành kiểm tra chọn mẫu (nếu
chủng loại hàng tồn kho được lập dự phòng lớn).
II.1.5.Thực hiện thủ tục phân tích
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng để
phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
 Phân tích soát xét các số liệu Báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng.
 Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Phân tích sơ bộ
- Kiểm toán tính logic của số liệu báo cáo

Từ các Báo cáo tài chính do đơn vị khách hàng cung cấp, kiểm toán viên
tiến hành phân tích soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính. Nội dung phân tích gồm các tỉ
suất lợi nhuận, tỉ suất tài chính, và tính logic của số liệu báo cáo. Phân tích sự biến
động của các tỉ suất để thấy được sự hợp lí của các số liệu với nhau, đồng thời phát
hiện các khoản mục trọng yếu trong Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng. Tính
logic của số liệu được thể hiện thông qua sự nhất quán giữa sổ tổng hợp và sổ chi
tiết; của một chỉ tiêu trên hai báo cáo; của số dư đầu kì này và số dư cuối kì trước;
……
Kết luận: Căn cứ vào kết quả phân tích soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm
hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc
lập Báo cáo tài chính trên các góc độ:
- Hệ thống kế toán đang áp dụng;
- Đội ngũ nhân viên kế toán;
- Yêu cầu về báo cáo;
- Những thay đổi về việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới để sản xuất ra sản
phẩm;
- Thay đổi nhà cung cấp;
- Mở rộng hình thức bán hàng
- Kết luận và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới các khoản mục trong
Báo cáo tài chính.
II.1.6.Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu
 Xem xét các sai sót tiềm tàng: căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh của
khách hàng và vai trò của từng khoản mục trong loại hình kinh doanh đó
mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng.
- Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có chứa đựng những rủi ro nào?
- Hạch toán kế toán khoản mục nào chứa đựng nhiều sai sót?
- Vị trí của các khoản đầu tư, phải thu và hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị khách hàng.
 Trên cơ sở tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của đơn
vị khách hàng, kiểm toán viên phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát có thể

xảy ra đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính nói chung và các
khoản dự phòng nói riêng.
Sau khi phân tích và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và
các rủi ro, kiểm toán viên có thể tin rằng rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức
nào?
Sự đánh giá
của kiểm toán
viên về rủi ro
tiềm tàng
Sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Cao Thấp Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao
Dựa trên đánh giá chung về tính trọng yếu và khả năng sai sót của các khoản
mục trên Báo cáo tài chính, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đưa
ra hệ thống phương pháp kiểm toán một số tài khoản chủ yếu như sau:
Tài khoản
Rủi ro có
thể xảy ra
Phương pháp kiểm toán chủ yếu
Tham
chiếu
Vốn bằng tiền C.A.E
Thủ tục test Roll – forward period to year
end tại ngày 31/12/2003, cut off, thư xác
nhận, kiểm tra hệ thống.
Hàng tồn kho
C.A.E.V.O
.P

Đối chiếu Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
tại ngày lập bảng cân đối kế toán của
khách hàng. Kiểm tra hệ thống, Walk
though test, tính giá xuất, kiểm tra giá
nhập kho chọn mẫu số lớn,…
Tài sản cố định O.E.C
Kiểm tra 100% chứng từ, phân tích khấu
hao năm trước, năm nay.
Công nợ phải
thu – phải trả
A.C.O.E
Chọn mẫu và xác nhận số dư, kiểm tra sau
ngày khoá sổ, kiểm tra chi tiết.
Thuế C.A
Kiểm tra 100% chứng từ hoặc kiểm tra kết
hợp với phần hành khác.
Nguồn vốn C.O.P Kiểm tra 100% chứng từ.
Doanh thu C.A.E
Kiểm tra hệ thống doanh thu, matching
concept.
Chi phí C.A.E
Phân tích tỉ lệ năm nay/năm trước, kiểm
tra tính tuân thủ, tính cut off, kiểm tra hệ
thống kiểm soát nội bộ.
Các khoản dự
phòng
C.A.E
Thực hiện kết hợp với các phần hành liên
quan (phải thu, đầu tư, hàng tồn kho, chi
phí).

Ghi chú:
C: Tính đầy đủ V: Tính đánh giá
E: Tính hiện hữu O: Tính sở hữu
A: Tính chính xác P: Tính trình bày
II.1.7.Kế hoạch kiểm toán
Căn cứ yêu cầu công việc và nguồn lực hiện có của Công ty, chọn nhóm
kiểm toán và phân công công việc (kiểm soát chung, phụ trách thực hiện kiểm
toán, kiểm toán các phần hành chi tiết). Đồng thời lập cả kế hoạch về thời gian
thực hiện từng phần việc cụ thể.
Kế hoạch kiểm toán và nội dung kiểm toán:
Người thực hiện Nội dung
Từ 20/2 – 25/02/2004 Kiểm toán các phần hành chủ yếu
Từ 26/2 – 28/02/2004 Tổng hợp kết quả và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán
Ngày 01/3/2004 Soát xét báo cáo và hồ sơ kiểm toán của Ban Giám đốc
Ngày 03/3/2004 Gửi dự thảo Báo cáo kiểm toán
Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức 02 ngày sau
khi Báo cáo kiểm toán dự thảo được khách hàng thông
qua.
(Ngày tháng trên chỉ có tính chất minh hoạ).
II.2. Thực hiện kiểm toán
Các khoản dự phòng được xem như một ước tính kế toán nên thường mang
tính chủ quan của đơn vị trích lập. Khi tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng,
kiểm toán viên sẽ căn cứ cơ sở trích lập và xử lí các khoản dự phòng tại đơn vị
khách hàng để so sánh với các quy định về dự phòng của Bộ Tài chính và đưa ra ý
kiến của mình. Đối với Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam, khi
kiểm toán các khoản dự phòng, thủ tục kiểm toán được thiết kế đối với tất cả các
khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình trích lập dự
phòng của khách hàng mà Công ty có thể đưa ra thủ tục kiểm toán thích hợp.
Không phải khi nào các đơn vị kiểm toán cũng sử dụng hết các khoản dự phòng.
Thông thường các đơn vị khách hàng của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá

Việt Nam chỉ trích lập dự phòng cho các khoản giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
phải thu khó đòi, còn các nghiệp vụ đầu tư tài chính ít xảy ra nên không được trích
lập dự phòng.
Chương trình kiểm toán của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt
Nam được thiết kế chi tiết đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tuy
nhiên, thủ tục kiểm toán các khoản dự phòng chỉ được thiết kế chung với phần
hành kiểm toán các khoản mục có liên quan như kiểm toán khoản mục đầu tư tài
chính ngắn hạn, dài hạn; kiểm toán các khoản phải thu khách hàng; kiểm toán hàng
tồn kho. Chương trình kiểm toán các khoản dự phòng được tổng hợp lại như sau:
Bảng: Chương trình kiểm toán các khoản dự phòng
Nội dung
Ngày
thực
hiện
Người
thực
hiện
Tham
chiếu
Mục tiêu:
- Các khoản dự phòng có được lập đúng căn cứ hay
không?
- Mức trích lập dự phòng có phản ánh đúng thực tế
không?
Thủ tục kiểm toán:
I. Kiểm tra hệ thống kiểm soát
1. Đối với dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn,
dài hạn:
- Kiểm tra thủ tục trích lập dự phòng (có theo dõi chi tiết
giá trị của từng loại đầu tư hay không? có tiến hành phê

duyệt theo quy chế nhất quán hay không?)
- Kiểm tra công thức áp dụng để tính mức trích lập dự
phòng có phù hợp hay không?
2. Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi:
- Quy trình quản lí, ghi chép và đối chiếu dự phòng phải
thu khó đòi có hợp lí và hiệu quả;

×