1
Thực trạng phát triển khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng của
Vietinbank
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên Công ty: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY
AND TRADE. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VIETINBANK
- Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà nội
- Logo:
- Số vốn điều lệ của Vietinbank (2008) là: 13.400.000.000.000 đồng.
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988
sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ
vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, có quan hệ đại lý với trên
850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 và ứng dụng
công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. VietinBank là thành viên của
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính
viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ
VISA, MASTER quốc tế.
Bảng 1.1: Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty:
Mốc sự kiện Sự kiện/ Tình hình
26/03/1988 Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
14/11/1990 Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Theo Quyết định số 402/CT của
Hội đồng Bộ trưởng)
27/03/1993 Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương
Việt Nam (Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN
Việt Nam)
21/09/1996 Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Theo Quyết định
2
số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
08/02/1991 Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (Theo Quyết định số 12/NHCT
của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).
20/04/1991 Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết định số 48/NH-
QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam).
29/10/19911 Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số
08/NH-GP VN).
27/03/1993 Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả nước (theo
Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
30/03/1995 Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số
83/NHCT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị).
28/10/1996 Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt nam (theo giấy
phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam).
01/07/1997 Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số 37/QĐ-NHCT1
của Tổng Giám đốc).
29/06/1998 Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo (theo Quyết định số 52/QĐ-
HĐQT-NHCT1)
30/10/2001 Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin
(theo Quyết định số 089/QĐ-HĐQT-NHCT1).
27/06/2005 Thành lập Văn phòng đại diện NHCT khu vực miền Trung tại Tp.
Đà Nẵng, (theo quyết định số 249/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch
HĐQT NHCT Việt Nam).
28/09/2007 Thành lập Trung tâm Thẻ NHCT Việt Nam (theo quyết định số
358/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
17/03/2008 Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam (theo quyết định số
160/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
19/09/2008
Thành lập trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHCT Việt
Nam (theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch
HĐQT NHCT Việt Nam)
3
2.1.2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức của NHCT bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm
soát và một số phòng ban giúp việc khác thực hiện báo cáo cho HĐQT. Cơ cấu tóm
tắt như sau:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy điều hành
Nguồn: Vietinbank (Con số trong ngoặc đơn chỉ số người trong bộ phận)
Hiện nay, NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao
gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức của NHCT được
phân chia thành các khối chức năng như sau:
S 2.3: C c u t ch c (Tr s chính)ơ đồ ơ ấ ổ ứ ụ ở
4
Khối CNTT
Trung tâm CNTT
Phòng quản lý và hỗ trợ Incas
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng
Ban kiểm soát HĐQT
Khối hỗ trợ
Văn phòng TGĐ
Phòng quản lý kế toán tài chính
Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO
Phòng chế độ kế toán
Phòng TCCB & đào tạo
Phòng quản lý đầu tư XDCB
Phòng quản lý
chi nhánh và thông tin
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng QLLĐ - tiền lương
Ban thi đua
Phòng pháp chế
5
Phòng thanh quyết toán vốn kinh doanh
Trung tâm đào tạo
Ban thông tin tuyên truyền
Phòng xây dựng và quản lý ISO
Phòng quản trị
TT hỗ trợ khách hàng
Khối kinh doanh
Khối dịch vụ
Khối quản lý rủi ro
Trung tâm thẻ
Phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư
Sở giao dịch 3
Phòng chế độ tín dụng, đầu tư
Phòng dịch vụ ngân hàng điện tử
Phòng quản lý rủi ro
thị trường và tác nghiệp
Phòng Thanh toán VND
Phòng quản lý nợ có vấn đề
Phòng thanh toán ngân quỹ
Ban KTKS nội bộ
Phòng khách hàng DN lớn
Phòng khách hàng DN
vừa và nhỏ
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng định chế tài chính
Phòng kinh doanh dịch vụ
Phòng kinh doanh ngoại tệ
Phòng đầu tư
6
Phòng dịch vụ kiều hối
Hội đồng tín dụng
Nguồn: Vietinbank
7
Các chi nhánh của NHCT được cơ cấu theo hai mô hình tổ chức sau:
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 1)
Nguồn: Vietinbank
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 2)
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức của Phòng Giao dịch được thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức: Phòng Giao dịch
8
Nguồn: Vietinbank
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietinbank
2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường của Vietinbank
Các lĩnh vực kinh doanh của Vietinbank:
a. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh
tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không
kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
b. Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG,
KFW) và các hiệp định tín dụng khung
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong
nước và quốc tế
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
c. Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện
hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
9
d. Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín
dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu
chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế
- Chuyển tiền nhanh Western Union
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
- Chi trả Kiều hối…
e. Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu…)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh
sáng chế.
f. Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER
CARD…)
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
g. Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư và tài chính
- Cho thuê tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký
chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai
thác tài sản.
10
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong những năm qua
Với số vốn điều lệ 7.626 tỷ, Vietinbank hiện đứng thứ 2 về quy mô vốn trong
khối các ngân hàng thương mại Nhà nước và đứng thứ 3 trong toàn bộ hệ thống ngân
hàng (chỉ sau Vietcombank và Agribank). Là một trong những ngân hàng có mạng lưới
hoạt động lớn nhất, các chi nhánh của Vietinbank được phân bố rộng rãi trên 56 tỉnh
thành trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính, 3 Sở giao dịch, 138 chi nhánh, 188 phòng
giao dịch, 258 điểm giao dịch, 191 quỹ tiết kiệm và 742 máy ATM. Mạng lưới rộng
khắp tạo điều kiện để Vietinbank mở rộng thị phần và đẩy mạnh hoạt động, tăng tính
cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2.1. Tình hình huy động vốn
Tăng trưởng huy động của Vietinbank đạt bình quân 20%/năm giai đoạn
2004-2007, chủ yếu do tăng trưởng từ các nguồn chính như tiền gửi khách hàng
(16%), vốn tài trợ, ủy thác đầu tư (24%), tiền gửi, vay các TCTD (52%).
Nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn
huy động, 72,5%. Năm 2007, tăng trưởng huy động từ khách hàng đạt 23%, cao hơn
các năm trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành 35%. Hết quý
III/2008, nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt 112.513 tỷ, dự báo con số này của
cả năm 2008 sẽ không tăng nhiều so với 2007. Đây là tình trạng khó khăn chung của
toàn ngành ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng vốn huy động (2007):
72.5%
Tiền gửi và vay các TCTD
18.6%
2.4%
2.6%
0.5%
3.5%
Nợ CP và NHNN
Tiền gửi khách hàng
Vốn tài trợ, ưu tiên đầu tư
Phát hành giấy tờ có giá
Nợ khác
2004
11
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động từ khách hàng qua các năm:
2004
2005
2006
2007
2008
72.258
t
ỷ
84.387
t
ỷ
91.505
t
ỷ
112.692
t
ỷ
135.231
t
ỷ
Nguồn: Vietinbank
Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng:
2004 2005 2006 2007 2008
Tiền gửi tiết kiệm 46,5% 46,7% 48,7% 45,6% 46,8%
Tiền gửi có kỳ hạn 13,0% 13,2% 22,7% 25,6% 27,3%
Tiền gửi không kỳ hạn 33,5% 32,6% 26,3% 25,5% 21,2%
Tiền gửi khác 7,0% 7,5% 2,3% 3,3% 4,7%
Tổng tiền gửi khách hàng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Nguồn: Vietinbank
Trong cơ cấu tiền gửi khách hàng, các loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không
kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm dần, thay vào đó, loại tiền gửi có
Nguồn: Vietinbank