Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thực trạng quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.7 KB, 32 trang )

Thực trạng quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
2.1. Tổng quan về Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV:
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sở giao dịch 1 –
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử hình thành:
Chi nhánh Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PT VN được thành lập
ngày 28/3/1991 theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng
ĐT&PT VN. Là một chi nhánh đặc biệt thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị
trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính , thực thi có hiệu quả nhiệm vụ chiến lược của
BIDV.Từ ngày đầu thành lập, Sở giao dịch có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ;chủ yếu làm
nhiệm vụ cấp phát ngân sách đầu tư từ các dự án.
Hiện nay chi nhánh Chi nhánh Sở giao dịch 1 có trụ sở chính tại tòa tháp A
Vincom, số 191 Bà Triệu- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Cho tới nay chi nhánh Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã trải qua 19 năm hoạt động và
phát triển, đạt được nhiều bước tiến vượt bậc cụ thể:
- Trong bốn năm đầu tiên (1991-1994), tuy còn nhiều bước đi chập chững nhưng
chi nhánh sở giao dịch 1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách cho
các dự án đầu tư của Bộ, Ngành với số vốn cấp phát hàng trăm tỷ đồng. Theo đó chi
nhánh sở giao dịch 1 đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng vốn ngân sách của
chủ đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng với
thiết kế và khối lượng thi công, góp phần tiết kiệm chống lãng phí trong xây dựng cơ
bản.
- Giai đoạn tiếp theo 1996-2000: Với 167 cán bộ nhân viên, Sở giao dịch đã có
12 phòng nghiệp vụ,1 chi nhánh khu vực,2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Thực
hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngân hàng thương mại , phục vụ đông đảo khách hàng
thuộc mọi tầng lớp kinh tế và dân cư. Chi nhánh sở giao dịch 1đã chuyển hướng mạnh
mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải. Chi nhánh sở
giao dịch 1 đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế, trở thành một
địa chỉ quen thuộc, tin cậy của khách hàng đến gửi tiền. Chi nhánh sở giao dịch 1 còn
thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các


đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chi nhánh sở giao dịch 1 cũng được biết đến như
một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước và cung cấp
các dịch vụ ngân hàng chất lượng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế,…
- Đến tháng 3 năm 2001: Kỷ niệm 10 năm thành lập, chi nhánh sở giao dịch 1 đã
đạt quy mô tổng tài sản 7.828 tỷ đồng, huy động 6.441 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4.179 tỷ
đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,72% lợi nhuận
trước thuế.
- Từ 2001-2005: Chi nhánh sở giao dịch 1 đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi
nhánh cấp 1 trên địa bàn Hà Nội đó là:
Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002
Chi nhánh Hà Thành năm 2003
Chi nhánh Đông Đô năm 2004
Chi nhánh Quang Trung năm 2005
Cơ cấu lại Sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho
khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Đến nay chi nhánh sở giao dịch
1 đã có 17 phòng nghiệp vụ, 15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên. Hệ thống
máy rút tiền tự động ATM hoạt động kết nối với các điểm giao dịch của BIDV trên
phạm vi toàn quốc hợp thành mạng lưới rộng khắp phục vụ khách hàng sử dụng các
dịch vụ của ngân hàng. Mô hình tổ chức của Sở giao dịch đang được tiếp tục hoàn thiện
theo hướng các ngân hàng hiện đại trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để hình
thành cá kênh phân phối sản phẩm tín dụng,huy động vốn, dịch vụ…
Quá trình phát triển quy mô hoạt động của Sở giao dịch được thể hiện: tăng
trưởng khách hàng,tổng tài sản. Đến nay đã có hàng vạn khách hàng mở tài khoản hoạt
động, trong đó có tới 1400 khách hàng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: Tập
đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, cổ phần, trách
nhiệm hữu hạn lớn… Tổng tài sản năm 1991 là 137 tỷ đồng, sau 15 năm đến năm 2006
là 14.141 tỷ đồng, đến năm 2008 là 30.125,642 tỷ đồng.
Biểu 2.1. Biểu đồ tổng tài sản của chi nhánh Sở giao dịch 1 qua các năm
Nguồn Kỷ yếu 15 năm thành lập CN SGD 1 ( 1991-2006) và
Báo cáo kết quả kinh doanh của CN SGD 1 giai đoạn 2006-2009

Công nghệ là nền tảng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với tiện
ích và chất lượng cao. Năm 1992 với hệ thống chuyển tiền điện tử trong nước và hạch
toán kế toán IBS đã đánh dấu bước khởi đầu trong việc hiện đại hóa của Sở giao dịch.
Trong năm 1996-2000, với việc trang bị 70% máy PC liên kết trên mạng cục bộ (mạng
LAN) và liên kết trên mạng rộng (mạng WAN), cùng với hệ thống phần mềm kế toán
IBS,thanh toán điện tử nội bộ, thanh toán quốc tế (SWIFT), thanh toán bù trừ liên ngân
hàng (Interbank) và liên kết tới hệ thống thông tin CIC đã giúp cho Sở giao dịch triển
khai mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về
thanh toán, tiện ích sản phẩm dịch vụ.
Từ năm 2003, Sở giao dịch là đơn vị thành viên đầu tiên đã triển khai thành công
dự án hiện đại hóa ngân hàng do World Bank tài trợ với tính năng là quản lý dữ liệu tập
trung, xử lý giao dịch tức thời và hạch toán tự động.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 1991 – 2000: Sở giao dịch được tổ chức BVQI
và QUACERT cấp chứng chỉ đã áp dụng hệ thống quản lý chất lương theo ISO 1991 –
2000 cho hầu hết các sản phẩm dịch vụ. Các nghiệp vụ đã được thực hiện theo quy
trình thống nhất đảm bảo tính minh bạch, công khai, rõ trách nhiệm đối với từng chủ
thể tham gia, tránh phiền hà cho khách hàng và là cơ sở để xây dựng, nâng cấp chương
trình phần mềm xử lý nghiệp vụ.
Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng tập thể vững mạnh là một trong những
thế mạnh tạo nên thành công trong hoạt động của Sở giao dịch cũng như toàn hệ thống
BIDV. Thứ nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ thành thạo kỹ năng. Từ 16 cán bộ từ ngày
đầu thành lập, đến nay Sở giao dịch đã có gần 300 cán bộ độ tuổi trung bình là 27,5
được đào tạo cơ bản và thường xuyên được đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Với
sức trẻ và lòng nhiệt huyết, gắn bó trung thành với sự nghiệp đã tăng thêm niềm tin của
khách hàng với ngân hàng. Thứ hai là bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Phù hợp với
sự phát triển mô hình tổ chức và nhiệm vụ kinh doanh, trong 15 năm đã có 6 đồng chí
Giám đốc trong đó có 3 đồng chí đã trở thành phó tổng giám đốc BIDV, 20 đồng chí
phó giám đốc và hàng trăm đồng chí trưởng,phó phòng hiện đang được giữ cương vị
công tác tại Sở giao dịch và các đơn vị thành viên trong hệ thống BIDV. Ngoài ra hoạt
động Đảng bộ vững mạnh, hoạt động công đoàn, hoạt động đoàn Thanh niên, phong

trào thể thao văn hóa cũng góp phần xây dựng một tập thể vững mạnh trong Sở giao
dịch.
- Tính đến năm 2008, nguồn vốn huy động đã đạt 28.919 tỷ đồng. Nguồn vốn
huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, có được kết quả vượt bậc này là do sự kết
hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích,
phong cách giao dịch văn minh của nhân viên ngân hàng.
- Từ 1/10/2009 đã được đổi tên thành Chi nhánh sở giao dịch 1.
Sự ra đời của chi nhánh Sở Giao dịch là một tất yếu bởi việc thành lập Sở Giao
dịch là nhằm giải quyết các vấn đề tổng thể sau:
Thứ nhất: trong đầu tư phát triển có những dự án trải dài khắp toàn quốc hoặc
theo tuyến như dự án đường sắt, đường giao thông, điện lực, bưu chính viễn thông…
Các dự án này không chia khúc theo địa bàn, lại đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thẩm định
một cách thống nhất nên nếu phân chia theo chi nhánh sẽ không thoả mãn yêu cầu quản
lý theo đặc điểm của dự án và yêu cầu đòi hỏi của ngân hàng.
Thứ hai: trong xây dựng cơ bản, có những tổ chức xây lắp hoạt động trong cả
một vùng hoặc cả nước như các Tổng công ty xây lắp, san nền, điện lực, bưu chính viễn
thông… nên việc phục vụ và quản lý đòi hỏi có một đơn vị Ngân hàng ĐT&PT phục vụ
theo lĩnh vực đặc thù này trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ ba: BIDV mới bước vào hoạt động thương mại nên cần phải có một “chi
nhánh đặc biệt” bên cạnh BIDV Trung ương để có thể làm thử nghiệm các nghiệp vụ
mới, qua đó rút kinh nghiệm, chỉ đạo triển khai cho toàn bộ hệ thống.
Thứ tư: việc thành lập Sở Giao dịch sẽ thoả mãn điều kiện là tồn tại một bộ
phận phụ trách kinh doanh bên cạnh sự quản lý chung của BIDV.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam:
Để phù hợp và đáp ứng ngày càng cao quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh.
Trải qua các giai đoạn phát triển, về số lượng, cơ cấu các phòng ban cũng như về chức
năng, nhiệm vụ của các phòng ban có những sự thay đổi. Gần đây nhất là Quyết định số
4589/QĐ-TCCB2 ngày 4/9/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PTVN ban hành
quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh,

Sở Giao dịch Ngân hàng ĐT&PTVN. Theo quyết định này, số lượng các phòng ban
cũng như tên gọi, chức năng một số phòng ban có sự thay đổi, nâng số phòng ban từ 15
phòng lên 19 phòng hay nếu trước kia khối tín dụng của Ngân hàng được chia ra thành
các phòng tín dụng, phòng Thẩm định, phòng quản lý tín dụng thì nay chia ra thành các
phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng tài trợ
dự án. Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa
vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt
động của Sở Giao dịch, đảm bảo cho các phòng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình. Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tính chất tương đối bởi các phòng đều có
quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau.
Các phòng ban có các trưởng phòng và phó phòng.
Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 qua các thời kỳ:
- Ông Võ Xuân Phúc - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm giám đốc chi
nhánh sở giao dịch 1 (3/1991- 10/1996)
- Ông Vũ Quốc Sáu - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm giám đốc chi
nhánh sở giao dịch 1 (11/1996- 3/1997).
- Ông Lê Đào Nguyên – Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 (4/1997- 6/2001)
- Ông Lê Văn Lộc – Gián đốc chi nhánh sở giao dịch 1 ( 7/2001- 10/2002).
- Ông Nguyễn Khắc Thân – Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 (11/2002- 4/2005)
- Bà Lê Thị Kim Khuyên – Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1(từ 5/2005)
Khối tín dụng
Khối dịch vụ
Khối đơn vị trực thuộc
Khối quản lý nội bộ
P.Quan hệ khách hàng 4
P.Quản lý rủi ro 1
P.Tài trợ dự án
P.Quản trị tín dụng
P. Dịch vụ KH cá nhân
P.Quản lý và dịch vụ kho quỹ

P.Quan hệ khách hàng 2
P.Quan hệ khách hàng 3
P.Quan hệ khách hàng 1
P.Quản lý rủi ro 2
P.Dịch vụ KH doanh nghiệp 1
P.Dịch vụ KH doanh nghiệp 2
P.Thanh toán quốc tế
P.Kế hoạch tổng hợp
P. Điện toán
P.Tài chính kế toán
P.Tổ chức nhân sự
Văn phòng
4 phòng giao dịch
Ban giám đốc
Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
2.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
2.1.2.1. Phân tích tài chính:
Là một đơn vị trọng điểm trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam, cùng với chiến lược hoạt động hợp lý và sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ
nhân viên, Sở giao dịch đã gặt hái được những con số ấn tượng trong báo cáo kết quả
kinh doanh trong 3 năm gần đây.
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Sở giao dịch 1
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tuyệt đối %TT Tuyệt đối %TT Tuyệt đối %TT
1. Lợi nhuận
trước thuế
312.516 69% 356.420 14% 389.648 9%
2. Tổng tài

sản
17.999.521 27% 21.819.658 21%
25.769.12
6
18%
3. Lợi nhuận
sau thuế
234.387 69% 267.315 14% 292.236 9%
4. ROA (%)
=(3)/(2)
0,013 0,0123 0.0107
5.VCSH 2.695.509 (67%) 1.206.182 (45%) 1.507.289 24,96%
6. ROE (%)
=(3)/(5)
0,087 0,2216 0,1939
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 312.516 triệu dồng tăng 69% so với năm
2006. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 năm. Lợi
nhuận sau thuế phụ thuộc vào thuế suất và đối tượng chịu thuế( giả sử thuế suất cho
mọi đối tượng tính toán là 25%). Do vậy, lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 có tốc độ
lớn nhất là 69%. Nguyên nhân là trong năm 2007, Sở giao dịch đã xây dựng và triển
khai chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, có hiệu quả phù hợp và theo sát với những
diễn biến của ngành tài chính ngân hàng. Mặt khác, môi trường kinh tế vĩ mô, môi
trường kinh tế quốc tế cũng có những thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của ngân
hàng tài chính nói chung cũng như BIDV nói riêng, nhất là so với năm 2008, đó là tốc
độ tăng trưởng của nên kinh tế được củng cố ở mức cao, dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián
tiếp đổ vào Việt Nam lớn, cùng với đó là sự ra đời của hàng loại công ty chứng khoán,
các ngân hàng mới được thành lập, thị trường tài chính được mở rộng và không ngừng
phát triển. Sau đó, đến năm 2008,2009 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không còn cao như

năm 2007, bắt đầu giảm dần còn 14%,9% do ảnh hưởng ít nhiều từ sau khủng hoảng
kinh tế toàn cầu năm 2008.
Tỷ lệ ROA năm 2007 đạt tỷ lệ cao nhất 0,013, tương đương với 1,3%. Do từ
năm 2007, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế giảm dần tuy nhiên tổng tài sản lại
có tốc độ tăng trưởng nhanh dần dẫn đến tỷ lệ sinh lời của tổng tài sản giảm dần qua
các năm. Nhưng tỷ lệ ROE cao nhất vào năm 2008 đạt 0,2216, tương đương với
22,16%. Do năm 2008, lợi nhuận sau thuế lớn hơn và VCSH lại thấp hơn so với năm
2007 nên dẫn đến ROE cao hơn, và đến năm 2009 tỷ lệ này lại giảm nhẹ mặc dù VCSH
năm 2009 có tăng thêm 24,96%. VCSH giảm 45% là do năm 2008 Sở giao dịch đã triển
khai các biện pháp, các sản phẩm , dịch vụ huy động vốn từ cá nhân, tổ chức một cách
đa dạng, phù hợp làm cho tỷ trọng VCSH trong nguồn vốn giảm đáng kể và con số
tuyệt đối của VCSH giảm so với năm trước.
2.1.2.2. Phân tích hoạt động
2.1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là tài
nguyên quan trọng bậc nhất của bất kể một ngân hàng nào. Sự tăng trưởng của nó có ý
nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT
Huy động vốn 15.304.462 51% 25.919.460 69% 29.025.485 12%
1. Tiền gửi TCKT 12.760.106 75% 23.485.352 84% 26.203.885 12%
- TG không kỳ hạn 3.768.506 129% 7.953.210 111% 8.568.459 8%
- TG có kỳ hạn 8.991.600 59% 15.532.142 73% 17.635.426 14%
2. Tiền gửi dân cư 2.491.021 -11% 2.355.873 -5% 2.732.587 16%
- TG tiết kiệm 2.130.000 -7% 1.865.230 -12% 2.196.135 18%
- Kỳ phiếu 125.350 3% 95.023 -24% 121.136 27%
- CC TG, trái phiếu 235.671 -38% 395.620 68% 415.316 5%

3. Huy động khác 53.335 54% 78.235 47% 89.013 14%
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
Sự tăng trưởng nhanh chóng từ nguồn vốn huy động trong 3 năm qua của CN SGD 1
cho thấy chiến lược huy động vốn nói riêng và chiến lược hoạt động của CN SGD 1 đã
phát huy hiệu quả , ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của CN SGD 1 trong hệ thống
BIDV và trong ngành ngân hàng.
Biểu 2.2. Biểu đồ nguồn vốn huy động của chi nhánh Sở giao dịch1 qua các năm
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
Năm 2008,quy mô huy động vốn đạt 25.919.460 triệu đồng, tăng 69%. Đây là năm
có tốc độ huy động vốn lớn nhất trong 3 năm. Năm 2008, Sở giao dịch đã triển khai
nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của
khách hàng gửi tiền. Hiện nay với hệ thống công nghệ hiện đại Sở giao dịch đã áp dụng
nhiều hình thức huy động vốn mới là: TK lãi suất bậc thang, TK dự thưởng, TK ổ trứng
vàng… Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng là kết quả tổng hợp của việc nâng cao
ứng dụng công nghệ ,không nhừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch
văn minh của người cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên mức tăng trưởng nguồn vốn 2009 so
với 2008 giảm còn 12% là do cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng
thấp, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách
hàng nên tính ổn định chưa cao.
Trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng
tăng,tăng mạnh nhất vào năm 2008,tăng tới 84%; còn tiền gửi của dân cư giảm liên tục
qua hai năm 2007,2008 nhưng đến năm 2009 mới được hồi phục với tỷ lệ tăng trưởng
16% so với năm 2009. Đó cũng phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển của
nền kinh tế. Các doanh nghiệp không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về
chất lượng hoạt động,họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để quá trình sản xuất kinh
doanh được diễn ra thuận lợi nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền
kinh tế. Trong nước thì lạm phát có xu hướng tăng cao, với tâm lý lo sợ đồng tiền mất
giá nhưng vẫn muốn đảm bảo an toàn và sinh lời từ đồng vốn của mình, các doanh

nghiệp, các cá nhân thực hiện gửi tiết kiệm vào ngân hàng và chủ yếu là dưới các hình
thức ngắn cho đến trung hạn. Trong đó, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thực hiện
việc giữ và gửi tiền chủ yếu phục vụ cho các mục đích chuyên dùng như việc chi trả
lương cho công nhân viên hay gửi tiền trong ngân hàng để dùng cho việc chi trả các
khoản vốn lưu động khác.
Trong tiền gửi TCKT, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ
tăng mạnh qua hai năm 2007,2008 là 129%,111%, tuy nhiên đến năm 2009 thì tốc độ
này chỉ còn 8%. Tiền gửi không kỳ hạn hưởng mức lãi suất thấp nhưng đó là tiền của
TCKT gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ, khách hàng có thể được
hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp, đem lại các tiện ích đáng kể cho các
TCKT.
2.1.2.2.2. Trong hoạt động tín dụng:
Những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu vay vốn để triển khai, mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh đã tìm đến với sở giao dịch. Những dự án khả thi, cùng với
sự cung cấp vốn kịp thời của CN SGD 1 đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng doanh
thu, phát triển hoạt động và thậm chí tránh nguy cơ phá sản.
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của CN SGD 1
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
STĐ % TT STĐ % TT STĐ % TT
Tín dụng
5.143.976 4% 5.843.208 14% 6.970.584 19%
1. Cho vay ngắn hạn
2.059.282 5% 2.615.689 27% 3.246.845 24%
2.Cho vay trung, dài
hạn TM
2.652.034 8% 2.794.254 5% 3.833.821 37%
4. Cho vay KHNN
161.000 -37% 179.623 12% 181.264 1%

5.Cho vay ủy thác,
ODA
271.660 2% 253.642 -7% 245.613 -3%
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
Tăng trưởng dư nợ tín dụng không những mang lại nguồn thu lớn cho CN SGD 1 mà
còn khẳng định vị thế của Sở, của BIDV, của thương hiệu ngân hàng đầu tư Việt Nam.
Biểu 2.3. Biểu đồ dư nợ tín dụng của Sở giao dịch qua các năm
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN SGD 1 giai đoạn 2007-2009
Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đều tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2009,tăng
19%, đạt 6.970.584 triệu đồng. Hoạt động tín dụng tăng trưởng liên tục, thực sự phát
triển lớn mạnh cả chiều rộng, chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển mọi thành phần
kinh tế. Đi đôi với việc phục vụ tốt khách hàng truyền thống,sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Sở còn chú trọng tới công tác mở rộng quan hệ khách hàng với nguyên tắc “
Hợp tác – Phát triển – Bền vững “.
Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng đã tăng lên về số liệu tuyệt đối
trong thời gian qua. Tổng dư nợ tín dụng, tính đến ngày 31/12/2009 đạt 6.970 tỷ đồng.
Có sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay ngắn hạn và
cho vay trung và dài hạn thương mại. Đặc biệt, năm 2009 so với năm 2008 hoạt động
cho vay trung và dài hạn thương mại đã tăng 37% từ 2.794 tỷ đồng lên 3.833 tỷ đồng,
hoạt động cho vay ngắn hạn đã tăng 19% từ 2.615 tỷ đồng lên tới 3.246 tỷ đồng. Trong
hoạt động tín dụng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất có xu hướng tăng dần
trong cả 3 năm, tăng mạnh nhất vào năm 2008,tăng tới 27%, đạt 2.615.689 triệu đồng.
Cho vay trung dài hạn TM giảm dần, cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cũng là một
biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bởi các dự án trung dài hạn TM có thời gian hoạt
động lâu,thời gian thu hồi vốn dài, trong khi NHTM càng cần có nhu cầu về vốn để
thực hiện các nghiệp vụ khác để giảm thiểu rủi ro,tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Các hoạt động cho vay kế hoạch nhà nước tăng nhẹ vào năm 2009 và cho vay uỷ
thác, ODA đã giảm dần và tăng trưởng với mức số âm.
Năm 2009, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp, các

TCKT càng có nhu cầu lớn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà
ngân hàng thương mại nói chung, và CNSGD1 nói riêng là nơi đáp ứng được nhu cầu
đó. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng : với phương châm “ Hiệu quả của khách hàng là
mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Nâng cao chất lượng phục vụ : Cải tiến quy trình
giao dịch, thẩm định xét duyệt cho vay theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến
phản hồi của khách hàng.
Hầu hết các lĩnh vực xin vay, nhận tài trợ từ Chi nhánh Sở giao dịch 1 lại là những
lĩnh vực tập trung nhiều dự án lớn trong đó có những dự án trọng điểm của quốc gia,
của vùng kinh tế mà nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao, những lĩnh vực nhà nước ưu tiên
thực hiện. Các lĩnh vực đó bao gồm: lĩnh vực xây lắp, dân dụng, công nghiệp và đầu tư
vào cơ sở hạ tầng; lĩnh vực bưu chính viễn thông, lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực
công nghiệp khai khoáng; lĩnh vực chế biến nông, lâm thuỷ sản; lĩnh vực chế biến hàng
xuất khẩu; lĩnh vực công nghiệp năng lượng và dầu khí…
Hiện tại, những dự án, công trình trọng điểm cấp quốc gia nhận được sự thu xếp
vốn, vay vốn tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 như là: Thuỷ điện Yaly, Khí Nam Côn Sơn,
đường ống dẫn PM3 khí Cà Mau và các nhà máy: thuỷ điện Sơn la,lọc dầu Dung Quất,
trục cáp quang Bắc – Nam, hệ thống tổng đài tự động của các bưu điện địa phương
,điện Cà Mau 2, Nhiệt điện Uông Bí,.
2.1.2.2.3. Hoạt động dịch vụ
Ngoài hai nghiệp vụ quan trọng là huy động và tín dụng thì hoạt động dịch vụ cũng
góp phần đáng kể vào nguồn thu của Sở giao dịch.

×