Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LÝ THUYẾT VỀ VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.13 KB, 16 trang )

LÝ THUYẾT VỀ VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại.
1.1.1. Khái niệm.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
gắn liền với lịch sử phát triển của
nền sản
xuất hàng hoá.
Sự
phát triển của kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, đến
lượt mình sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế.
Ngay nửa đầu thế kỷ 16, ở Châu Âu đã ra đời một số ngân hàng đầu tiên
mà tiền thân là những tổ chức cho vay nặng lãi. Vào thời điểm này, ngân hàng
phát triển ở trình độ thấp, hoạt động của ngân hàng chỉ gói gọn trong lĩnh vực
giữ hộ tiền và cho vay. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế,
1
1
hoạt động của ngân hàng thương mại cũng được từng bước được củng cố và
hoàn thiện, chuyển hoá dần theo hướng đa năng.
Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và hoạt động,
các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân
hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng
khác”.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính:
Đây là chức năng đặc trưng


nhất của các Ngân hàng
Thương mại, các tổ
chức tài chính và các
công ty bảo hiểm...
Ngân hàng Thương
mại nhận tiền gửi và cho
vay chính là đã thực
hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành
tiền đầu tư. Người có tiền dư thừa có
thể thực hiện các
công việc tài
chính như : cổ
phiếu, trái phiếu,
chứng khoán của
chính phủ và công
ty trực tiếp qua
trung tâm tài chính.
2
2
Tuy nhiên, Tài chính trực tiếp đôi khi không đem lại hiệu quả cao nhất cho
người đầu tư, vì người có tiền đầu tư và người sử dụng tiền đầu tư thiếu thông tin
chính xác về nhau, hay chi phí giao dịch quá lớn và do đó rủi ro đầu tư là tương đối
cao.
Chính vì những hạn chế đó các trung gian Tài chính đã ra đời và phát triển rất
nhanh, điển hình là các Ngân hàng Thương mại. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp,
các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt động ngày càng phong phú
và chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực, Ngân hàng Thương mại đã thực sự bổ sung
được các hạn chế của Tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình
luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.2. Chức năng tạo tiền và huỷ tiền

Tạo tiền và huỷ tiền là hai chức năng cực kỳ quan trọng của các Ngân hàng
Thương mại. Các chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và
đầu tư của các Ngân hàng Thương mại trong mối quan hệ với Ngân hàng Trung ương
đặc biệt là trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, mà mục tiêu của chính sách tiền
tệ là ổn định giá trị đồng tiền, tạo sự tăng trưởng kinh tế và tạo được nhiều việc làm.
Do đó khối lượng tiền cung ứng phải vừa đủ và không được phép vượt. Nếu tiền cung
ứng tăng quá nhanh, tất yếu sẽ xảy ra lạm phát và gây ra những hậu quả xấu mà nền
kinh tế phải gánh chịu. Khối lượng tiền được điều tiết qua các Ngân hàng Thương mại
là :
d
r
1
R.D =
Trong đó
D : khối lượng tiền qua hệ thống Ngân hàng Thương mại
r
d
: tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
d
r
1
: hệ số nhân tiền.
R : số lượng tiền ban đầu ngân hàng phát hành
Các Ngân hàng Thương mại hoạt động như một kênh dẫn để thông qua đó tiền
cung ứng được tăng lên hay giảm xuống nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng nói
trên.
Sức mạnh của hệ thống Ngân hàng Thương mại nhằm tạo tiền mang ý nghĩa kinh tế
to lớn. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế
theo một hệ số tăng trưởng vững chẵc. Nếu tín dụng ngân hàng không tạo được tiền
để mở ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và những hoạt động của nó

thì trong nhiều trường hợp sản xuất không thực hiện được và nguồn tích luỹ từ lợi
nhuận, các nguồn khác sẽ bị hạn chế. Cho nên nói tạo tiền và huỷ tiền là chức năng vô
cùng quan trọng của các Ngân hàng Thương mại.
1.1.2.3. Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán
Cùng với sự phát triển của các Ngân hàng Thương mại đặc biệt là công nghệ
ngân hàng, các phương tiên thanh toán cho ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng,
phong phú và rất thuận tiện cho khách hàng: các loại séc chuyển tiền, chuyển khoản,
thẻ tín dụng, card điện tử... Sự xuất hiện các phương tiện thanh toán này tạo điều kiện
dễ dàng cho các doanh nghiệp trong giao dịch thương mại, mua bán hàng hoá an toàn,
nhanh chóng và chi phí thấp.
1.1.2.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ môi giới, bảo lãnh, tài trợ ngoại thương
Các Ngân hàng Thương mại ngày nay thường cung cấp các dịch vụ cho khách
hàng, bên cạnh đó họ cũng tư vấn cho khách hàng. Do nhu cầu phát triển của nền kinh
tế, các ngân hàng mở rộng các hình thức phục vụ của mình : môi giới, mua bán chứng
khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh...
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại .
1.2.1. Nguồn vốn tại Ngân hàng Thương mại.
1.2.1.1. Vốn tự có.
Vốn tự có là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và một số
tài sản nợ khác của ngân hàng theo quy định của NHNN. Vốn tự có chiếm tỷ
trọng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của NHTM.
Vốn tự có gồm:
- Vốn điều lệ : là số vốn do pháp luật quy định khi ngân hàng mới thành
lập và đi vào hoạt động.
- Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ :được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5%
lợi nhuận sau thuế và không được vượt quá vốn điều lệ.
- Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi
nhuận sau thuế nhương không được vượt quá 25% vốn điều lệ.
- Tài sản nợ khác:
+ Lợi nhuận chưa phân phối

+ Thu nhập lớn hơn chi phí
+ Hao mòn TSCĐ.....
1.2.1.2. Vốn huy động.
Vốn lưu động là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ
chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông quá quá trình thực hiện các nghiệp vụ
tín dụng, thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh khác và được làm vốn để kinh doanh.
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ
có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi
đến kỳ hạn (đối với tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn để chi trả (đối
với tiền gửi không có kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi
hoạt động kinh doanh của NHNN.
Vốn huy động luôn biến động, nên Ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn
đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh
toán. Vốn huy động bao gồm:
- Tiền gửi: tiền gửi tại NHTM bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ
hạn.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền gửi mà người sử dụng có thể rút ra bằng
séc hay tiền mặt để có thể sử dụng chúng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn
yêu cầu đó của khách hàng.
+ Tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất thấp hoặc không được trả lãi và bao
gồm hai loại:
i. Tiền gửi thanh toán: Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng
để tiến hành thanh toán, chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai. Thông thường tiền
gửi có kỳ hạn là khoản tiền có thời hạn và lãi suất cao.
Tiền gửi có kỳ hạn giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản
vào kinh doanh. Chính vì vậy, các ngân hàng Thương mại luôn tìm cách đa dạng hoá
loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau với các mức lãi suất khác
nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm.

Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử
dụng vào tiêu dùng. Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền một cách an
toàn và hưởng lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền
tệ trong tiêu dùng cá nhân. Trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường tiền gửi tiết kiệm
được phát triển dưới hai loại hình tiết kiệm sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng
không được sử dụng vào các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời hạn gửi và có
rút tiền, có mức lãi suất cao hơn với tiền gửi không kỳ hạn.

×