Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.26 KB, 15 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam
3.1.1. Nhanh chóng ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp
luật có liên quan
Như đã nói ở trên, nghiệp vụ ủy thác là một nghiệp vụ rất quan trọng tại
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển ngay từ khi nó mới ra đời cho tới
nay. Nghiệp vụ ủy thác bao gồm các loại hình rộng lớn và đa dạng, bao trùm
hầu hết các hoạt động trong nền kinh tế, gần như hoạt động kinh tế nào cũng
đưa được về nghiệp vụ ủy thác. Đây là một loại hình hoạt động có mức độ tín
nhiệm cao của các tổ chức thực hiện và tại các nước phát triển đã hình thành
những hành lang pháp lý đầy đủ, chi tiết nhằm qui định chặt chẽ về hoạt động
này do đây là hoạt động nhạy cảm, dễ gặp phải rủi ro đạo đức của vấn đề
người đại lý ủy thác. Luật về ủy thác rất chặt chẽ, qui định rõ ràng những đối
tượng nào được phép tham gia ủy thác và nhận ủy thác cũng như nêu rõ quyền
hạn, nghĩa vụ của các bên và các điều khoản mẫu phải ghi rõ trong trường hợp
đồng ủy thác.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần tạo ra hành lang pháp lý cụ thể cho
hoạt động này, hướng dẫn các tổ chức tài chính nói chung và các công ty tài
chính trong tổng công ty nói riêng hoạt động đúng trong lĩnh vực này và có cơ
hội cạnh tranh bình đẳng với nhau. Hiện nay, các căn cứ pháp luật về ủy thác
mới chỉ xuất hiện chung chung trong một văn bản pháp luật được quốc hội
thông qua ngày 12/12/1997 , Trong điều 71 nghiệp vụ ủy thác và đại lý của
văn bản này có ghi: “Tổ chức tín dụng được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm
đại lý trong các lĩnh vực có liên quan tới các hoạt động ngân hàng, kể cả việc
quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân theo hợp đồng”.
Như vậy nghiệp vụ ủy thác đã được công nhận là một hoạt động hợp
pháp của các tổ chức tín dụng tại nước ta nhưng việc thực hiện nghiệp vụ này
như thế nào thì chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập tới. Mọi việc vẫn
dừng lại ở mức độ chung chung, như vậy sẽ rất khó cho các tổ chức tín dụng
muốn thực hiện nghiệp vụ này mà ở đây cụ thể là công ty Tài chính Dầu khí.


3.1.2. Cho phép công ty Tài chính Dầu khí thực hiện các nghiệp vụ
mới
Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét lại việc mở rộng, phát triển
những nghiệp vụ mới, từng bước đa dạng hoá nội dung hoạt động của các
công ty tài chính trong tổng công ty. Các tổng công ty Nhà nước là những
doanh nghiệp lớn, qui mô hoạt động rộng khắp cả nước, thậm chí cả ở nước
ngoài nên có nhu cầu thanh toán, điều hoà vốn giữa các doanh nghiệp thành
viên là rất cần thiết. Vì vậy đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các công ty
tài chính trong Tổng công ty được thực hiện chức năng thanh toán giữa các
công ty thành viên trong Tổng công ty. Khi được thực hiện chức năng thanh
toán, công ty tài chính sẽ khai thác được vốn nhàn rỗi trong Tổng công ty
thông qua các nghiệp vụ tài chính. Ngoài ra để hỗ trợ cho các doanh nghiệp
thành viên trong Tổng công ty đổi mới máy móc thiết bị, nên chăng Ngân hàng
Nhà nước cho phép các công ty tài chính trong Tổng công ty thực hiện các
nghiệp vụ về ngoại hối, vì nếu công ty Tài chính Dầu khí muốn nhận vốn ủy
thác từ các tổ chức nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó do đặc
thù của ngành dầu khí là vốn đầu tư của nước ngoài nhiều, vốn cho mỗi dự án
là rất lớn và hầu hết là các nguồn ngoại tệ nên việc tiếp nhận vốn và quản lý
các luồng tiền phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án nếu lại phải qua
một trung gian tài chính thứ ba là các ngân hàng thương mại thì sẽ rất bất
tiện. Đồng thời nếu được phép thực hiện nghiệp vụ ngoại hối, sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty Tài chính Dầu khí trong việc giúp đỡ đổi mới thiết bị,
công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của các doanh nghiệp trong Tổng công ty.
3.2. Kiến nghị với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
3.2.1. Tổng công ty xem xét nhanh chóng thực hiện ủy thác vốn
của Tổng công ty cho công ty tài chính
Tổng công ty Dầu khí là một trong những tập đoàn kinh tế có kết quả
kinh doanh tốt nhất của Việt Nam trong những năm qua. Đây là một Tổng
công ty hoạt động đa ngành có mũi nhọn là dầu khí, một ngành kinh tế kỹ

thuật rõ ràng về mặt kỹ thuật, khai thác, chế biến, phân phối đều phụ thuộc lẫn
nhau. Do vậy, các công ty thành viên của Tổng công ty đều có mối liên hệ với
nhau rất lớn trong việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Các dự án của ngành
dầu khí do vậy thường có vốn đầu tư rất lớn, vì đặc tính là ngành kỹ thuật cao
và thường phải đầu tư mang tính đồng bộ liên quan tới nhiều khâu. Các công
ty thành viên của Tổng công ty đều luôn rất cần nguồn vốn đầu tư nhất là
nguồn vốn từ Tổng công ty để phát triển. Trong bối cảnh Tổng công ty đang
phát triển theo hướng tập đoàn kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh trên thế
giới thì việc hoàn thiện cơ chế phân phối vốn tới các công ty thành viên trong
Tổng công ty là rất quan trọng.
Trong giai đoạn đầu khi mô hình công ty mẹ-công ty con chưa phát triển
thì việc đầu tư cho các công ty thành viên có thể thông qua hoạt động ủy thác
của công ty tài chính trong Tổng công ty. Về lâu dài có thể phát triển công ty
mẹ của tập đoàn chính là công ty tài chính thì cơ chế đầu tư sẽ đỡ phức tạp
hơn nhưng hiện nay tốt nhất là sử dụng nghiệp vụ ủy thác qua công ty tài
chính để lợi dụng lợi thế của công ty tài chính trong việc thẩm định dự án, đầu
tư tài chính,...
Nghiệp vụ ủy thác là một nghiệp vụ đa dạng gồm nhiều hoạt động. Đây
là một loại hình dịch vụ có chất lượng cao, đảm bảo sự thoả mãn cho bên ủy
thác là bên nhận ủy thác, nó đảm bảo sự chia sẻ rủi ro và đem lại khả năng có
lợi cao. Thực tế là các tập đoàn trên thế giới cũng rất ưa chuộng hình thức này
vì đối với các tập đoàn lớn đa ngành thì việc chuyên môn hóa trong từng lĩnh
vực kinh doanh là điều quan trọng do vậy công ty mẹ muốn phát triển đa
ngành nhằm hướng đên tận dụng lợi thế qui mô hoạt động thì họ cần những
nhà chuyên môn trong quản lý nguồn vốn của mình đầu tư vào các công ty con
chứ một mình công ty mẹ sẽ không thể bao quát được toàn bộ hoạt động của
các ngành. Nhất là đối với các tập đoàn mà công ty tài chính cũng chỉ là một
công ty con thì nó không thể giao vốn đầu tư vào các công ty khác trực tiếp cho
công ty tài chính được do vậy nó có thể sử dụng hình thức ủy thác vốn cho công
ty tài chính mà từ đó vốn có thể luân chuyển tới các công ty con nhanh và hiệu

quả. Hình thức này là rất phù hợp với các Tổng công ty Nhà nước có xu hướng
phát triển trở thành các tập đoàn kinh tế và đã thành lập các công ty tài chính
thuộc Tổng công ty.
Công ty Tài chính Dầu khí có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển thành tập đoàn của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đồng thời luật pháp
Việt Nam cũng không ngăn cản việc Tổng công ty ủy thác vốn đầu tư cho các
công ty con của mình. Trong phương hướng hoạt động, điều lệ của công ty
cũng rất chú trọng đến nguồn ủy thác từ Tổng công ty nhưng trên thực tế thì
công ty Tài chính Dầu khí vẫn chưa nhận được vốn ủy thác từ Tổng công ty
qua một năm hoạt động.
Vậy nên chăng Tổng công ty Dầu khí xem xét nhanh chóng thực hiện việc
ủy thác vốn cùng các loại tài sản, đặc biệt là các tài sản tài chính, cho công ty
tài chính quản lý vừa để tăng lượng vốn kinh doanh cho công ty vừa để các
nguồn vốn, tài sản này của Tổng công ty được đầu tư, quản lý hiệu quả, an
toàn nhất và thể hiện được tính chuyên môn hóa, tính hiệu quả trong hoạt
động của Tổng công ty tronglĩnh vực tài chính, một yếu tố quan trọng để phát
triển thành tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới.
3.2.2. Tổng công ty xem xét giao cho công ty tài chính quản lý tài
khoản trung tâm của Tổng công ty
Các công ty thành viên của Tổng công ty Dầu khí gồm nhiều loại hình liên
doanh, công ty hạch toán phụ thuộc, công ty hạch toán độc lập nhưng đa số
đều có đặc điểm là luôn có những luồng tiền lớn phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh do đặc thù của ngành nên doanh thu và chi phí
thường lớn. Những luồng tiền này được tập trung tại tài khoản của Tổng công
ty mở tại ngân hàng ngoại thương gọi là tài khoản trung tâm. Với một Tổng
công ty lớn như Tổng công ty Dầu khí và đặc điểm sản phẩm chính là các sản
phẩm từ dầu nên doanh thu là rất lớn nếu so với nền kinh tế Việt Nam nên
lượng tiền trong tài khoản trung tâm này là rất lớn.
Theo qui định của Tổng công ty Dầu khí, các đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc chỉ lập các báo cáo tài chính còn các luồng tiền phát sinh sẽ được

đưa về Tài khoản trung tâm để Tổng công ty quản lý; các đơn vị hạch toán độc
lập thì hạch toán doanh thu, chi phí phát sinh của đơn vị rồi nộp lại Tổng công
ty theo một tỷ lệ nhất định theo từng quí.
Hiện nay, tài khoản trung tâm này đơn thuần là một loại tài khoản tiền
gửi tại ngân hàng ngoại thương và do phòng Tài chính của Tổng công ty quản
lý. Như vậy xét trên bình diện của ngành dầu khí thì đó là một sự lãng phí
trong khi các công ty thành viên thiếu vốn lưu động vẫn phải đi vay ngân hàng
với lãi suất thương mại vừa cao vừa chịu những sức ép hoặc phải đi vay vốn
ủy thác từ các tổ chức tín dụng của công ty Tài chính Dầu khí nên gây lãng phí
cho ngành dầu khí. Ngoài ra với việc đã thành lập công ty Tài chính thì việc
quản lý tài khoản này nên giao về cho công ty Tài chính sẽ phù hợp hơn vì đây
vừa là một đơn vị kinh doanh vừa có nhiệm vụ quan trọng là quản lý tài chính
của ngành, đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư của ngành và sử dụng vốn của ngành
có hiệu quả nhất.
Trong khi đó nếu giao cho công ty tài chính quản lý tài khoản trung tâm
của Tổng công ty thì do công ty tài chính, một đơn vị có chức năng kinh doanh,
nên sẽ biết cách và có thể làm số tiền trong tài khoản trung tâm đem lại lợi
nhuận cao nhất cho Tổng công ty mà vẫn giữ được sự an toàn cần thiết chứ
không như ban tài chính của Tổng công ty không thể làm các công việc như
đầu tư vốn và nhiều hoạt động liên quan tới việc kinh doanh trên thị trường
tiền tệ, thị trường vốn một cách hiệu quả. Khi được giao tài khoản trung tâm
thì công ty Tài chính Dầu khí có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với các dự án lớn
trong ngành dầu khí và cả ngoài ngành dầu khí, công ty cũng có thuận lợi hơn
trong việc thực hiện chức năng đảm bảo toàn bộ các nguồn vốn tín dụng cho
tất cả các dự án của Tổng công ty và các công ty thành viên, vốn là việc rất khó
khăn vì hầu hết các dự án của ngành dầu khí đều có mức đầu tư lớn so với
mức vốn tự có của công ty tài chính là 100 tỷ VND và do các dự án của ngành
dầu khí thường triển khai chậm so với dự án. Với việc được quản lý tài khoản
trung tâm, công ty tài chính có khả năng đầu tư vào nhiều dự án ở trong cũng
như ngoài ngành hơn do số lượng vốn trong tài khoản trung tâm là rất lớn so

với mặt bằng các dự án ở Việt Nam do vậy có thể đem lại lợi nhuận cao cho
Tổng công ty. Tất nhiên do đây là tài khoản trung tâm của một Tổng công ty
mạnh của nền kinh tế đất nước nên việc đảm bảo tính an toàn của nó là rất
quan trọng nhưng một lượng vốn lớn nếu được một đội ngũ những người có
chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm quản lý sẽ tạo được rất nhiều lợi thế với
việc đa dạng hóa danh mục đầu tư với tỷ lệ thích hợp giữa tính thanh khoản và
tính sinh lời.
Với một công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ mà
chỉ có số vốn tự có là 100 tỷ VND như công ty dầu khí thì việc được quản lý tài
khoản trung tâm của Tổng công ty với số tiền gấp rất nhiều lần số vốn tự có sẽ
đem lại cho công ty những lợi thế nhất định trong việc cạnh tranh với các tổ
chức tín dụng khác. Khi công ty tài chính đã có đủ kinh nghiệm hoạt động
trong lĩnh vực tài chính thì việc giao cho công ty tài khoản trung tâm là có đủ
độ tin cậy, khi đây là một công ty thành viên của Tổng công ty, và là một điều
hợp lý do chỉ có công ty tài chính mới có đủ điều kiện để quản lý tất nhất tài
khoản trung tâm này, có kinh nghiệm và công cụ cùng đội ngũ nhân viên đảm
bảo quản lý có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Thêm vào đó, do công ty tài chính
có chức năng là hoạt động đáp ứng nhu cầu vốn của các dự án của Tổng công
ty và các công ty thành viên nên việc quản lý tài khoản trung tâm sẽ cho phép
công ty có thể nắm bắt, đánh giá tình hình tài chính của các công ty thành viên
và các dự án để từ đó có thể đánh giá chính xác tính hiệu quả của các dự án,
tốn ít chi phí cho việc thẩm định dự án, nhất là với các công ty thành viên hạch
toán phụ thuộc khi mà các khoản lãi lỗ đều được hạch toán về Tổng công ty
sau đó Tổng công ty phân bổ sau thì rất khó thẩm định tình hình tài chính của
công ty đó. Việc giao tài khoản trung tâm cho công ty tài chính quản lý dưới
hình thức ủy thác quản lý vốn cho phép công ty tài chính có thể đầu tư các dự
án từ nguồn vốn này mà không cần e ngại hạn mức tín dụng 15% vốn tự có với
mỗi khách hàng.
Tóm lại, việc Tổng công ty giao cho công ty tài chính quản lý tài khoản
trung tâm dưới hình thức ủy thác quản lý vốn khi công ty tài chính có đủ kinh

nghiệm và chuyên mô cần thiết là hợp lý về mặt kinh tế cho Tổng công ty và do

×