Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.84 KB, 24 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản
Như chúng ta đã biết ngay từ đầu thế kỉ XV những hình thức sơ khai của ngân
hàng bắt đầu xuất hiện ban đầu là những thương nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa
từ nơi này tới nơi khác, đó là những nhu cầu đổi tiền để có thể mua và bán của địa điểm
mà chúng ta đang thực hiện việc buôn bán, tiếp sau đó là những kẻ cho vay nặng lãi ra
đời chúng thực hiện những khoản vay với các cá nhân, đối với vua quan, đặc biệt là
ngân hàng còn có thể cho vay để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của chiến tranh, sự phát
triển tiền gửi theo kiểu này do không thu hồi được nợ đã đẩy ngân hàng tới chổ phá sản,
do vậy đã hình thành nên một loại hình ngân hàng mới đó là ngân hàng thương mại do
các nhà buôn kết hợp lại với nhau, hệ thống ngân hàng này đã thực hiện nhiều nghiệp
vụ giống như ngân hàng ngày nay đó là huy động tiền gửi, cho vay. Và từ đó cho tới
nay hệ thống ngân hàng luôn phát triển và ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển
của nền kinh tế do vậy mà khi nói đến ngân hàng thì ai ai cũng biết đó là nơi để mình
gửi tiền tiết kiệm khi có dư dật lượng tiền mặt và cũng là nơi để chúng ta tới vay một
khoản tiền trong một kì hạn nhất định với một lãi suất đã được ấn định. Nhưng đó chỉ là
cách hiểu đơn giản nhất về ngân hàng mà chúng ta cần hiểu rằng “ngân hàng là một tổ
chức trung gian tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất,
đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kì tổ chức kinh doanh nào hoạt động trong nền kinh tế”
Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại cơ bản
1) Mua bán ngoại tệ: đây là một trong những hoạt động đầu tiên của ngân hàng kể từ
khi mới thành lập, như chúng ta biết thì ngân hàng ngày xưa chủ yếu là đổi tiền để
những nhà buôn đi buôn bán từ địa điểm này sang địa điểm khác thì ngân hàng là
nơi đổi tiền để họ có thể thuận lợi trong việc mua bán hàng hóa, khi thực hiện việc
đổi này thì ngân hàng hưởng theo tỷ lệ phần trăm.
2) Nhận tiền gửi : đây là hoạt động then chốt của một ngân hàng, nếu không có hoạt
động này thì ngân hàng không thể tồn tại, đây chính là nguồn cung của ngân hàng
để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động cho vay
3) Cho vay: có 3 hình thức cho vay đó là


Cho vay thương mại: đây là hình thức cho vay áp dụng đối với các nhà kinh tế làm
ăn giúp họ có vốn để có thể linh động được hàng hóa tạo điều kiện để họ có thể mở
rộng sản xuất kinh doanh
Cho vay tiêu dùng :đây là hình thức cho vay tương đối mạo hiểm mang tính rủi ro
cao nhưng bù lại có thể thu được lãi ròng cao, hình thức này được áp dụng đối với các
cá nhân là chủ yếu
Tài trợ dự án: hình thức cho vay này đòi hỏi phải có vốn lớn, vì dự án thường là
những công trình thường đòi hỏi vốn lớn, ngân hàng thường huy động vốn trung và
dài hạn để tài trợ dự án
4) Bảo quản vật có giá: ngân hàng thường nắm giữ hộ khách hàng những vật có giá
trị lớn như vàng bạc đá quý các giấy tờ quan trọng
5) Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán : Ngân hàng muốn có
khách hàng họ cần phải biết lôi kéo khách hàng mà do vậy các ngân hàng luôn tạo
điều kiện tốt nhất cho khách hàng và đồng thời mở rộng ra các dịch vụ mới trong
đó có việc mở tài khoản thẻ cho cá nhân chính là hình thức lôi kéo khách hàng về
với ngân hàng của mình, bên cạnh việc mở tài khoản thẻ thì ngân hàng cũng thực
hiện luôn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
6) Quản lý ngân quỹ : khi nói tới ngân quỹ là chúng ta nói tới quan hệ của ngân hàng
với các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện việc quản lý dòng tiền cho các doanh
nghiệp, hoạt động này giúp cho ngân hàng có thể có thêm được nhiều các khách
hàng và đồng thời ngân hàng sẽ có rất nhiều thông tin về các doanh nghiệp
7) Tài trợ các hoạt động của chính phủ : chính phủ thường thực hiện các dự án yêu
cầu về nguồn vốn lớn, trong một lúc không thể giải ngân ra tất cả số tiền như vậy
được vì giải ngân sẽ gây ra tình trạng ngập tiền do vậy mà chính phủ sẽ quyết định
cho một ngân hàng nào đó giải ngân cho dự án cụ thể theo từng thời kì và sau khi
kết thúc dự án chính phủ sẽ hoàn trả
8) Bảo lãnh: là hình thức mà ngân hàng dựa vào uy tín của mình để bảo lãnh cho các
hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tạo ra lòng tin cho các doanh nghiệp cùng
làm ăn buôn bán với họ
9) Cho thuê các thiết bị trung và dài hạn: các thiết bị máy móc mà doanh nghiệp cần

có thể có giá rất lớn doanh nghiệp không có khả năng mua hoặc là máy chỉ có giá
trị sử dụng trong thời gian ngắn và sau đó không còn dùng tới nữa như vậy các
ngân hàng có thể triển khai các hoạt động cho thuê để giúp cho các doanh nghiệp
tiết kiệm được một phần chi phí.
10) Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn : Những cán bộ làm trong nghành ngân hàng
là những người có chuyên môn về tài chính rất tốt, đặc biệt họ lại có được những
thông tin rất quan trong mà trong quá trình cho vay doanh nghiệp đã cung cấp cho
ngân hàng, hội tủ các điều kiện đó thì việc mà ngân hàng cung cấp các tư vấn là
khá chính xác, và có thể tin cậy được
Bên cạnh đó thì ngân hàng còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như là cung cấp dịch
vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ
đại lý
II. Vai trò cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1. Lịch sử ra đời hoạt động cho vay tiêu dùng
Tín dụng là một nghiệp vụ không thể không có trong các ngân hàng thương mại.
Như chúng ta biết rằng các ngân hàng thương mại là các tổ chức trung gian tài chính
hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với mảng hoạt động chính đó là nhận tiền gửi
của khách hàng và cho các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế vay mượn. Do vậy đối với
bất kì một ngân hàng nào thì tín dụng cũng là nghiệp vụ không thể thiếu, nó nằm trong
mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng với mục đích là mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng. Chúng ta cần biết tín dụng là gì: Trong một quan hệ tài chính cụ thể thì tín dụng
là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Cụ thể hơn ta có thể
định nghĩa “ tín dụng là một giao dịch về tài sản( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay(
tổ chức ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác) và bên đi vay( là cá nhân, doanh
nghiệp) trong đó bên vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian
nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên và yêu cầu bên đi vay phải hoàn trả cả gốc và
lãi khi đến hạn thanh toán”. Tín dụng tiêu dùng là một mảng trong hoạt động tín dụng
tại ngân hàng mà trong đó ta có thể hiểu” tín dụng tiêu dùng là qua hệ kinh tế giữa ngân
hàng và các cá nhân tức là người tiêu dùng trong nền kinh tế nhằm tài trợ cho các nhu
cầu của cuộc sống khi mà chính bản thân người tiêu dùng chưa có đủ điều kiện để có

thể sắm các tài sản này và hoạt động này cũng dựa trên nguyên tắc ngân hàng sẽ cho cá
nhân vay một khoản tiền và yêu cầu cá nhân trả đúng hạn cả vốn cả lãi cho ngân hàng
như đã thỏa thuận giữa hai bên. Qua đó chúng ta thấy được cho vay tiêu dùng là hình
thức mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân, người tiêu dùng trong nền
kinh tế. Nghiệp tín dụng cho vay tiêu dùng ở các nước phát triển đã ra đời từ rất lâu và
hiện tại bây giờ vẫn còn đang rất phát triển còn ở nước ta thì mảng nghiệp vụ này mới
dần được đưa vào hoạt động.
2. Nhu cầu cho vay tiêu dùng của dân cư và phân loại các khách hàng cá
nhân
2.1. Nhu cầu cho vay tiêu dùng của dân cư
Trong cuộc sống ngày nay khi mà nền kinh tế phát triển một cách chóng mặt, đời
sống của người dân được nâng cao nhanh chóng do vậy mà nhu cầu tự nhiên của cá
nhân con người ngày càng đa dạng và phong phú nhưng những nhu cầu đó cũng gắn
liền với những nhu cầu bức thiết mà bản thân con người cần phải có, trong ngày nay thì
cơm không phải là cơm để no bụng nữa mà phải là ngon miệng, áo mặc thì cần phải
đẹp, có thể sánh ngang cùng bạn bè… tuy nhiên bên cạnh đó thì nhu cầu của mỗi cá
nhân còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người đó sau khi đã vay một khoản
tiền, phụ thuộc vào đặc tính của mỗi cá nhân như là công việc làm ăn có mức thu nhập
cao không, sở thích của người đó như thế nào( hình thành thói quen sử dụng hàng hiệu
thì mức chi cho tiêu dùng sẽ cao hơn rất nhiều.
Nhu cầu của con người là không giới hạn nhưng nó lại phụ thuộc vào khả năng thanh
toán của cá nhân. Ngay trong cuộc sống của chúng ta luôn luôn có những nhu cầu và
chúng ta chưa thể có khả năng có nó ngay tại thời điểm chúng ta muốn có một cái gì đó.
Chúng ta xét mỗi bản thân con người sẽ có các nguồn khác nhau như là bố mẹ, bạn
bè… nhưng những nguồn đó sẽ không giúp ta tự chủ được vấn đề do vậy mà chúng ta
sẽ lựa cho là đi vay tại các ngân hàng thương mại theo hình thức vay tín dụng tiêu dùng
để phục vụ cho các khoản tiêu dùng của cá nhân.
2.2. Phân loại các khách hàng cá nhân
2.2.1 Phân theo mức thu nhập
- Những người có thu nhập cao

Chúng ta có thể xem những người có mức thu nhập cao là những cá nhân có
mức thu nhập hàng tháng từ 5 triệu đồng trở lên. Đây là nguồn khách hàng chiến lược
của ngân hàng, những người có thu nhập cao thường là sẽ có một công việc rât tốt trong
xã hội và hầu hết họ sẽ có cách tiêu tiền cũng như là nhu cầu mua sắm hàng hóa khác xa
so với những người có thu nhập thấp. Do vậy ngân hàng cần xem đây là khách hàng ở
dạng tiềm năng vì căn cứ vào thu nhập của họ thì khả năng thanh toán là rất cao.
- Những người có thu nhập trung bình
Những người này thường có mưc thu nhập vào khoảng 2.5tr -5tr đồng VND mỗi
tháng. Đây cũng là một luồng khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Những khác hàng
này luôn tin tưởng vào một tương lai đẹp đẽ hơn họ sẽ có thu nhập cao hơn trong tương
lai. Do vậy mà nhu cầu của những cá nhân này rất cao. Hiện tại thì họ chưa thể đáp ứng
khả năng chi trả của mình nhưng trong tương lai họ chắc chắn có khả năng thanh toán.
-Những người có thu nhập trung bình
Là những cá nhân có mức thu nhập hàng tháng dưới 2.5tr, mức thu nhập này chỉ
đủ cho họ tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày, để có thể tiết kiệm mua những thứ có
giá trị là rất khó do vậy khả năng mở rộng tín dụng tiêu dùng cho đối tượng này là rất
khó do nguồn thu nhập của họ quá hạn chế. Chúng ta cần tìm cách mở rộng tín dụng
tiêu dùng cho các cá nhân này bằng cách họ sẽ phải giành dụm trong thời gian lâu hơn,
ngân hàng có thể tạo điều kiện cho những cá nhân này bằng hình thức là giảm lãi suất,
kích thích những người này tiêu dùng vì ở nước ta còn là một nước kém phát triển, tầng
lớp thu nhập thấp chiếm tỉ lệ cao.
2.2.2 Phân loại khách hàng theo công việc của họ
Công việc là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định nhu cầu tiêu
dùng, người làm ở công sở sẽ có nhu cầu khác những người làm ngoài công trường như
kĩ sư xây dựng sẽ có nhu cầu khác
- Những cá nhân có công việc làm ăn buôn bán, kinh doanh: họ có thu nhập
tương đối, thường là những cá nhân làm việc nhẹ nhàng
- Những người làm việc trong cơ quan nhà nước : họ là những người hưởng
lương từ ngân sách nhà nước
- Công nhân, nhân viên: là những người làm công ăn lương, làm việc trong các

cơ quan xí nghiệp
- Những người lao động tự do: là những cửu vạn, những người không có công ăn
việc làm cụ thể
Khi nghiên cứu về công việc của khách hàng là nghiên cứu về tình hình đời sống của
mỗi cá nhân, mỗi người làm mỗi công việc khác nhau sẽ có các mức thu nhập khác
nhau, khi đo ngân hàng nghiên cứu theo tiêu thức này thì sẽ có các chỉ tiêu để đánh giá
cá nhân và có thể cung cấp khoản tín dụng một cách hợp lí, tránh trường hợp mất khả
năng chi trả.
3. Sự cần thiết khách quan phải hình thành và phát triển hoạt động cho vay
tiêu dùng ở các ngân hàng thương mại
3.1. Nghiệp vụ cho tín dụng ra đời là tính tất yếu trong ngân hàng thương mại
Trong suốt những thế kỉ trước khi mà nguồn vốn của ngân hàng còn hạn chế thì
việc ngân hàng rất hạn chế trong việc cho vay các khoản nhỏ lẻ, vì hình thức này
thường mang tính rủi cao, ngân hàng không thu được nợ. Khi mà trong giai đoạn ngày
nay rất nhiều ngân hàng thương mại ra đời việc cạnh tranh để có thể huy động được
vốn từ người dân rất khó khăn nên các ngân hàng phải có những biện pháp khắc phục
mà đặc biệt đó là thay đổi các loại hình dịch vụ trong đó có việc mở rộng các khoản cho
vay nhỏ lẻ nhằm thu hút các nguồn vốn huy động từ dân cư, và trực tiếp cạnh tranh với
các ngân hàng khác cũng như các tổ chức tài chính khác. Để có thể nâng cao chất lượng
cạnh tranh thì mỗi ngân hàng không chỉ phát huy ở những nghiệp vụ truyền thống là
nhận tiền gửi, mua bán ngoại tệ, … mà cần phát huy các nghiệp vụ mới như là tư vấn
cho khách hàng, mở công ty kinh doanh chứng khoán, phát triển các loại hình cho thuê
tài chính.
Chính sự phát triển nhanh nhạy của nền kinh tế mà làm cho cuộc sống con người
ngày càng một tốt hơn, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngân hàng để có thể huy
động các nguồn trong dân cư cũng như mở rộng các hình thức cho vay, nên các loại
hình tín dụng mới được ra đời trong đó có loại hình tín dụng tiêu dùng rất phát triển vì
nó mới thực sự đi vào những cá nhân, những tế bào trong xã hội. Bên cạnh đó khi mà
hệ thống ngân hàng phát triển thì nguồn tiền huy động trong người dân càng nhiều khi
đó sẽ gây ra tình trạng nguồn vốn trong ngân hàng thương mại ứ đọng do vậy mà ngân

hàng cần phát triển các loại hình cho vay. Khi mà các nguồn vay lớn của doanh nghiệp
đã không còn, lượng vốn mà doanh nghiệp cần là quá nhiều, khi đó ngân hàng chuyển
qua đối tượng là hộ gia đình và cá nhân trong nền kinh tế vì thực tế những khoản vay
này mang lại cho ngân hàng một mức lãi suất cao hơn, tuy hình thức này độ rủi ro rất
cao nhưng tỉ lệ đối với một người dân vay mượn là rất nhỏ nên ngân hàng dường như
chịu rủi ro rất ít do vậy mà hình thức cho vay này ngày càng phát triển và được mở rộng
cho tới ngày nay.
3.2. Đặc điểm của loại hình cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong số các loại hình nghiệp vụ của ngân hàng thương
mại, như chúng ta biết thì cho vay tiêu dùng là mối quan hệ giữa ngân hàng với khách
hàng là cá nhân trong nền kinh tế do vậy mà loại hình này có những đặc điểm riêng biệt
khác với các loại hình khác. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm tại ngân hàng chúng ta
có thể thấy nó có những đặc điểm sau
3.2.1. Quy mô của từng khoản vay là nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay lại nhiều.
Trong cuộc sống ngày nay nhu cầu của từng cá nhân là muôn màu muôn vẻ, mỗi
cá nhân thường có một sở thích khác nhau nó bắt nguồn từ nhu câu tiêu dùng hàng hóa
của người dân đối với các loại hình hàng hóa đắt tiền.. Những cá nhân thường có thói
quen dùng hàng xa xỉ thì họ phải là những người có thu nhập cao do đó ít nhiều họ cũng
một khoản kha khá tiền mặt trong người do đó họ sẽ không cần vay ngân hàng quá
nhiều nữa,mặt khác so với các khoản vay của doanh nghiệp hay là các hộ gia đình vay
để buôn bán kinh doanh thì các món vay tiêu dùng của cá nhân không thấm tháp vào
đâu so với các khoản đó do vậy mà quy mô của từng món vay là nhỏ. Số lượng vay là
rất nhiều vì thực sự hoạt động này trực tiếp đi sâu vào những cá nhân, các tầng lớp xã
hội khác nhau do vậy mà số lượng người tới vay sẽ rất nhiều, là cho số lượng các khoản
vay là nhiều
3.2.2. Lãi suất trong hoạt động cho vay tiêu dùng thường cao hơn các hoạt động cho
vay để hoạt động kinh doanh
Các món vay để hoạt động sản xuất kinh doanh thường có lãi suất được thả nổi,
lãi suất là sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng sao cho cả hai bên cùng có lợi
và không bên nào phụ thuộc vào bên nào, và lãi suất thực tế sẽ dao động theo lãi suất

của thị trường và chịu sự tác động trực tiếp của thị trường trong nước và ngoài nước.
Bên cạnh đó thì lãi suất cho vay tiêu dùng thường được ấn định cụ thể không phụ thuộc
vào biến động lãi suất của thị trường , mặt khác thì các khoản vay tiêu dùng được định
kì trả cả lãi và gốc theo nhiều lần do vậy mà lãi suẫt cũng cần biến động và ngân hàng
cũng đã tính tới sự thay đổi của dòng tiền và cộng vào lãi suất do đó mà lãi suất của các
khoản cho vay tiêu dùng thường cao hơn các loại lãi suất kinh doanh. Mặt khác do các
khoản cho vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng vẫn đòi hỏi phải có nguồn nhân lực để
quản lí do vì thế nên để có thể mang lại nguồn cho ngân hàng thì lãi suất của khoản cho
vay nay phải cao hơn
3.2.3. Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao
Cho vay tiêu dùng là loại hình mang tính rủi ro cao nhất, vì thực tế loại hình này
cho vay không sinh lợi không có một dòng tiền được xác định chắc chắn sẽ có trong
tương lai để thanh toán, do đó chỉ người khách hàng đó mất việc hay là nên kinh tế bị
suy thoái người đó sẽ không thể nào có tiền để thanh toán cho ngân hàng do vậy mà loại
hình này doanh nghiệp chấp nhận rủi ro rất cao.
Một cái nữa đó là cho vay tiêu dùng này còn phụ thuộc vào chu kì của phát triển
của nền kinh tế khi nền kinh tế phát triển thì cho vay tiêu dùng được mở rộng vì lúc này
người dân sẽ tin tưởng trong tương lai thu nhập của mình sẽ tăng cao lên do đó họ sẽ
phát sinh những nhu cầu cơ bản, còn khi nền kinh tế rơi vào thời kì suy thoái thì cá
nhân sẽ không tin tưởng vào tương lai do đó họ sẽ giảm bớt đi vay cho mục đích tiêu
dùng.
3.2.4. Chi phí để xử lí thông tin khách hàng trong cho vay tiêu dùng là cao so với quy
mô của khoản vay
Quy mô của món vay tiêu dùng là rất nhỏ, nhưng đó cũng là một khách hàng
cũng cần có đầy đủ các bước như một khách hàng bình thường, cũng tiếp nhận hồ sơ,
phân tích hồ sơ, quyết định giải ngân… đòi hỏi ngân hàng phải có thời gian và nguồn
nhân lực để đáp ứng công việc này do vậy nên ngân hàng tốn một chi phí khá lớn trong
hoạt động này
3.2.5. Nguồn thu lợi ròng từ khoản cho vay tiêu dùng
Tuy cho vay tiêu dùng rủi ro cao nhưng nó lại mang lại thu nhập lớn nên các

ngân hàng thương mại luôn tìm cách phát triển hoạt động này, thực tế cho thấy đây là
nguồn tiếp cận tới cá nhân rộng nhất, có quan hệ làm ăn với nhiều tầng lớp trong xã hội,
tuy thực tế hoạt động này có tính rủi ro rất cao nhưng nó lại có lãi suất khá cao đủ để
kích thích được các nhà lãnh đạo ngân hàng. Cũng vì lãi suất cao nên nó sẽ là một trong
những hoạt động chính và mang lại lợi nhuận ròng lớn nhất cho ngân hàng ở thời gian
trong tương lai.
4. Vai trò và lợi ích của cho vay tiêu dùng
4.1. Đối với người tiêu dùng
Với tư cách là một cá nhân tiêu dùng ta thấy loại hình tín dụng này có rất nhiều
ưu điểm đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp và trung bình. Nhờ sự tài trợ
của ngân hàng mà những người có thu nhập thấp hay trung bình sẽ có thể mua được các
loại hàng hóa có giá trị cao như là các căn hộ chung cư hay là các loại phương tiện có
giá cao hơn hẳn so với mức lương mà người đó có thể nhận được hàng tháng, và từ đó
có thể cải thiện được cuộc sống một cách đầy đủ hơn.
Có thể nhận thấy bất kể ai trong chúng ta đều có mơ ước là sẽ có những vật dụng
đáng giá( tất nhiên là những mơ ước đó luôn nằm trong giới hạn thanh toán của mỗi
chúng ta ) do cuộc sống của chúng ta đang ngày càng một đi lên. Tuy nhiên đối với mỗi
bạn sinh viên mới ra trường thì để có thể có được một khoản tiền kha khá như là để
mua một cái xe máy là rất khó nhưng trong một thời gian trong tương lai chắc chắn họ
sẽ mua được nhưng hiện tại bây giờ thì họ chưa có, vì vậy nếu xét trên thực tế là họ cần
phải tích trữ một khoảng thời gian thì mới có thể mua được, và khi đã đủ tiền thì lợi ích
của nó có thể đã giảm đi đáng kể vì thực tế lúc mới đi làm cá nhân ta rất cần một
phương tiện để đi lại, mà mãi tận mấy năm sau mới có thể mua được. Như vậy mỗi
chúng ta cần kết hợp giữa khả năng thanh toán trong tương lai và nhu cầu của hiện tại.
Do đó mà chúng ta cần đến ngân hàng để vay một khoản tiền với một mức lãi suất nhất
định để có mua sắm chiếc xe là phương tiện để chúng ta đi làm như chúng ta đang đề
cập. Thực tế cho thấy việc đi vay tiêu dùng là phải chịu một khoản lãi suất cao nhưng
đó cũng chỉ là chi phí đổi lại chúng ta có ngay tài sản mà chúng ta mong muốn tại thời
điểm hiện tại. Do đó có thể thấy lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với cá nhân trong nền
kinh tế là rất lớn.

4.2. Đối với ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại chính là nhận tiền gửi của dân cư hộ
gia đình và các doanh nghiệp trong nền kinh tế, và tìm cũng tìm các phương pháp để

×