Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.58 KB, 17 trang )

1
GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING
Xu thế phát triển những công nghệ hiện đại là điều tất yếu. Trong bối
cảnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt đối với
một nước đang trong quá trình hội nhập như nước ta hiện nay, các yêu cầu về
việc áp dụng và phát triển các công nghệ hiện đại là điều kiện đầu tiên để ta
có thể đạt được những mục tiêu của mình. Sự phát triển của công nghệ không
chỉ mang lại những lợi ích to lớn mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành
khác từ sản xuất cơ bản, xây dựng... Ngành tài chính ngân hàng cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Hiện đại hóa ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân
hàng hiện đại là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu mà các
ngân hàng VIệt Nam đang hướng tới.
Ngoài sự phát triển của công nghệ, việc các ngân hàng hiện nay cũng
chú trọng vào xu thế phát triển hướng vào các dịch vụ bán lẻ, với đối tượng
chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đông đảo người tiêu dùng trong cả
nước. Thị trường bán lẻ lớn và đầy tiềm năng với 80 triệu dân, GDP tính theo
đầu người tăng lên đều đặn dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm ngày càng tăng lên trong tỷ
trọng tổng thu nhập của cả hộ gia đình. Hơn thế nữa, nếu xét trong mối tương
quan với các nguồn vốn tiết kiệm chủ yếu (tư nhân, nhà nước, tổ chức và
nước ngoài) thì đây vẫn là nguồn vốn lớn nhất và sẵn sàng nhất. Thêm vào đó
trình độ dân trí cao hơn dẫn đến xu hướng sử dụng nhiều hơn và khả năng tiếp
cận dễ dàng hơn tới các phương tiện hiện đại như Internet, Mobile phone,
ATM cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ dựa trên các phương tiện này.
Điều này cho thấy cơ hội lớn đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Tuy
2
nhiên, để phát triển dịch vụ NH bán lẻ trên thì công nghệ mới là yếu tố then
chốt giúp các NH tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt thời hội nhập
Một vấn đề lớn vừa có tính lâu dài, vừa thời sự là "Thanh toán không
dùng tiền mặt" luôn được đề cập tới. Theo thống kê của NH Nhà nước VN, tỷ


lệ thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm, từ 31,7% năm 2001
xuống 18,13% vào năm 2005, và còn 17,21% vào năm 2006 và khả năng còn
tiếp tục giảm do Thủ tướng Chính phủ phê đã phê duyệt Đề án "Thanh toán
không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại
Việt Nam", và thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN, ngày 11/10/2007 của Thống đốc
NHNN.
Do sự thúc đẩy của nhu cầu trên, các ngân hàng không thể không theo
đuổi việc hiện đại hóa hệ thống của mình nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của
khách hàng, trong đó việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng trong giai đoạn trước
mắt và cả đối với các chiến lược dài hạn khác.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Sự phát triển của ngân hàng điện tử phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó những yếu tố như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, trình độ
phát triển kinh tế, trình độ phát triển của các doanh nghiệp và của khách hàng
cá nhân có ý nghĩa quyết định rất lớn. Phát triển ngân hàng điện tử là tất yếu,
song đôi với VCB cần hết sức thận trọng, đảm bảo sự phát triển phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước, phát triển an toàn, bền
vững và hiệu quả. Sự học tập kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, cùng
quan điểm đi tắt, đón đầu trong phát triển công nghệ cần được các ngân hàng
3
xem xét và thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, để phát triển ngân hàng điện
tử, trước hết các VCB Việt Nam cần thực hiện một số “bước đi” thích hợp,
các giải pháp cụ thể, như tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hoạt động dịch
vụ ngân hàng truyền thống: Dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ
ngoại hối, kho quỹ, tư vấn... Đây là cơ sở đảm bảo cho VCB phát triển đạt
trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng

điện tử.
Sự phát triển ngân hàng điện tử phải mang tính chiến lược. Tuy nhiên,
để phát triển vững chắc, trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình, VCB cần lựa
chọn phương án tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trước mắt, VCB nên phát
triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử ở mức độ nhất định, phù
hợp với tình hình thực tế, trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu của
khách hàng như: Xây dựng và phát triển trang web của ngân hàng; phát triển
hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại di động (mobile-Banking); phát
triển dịch vụ homebanking. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính
các đối tượng khách hàng của ngân hàng (khách hàng truyền thống), đồng
thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu ứng thông
tin về dịch vụ từ các khách hàng truyền thống.
3.2.1. Vốn đầu tư.
Xây dựng và phát triển ngân hàng điện tử, đòi hỏi nguồn vốn lớn để
phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc,
xây dựng, phát triển phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực. Đối với các sản
phẩm ngân hàng điện tử phục vụ cho mảng ngân hàng bán lẻ, lượng vốn đầu
tư lớn như vậy là gia tăng chi phí của ngân hàng, bao gồm thêm các chi phí về
mạng lưới, cơ sở hạ tầng... trong khi thu nhập lại dựa trên những món nhỏ lẻ
nên muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải dựa trên doanh số, số lượng các
giao dịch lớn mới có thể hy vọng sự đầu tư có khả năng thu hồi vốn và sinh
4
lời. Đồng thời do yêu cầu về vốn đầu tư khá lớn nên quá trình này phụ thuộc
rất lớn vào năng lực tài chính của mỗi TCTD, VCB là một trong những ngân
hàng hàng đầu Việt Nam có tiềm lực về vốn và VCB cũng đã nỗ lực đẩy
mạnh việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ tuy nhiện sự đầu tư này chưa
đáp ứng được nhu cầu đối với việc phát triển.
Trước hết cần phải đầu tư vốn cho hệ thống CorE-Banking. Hệ thống
này tuy là khá hiện đại so với mặt bằng chung trong khu vực tuy nhiên để có
thể đạt được độ an toàn và bảo mật cao cũng cần phải đầu tư một cách đồng

bộ từ các phần mền quản lý cho tới các phần cứng an ninh mạng Việc bảo mật
có thể coi là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng ngân hàng điện tử cho
nên nâng cấp hệ thống bảo mật chống lại xự xâm nhập từ bên ngoài là điều
không thể bỏ qua. Hiện nay, việc các hacker tấn công các hệ thống của ngân
hàng trên thế giới đã không còn là điều hiếm thấy tuy nhiên với sự đầu tư
thích đáng thì hầu như các ngân hàng này đều không gặp phải các vấn đề thực
sự nghiêm trọng. VCB cần phải chú trọng đến vấn đề này và có sự phân bổ
nguồn vốn cho hợp lý. Ngoài ra việc đầu tư vốn cho các thiết bị máy móc mới
là phần không thể thiếu được.
Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, việc đầu tư vốn cũng cần chú
trọng đến đầu tư có trọng điểm, không dàn trải gây làng phí nguồn vốn mà lại
không đạt được các mục tiêu như dự kiến, có dự kiến đầu tư mở rộng khi điều
kiện cho phép. VCB cần lên kế hoạch triển khai thật cụ thể, xác định sản
phẩm nào là sản phẩm chiếm lược để có thứ tự ưu tiên. Đầu tư ưu tiên vào các
công nghệ mà ngân hàng VCB còn đag yếu hoặc chưa có so với các ngân
hàng nước ngoài như:
1. Công nghệ thanh toán để nâng cao tốc độ , độ chính xác, an toàn.
2. Công nghệ phục vụ quản trị ngân hàng, nhât là về mặt quản trị rủi ro,
quản trị vốn khả dụng, quản trị tài chính
5
Tăng cường đầu tư cho việc quảng bá hình ảnh sản phầm, đưa sản
phẩm tới gần khách hàng hơn nữa. Hiện nay tiềm năng của các dịch vụ E-
Banking của VCB chưa thực sự được khai thác hết. Nhiều khách hàng mặc dù
đã biết ngân hàng có cung cấp dịch vụ này nhưng chưa thực sự an tâm tin
tưởng do đó cần phải tăng cường công tác Marketing cho sản phẩm, giới thiệu
về sản phẩm, thuyết phục khách hàng về độ an toàn cũng như sự tiện lợi mà
nó mang lại làm cho việc sử dụng sản phẩm trở nên quen thuộc. Đối với
những khách hàng là giới trẻ, họ ưa thích công nghệ nên việc quảng bá có thể
dễ dàng hơn đối với những khách hàng đã ở tuổi trung niên, tuy vậy thì cũng
không nên bỏ qua nhóm khách hàng này vì họ là những khách hàng rất tiềm

năng.
Ngân hàng cũng cần đầu tư vào việc mở rộng thị phần, khai thác những
khách hàng tiềm năng. Các dịch vụ mới nên được đầu tư để triển khai, còn đối
với những nhóm sản phẩm sẵn có thì cần phải khai thác hiệu quả, phát triển
thêm theo hướng ngày càng có nhiều tiện ích đi kèm.
3.2.2. Hạ tầng cơ sở và giải pháp công nghệ
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, VCB cần quan tâm hơn
nữa đến hạ tầng cơ sở công nghệ của mình. Hệ thống máy chủ nên thường
xuyên được bảo trì để đảm bảo tính chính xác của những giao dịch, các giao
dịch của dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB đều được xử lý tại trung tâm xử
lý E-Banking của VCB nên nếu có bất kì trục trặc nào tại hệ thống sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ các giao dịch của khách hàng tại VCB. Hậu quả của những
sự cố do không thường xuyên bảo trì hệ thống máy chủ nhiều khi rất khó
lường, các số liệu có thể bị thay đổi gây ra nhầm lẫn và sẽ mất rất nhiều thời
gian để khắc phục.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ nào cần phải qua quá trình nghiên
cứu, lựa chọn, xây dựng và thử nghiệm, kể cả phương thức chuyển giao công
6
nghệ trọn gói cũng qua một quy tình phức tạp. Ngoài việc tham khảo các kinh
nghiệm của ngân hàng trên thế giới trong chiến lược đầu tư vào công nghệ tin
học và mua sắm trọn gói, VCB cũng cần tự nghiên cứu, phát triển, quá trình
nâng cấp để có được sự tự chủ trong quá trình sử dụng và từ đó có thể mang
lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
Đối với hệ thống phần mềm, việc xây dựng các chương trình phần mềm
cần chú ý hơn tới khả năng ứng dụng, mở rộng dịch vụ. Hiện nay và tỏng vài
năm tới, VCB nên chọn các phương án nhập khẩu phần mềm trọn gói vì
phương thức này cho phép ngân hàng rút ngắn thời gian triển khai dịch vụ và
thuận tiện hơn trong việc xử lý các sự cố sẽ xảy ra.
Đối với phần cứng thì việc nâng cấp, đổi mới cần đặc biệt quan tâm
đến dung lượng, tốc độ xử lý, các phần cứng có cấu trúc mở để có thể sẵn

sàng thích ứng với các thiết bị phụ trợ bên ngoài và thích ứng được với các
phần mềm đa dạng, do việc sử dụng các phần mềm có thể có sự khác nhau
giữa các ngân hàng. VCB cần một hệ thống phần cứng chủ động trong việc
kết nối thanh toán với các ngân hàng khác.
Những sự cố trên dù lớn hay nhỏ đều có sự ảnh hưởng nhất định đến
ngân hàng, đặc biết là ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng từ đó ảnh hưởng
tới doanh thu, lợi nhuận cũng như các kế hoạch phát triển và triển khai sản
phầm mới sau này. Kể cả đến việc mất các đối tác nước ngoài do không đáp
ứng được các yêu cầu của họ.
Ngay cả trong điều kiện bình thường, việc lập các trung tâm thông tin
dự phòng cũng là điều cần thiết để đảm bảo lưa trữ các số liệu trong điều kiện
có sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ tại trung tâm xử lý chính. Trung tâm thông tin
sự phòng hay còn gọi là trung tâm phục hồi thảm họa có ý nghĩa rất to lớn đối
với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng VCB nói riêng. Phần lớn
trong các trường hợp nếu xảy ra các sự cố thì các ngân hàng phải mất rất

×