Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng của nghiệp vụ ủy thác tại công ty Tài chính Dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.46 KB, 44 trang )

Thực trạng của nghiệp vụ ủy thác tại công ty Tài chính Dầu khí
2.1. Khái quát một số nét về Tổng công ty Dầu khí và công ty Tài chính
Dầu khí
2.1.1. Một số nét về Tổng công ty Dầu khí
Nghành dầu khí Việt Nam qua 25 năm phát triển và trưởng thành vẫn
còn là một ngành kinh tế kỹ thuật non trẻ nhưng với việc phát huy nội lực kết
hợp mở rộng hợp tác nhiều mặt với các công ty dầu khí nước ngoài, tăng hiệu
quả đầu tư, tích cực triển khai các dự án,... khiến ngành dầu khí trở thành một
trong những đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam và đang từng bước trở thành
một tập đoàn kinh tế tài chính vững mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành
lập theo mô hình tổng công ty mạnh theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994
của thủ tướng chính phủ là tổng công ty hạch toán kinh tế toàn ngành. Đây là
tổng công ty phát triển theo hướng đa ngành đa nghề, đa lĩnh vực (như tìm
kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, xuất nhập khẩu, cung
cấp dịch vụ,...). Các hoạt động chính của tổng công ty có đặc điểm là vốn đầu tư
rất lớn, rủi ro trong kinh doanh cao, mặt khác khả năng thu lợi tức cũng rất
cao, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, tỷ lệ nộp ngân sách cao. Như
vậy, nhiệm vụ của Tổng công ty Dầu khí là vừa tiến hành hoạt động kinh doanh
trong ngành dầu khí vừa thay mặt nhà nước quản lý hoạt động dầu khí; bên
cạnh đó với tư cách là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nó
có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế khác của đất nước, vì vậy Tổng
công ty Dầu khí đang phát triển theo hướng trở thành tập đoàn kinh tế đa lĩnh
vực.

Sơ đồ các công ty thành viên của Tổng công ty hiện nay:
CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ
TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ
CÔNG TY CHẾ BIẾN V KINH DOANH C C SÀ Á ẢN PHẨM KHÍ
CÔNG TY THĂM DÒ V KHAI TH C DÀ Á ẦU KHÍ


VIỆN DẦU KHÍ
CÔNG TY THIẾT KẾ V X Y DÀ Â ỰNG DẦU KHÍ
CÔNG TY GI M S T C CHÁ Á Á ỢP ĐỒNG PH N CHIA SÂ ẢN PHẨM
TRUNG T M NGHIÊN CÂ ỨU V PH T TRIÀ Á ỂN CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ
TRUNG T M Â Đ O TÀ ẠO V CUNG À ỨNG NH N LÂ ỰC DẦU KHÍ
TRUNG T M AN TO N V MÔI TRÂ À À ƯỜNG DẦU KHÍ
CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN V HÓA PHÀ ẨM DẦU KHÍ
TRUNG T M THÔNG TIN TÂ Ư LIỆU DẦU KHÍ
CÔNG TY THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ
CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH DẦU KHÍ
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ X Y DÂ ỰNG DẦU KHÍ
C C DOANH NGHIÁ ỆP NH NÀ ƯỚC HẠCH TO N Á ĐỘC LẬP
ĐƠN VỊ HẠCH TO N PHÁ Ụ THUỘC
C C Á ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG TY T I CH NH DÀ Í ẦU KHÍ

Theo khái niệm thì tập đoàn kinh tế là một tổ chức tiên tiến đại diện cho
trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế.Đối với các nước
có nền kinh tế đang phát triển như nước ta đang phải đối mặt với sự lũng
đoạn của các tập đoàn đa quốc gia nên cần thiết phải hình thành các tập đoàn
kinh tế đủ mạnh để ững phó, đủ sức cạnh tranh, chống sự khủng hoảng chu kỳ,
tăng cường tích tụ, tập trung và tối đa hóa lợi nhuận.
Một trong những đặc điểm quan trọng của tập đoàn là điều hoà vốn, tập
trung vốn. Trong tập đoàn, việc huy động vốn từ các công ty thành viên hay
của xã hội để tập trung đầu tư vào các công ty, các dự án khắc phục tình trạng
phân tán vốn là việc của công ty tài chính. Công ty tài chính trong các tập đoàn
kinh tế nói chung và ngành dầu khí nói riêng là mô hình tổ chức tài chính được
ưa dùng tại nhiều nước trên thế giới, hoạt động như một định chế tài chính
trung gian, thu xếp các nguồn vốn, tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ để

tăng cường tiềm lực tài chính phục vụ cho yêu cầu đầu tư đổi mới công nghệ,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế trọng yếu.
Thực hiện chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà
nước, Tổng công ty Dầu khí đã thành lập một công ty 100% vốn của tổng
công ty là công ty Tài chính Dầu khí.
2.1.2. Công ty Tài chính Dầu khí:
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt là công ty Tài chính Dầu khí
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh là: Petro Vietnam Finance Company
Tên tắt là: PVFC
Công ty Tài chính Dầu khí là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập
của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng,
luật doanh nghiệp nhà nước và các luật khác có liên quan, được thành lập theo
quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của bộ trưởng,
chủ nhiệm văn phòng chính phủ và được thống đốc ngân hàng nhà nước cấp
giấy phép hoạt động.
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2000.
Trụ sở chính: 22 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Tài khoản phong tỏa đã mở tại chi nhánh ngân hàng nhà nước thành
phố Hà Nội số hiệu: 45110004. Vốn đã gửi là 100 tỷ.
Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày thành lập nhưng không quá
thời hạn hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Trên thế giới, các tập đoàn kinh tế lớn đều rất coi trọng vai trò của công
ty tài chính trong việc tập trung và thu hút nguồn lực tài chính phục vụ cho
hoạt động sản xuất và kinh doanh. Lợi nhuận của tập đoàn do hoạt động của
công ty tài chính mang lại là khá lớn (khoảng 30-33%) thông qua hoạt động
trên thị trường tài chính tiền tệ như: mua bán thương phiếu, cổ phiếu, trái
phiếu, tiến hành các dịch vụ đầu tư tài chính, cho vay và các dịch vụ mang tính
chất môi giới đầu tư, tư vấn tài chính đầu tư cho toàn ngành. Trong bối cảnh
Nhà nước ta thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý, tăng tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm tài chính của các tập đoàn kinh tế thì mô hình công ty Tài chính

Dầu khí là một tổ chức tài chính trong Tổng công ty thực hiện chức năng quản
lý và điều hành thống nhất các nguồn tài chính theo nguyên tắc vận động và
sinh lợi trên cơ sở phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của tổng công
ty với các đơn vị thành viên trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn, xác
lập chức năng kinh doanh vốn, tiền tệ phù hợp với quy định về các định chế tài
chính trung gian trong các tổng công ty nhà nước.
A. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tài chính Dầu khí:
BAN GI M Á ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG
T I CH NH À Í
KẾ TO NÁ
PHÒNG
TỔ CHỨC
H NH CH NHÀ Í
PHÒNG
KIỂM SO T NÁ ỘI BỘ
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG KINH DOANH
TIỀN TỆ
PHÒNG DỊCH VỤ
ỦY TH CÁ
PHÒNG DỊCH VỤ
T I CH NH TIÀ Í ỀN TỆ
PHÒNG
ĐẦU TƯ PH T TRIÁ ỂN
VĂNPHÒNG
ĐẠI DIỆN ĐẠI LÝ
B. Mục tiêu, phạm vi hoạt động

Để hiện đại hóa và tăng năng lực sản xuất của ngành dầu khí, mục tiêu
hoạt động của công ty Tài chính Dầu khí là đảm bảo đủ vốn đầu tư phát
triển của toàn ngành; đồng thời quản lý và sử dụng các nguồn huy động
được một cách có hiệu quả, bảo đảm hoàn trả lãi và vốn vay đúng thời hạn
trên cơ sở cân đối vững chắc và linh hoạt tài chính của Tổng công ty. Phạm
vi hoạt động của công ty Tài chính Dầu khí không chỉ bó hẹp trong nội bộ
ngành mà còn cả trên các thị trường tài chính trong và ngoài nước dưới các
hình thức như: vay thương mại, vay tài trợ dự án, vay tín dụng xuất khẩu và
tín dụng đầu tư, thuê mua, phát hành cổ phiếu, trái phiếu...
Công ty Tài chính Dầu khí hoạt động mang đặc thù riêng, phù hợp với
đặc điểm của ngành dầu khí. Điều lệ của công ty Tài chính Dầu khí qui định
một số nhiệm vụ sau:
- Thu xếp vốn với những hình thức và phương pháp thích hợp về số lượng
và thời gian, địa điểm, điều kiện vay trả,... nhằm đáp ứng đủ và kịp thời nhu
cầu vốn của Tổng công ty với chi phí thấp nhất.
- Đảm bảo việc đầu tư vốn đúng định hướng phát triển, đúng công trình
và dự án, vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị của
ngành.
- Tham gia thẩm định hiệu quả các dự án, công trình, tài sản được đầu tư
bằng vốn của tổng công ty cũng như của công ty.
- Đảm bảo công tác điều hành vận động vốn của toàn Tổng công ty một
cách linh hoạt, gắn với kinh doanh tiền tệ, từ cơ sở tham gia thị trường tài
chính, tín dụng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
- Huy động vốn thông qua các hình thức phát hành chứng khoán, bán
thương phiếu, nhận tiền gửi có kỳ hạn của Tổng công ty, các đơn vị thành viên,
vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Thay mặt tổng công ty và các đơn vị thành viên thương lượng và ký kết
các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư của Tổng
công ty và các đơn vị thành viên.
- Tư vấn, dàn xếp tài chính cho các đơn vị thành viên trong quan hệ vay

vốn với nước ngoài và quan hệ với các bên liên quan về mặt tài chính đầu tư.
- Đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho Tổng công ty và các đơn vị
thành viên.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư trong và ngoài nước, bao gồm cả nguồn
vốn Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Triển khai nghiệp vụ thuê mua và bảo lãnh tín dụng nhỏ
- Kinh doanh ngoại hối trong phạm vi hoạt động dầu khí với các hình thức
như: lựa chọn để chuyển hóa ngoại tệ, thanh toán quốc tế trong hoạt động
giữa Tổng công ty, công ty thành viên với các đối tác nước ngoài.
- Cho vay dài hạn kết hợp các hoạt động tín dụng ngắn hạn sinh lợi.
- Các nghiệp vụ khác theo qui định của pháp luật.
C. Chức năng, vai trò của công ty Tài chính Dầu khí:
Trước đây, các Tổng công ty có ban tài chính-kế toán chỉ làm chức năng
tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý tài chính còn một khối lượng công
việc rất lớn như huy động vốn, đầu tư vốn và nhiều hoạt động khác liên quan
đến kinh doanh trên thị trường vốn, tiền tệ thì ban tài chính-kế toán không có
chức năng thực hiện. Khi thành lập công ty tài chính, công ty không chỉ có
nhiệm vụ “giữ tiền” mà còn có trách nhiệm làm cho nguồn tài chính của Tổng
công ty sinh lợi với các chức năng:
Thứ nhất, công ty thực hiện chức năng đảm bảo toàn bộ các nguồn vốn
tín dụng cho tất cả các dự án của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Đây là
một công việc rất khó khăn vì hầu hết các dự án triển khai chậm hơn dự kiến.
Thứ hai, công ty thực hiện huy động vốn bằng nhiều hình thức để cấp tín
dụng cho các dự án phát triển và triển khai thực hiện phát hành trái phiếu
trong và ngoài nước cho Tổng công ty.
Thứ ba là thực hiện các dịch vụ tài chính, tiền tệ. Ngành dầu khí có đặc
thù là nhiều dự án và đa số các dự án giải ngân chậm. Do vậy, việc xây dựng
phương án tài chính và thẩm định dự án là rất quan trọng và cần có một cơ
quan riêng. Sắp tới, công ty còn thúc đẩy hơn nữa dịch vụ quản lý vốn và tài
sản để làm cho các nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả cao nhất.

Như vậy, công ty Tài chính Dầu khí là một trung gian tài chính trên thị
trường vốn, đóng vai trò là đầu mối thực hiện việc huy động vốn để cho vay
phục vụ nhu cầu vốn của Tổng công ty, các đơn vị thành viên. Tuy vậy, công ty
Tài chính Dầu khí không được thực hiện dịch vụ thanh toán và chưa được hoạt
động ngoại hối.
Phục vụ cho mục tiêu đưa Tổng công ty Dầu khí trở thành một tập đoàn
kinh tế đa ngành, khi đó hoạt động của Tổng công ty sẽ không chỉ dừng lại ở
lĩnh vực dầu khí mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Công ty tài chính sẽ
trở thành công ty đầu tư tài chính trong toàn ngành với một lĩnh vực hoạt
động rộng lớn hơn nhiều.
2.2. Thực trạng hoạt động của công ty Tài chính Dầu khí qua hơn một
năm hoạt động:
Công ty Tài chính Dầu khí được thành lập theo quyết định số
04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của bộ trưởng chủ nhiệm văn
phòng chính phủ nhưng bắt đầu chính thức hoạt động bắt đầu từ ngày 1-12-
2000. Vốn điều lệ của công ty Tài chính Dầu khí là 100 tỷ do Tổng công ty Dầu
khí cấp 100%.
Công ty tuy thành lập vào năm đầu năm 2000 nhưng do mới hoạt động
từ đầu thàng 12-2000 nên thực chất năm 2000 gần như không có hoạt động gì
mà đơn thuần chỉ là chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động
trong những năm sau. Doanh thu chỉ là tiền lãi ngắn hạn gửi ngân hàng từ số
vốn tự có 100 tỷ.
Có thể nói các hoạt động kinh doanh thực sự chỉ mới bắt đầu từ năm
2001, công ty đã thực hiện được nhiều nghiệp vụ và bước đầu đã có những kết
quả quan trọng trong kinh doanh.
2.2.1. Kết quả kinh doanh năm 2001
A. Tình hình biến động về vốn và tài sản đến 31/12/2001:
Về quy mô hoạt động của công ty trong năm 2001 liên tục có xu hướng
tăng từ 105 tỷ vào 31/3, 190 tỷ vào 30/6 và đến 31/12 là 365 tỷ đồng gấp 4
lần so với vốn điều lệ.

Về cơ cấu tài sản của công ty trong năm cũng biến động theo chiều
hướng tốt thể hiện sự triển khai hoạt động đều khắp ở các lĩnh vực kinh doanh
như cho vay, dịch vụ quản lý vốn và tài sản, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng
khoán... Tỷ lệ tiền gửi các tổ chức tín dụng trên tổng tài sản giảm dần từ mức
98% trong những ngày đầu hoạt động(1/2001) đến mức 40% vào thời điểm
cuối năm (12/2001) nhường chỗ cho các khoản dư nợ cho vay các tổ chức kinh
tế và đầu tư tài chính chiếm phần còn lại.
Phần nguồn vốn cũng có sự biến động tương ứng: nguồn vốn tự có vào
thời điểm đầu năm chiếm tới 99% tổng nguồn vốn đã giảm xuống còn 28.5%
vào cuối năm, vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn huy động từ các tổ chức tín
dụng và cán bộ công nhân viên Dầu khí chiếm 62%.
Qua sự biến động về tổng tài sản của công ty trong năm cho thấy sự
năng động và chịu khó nắm bắt cơ hội của công ty, trong thời gian ngắn công
ty đã phát triển được nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh có lãi, hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được Tổng công ty giao.
B. Kết quả kinh doanh năm 2001
Bảng 1-Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
PP hạch toán tiền mặt
Số tiền Tỷ lệ(%)
I- Tổng thu 16.7
1-Thu về hoạt động tín dụng 2.8 17
2-Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7.7 46
3-Thu từ các hoạt động khác 6.2 37
-Đầu tư chứng khoán 0.36 2
-Cho vay ủy thác 1.97 12
-Dịch vụ tư vấn 3.89 23
-Thu nhập bất thường 0 0
II-Tổng chi 14.7

1-Chi về hoạt động huy động vốn 4.7 32
2-Chi về dịch vụ thanh toán 0
3-Chi về dich vụ tư vấn 1.7 11
4-Chi về các hoạt động khác 8.3 57
III-Lãi 2
Thuế thu nhập doanh nghiệp 0.648
Lãi sau thuế 1.352
Về doanh thu, năm 2001 là năm đầu tiên kinh doanh nên khi lập kế
hoạch dựa trên căn cứ hoàn toàn khác với khi điều hành cụ thể: có những
nghiệp vụ đặt kế hoạch rất cao nhưng trong năm không thực hiện được, có
những nghiệp vụ kế hoạch không đặt ra thì lại đem lại phần doanh thu đáng kể
cho công ty. Tổng doanh thu cuối năm đạt 16.7 tỷ với tỷ trọng 29% doanh thu
cho vay (trong đó 17% là thu từ hoạt động tín dụng, 12% là thu từ hoạt động
cho vay ủy thác), doanh thu từ dịch vụ tư vấn chiếm 23%, doanh thu từ lãi tiền
gửi chiếm 46% đạt 150% kế hoạch được giao.
Về chi phí, tổng chi phí cả năm là 14.7 tỷ trong đó chi phí cho hoạt động
huy động vốn chiếm 32%, chi phí dịch vụ tư vấn chiếm 11% còn lại chi phí hoạt
động của công ty chiếm 57%.
Chi phí hoạt động cả năm của công ty là 8.3 tỷ đồng trong đó chi phí cho
nhân viên là 40%(lương chiếm 35%), chi về tài sản chiếm 29% còn chi công vụ
và quản lý chiếm 31%.
Số nộp ngân sách nhà nước trong năm là 908 triệu đồng vượt xa kế hoạch
giao là 170 triệu do phần VAT phải nộp tăng, lợi nhuận tăng làm cho thuế thu
nhập doanh nghiệp tăng. Phần nộp Tổng công ty cũng tăng hơn gấp đôi kế
hoạch do doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với kế hoạch.
2.2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu:
Mặc dù mới được thành lập với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tập
thể cán bộ công nhân viên công ty Tài chính Dầu khí đã phấn đấu hoàn thành
vượt mức kế hoạch năm 2001. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với một công ty
mới tròn một năm tuổi. Công ty đã khẳng định được vị trí của mình, tạo đà

phát triển trong những năm tiếp theo.
Bảng 2- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Số TT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện KH
Giá trị thực hiện % so với KH
1 Thu xếp vốn 1,786.5 1,990 111
2 Số dư huy động cuối năm
-ngoại tệ, triệu USD 15 Chưa được phép hoạt động
-nội tệ, tỷ VNĐ 65 255.7 393
3 Dư nợ cho vay cuối năm
-ngoại tệ, triệu USD 15 Chưa được phép hoạt
động
-nội tệ 140 170.9 122
4 Hoạt động đầu tư (dự án,
tài chính)
30 34.3 114
5 Doanh thu 10,940 16,700 152
6 Lợi nhuận 0.615 2.02 328
7 Thu nộp ngân sách 0.170 9.08 534
8 Nộp Tổng công ty, 0.066 0.168 254
2.2.3. Đánh giá các hoạt động năm 2001:
A. Nghiệp vụ thu xếp vốn:
Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của công ty Tài
chính Dầu khí. Nó đảm bảo cho các dự án trong ngành dầu khí luôn có được
nguồn vốn cần thiết để triển khai.Hoạt động này được phòng nghiệp dịch vụ ủy
thác thực hiện với nội dung hoạt động như là một trung gian đầu mối tổ chức
sắp xếp các nguồn vốn cho các dự án của ngành dầu khí. Với đặc thù của các
dự án trong ngành dầu khí là có vốn rất lớn nên khó có một tổ chức tài chính
nào đảm bảo được việc cung cấp toàn bộ vốn cho dự án do vậy công ty tài
chính khi có những dự án trong ngành sẽ đứng ra làm đầu mối gom vốn từ các

tổ chức tài chính khác (do công ty có ưu thế về mối quan hệ với các tổ chức tài
chính). Công ty Tài chính Dầu khí được hưởng một khoản phí cho hoạt động
này.
Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị hàng đầu là đảm bảo thu
xếp vốn tín dụng cho các đề án dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị
thành viên, với phương châm không bỏ sót các dự án. Trong thực tế, các dự án
được triển khai rất chậm so với dự kiến ban đầu. Mặc dù vậy, công ty đã khắc
phục mọi khó khăn, cố gắng theo sát các dự án và đã thu xếp vốn thành công
cho 11 công trình với tổng số 1990 tỷ VNĐ đạt 111% kế hoạch.
Do các công trình chậm giải ngân nên mặc dù ký hợp đồng thu xếp vốn
nhưng công ty vẫn chưa nhận được doanh thu từ dịch vụ này.
B. Nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng:
Với đặc thù của ngành dầu khí chủ yếu hoạt động bằng ngoại tệ, nên
trong kế hoạch đầu năm công ty có dự kiến có phần tham gia hoạt động ngoại
hối với số dư huy động và cho vay cuối kỳ đạt 15 triệu USD. Tuy nhiên, cho đến
nay công ty vẫn chưa được ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép, nên phần
hoạt động về ngoại tệ công ty vẫn chưa thực hiện được. Công ty đã khắc phục
mọi khó khăn, cố gắng hoạt động trên lĩnh vực nội tệ một cách tốt nhất và đã
đạt được kết quả đáng ghi nhận:
- Đã đảm bảo được đủ vốn tín dụng cho các đơn vị trong và ngoài ngành.
Số dư huy động cuối năm đạt 255.7 tỷ VNĐ (hơn 2.5 lần vốn tự có ) đạt 393%.
- Đã mạnh dạn áp dụng loại hình cho vay ủy thác (lúc cao điểm đã chiếm
đến 85% tổng dư nợ cho vay), trên cơ sở nghiên cứu và sử dụng quy trình cho
vay linh hoạt, chặt chẽ và hiệu quả.
- Đã mở được thêm hình thức huy động vốn mới là nhận ủy thác quản lý
vốn và tài sản cho các đơn vị trong ngành với 4 hợp đồng quản lý vốn với tổng
số vốn huy động đạt 100 tỷ VNĐ. Huy động trong ngành từ tiết kiệm dầu khí đã
bắt đầu triển khai từ 1/10 đã thật sự cuốn hút cán bộ công nhân viên trong
ngành vào sự nghiệp phát triển dầu khí, bước đầu có kết quả tốt với số dư huy
động cuối năm đạt hơn 8 tỷ VNĐ.

- Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: số dư nợ cho vay
chưa ổn định vì các công trình trong ngành triển khai chậm, tuy đã được thu
xếp vốn nhưng chưa giải ngân được. Do đó, hầu hết các khoản vay là ngắn hạn
(chiếm 90% tổng dư nợ cho vay ). Số dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ (khoảng 10%).
C. Nghiệp vụ tài chính tiền tệ:
Kế hoạch đầu năm công ty đề ra với phương châm tham gia hầu hết các
dự án đầu tư của các đơn vị trong ngành và đưa dần hoạt động này trở
thành chủ lực của công ty Tài chính Dầu khí. Năm 2001 công ty đã thực hiện
được 5.4 tỷ VNĐ đạt 174%.
- Công ty đã tích cực bám sát hầu hết các dự án để tìm cơ hội cung cấp
dịch vụ. Tuy nhiên, do thị trường này hiện nay còn mới, chưa ổn định, các chủ
đầu tư chưa quen sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính trong lập và thẩm định dự
án, nên trong năm chỉ thực hiện được 2 dự án với giá trị hơn 500 triệu VNĐ.
- Công ty đã năng động tìm kiếm các hình thức dịch vụ tài chính khác như
tư vấn quản lý tiền nhàn rỗi cho một số doanh nghiệp (VSP,VR,..) đem lại doanh
thu đáng kể (khoảng 4.9 tỷ VNĐ).
- Khó khăn của công ty là chưa thu hút và đào tạo được các chuyên gia
giỏi, chuyên sâu nhằm đưa các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành thế mạnh của
công ty Tài chính Dầu khí.
D. Nghiệp vụ đầu tư:
Tổng vốn đã tham gia đầu tư trong năm 2001 đạt 37.3 tỷ VNĐ, đạt
124%. Mặc dù công tác đầu tư còn nhiều khó khăn do cơ chế, công ty đã chủ
động tập trung vào đầu tư tài chính (công trái, trái phiếu và các chứng từ có
giá...) có lợi nhuận cao, giúp các đơn vị và cá nhân trong ngành giải phóng vốn
cho nhu cầu đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, công ty đã tích cực đào tạo cán
bộ, chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán với lượng giao dịch
hơn 9000 cổ phiếu và trái phiếu của 5 loại chứng khoán.
2.3. Nghiệp vụ ủy thác tại công ty Tài chính Dầu khí:
2.3.1. Quá trình hình thành nghiệp vụ ủy thác ở Việt Nam:

Thập kỷ 90, sau một thời gian thực hiện chủ trương đổi mới, nền kinh tế
nước ta đã có dáng dấp của nền kinh tế thị trường. Những quan hệ hàng hóa
tiền tệ đang dần dần thay thế các quan hệ phân phối hiện vật thời kỳ tập
trung, quan liêu, bao cấp. Bộ mặt kinh tế đất nước đã có những thay đổi cơ
bản. Những nguồn lực khan hiếm của đất nước đã được sử dụng có hiệu quả
hơn, quan hệ Việt Nam với các nước đang đi vào chiều sâu và là cơ hội để Việt
Nam hội nhập mạnh hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, mức sống của nhân dân
đang được cải thiện, tốc độ tăng luôn ở mức cao đã phần nào khẳng định được
sự đúng đắn của con đường cải cách, từ đó cho phép đặt niềm tin vào khả
năng cất cánh của Việt Nam trong tương lai.
Chúng ta đã có những cải cách vô cùng quan trọng và kịp thời, trong đó
phải kể tới việc cải cách hệ thống các tổ chức tín dụng. Kể từ khi thực hiện
chính sách đổi mới nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đã có nhiều đóng góp cho
sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Bản thân hệ thống ngân hàng đã và
đang được đổi mới và hiện đại hóa dần.Từ loại hình hệ thống ngân hàng một
cấp đã chuyển sang hai cấp với những loại hình mới trước đây chưa từng có.
Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống
ngân hàng nói riêng, các bộ phận quan trọng của thị trường tài chính đã được
hình thành và phát triển. Đó là thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng với cơ cấu tỷ giá thả nổi, thị trường chứng khoán.
Các tổ chức tín dụng cũng thay đổi các loại hình dịch vụ của mình để phù
hợp với nền kinh tế mới. Công nghệ, hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng
đang từng bước được cải thiện theo hướng thị trường hóa. Ngoài ra, các hình
thức hoạt động thông thường như nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh thanh toán
được mở rộng dần. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. Cùng với sự phát triển
kinh tế, các chính sách sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tín dụng đã thay đổi,
tỷ lệ lợi nhuận thu được trên các loại hình dịch vụ này đã tăng đáng kể, tỷ lệ
này là 30% so với 15% như trước kia. Các tổ chức tín dụng đã phát triển các
loại hình dịch vụ mới như cho thuê két, thực hiện tư vấn với khách hàng, phát
hành thẻ thanh toán, các loại hình ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu cũng được thực

hiện. Nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác đầu tư và cho vay lại cũng được thực
hiện tại các tổ chức tín dụng.
Nghiệp vụ ủy thác đã hình thành tại Việt Nam từ giữa những năm 90.
Trong giai đoạn đầu nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn chuyển hóa
nền kinh tế mạnh mẽ nhất. Các thành phần kinh tế được phép phát triển và
nhiều loại hình kinh tế đã ra đời đáp ứng nhu cầu đó. Việt Nam đã mở cửa đón
nhận vốn và hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi với nước ngoài. Các
công ty, doanh nghiệp luôn luôn có sự cải tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
của khách hàng và thu lợi nhuận hợp lý.
Nghiệp vụ ủy thác tại Việt Nam không phải là sản phẩm dịch vụ chỉ có
thể tồn tại trong chốc lát. Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã thấy được đây
là thế mạnh mới cho sự phát triển của họ. Nghiệp vụ ủy thác đã manh lại cho
các tổ chức tín dụng những nguồn vốn cho đầu tư và phát triển mới. Các
nguồn vốn này không chỉ bao gồm từ các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài
muốn đầu tư tại Việt Nam mà trong số đó còn có cả nguồn vốn từ các cơ quan,
xí nghiệp trong nước. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn phương pháp đầu tư
trực tiếp nhưng sẽ phải chịu những rủi ro cao hơn so với việc thực hiện ủy
thác. Và những nhà đầu tư đã nhận thấy rằng việc ủy thác không chỉ đem lại
nguồn lợi lớn mà còn là phương pháp tốt để chia xẻ và phòng tránh rủi ro.
Trong giai đoạn đầu mới phát triển nghiệp vụ ủy thác, các ngân hàng là
cơ quan thực hiện nghiệp vụ này nhiều nhất. Các ngân hàng lúc này đã đóng
vai trò người nhận ủy thác, chủ yếu là việc nhận quản lý vốn. Tuy nhiên đến
cuối năm 2000, các ngân hàng vẫn chỉ nhận vốn ủy thác của Chính Phủ và các
khoản vốn ủy thác của các tổ chức quốc tế như vốn ODA.Tuy nhiên khoản vốn
mà ngân hàng nhận được là tuân theo chỉ định của chính phủ Việt Nam, khoản
vốn này được dùng để đầu tư vào các dự án phát triển chung cho nền kinh tế
đất nước. Còn có rất nhiều nguồn ủy thác khác ngoài nguồn do Chính Phủ Việt
Nam nhận về nhưng các ngân hàng chưa tỏ ra tích cực tự thân vận động để đi
tìm cho mình những nguồn ủy thác mới. Về vai trò ủy thác, các ngân hàng quốc
doanh, ngoại trừ ngân hàng đầu tư và phát triển, vẫn mới đang tìm đường đi

cho việc ủy thác lại vốn cho các tổ chức tín dụng khác. Các ngân hàng quốc
doanh đã tỏ ra chưa năng động như các tổ chức tín dụng khác về việc thực
hiện cả hai vai trò ủy thác và nhận ủy thác.
Vào năm 1994, công ty tài chính cổ phần Sài Gòn, đã trở thành công ty
tài chính đầu tiên được ngân hàng nhà nước cho làm thí điểm tiếp nhận vốn ủy
thác. Đến lúc này thì không chỉ có ngân hàng đứng vai trò là người nhận ủy
thác mà các công ty tài chính cũng được phép tham gia làm nhiệm vụ này. Và
ngay trong năm đầu tiên thực hiện công việc, công ty đã tiếp nhận vốn ủy thác
đầu tư của hai đơn vị nước ngoài với tổng số vốn lên đến 1.211.832 USD.
Đến năm 1998, các công ty tài chính thuộc các tổng công ty được thành
lập trên cơ sở phát triển tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh. Vì vậy, xu
hướng phát triển là việc các tổng công ty sẽ chuyển từ cơ chế quản lý vốn theo
phương thức hành chính sang cơ chế công ty tài chính. Do đó, việc ủy thác vốn
của Tổng công ty cho công ty tài chính nhằm mục đích hoàn thiện chức năng
của công ty tài chính. Công việc này tạo cho các công ty tài chính thích nghi
dần với hình thức tiếp nhận vốn của Tổng công ty để đầu tư vào các công trình,
dự án trong ngành của mình. Và vốn ủy thác sẽ không chỉ bao gồm tiền mặt mà
các Tổng công ty cũng sẽ ủy thác cho công ty tài chính số cổ phiếu và tín phiếu
mà họ đang nắm giữ, việc ủy thác các tài sản này nhằm mục đích chuyển giao
số vốn mà Tổng công ty đang nắm giữ sang cho công ty tài chính để công ty tài
chính có thể nhanh chóng trở thành trung tâm luân chuyển vốn trong tổng
công ty.
Tuy vậy, những nghiệp vụ ủy thác mà các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã
thực hiện mới dừng ở mức đơn giản, sơ khai, khai thác một cách sơ sài những
thế mạnh của nghiệp vụ này. Những nghiệp vụ liên quan tới hoạt động ủy thác
tiến hành thực hiện công việc thì hầu như chưa được quan tâm còn các hoạt
động ủy thác liên quan tới quản lý tài sản chỉ ở mức độ rất nhỏ do chưa có
khung pháp lý đầy đủ mà hoạt động này vốn rất cần. Do vậy, hiện nay ở Việt
Nam mới chỉ thực hiện các hoạt động ủy thác liên quan tới ủy thác vốn mà
trong đó cũng chưa thật đầy đủ và hoàn chỉnh.

2.3.2. Thực trạng nghiệp vụ ủy thác tại công ty Tài chính Dầu khí:
Qua hơn một năm hoạt động, tại công ty đã có nhiều hoạt động thuộc
phạm vi của nghiệp vụ ủy thác được tiến hành và từng bước hoàn chỉnh cả về
lý luận, qui trình lẫn thao tác nghiệp vụ.
Hiện nay, nghiệp vụ ủy thác tại công ty bao gồm:
- Nghiệp vụ tiếp nhận vốn ủy thác và cho vay vốn ủy thác
- Nghiệp vụ ủy thác quản lý vốn và tài sản
- Nghiệp vụ ủy thác phát hành trái phiếu, cổ phiếu
Thông thường khi nói đến nghiệp vụ ủy thác vốn ta hiều là gồm cả hai nghiệp
vụ tiếp nhận và quản lý vốn ủy thác, trong việc quản lý đã bao gồm là cho vay
vốn ủy thác đó hay dùng để đầu tư chứng khoán, đầu tư dự án... Và có thể hiểu
chỉ cần nói là nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác là đủ vì nó đã bao hàm cả nghiệp
vụ tiếp nhận và cho vay rồi nhưng do điều kiện của công ty mới hình thành nên
thực chất việc quản lý vốn ủy thác chưa thực sự phát triển trong khi đó diễn ra
nhiều nhất là hoạt động tiếp nhận và cho vay nguồn vốn ủy thác của các tổ
chức tín dụng, mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại nên tại công ty đã có
sự phân chia này để tách riêng và quản lý các nguồn từ các tổ chức tín dụng và
nguồn từ các cá nhân cùng các tổ chức kinh tế khác, chủ yếu là trong ngành
dầu khí.
2.3.2.1. Cơ chế và qui trình của các nghiệp vụ ủy thác tại công ty Tài
chính Dầu khí
A) Cơ chế, qui trình nghiệp vụ tiếp nhận và cho vay vốn ủy thác
A.1) Cơ chế của nghiệp vụ
Tại công ty Tài chính Dầu khí đã ban hành cơ chế về việc tiếp nhận và cho vay
ủy thác nhằm điều chỉnh hoạt động của công ty Tài chính Dầu khí nhận vốn ủy
thác từ các tổ chức tín dụng để cho vay trực tiếp đến các đối tượng vay. Cơ chế
này không áp dụng để điều chỉnh hoạt động của PVFC nhận và cấp phát vốn ủy
thác của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

×