Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRẢ CÔNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.13 KB, 21 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRẢ CÔNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ
THĂNG LONG.
Trong thời gian thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long em đã lắm bắt
được phần nào thực trạng công tác tiền lương tại đây. Hiện nay vấn đề này
đang là mối quan tâm hàng đầu của CBCNV nhà máy làm sao tiền lương trả
cho người lao động là công bằng, thoả đáng và có tác dụng tạo động lực. Qua
những phân tích ở phần trên chúng ta có thể thấy thực tế áp dụng các hình
thức trả lương của Nhà máy ngoài những mặt được, vẫn còn những tồn tại. Để
có thể khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm nhằm năng cao hiệu của
việc sử dụng các hình thức trả lương đang áp dụng, em có đưa ra một số biện
pháp sau:
I. HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN.
1. Phân công bố trí lại môt số vị trí làm việc của lao động quản lý.
Để có thể phân công bố trí hợp lý công việc cho từng lao động nhằm sử
dụng có hiệu quả thời gian làm việc cũng như phát huy tối đa khả năng sẵn có
của mỗi người ,Nhà máy nên tiến hành theo các hướng sau:
+ Trước hết với mỗi vị trí làm việc cần xây dựng một bản mô tả công việc cụ
thể, chi tiết từng yêu cầu phải thực hiện, giúp cho người lao động nắm vững
được nhiệm vụ của mình cần hoàn thành. Cũng trên cơ sở đó phân công công
việc cho từng người phù hợp với yêu cầu công việc cũng như trình độ chuyên
môn nghiệp vụ mà họ được đào tạo.
Để xây dựng được bản mô tả công việc thì cần tiến hành phân tích công
việc nghĩa là: phải thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các
thông tin quan trọng có liên quan đến thực hiện từng công việc cụ thể trong
Nhà máy nhằm làm rõ bản chất của từng công việc ấy.Có nhiều phương pháp
thu thập thông tin để phân tích công việc như phương pháp phỏng vấn,
phương pháp dùng bảng hỏi ...hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp với
nhau.
* Ví dụ: Nếu sử dụng phương pháp bảng hỏi ta có thể thiết kế theo mẫu sau:
BẢNG CÂU HỎI MÔ TẢ CÔNG VIỆC


Họ và tên: Tuổi:
Giới tính: Nam Nữ
Chức danh:
Bộ phận làm việc:
1. Anh (chị) hãy mô tả những nhiệm vụ và trách nhiệm chính mà anh (chị)
phải là
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
2. Những nhiệm vụ ít quan trọng hơn mà anh (chị) phải làm đột xuất là
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
3. Những thiết bị máy móc mà anh (chị) cần sử dụng khi thực hiện công việc
Liên tục Thỉnh thoảng Đôi khi
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
4. Theo anh (chị) các kỹ năng quan trọng nhất mà công việc của anh (chị)
đòi hỏi là: (Đánh số theo thứ tự quan trọng nhất là số 1)
Kỹ năng sử dụng máy vi tính
Kỹ năng ngoại ngữ
Kỹ năng giao tiếp, quan hệ
Kỹ năng tổng hợp
Kỹ năng trình bày, diễn giải
Kỹ năng phân công sắp xếp công việc
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng dự tính ước đoán lập kế hoạch
5. Theo anh (chị) phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để thực hiện công việc
này:
Dưới 3 tháng Dưới 1 năm
Từ 2 đến 3 năm Từ 3 năm trở lên
6. Trình độ tối thiểu cần thiết để thực hiện công việc này là:
Dưới trung học Trung học Trung cấp
Cao đẳng Đại học Trên đại học

Liệt kê các khoá học cần thiết để thực hiện công việc này:
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
7. Công việc của anh (chị) chủ yếu:
Tiếp xúc với ngời ngoài công ty
Tiếp xúc với các phòng ban, bộ phận khác
Cả hai đều quan trọng
8. Theo anh (chị) thời gian thử việc tốt nhất là:
2 tuần hoặc ít hơn 1 tháng
2 tháng 3 tháng
9. Liệt kê bản chất, mục tiêu của bất kỳ quyết định độc lập mà anh (chị) đợc
thực hiện trong công việc
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Các lỗi mà anh (chị) thường mắc phải khi thực hiện công việc này
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Các lỗi được kiểm tra và phát hiện như thế nào
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Ảnh hưởng của nó tới tổ chức
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
10. Yêu cầu về hệ thần kinh đối với công việc
Bình thường Tập trung Tập trung cao
11. Trong điều kiện làm việc bình thường có gây mệt mỏi không
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Hiện tượng kéo dài trong bao lâu
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Chỉ ra điều kiện làm việc không thoả mãn với bản thân
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị)
Sau khi thu thập được thông tin cần thiết, sẽ tiến hành phân tích sử lý
thông tin thành các văn bản kết quả như: bản mô tả công việc. Đây là văn bản
giải thích về các nhiệm vụ trách nhiệm điều kiện làm việc và những vấn đề
khác có liên quan đến công việc, thông thường nó gồm ba phần:

. Phần xác định công việc.
. Phần xác định nhiệm vụ phải hoàn thành.
. Phần mô tả các điều kiện làm việc.
Ví dụ : Bản mô tả công việc của cán bộ làm công tác đào tạo ( việc xây
dựng bản mô tả được này dựa trên sự kết hợp hai phương pháp bảng hỏi và
phỏng vấn trực tiếp )
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Chức danh:
Tên công việc:Cán bộ đào tạo
Bộ phận:Phòng tổ chức lao động tiền lương
Mã số chức danh:
Phê duyệt:
Ngày có hiệu lực:
Đơn vị: Nhà máy
thuốc lá Thăng Long
Lãnh đạo trực tiếp: Trưởng
phòng tổ chức lao động
A.Tóm tắt công việc:
Thực hiện các nhiệm vụ: thống kê số lao động trong Nhà máy. Lập kế
hoạch, mở các lớp học về chuyên môn nghiệp vụ và theo dõi mở các lớp nâng
bậc cho công nhân khi có nhu cầu..., đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác khi
được trưởng phòng phân công .
B.Các nhiệm vụ cụ thể:
1.Theo dõi, thống kê tình hình biến động lao động trong toàn Nhà máy theo định
kỳ
2.Lập kế hoạch chi tiết cụ thể về việc mở các lớp học chuyên môn nghiệp
vụ theo yêu cầu phát triển của Nhà máy.
3.Tham gia xây dựng xác định cấp bậc công việc trong dây chuyền công nghệ.
4.Theo dõi, thu thập thông tin từ các bộ phận, phân xưởng để xác định
nhu cầu đào tạo.

5.Mở các lớp đào tạo nâng bậc cho công nhân khi có yêu cầu.
6.Lập hồ sơ khen thưởng, kỷ luật trong nhà máy.
7.Thực hiện và duy trì hồ sơ văn bản cho bộ phận mình.
8.Thực hiện các công việc khác khi được phân công.
C. Điều kiện làm việc:
Nhìn chung công việc của cán bộ làm công tác đào tạo có mức độ phức tạp
trung bình, làm việc ở điều kiện bình thường, không gây mệt mỏi, hay phải đi lại.
D.Trình độ tiêu chuẩn.
Có trình độ cao đẳng, hoặc đại học chuyên nghành quản trị nhân lực cộng
với 1 năm kinh nghiệm về năng lực chuyên môn.Có khả năng và kiến thức đối với
một số loại máy móc văn phòng như máy tính, máy in. Có khả năng giao tiếp tốt,
và thu thập tổng hợp thông tin ra quyết định cũng như dự tính ước đoán lập kế
hoạch.
+ Trước thực trạng số cán bộ quản lý còn nhiều trường hợp làm trái ngành,
trái nghề, em nghĩ rằng Nhà máy cần thiết phải mở các lớp ngắn hạn, hoặc gửi
đi đào tạo tại các trường hay tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận này có thời
gian bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đối với những công việc có nhiều người cùng đảm nhiệm mà khối lượng
công việc ít, Nhà máy nên tiến hành điểu chỉnh kịp thời như: có thể chuỷên
sang bộ phận khác hoặc đưa xuống làm việc tại các phân xưởng.
+ Căn cứ vào bản mô tả công việc hàng tháng, mỗi bộ phận nên có kiểm tra,
đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗi người. Điều này không những
giúp người lao động luôn ý thức rằng mình phải cố gắng thường xuyên, mà
còn là một trong những yếu tố làm cơ sở tính trả lương đảm bảo công bằng,
chính xác hơn.

2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian:
Để khắc phục nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian là chỉ căn
cứ vào ngày công thực tế, hệ số lương cấp bậc và phụ cấp trách nhiệm nên tiền
lương chưa thực sự phát huy hết tác dụng tạo động lực cho người lao động. Vì

vậy theo em để tăng thêm tính kích thích của tiền lương Nhà máy nên sử dụng
phương pháp trả lương theo thời gian có kết hợp với tiền thưởng dựa trên
bình bầu A, B, C như sau:
+ Phân loại lao động theo A, B, C tức là đánh giá mức độ thực hiện công
việc của người lao động tương ứng với tốt, trung bình , hay kém. Theo em
muốn kết quả đánh giá có căn cứ và độ chính xác cao trước hết Nhà máy cần
tiến hành xây dựng bản mô tả tiêu chuẩn thực hiện cho từng người lao động
dựa trên bản mô tả công việc đã có.Văn bản này phản ánh các yêu cầu về mặt
số lượng, chất lượng hoàn thành các quy định trong bản mô tả công việc. Từ
đó đưa ra các tiêu thức để đánh giá tình hình thực hiện công việc .
+ Khi tổ chức thực hiện chương trình đánh giá thực hiện công việc thì
cần phải xác định: phương pháp đánh gía, chu kỳ đánh giá và những người
tham gia đánh giá.
- Trước hết về phương pháp đánh giá thực hiện công việc :
Có nhiều phương pháp được sử dụng đánh giá thực hiện công việc, người
ta thường căn cứ vào mục tiêu cụ thể của việc đánh giá để lựa chọn phương
pháp cho phù hợp. Với mục tiêu chủ yếu ở đây là để xét thưởng nên sử dụng
phương pháp mức thang điểm sẽ thích hợp .
Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi người làm công tác đánh giá phải
thiết kế được bản đánh giá thực hiện công việc phù hợp với từng loại công việc
và nó có thể bao gồm các nội dung sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Họ và tên đối tượng đánh giá: Hướng dẫn đánh giá:
Chức danh công việc: 1. Điểm tính từ thấp 1 điểm đến cao
Bộ phận: cao nhất (tốt) 3 điểm .
Giai đoạn đánh giá: 2.Với mỗi chỉ tiêu đưa ra, người đánh
giá tiến hành cho điểm phù hợp
bằng cách cho điểm vào ô, rồi tính
tổng điểm .
STT Các tiêu thức đánh giá Mức độ thực hiện

01 ................................................... A..................................................
B..................................................
C..................................................
02 ................................................... ...........................................................
03 ................................................... ...........................................................
... ................................................... ...........................................................
Tính tổng số điểm:....................................................................................
Xếp loại:...................................................................................................
Nhận xét:..................................................................................................
Người đánh giá:........................................................................................
Ngày đánh giá:.........................................................................................
• Loại A tương ứng với mức độ tốt (3đ).
• Loại B tương ứng với mức độ trung bình (2đ).
• Loại C tương ứng với mức độ kém (1đ).
+Về chu kỳ đánh giá: Do tính chất công việc của lao động quản lý theo
em Nhà máy lên tiến hành 6 tháng đánh giá một lần.
+Về lựa chọn người đánh giá: Người lãnh đạo ở bộ phận nào thì đánh
giá thực hiện công việc của công nhân dưới quyền mình.Ngoài ra có thể tham
gia ý kiến của những người khác như: Bạn cùng làm việc, người lao động...
Sau khi có kết quả đánh giá thì tiến hành trả thưởng cho người lao động
đạt loại tốt và có biện pháp kỷ luật đối với những người hoàn thành công việc
ở mức kém. Việc ấn định mức thưởng tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động kinh
doanh (hay tình hình tài chính ) của Nhà máy.

×