MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI NHÀ XUẤT
BẢN THỐNG KÊ
3.1. Một số nhận xét về công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Nhà xuất bản Thống kê :
3.1.1. Đánh giá những ưu điểm về công tác bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Nhà xuất bản Thống kê :
- Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, khoa học phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh và trình độ của cán bộ kế toán
- Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ cao, có năng lực, tác phong làm việc khoa
học, năng động trong công việc
- Trong công tác hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Thống kê thực hiên theo
đúng chế độ kế toán hiện hành. Đội ngũ cán bộ kế toán đã vận dụng một cách linh
hoạt chế độ kế toán, đã tự xây dựng những bảng kê, sổ sách hạch toán phù hợp với
tính chất đặc thù của Nhà xuất bản.
- Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp nhanh chóng, chính xác,kịp thời và
đầy đủ. Điều này đã giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế
toán và lập báo cáo kế toán thuận lợi, dễ dàng và chính xác.
- Công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được coi trọng và
giao cho nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng đảm nhận.
Tuy nhiên công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
của doanh nghiệp còn một số những tồn tại cần khắc phục sau.
3.1.2.Đánh giá những mặt tồn tại về công tác bán hàng và xác định kết quả
bán hàng :
- Hình thức hạch toán kế toán của Nhà xuất bản :
Mặc dù công việc hạch toán ở Nhà xuất bản được thực hiện theo hình thức
hạch toán “chứng từ ghi sổ” kết hợp với một số bảng kê của hình thức “nhật ký
chứng từ” đã đạt được những kết quả nhất định song việc vận dụng hình thức hạch
toán trên còn chưa hợp lý và phù hợp biểu hiện ở những mặt sau:
+ Ghi trùng lặp số liệu giữa bảng kê tổng hợp hàng hóa, dịch vụ bán ra với sổ
chi tiết dẫn đến khối lượng công việc nhiều, chồng chéo.
+ Công việc chủ yếu dồn vào cuối tháng vì vậy việc kiểm tra đối chiếu sẽ bị
chậm, ảnh hưởng đến thời gian lập báo cáo kế toán.
- Doanh nghiệp áp dụng hình thức hạch toán “ chứng từ ghi sổ” song lại không
mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Điều này ảnh hưởng đến việc theo dõi các chứng
từ ghi sổ được lập tại công ty. Do đó ảnh hưởng tới việc kiểm tra đối chiếu giữa
chứng từ bởi vì một số chứng từ ghi sổ có thể kèm theo nhiểu chứng từ gốc nên
việc không sử dụng sổ đăng ký chứng từ có thể gây mất chứng từ hoặc bỏ sót
chứng từ ghi sổ. Đồng thời vì không có sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nên không thể
đối chiếu giữa chứng từ ghi sổ và các bảng kê thích hợp.
- Trong trường hợp xuất thành phẩm cho các bộ phận của Nhà xuất bản, tôi
thấy chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành khi kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 512
Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 627
-- Phương thức thanh toán:
Hiện nay Nhà xuất bản áp dụng phương thức bán hàng đậi lý, kyý gửi do đó số
lượng khách chưa thanh toán tiền chiếm một tỷ lệ lớn. Đồng thời cũng có một số
khách hàng đến lấy các xuất bản phẩm cũng chưa thanh toán tiền hàng ngay mà
còn ký nợ trong một khoảng thời gian dài mới thanh toán.
Các khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm
một tỷ lệ không lớn so với tổng doanh thu hàng tiêu thụ được,
Xem bản tổng hợp hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 02) thì
số tiền khách hàng còn nợ doanh nghiệp lên tới 61,6 % trên tổng doanh thu bán
hàng. Như vậy việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ để tăng số lượng hàng bán ra của
Nhà xuất bản Thống kê là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần
xem xét, điều chỉnh các phương thức thanh toán sao cho hợp lý, tránh tình trạng
vốn đang bị chiếm dụng khá lớn như hiện nay.
- Khi xuất kho các xuất bản phẩm cho các đại lý, ký gửi thì kế toán không ghi
phiếu xuất kho cho các xuất bản phẩm đó mà chỉ theo dõi ở sổ tay hàng xuất kho.
Chỉ đến khi nào xuất bản phẩm đó được tiêu thụ thì các đại lý, ký gửi báo về thì lúc
đó kế toán mới ghi hóa đơn GTGT cho số xuất bản phẩm này. Cách hạch toán này
chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành.
- Việc hạch toán lãi thu từ việc cho các phòng ban trong doanh nghiệp vay vốn
kinh doanh, doanh nghiệp hạch toán sử dụng vốn kinh doanh như sau :
Nợ TK 641
Có TK 642
Việc hạch toán sử dụng vốn kinh doanh bằng cách ghi giảm chi phí quản lý
doanh nghiệp là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
- Kế toán chưa phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiêp cho các
xuất bản phẩm bán ra của Nhà xuất bản mà cuối kì hạch toán kế toán lại chuyển
toàn bộ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả tiêu
thụ. Việc làm này chưa hợp lý, chưa đúng chế độ kế toán quy định.Theo nguyên
tắc chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phải được phân bổ cho lượng
hàng tồn kho và hàng bán ra nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi so sánh giữa
thu nhập và chi phí bán hàng để xác định chính xác kết quả bán hàng trong kỳ.
3.2.Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác bán hàng và xác định
công tác tại Nhà xuất bản Thống kê :
Qua thời gian thực tập ở Nhà xuất bản Thống kê, tôi thấy bên cạnh những mặt
tích cực trong quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
của doanh nghiệp thì vẫn còn một số những vấn đề tồn tại.
Để hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thì
doanh nghiệp cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Việc hạch toán phải trên cơ sở tôn trọng chế độ chính sách về kế toán của
Nhà nước ban hành, phải đúng với những quy định trong điều lệ cũng như yêu cầu
quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Hạch toán phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt
động quản lý, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như quy mô và địa bàn hoạt
động.
- Hạch toán kế toán phải phù hợp trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và
cán bộ kế toán.
- Quá trình hạch toán kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Trên cơ sở thực tế của công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết
quả tiêu thụ tại Nhà xuất bản Thống kê tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến
nhằm góp phần khắc phục những mặt tồn tại trong việc hạch toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp.
* Ý kiến thứ nhất : Về hình thức hạch toán kế toán :
Hiện nay Nhà xuất bản đang áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” kết
hợp một số bảng kê trong hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”. Việc áp dụng hình
thức kế toán này tuy có những ưu điểm nhất định như kết cấu sổ, mối quan hệ giữa
các loại sổ không phức tạp, trình tự ghi chép đơngiản, dễ thực hiện, không đòi hỏi
trình độ nghiệp vụ cao.
Tuy nhiên việc áp dụng hình thức hạch toán này cũng có một sóo hạn chế như
đã nêu ở phần trên do vậy doanh nghiệp có thể nên áp dụng hình thức kế toán
“nhật ký chung”.
Việc áp dụng hình thức hạch toán “nhật ký chung ” vào trong công tác kế toán
cảu doanh nghiệp cũng giúp cho việc ghi chép dễ dàng do kết cấu sổ đơn giản và
rất thuận tiện cho việc xử lý công tác hạch toán kế toán bằng máy tính. Bên cạnh
đó việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiện lợi trong quá trình
quản lý tài sản và vốn, giúp cho nhân viên kế toán thuận lợi trong việc lấy số liệu,
kiểm tra, đối chiếu số liệu một cách nhanh chóng. Nó cũng rất thuận tiện cho việc
kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán của Nhã nước đối với Nhà xuất bản trong
công tác hạch toán kế toán nói chung và trong công tác hạch toán têu thụ sản phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng.
Hệ thống sổ sách của hình thức hạch toán kế toán “nhật ký chung” bao gồm:
- Sổ nhật ký chung :
+ Sổ nhật ký thu tiền
+ Sổ nhật ký chi tiền
+ Sổ nhật ký mua hàng
+ Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ chi tiết
Ngoài ra nếu doanh nghiệp vẫn áp dụng hình thức hạch toán kế toán “chứng từ
ghi sổ” vậy nên chăng mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Việc đó vừa tạo nhiều thuận
tiện cho doanh nghiệp và và khắc phục các thiếu sót như đã trình bày ở trên.
Ví dụ về mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sẽ được trình bày dưới đây :