Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.94 KB, 23 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 An ninh tài chính
1.1.1Một số khái niệm về an ninh tài chính
Từ trước tới nay, khi nhắc tới an ninh, người ta thường nghĩ ngay đến an
ninh chính trị, quân sự, xã hội và việc đảm bảo an ninh bằng các biện pháp vũ
trang, thiết chế luật pháp cưỡng chế thi hành pháp luật, và vấn đề an ninh cũng
gắn chặt với chủ quyền quốc gia. Gần đây, khái niệm an ninh đã được mở rộng
sang các lĩnh vực kinh tế, tài chính và đặc biệt đã được nâng lên tầm quan trọng
trong khu vực và trên thế giới sau khi chứng kiến một số sự mất ổn định về kinh
tế của một quốc gia không chỉ đe doạ an ninh của quốc gia đó mà còn có thể trở
thành ngòi nổ dẫn tới khủng hoảng toàn diện, đe doạ sự ổn định của khu vực và
toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Vấn đề an ninh tài chính càng ngày càng trở nên quan trọng đối với một
quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế đang
diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay.
An ninh tài chính không phải là một khái niệm hoàn toàn mới nhưng vẫn
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, đặc biệt là an ninh tài
chính trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Thêm vào đó, vấn đề an ninh tài
chính gắn bó chặt chẽ với những điều kiện cụ thể của từng nước, cho nên để đưa
ra một định nghĩa chung chính xác là một vấn đề cần được nghiên cứu cụ thể.
Dù các quan niệm về an ninh ở các nước khác nhau có những sự khác
nhau nhất định song tất cả đều thống nhất ở một điểm, an ninh là chỉ một tình
trạng hay trạng thái không bị nguy hiểm, và bảo đảm an ninh đồng nghĩa với
việc không để rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Theo các học giả người Trung Quốc, an ninh quốc gia và khái niệm chính
trị cơ bản nhất, trong đó an ninh kinh tế là hạt nhân của an ninh quốc gia. Người
Nga lại cho rằng an ninh kinh tế là trạng thái mà trong đó một quốc gia có đủ sự
tự chủ để hoạch định chính sách phát triển kinh tế của nước mình mà không bị
sự can thiệp của bên ngoài.


Trước đây, khi nói về an ninh kinh tế là chỉ an ninh về tài nguyên, bảo
đảm việc cung cấp tài nguyên có hiệu quả. Ngày nay, an ninh kinh tế quốc gia
chỉ đảm bảo an ninh cung cấp tài nguyên và an ninh thị trường sản phẩm là
chưa đủ, quan trọng là phải tranh thủ giành ưu thế trong lĩnh vực kỹ thuật cao và
kỹ thuật mới, nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề theo hướng thúc đẩy
phát triển các ngành kỹ thuật cao và mới, đẩy nhanh tốc độ sản phẩm hoá tri
thức và bảo hộ quyền sở hữu tri thức.
Gần đây một số nhà kinh tế Việt Nam cho rằng: “An ninh tài chính chính là
sự đảm bảo cho hệ thống tài chính tiền tệ được ổn định lâu dài, có thể ngăn
ngừa một cách hiệu quả những tác động tiêu cực, trong mối đe doạ từ trong
nước cũng như từ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế.
Dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá tài chính các nước
phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính đã trở
thành mối đe doạ chủ yếu đến an ninh kinh tế thế giới. Chính vì vậy, tăng cường
an ninh tài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát tài chính, thiết lập cơ
chế ứng phó tiền tệ cần thiết, cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt, tăng cường phối
hợp và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài chính, đã trở thành nội
dung chính của an ninh kinh tế. Từ đó ta có thể thấy được an ninh tài chính là
một khái niệm cơ bản, là điều kiện thiết yếu để một nền tài chính tồn tại và phát
triển, cũng như đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững. Vậy an ninh tài
chính là gì?
An ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính
ổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng.
Ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường, không có những
biến động đột ngột, thất thường. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là cố gắng
giữ nguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trong tiến trình phát triển đi
lên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Theo giới tài chính quốc tế, ổn định tài
chính là cực kỳ quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và không thể có ổn định
tài chính nếu thiếu hệ thống tài chính mạnh.

An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm từ phía các tác động
bên trong và bên ngoài. Giữ an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại cho
mình đồng thời ngăn chặn và chồng lại được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài.
Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi chi phối toàn
bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính.
Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính
yếu không thể giữ được ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu không
thể giữ được ổn định và đảm bảo an toàn.
1.1.2 Quan điểm về an ninh tài chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền
gửi chủ yếu ở dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được phép rút ra với một thông
báo ngắn hạn( tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm)”
Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán
và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
Các ngân hàng gồm nhiều loại như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu
tư,...Nhiều nước, trong đó có Việt Nam phát triển loại ngân hàng tổng
hợp(universal bank) kết hợp hoạt động của ngân hàng thương mại với ngân
hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, cho thuê tài chính...
Như vậy, an ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng là
việc đảm báo hoạt động của các tổ chức tín dụng được tiến hành một cách ổn
định, an toàn và vững mạnh. Ba nguyên tắc đó được sử dụng cho các hoạt động
ngân hàng cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán (một trong những hoạt
động chủ yếu của cấp tín dụng) của các ngân hàng.
Tình trạng tài chính của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng tại một
thời điểm được mô tả trong bảng cân đối của ngân hàng và những thay đổi trong
bảng cân đối qua mỗi thời điểm phản ánh diễn biến tình trạng tài chính của ngân
hàng qua từng giai đoạn.
Bên cạnh những hoạt động phản ánh trong bảng cân đối, nhằm mục tiêu

tăng lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng
đẩy mạnh hoạt động ngoài bảng cân đối liên quan tới mua bán các công cụ tài
chính và tạo ra thu nhập nhờ các khoản lệ phí và bán những khoản cho vay ,..
các hoạt động ngoài bảng cân đối làm tăng rủi ro của các ngân hàng và buộc
ngân hàng phải tăng cường quản lý rủi ro của các hoạt động ngoài bảng cân đối.
An ninh tài chính là vấn đề đặt lên hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển
các ngân hàng trong kinh tế thị trường. Nó bao trùm lên tất cả các mặt hoạt
động và là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong
mối quan hệ với sự tăng trưởng của các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Sự cần thiết đảm bảo an ninh tài chính của các ngân hàng không nằm ngoài
những yếu tố kinh tế xuất phát từ bản thân hoạt động của ngân hàng và mối
quan hệ biện chứng giữa hoạt động ngân hàng với các hoạt động kinh tế-xã hội.
Ngân hàng là một ngành nhạy cảm, do có quan hệ giao dịch với nhiều loại
khách hàng ( doanh nghiệp, các nhân);nhiều tổ chức tín dụng, tài chính trung
gian...Hoạt động của ngân hàng gắn liền với mọi hoạt động kinh tế-xã hội
không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi thế giới. Chính từ bản chất đó,
hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro”tiềm ẩn”, có thể xảy ra
bất cứ lúc nào. Có nhiều loại rủi ro xảy ra trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro
rín dụng, rủi ro lãi suất. rủi ro hối đoái, rủi ro thanh toán,...nhưng tiêu biểu nhất,
trầm trọng nhất là rủi ro tín dụng.
Do đặc thù của hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không thể tự mình
chống đỡ rủi ro. Nếu có sự thất thoát dù chỉ ở một ngân hàng và ở một mức độ
nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ đến tính an toàn và ổn định của cả hệ thống
ngân hàng. Dù rủi ro xảy ra ở một ngân hàng hay rủi ro hệ thống đều gây nên sự
xuất hiện bất ngờ, thất thoát tài sản, hiệu quả kinh doanh giảm sút nhanh chóng,
đe dọa đến tình hình tài chính của ngân hàng.
Tóm lại, an ninh tài chính trong ngân hàng là trạng thái các tài sản( tài
sản nợ- nguồn vốn, tài sản có, tài sản ròng) ổn định, an toàn và vững mạnh. Bảo
đảm an ninh tài chính đối với hoạt động của các NHTM nói chung và của một
ngân hàng nói riêng là việc sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của ngân

hàng đó luôn luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không khủng hoảng. Thiết
lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh
nhạy, hiệu quả đối với các loại hình tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng
ngày càng phát triển với hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp, tính chất mức
độ vi phạm ngày càng tinh vi.
1.1.3 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong thời kỳ hội nhập.
1.1.3.1 Tiến trình Việt Nam ra nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
trong giai đoạn hiện nay. Cùng với chính sách mở cửa, quá trình hội nhập của
nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan.
Trên thực tế, nước ta đã và đang từng bước tham gia vào quá trình phân công,
hợp tác quốc tế và quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Việt Nam hiện đã
mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương, phát triển quan
hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức
tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB). Bên cạnh đó, ngày 28/7/1995 nước
ta đã gia nhập Hiệp hội Mậu dịch tự do các nước ASEAN (AFTA). Tháng
11/1998 , Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Diễn đàn kính tế Thái
Bình Dương (APEC). APEC với 21 nước thành viên chiếm hơn ½ GNP của thế
giới và khoảng 80% khối lượng mậu dịch với Việt Nam đang là mối quan tâm
lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta cũng như các nước khác trên
thế giới. Ngày 10/7/2000 chúng ta đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và
hiệp định này đã có hiệu lực vào năm 2001.
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO tháng 1/1995. Năm 1996,
tại WTO, Nhóm Công tác (WP) về Việt Nam gia nhập WTO được thành lập với
sự tham gia của trên 20 nước (hiện nay con số này là gần 40). Đến tháng
8/2001, ta chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và dịch vụ (Ininitial
Offer) để bước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các
nước thành viên Ban Công tác.
Sau gần 11 năm đàm phán, vào cuối năm 2006, Phó Thủ tướng kiêm Bộ

trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ ta tham
dự “Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO”. Tại Lễ gia
nhập ngày 7/11/2006, Phó Thủ tướng và các thành viên WTO đã chứng kiến
việc ký Nghị định thư gia nhập giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển
và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy.
Vào ngày 9/12/2006, quốc hội Mỹ đã thông qua “Quy chế thương mại bình
thường vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR)”, và vào ngày 20/12/2006 Tổng thống
Mỹ G.Bush ký thông qua dự luật trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
cho Việt Nam. Dự luật này được thông qua đã đánh dấu việc bình thường hóa
hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-
thương mại.
Trên đây là những bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta. Quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới sẽ tạo ra
cho chúng ta những thuận lợi, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối
với việc phát triển kinh tế, trong đó có vấn đề đảm bảo an ninh tài chính trong
các ngân hàng thương mại
1.1.3.2 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ có tác động tới rất
nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài
chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố bên
ngoài ngân hàng như trạng thái phát triển kinh tế, sự biến động của thị trường,
chính sách pháp luật của nhà nước...Khi Việt Nam gia nhập WTO, và tới năm
2010 khi mà các ngân hàng thương mại nước ngoài có thể kinh doanh, phát
triển tại Việt Nam thì thi trường của các ngân hàng thương mại trong nước sẽ bị
sụt giảm một cách nghiêm trọng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải
đối mặt với mức độ cạnh tranh cao hơn trước. Các ngân hàng thương mại Việt
Nam với vốn và kinh nghiệm non nớt sẽ phải đối mặt với những ngân hàng dày
dặn kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật hiện đại, tiềm lực tài chính to lớn và lợi thế
cạnh tranh cao.Ngoài ra, các quy định của Chính phủ sẽ phải thay đổi cho phù

hợp với các quy định, thông lệ quốc tế, hay các hiệp ước mà Việt Nam tham gia.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ khó lòng có được sự bảo trợ của nhà
nước cũng như của NHTW như hiện nay...
Những sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài này sẽ có tác động với mức
độ, tính chất và khía cạnh khác nhau tới an ninh tài chính trong ngân hàng
thương mại. Đối với Việt Nam, sự biến động về tình hình an ninh tài chính trong
ngân hàng thương mại sẽ tác động tới các khâu còn lại trong hệ thống tài chính
quốc gia. Nghĩa là, tình hình tài chính của ngân hàng thương mại trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế-xã hội nói
chung, tài chính quốc gia nói riêng và tới việc đảm bảo an ninh tài chính quốc
gia. Xét trong phạm vi doanh nghiệp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có
tác động đến an ninh tài chính của ngân hàng thương mại và toàn bộ quá trình
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Do vây, việc đảm bảo cho hoạt động tài chính của ngân hàng được an toàn,
ổn định, hiệu quả trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
là một tất yếu khách quan
BOX 1.1: Nhận định của Phó thống đốc ngân hàng nhà nước về an ninh
tài chính trong các ngân hàng thương mại
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Trần Minh Tuấn, cùng với
sức ép về cạnh tranh, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang
đặt ra cho hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam những thách thức về
việc đảm bảo an ninh tài chính.
Ông Tuấn cho rằng bảo đảm an ninh tài chính cần được coi là một
trong những giải pháp hàng đầu để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
hoạt động an toàn, ổn định, hiệu quả và bền vững trong điều kiện tiềm lực và
kinh nghiệm còn thiếu và yếu hơn rất nhiều so với hệ thống ngân hàng ở các
nước thành viên WTO khác.
Ông Tuấn nhìn nhận hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang
hoạt động tương đối ổn định, có những đóng góp quan trọng và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của đất nước trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, sự phát triển

ngày càng năng động của nền kinh tế nhiều thành phần trong bối cảnh hội
nhập đã và đang đòi hỏi các ngân hàng này nâng cao năng lực cạnh tranh và
khả năng đối phó với rủi ro
Nguồn:. Thông tấn xã Việt Nam
1.2 Nội dung của an ninh tài chính trong hoạt động của ngân
hàng thương mại
Nhiều nhà kinh tế quốc tế cho rằng mâu thuẫn lớn nhất của ngân hàng và
hoạt động ngân hàng là mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận cao và mục tiêu tính
thanh khoản cao. Về bản chất an ninh tài chính ngân hàng chịu tác động và phải
giải quyết được mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tính thanh khoản và lợi nhuận,
giữa rủi ro và lợi nhuận. bài toán đặt ra cho các ngân hàng là tối đa hoá lợi
nhuận trong điều kiện giữ được tính thanh khoản và hạn chế rủi ro.
Trong việc đánh giá an ninh tài chính có các chỉ tiêu định tính và định
lượng và những chỉ tiêu đó phải thoả mãn các yêu cầu sau:
-Tính hệ thống: Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó trong hoạt động
ngân hàng song đều phải liên kết với nhau, là cơ sở để đánh giá mức độ an ninh
tài chính chung của từng ngân hàng hay hệ thống ngân hàng.
-Tính toàn diện: Các chỉ tiêu phải bao quát được toàn bộ hoạt động cơ bản của
ngân hàng. Sự thiếu chú ý đến một chỉ tiêu liên quan tới một hoạt động cơ bản
nào đó có thể phải trả giá bằng sự phá sản của cả ngân hàng
-Tính điển hình: Hoạt động ngân hàng là rất đa dạng, phức tạp và không ngừng
phát triển nên các chỉ tiêu đánh giá rất nhiều và tăng liên tục. Chính vì vậy, các
chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính phải được lựa chọn tiêu biểu, có tính chất
then chốt, tránh tràn lan.
-Tính khả thi: Các chỉ tiêu phải thực tế, dễ tính toán và theo dõi.
-Tính quốc tế: Do sự phát triển của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nên các chỉ
tiêu cũng cần được quốc tế hoá, tuân thủ các chuẩn mực chung đã được quốc tế
thừa nhận. Đây cũng là cơ sở để các quốc gia phối hợp với nhau trong việc đảm
bảo an ninh tài chính khu vực và toàn cầu
-Tính đặc thù: Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có những đặc thù kinh tế xã hội khác

nhau nên an ninh tài chính cũng có những đặc điểm riêng. Chính vì vậy các chỉ
tiêu đánh giá an ninh tài chính phải phản ánh được những đặc thù này. Tính đặc
thù biểu hiện ở cả số lượng các chỉ tiêu cũng như tính chất của mỗi chỉ tiêu. Tuy
nhiên thính đặc thù sẽ giảm dần cùng với việc nâng cao trình độ hội nhập kinh
tế quốc tế.
-Tính phát triển: Như đã khẳng định ở trên, hoạt động ngân hàng luôn luôn phát
triển nên các chỉ tiêu cũng không cố định mà liên tục phát triển đáp ứng các yêu
cầu mới về an ninh tài chính
1.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng
Tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản nợ của từng ngân hàng
cũng như toàn bộ hệ thống trong ngân hàng. Trạng thái và động thái tiền gửi là
một trong những biểu hiện rõ rệt nhất cho tình trạng huy động của mỗi ngân
hàng nói riêng và mỗi quốc gia nói chung, Sự ổn định của tiền gửi được biểu
hiện ở tốc độ tăng các khoản cho vay. Cho vay một mặt là hoạt động cơ bản tạo

×