Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.84 KB, 24 trang )


GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI
VÀ KINH DOANH KHO Ở CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ DU LỊCH
HOA VIỆT
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VẬN
TẢI TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
3.1.1 Quan điểm phát triển của ngành về hoạt động dịch vụ vận tải.
- Phát triển hệ thống dịch vụ vận tải của đất nước với quy mô hiện đại và
đồng bộ ngang tầm với trình độ khoa học, kĩ thuật và công nghệ của các nước
tiên tiến trên thế giới và khu vực nhằm thoả mãn yêu cầu phát triển kinh tế,
củng cố an ninh quốc phòng trong thập kỷ tới, đồng thời tạo đà cho nền kinh
tế cất cánh vào đầu thế kỷ XXI.
- Tập trung cải tạo, sửa chửa và nâng cấp hệ thống dịch vụ vận tải hiện
đại và đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, chú trọng tới các tuyến dịch
vụ vận tải xuyên quốc gia, nối các trung tâm công nghệ, các đô thị, các đặc
khu kinh tế, các khu chế suất… các tuyến nối liền với hệ thống dich vụ vận tải
của các quốc gia có chung đường biên giới.
- Hình thành các tập doàn công ty mạnh ở từng chuyên ngành nhất là
đường biển, hàng không, đường thuỷ, đường sắt. Trên lĩnh vực dịch vụ vận tải
hình thành các tập đoàn dịch vụ vận tải bốc xếp mạnh, nhanh chóng phát triển
tổ chức liên hiệp dich vụ vận tải trong nước, áp dụng rộng rãi tổ chức dịch vụ
vận tải đa phương thức giữa các quốc gia.
- Đào tạo nâng cấp, đào tạo mới đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa
học quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi, công nhân lành nghề về dich vụ vận
tải ngang tầm với yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, ứng dụng mạnh
mẽ các thành tựu, khoa học điều khiển khoa học quản lý vi tính hoá hệ thống
thông tin trong ngành dịch vụ vận tải, trong công tác điều khiển vận hành của
quá trình dịch vụ vận tải, trong công tác tổ chức khai thác và quản lý ngành
1
1
1



dịch vụ vận tải. Mục tiêu phát triển của ngành về lĩnh vực dich vụ vận
tải.Thoả mãn mọi yêu cầu về vận chuyển hàng hoá cả về số lượng và chất
lượng, phát sinh từ tất cả các hoạt động của mọi ngành kinh tế, mọi loại thị
trường ( trong nước và quốc tế).
BẢNG 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU LƯỢNG HOÁ CỦA NGÀNH VỀ DỊCH VỤ
VẬN TẢI HÀNG HOÁ GIAI ĐOẠN 2000-2010
Chỉ tiêu Đơn vị
Phương án 1 Phương án 2
2000 2010 2000 2010
Khối lượng vận tải
hàng
10
6
T 158,0396 365,5823 252,0452
691,701
7
Trong đó theo ngành
- Đường sắt 10
6
T 7,9 18,5 12,6 34,6
- Đường bộ 10
6
T 102,7 240 164 450
- Đường sông 10
6
T 31,6 70 50,4 138
- Đường biển 10
6
T 15,8 37,0 25,0 69,0

- Đường hàng
không
10
6
T 39,6 82,3 45,2 101,7
Nhịp độ bình quân
năm
% 9,7 13,4
Từ bảng trên ta thấy ngành dịch vụ vận tải đường bộ có vai trò rất quan
trọng trong toàn ngành, kế hoạch khối lượng vận tải hàng hoá của ngành được
đặt ra theo phương án 1 năm 2000 là 102,7 x 10
6
tấn hàng đến năm 2010 là
240 x 10
6
tấn hàng còn theo phương án 2 thì năm 2000 vận chuyển 164 x 10
6
tấn hàng và đến 2010 là 450 x 10
6
tấn hàng.

3.1.2 Phướng hướng và mực tiêu phát triển thị trường dịch vụ vận
tải của công ty TNHH Vận Tải và Du Lịch Hoa Việt trong thời gian tới.
Mục tiêu phát triển
2
2
2

Điều quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh là doanh
nghiệp phảI có lãI cho dù chỉ kinh doanh một mặt hàng đơn giản. Một doanh

nghiệp kinh doanh với mục địch thương mại thì mục tiêu là lợi nhuân và các
vấn đề liên quan như chính trị, xã hội, văn hóa … Với một công ty trách
nhiệm hữu hạn thì doanh nghiệp có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động kinh doanh của mình thì mục tiêu là lợi nhuận cao nhất
để thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông.
Khi doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tôt đó là điều kiện cần để công
ty phát triển, mở rộng thị trường, đầu tư chiều sâu, từng bước ổn định, phát
triển bền vững và đặt ra các mục tiêu khác.
Nói tóm lại, mục tiêu chính của công ty TNHH Vận tải và Du lịch Hoa
Việt là nâng cao lợi nhuận để có thể đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm công
ăn việc làm, tăng nộp ngân sách nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội.
Phương hướng phát triển
Sự phát triển của ngành Giao Thông Vận Tải nói chung và phương
hướng phát triển của Công ty TNHH Vận tải và du lịch Hoa Việt nói riêng
hoà nhập với định hướng phát triển của kinh tế Việt Nam; theo hướng Công
Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá đất nước, hoà nhập ASEAN và Hiệp hội Thương
Mại Quốc Tế (WTO). Quy hoạch phát triển của Công ty gắn liền với quy
hoạch và phát triển của ngành Giao Thông Vận Tải.
Trong những năm qua Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục hoà chung
vào guồng quay của đất nước. Trong những năm tới đây Công ty vẫn tiếp tục
duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải với kế hoạch cụ thể như sau:
- Hoạt động dịch vụ vận tải hàng hoá đường dài của Công ty chủ yếu
trên tuyến Bắc-Nam, từ TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng, Đà Nẵng – Hà nội. Sử
dụng các biện pháp hỗ trợ hoạt động vận tải bằng các loại dịch vụ như dịch vụ
3
3
3

lưu kho, dịch vụ bốc xếp, dịch vụ bảo hiểm… với các mặt hàng chủ yếu

truyền thống như: xe máy, ô tô con, điện lạnh- điện dân dụng, điện tử, bánh
kẹo, cafe, đồ nội thất, nước mắm, hàng may mặc … bằng các phương thức
vận chuyển chủ yếu là đóng Container vận chuyển bằng đường bộ và thuê
ngoài vận chuyển bằng đường biển.
- Hoạt động dịch vụ vận tải hàng hoá đường ngắn của Công ty chủ yếu
bằng loại xe tải vận chuyển hàng từ nhà máy Honda Việt Nam, từ nhà máy
VMEP, LIFAN, SUFAT đi các tỉnh phía Bắc và miền Trung đổ ra.… sử dụng
các biện pháp hỗ trợ hoạt động vận tải bằng các loại dịch vụ như dịch vụ lưu
kho, dịch vụ bốc xếp, dịch vụ bảo hiểm… với mặt hàng xe máy chiếm tới 90
% doanh số vận chuyển. Sử dụng xe tải đóng thùng 2 tầng chuyên dụng chở
xe máy.
- Công tác mở rộng thị trường ngày càng được Công ty quan tâm hơn
đặc biệt trong thời gian tới Công ty chú trọng mở rộng thị trường ở các khu
vực kinh tế đang phát triển của đất nước như: Quy Nhơn, Phú Yên, Phan
Thiết, … hay những thị trường mà Công ty đã có quan hệ và thực hiện những
hợp đồng vận chuyển tuỳ trên doanh thu của công ty ở những khu vực thị
trường còn thấp như: Hải phòng, Huế… Tăng cường mở rộng thêm các chi
nhánh ở các thành phố như: Quảng Ninh, Nghệ An…Mở rộng thị trường vận
chuyển hàng hóa đi các nước bạn như: Lào, Campuchia, Trung Quốc …
- Tiếp tục củng cố các dịch vụ kinh doanh bằng chính những phương tiện
vận chuyển của Công ty. Bên cạnh đó còn nghiên cứu đưa thêm các dịch vụ
bổ trợ vào lĩnh vực kinh doanh như dịch vụ khai quan, dịch vụ pháp lý, dịch
vụ kiểm hoá, giám định, dịch vụ bao thầu gọn… tạo ra các dịch vụ giao dịch,
dịch vụ vận chuyển mang tính đồng bộ và đầy đủ. Làm tốt được điều này sẽ
giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh trong thế chủ động và linh hoạt hơn,
tạo ra những cơ hội kinh doanh mới thuận lợi hơn.
4
4
4


- Tìm hiểu và tiến tới ký kết các hợp đồng với các chủ hàng hiện tại và
chủ hàng mới, nhận vận chuyển các mặt hàng nặng như: Hàng gia công, hàng
gốm sứ, phân bón, hàng siêu trọng, hàng có mùi… nhằm mở rộng thị trường
tạo ưu thế trong cạnh tranh. Duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải
thông qua hàng xuất khẩu không những làm tăng nhanh tốc độ lưu chuyển
hàng hoá mà còn tăng cao lợi nhuận cho công ty trong những hoạt động chính
của Công ty.
- Hiện tại công ty đang còn gần 20.000 m
2
kho ở Thường Tín chưa có
khách hàng thuê, vấn đề đặt ra trong thời gian gần nhất phải quảng bá, tìm
khách hàng để cho thuê kín diện tích kho đã xây dựng. Tiếp đó sẽ nghiên cứu
thêm tình hình thị trường kho bãi ở Bình Dương, Đồng Nai để có kế hoach
đầu tư xây dựng kho bãi.
- Xuất phát từ nhu cầu vận tải hàng hóa các dịch vụ có liên quan cũng
như có đặc điểm địa lý, là hàng hoá vận chuyển đến những vị trí yêu cầu của
khác hàng do đó cần phải vận chuyển hàng hoá bằng nhiều phương thức vận
chuyển khác nhau. Nắm bắt được điều này Công ty cần đầu tư mua thêm một
tàu trọng tải từ 400 đến 700 tấn và một tàu trọng tải từ 1000 đến 2000 tấn. Mở
rộng thị trường hoạt động, đầu tư mua thêm phương tiện là điều kiện cần thiết
nhưng không thể không nói tới yếu tố chi phí bằng cách xem xét lại tất cả các
mục tiêu, kiên định ký duyệt các chi phí hợp lý và áp dụng các biện pháp để
tiết kiệm các chi phí như: xăng dầu, điện thoại, điện nước, xe con, công tác
phí… Ngoài ra còn phải chú ý hơn tới nhân tố con người vì đây chính là nhân
tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của Công ty. Trong định
hướng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh Công ty phải trích
một phần lợi nhuân dành cho định hướng đầu tư phát triển con người, đó là:
nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên cải thiện điều kiện
làm việc đảm bảo sức khoẻ, đòi sống tinh thần cho người lao động, thực hiện
5

5
5

chế độ trả lương, thưởng hợp lý, đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho cán bộ
công nhân viên của Công ty.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KINH DOANH KHO BÃI CỦA CÔNG TY TNHH
VẬN TẢI VÀ DU LỊCH HOA VIỆT
Qua việc phân tích thực trạng dịch vụ vận tải ở trên đã cho chúng
ta thấy các điểm mạnh điểm yếu của Công ty, nhất là các mặt yếu đã làm hạn
chế chất lượng dịch vụ vận tải của Công ty. Để khắc phục được những tồn tại
này ban lãnh đạo Công ty phải phân tích tìm ra nguyên nhân của chúng để từ
đó tìm ra hướng giải quyết thích hợp, hiệu quả.
Qua gần10 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã rút ra nhiều bài
học kinh nghiệm, có lẽ cũng nhận thấy được ý nghĩa của công tác nghiên cứu
thị trường đối với hoạt động duy trì và mở rộng thị trường cũng như đối với
sự sống của Công ty mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khả năng thực hiện của
Công ty đến đâu với tình hình cụ thể của Công ty TNHH Vận Tải và Du lịch
Hoa Việt tôi xin đề xuất một số hướng giải quyết như sau:
3.2.1- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường sâu rộng hơn
nữa
Do cơ cấu tổ chức, việc nghiên cứu thị trường ở phòng Thị trường
kế hoạch và đầu tư có rất nhiều công việc cho nên việc nghiên cứu thị trường
chưa được quan tâm đúng mức, nghiên cứu thị trường đang còn rời rạc và
chưa phân tích cụ thể. Khách hàng chủ yếu là khách hàng đã có từ trước, và
những khách hàng có nhu cầu vận chuyển họ tự liên lạc với công vì vậy công
ty phải quan tâm mạnh mẽ đến việc điều tra và nghiên cứu thị trường. Cơ làm
tốt được công tác này mới giúp cho Công ty có khả năng củng cố và phát triển
thị trường dịch vụ vận tải.
6

6
6
Xây dựng các chương trình nghiên cứu vận tải khu vực
Nghiên cứu kinh tế khu vực Thu thập các số liệu thống kê về vận chuyển hàng hoá
Nghiên cứu bạn hàng và nhu cầu vận chuyển
Phân tích và xử lý thông tin
Lựa chọn phương pháp dự báo Xây dựng các biện pháp đa dạng hoá sản phẩmXây dựng các phương pháp nâng cao khối lượng vận chuyển
Dự báo khối lượng vận chuyển và các chỉ tiêu chi phí – doanh thu

Thị trường dịch vụ vận tải hàng hoá là thị trường công ty cần nắm
bắt, trước hết cần chú ý tới các vấn đề sau:
 Nhu cầu vận chuyển
 Luồng tuyến vận chuyển
 Phương tiện vận chuyển
 Yêu cầu vận chuyển
Để từ đó Công ty chuẩn bị những phương tiên thích ứng, các
phương tiện phòng hộ khi cần thiết trước khi hàng đi, tránh tổn thất hàng hoá
một cách tối đa.
Tuy nhiên trong các bước phân tích trên việc xác định nhu cầu vận
chuyển là rất quan trọng. Chiến lược nhu cầu vận chuyển là cơ sở để đầu tư
phát triển các loại phương tiện vận tải. Để xác định chính xác nhu cầu dịch vụ
vận tải Công ty cần phải nghiên cứu các chương trình phát triển kinh tế xã
hội, dự báo sự phát triển khoa học kỹ thuật và sự chuyển biến của thị
trường… việc nghiên cứu nhu cầu vận chuyển chiến lược phải xem xét toàn
diện cho cả nền kinh tế cũng như cụ thể cho từng khu vực.
Sơ đồ hệ nghiên cứu hệ thống vận tải khu vực
Mặt khác, để tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường,
Công ty cần củng cố và mở rộng thị trường trên cơ sở phân tích đối thủ
cạnh tranh một cách có hệ thống. Có nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Công ty mới có thể đưa ra các phương pháp thích hợp để chiến thắng

song để tìm hiểu đối thủ, Công ty cần trả lời các câu hỏi sau:
 Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là ai?
 Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh?
 Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh?
7
7
7

 Thái độ mạo hiểm của đối thủ cạnh tranh?
 Các phản ứng của họ như thế nào trước các đối thủ?
………
Nhận thức được điều này công ty không ngừng nghiên cứu đối thủ cạnh
tranh và dựa vào các thế mạnh vốn có của mình để nhanh chóng thử nghiệm,
xâm nhập vào thị trường mới, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mang lại nhiều lợi
nhuận cho Công ty.
3.2.2Xây dựng một kế hoạch có chất lượng.
Do cơ cấu tổ chức của công ty chưa có phòng kế hoạch và chăm
sóc khách hàng, công ty nên thành lập một phòng làm kế hoạch và chăm sóc
khách hàng. Đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào để thực hiện một công
việc đạt được hiệu quả cao nhất thiết phải xây dựng cho mình một kế hoạch
cụ thể. Một kế hoạch sản xuất được coi là chất lượng phải đáp ứng được các
yêu cầu sau:
3.2.2.1- Kế hoach xây dựng phải đúng tiến độ.
Kế hoạch sản xuất thực chất là kế hoạch mục tiêu do đó đòi hỏi
phải đúng tiến độ để các kế hoạch hỗ trợ khác làm căn cứ xây dựng, Kế hoạch
sản xuất được xây dựng sớm sẽ tạo điều kiện cho giai đoạn thực hiện tổ chức
sản xuất, qua đó các nguồn lực của Công ty có thể được huy động để đáp ứng
đúng lúc đúng số lượng, đúng chất lượng… nhằm nâng cao hệ số thời gian
dụng máy móc thiết bị, thời gian lao động, tạo lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
Thông thường đối với kế hoạch năm thì vào tháng 10 năm báo cáo doanh

nghiệp đã phải xây dựng xong kế hoạch, phương hướng phấn đấu cho năm
tiếp theo. Đối với kế hoạch tháng, quý thì ngày 25 trong tháng phải hoàn
thành việc xây dựng kế hoạnh cho tháng sau, quý sau.
3.2.2.2- Kế hoạch kinh doanh phải được xây dựng trên các căn cứ vững
chắc, có cơ sở khoa học.
8
8
8

Đối với Công ty để kế hoạch mang tính khả thi cao thì bộ phận kế
hoạch phải tiến hành một loạt các phán đoán, phân tích bao gồm: phán đoán
môi trường vĩ mô, môi trường ngành, phán đoán môi trường nội bộ. Đó là
các yếu tố về pháp luật, kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, về mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Để thực hiện được yêu cầu này
Công ty phải tiến hành thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác và phải
có phương pháp xử lý thông tin phù hợp. Phải thiết lập các căn cứ cần thiết,
đáng tin cậy để xây dựng kế hoạch đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
3.2.2.3-Kế hoạch phải khai thác mọi khả năng của Công ty thông qua cân
đối giữa nhu cầu và khả năng.
 Khi nhu cầu cao hơn khả năng: Công ty cần phải tập trung và tìm mọi biện
pháp nhằm đáp ứng dược nhu cầu thị trường. Tức là: Công ty nên lựa chọn thị
trường mà khả năng phục vụ của Công ty mình là tốt nhất, có hiệu quả nhất
để tập trung năng lực vào khai thác nó, không nên đầu tư dàn trải mà có thể
phát huy khả năng liên doanh liên kết bán doanh nhằm phục vụ khác hàng với
khả năng tốt nhất.
 Khi nhu càu thấp hơn khả năng: Công ty cần phải tìm mọi cách đa dạng hoá
mở rộng phạm vi hoạt động trong điều kiện có thể . Tức đòi hỏi sự linh hoạt
của Công ty bởi vì máy móc thiết bị tuy không hoạt động nhưng vẫn chịu
khấu hao (hao mòn tự nhiên), đồng thời là sự mất ổn định khác sẽ xảy ra khi

người lao động không có thu nhập. Vì vậy, Công ty phải chủ động khai thác
các sản phẩm phụ bên cạnh dịch vụ chủ đạo của mình để đưa vào kế hoạch
sản xuất.
3.2.2.4- Kế hoạch phải đảm bảo đem lợi nhuận tối đa.
Lợi nhuận là mục tiêu mà bất cứ Công ty nào cũng phải hướng tới.
Muốn vậy công tác lập kế hoạch của Công ty phải:
9
9
9

×