Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.27 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNo &
PTNT THĂNG LONG
2.1 Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Thăng Long
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long
được thành lập từ ngày 16/3/1991; tiền thân của Chi nhánh này là sở giao dịch
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn I - một bộ phận của Trung tâm
điều hành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tên gọi
Thăng Long chính thức được đưa vào giao dịch ngày 14/04/2003 theo quyết
định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 12/02/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc chuyển và
đổi tên Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn I thành
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. Hiện
tại Chi nhánh có trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, quận Đống
Đa – Hà Nội.
Đến ngày 31/12/2007, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thăng Long được biên chế 285 cán bộ, có 8 phịng ban và 12 phòng
giao dịch trực thuộc.


Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức Chi nhánh Thăng Long

GIÁM ĐỐC
Phịng Tín dụng
PHĨ GIÁM ĐỐC

Phịng điện tốn
Phịng Kinh doanh ngoại hối

Phịng Kế hoạch tổng hợp



CÁC PHỊNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

Phịng Kế tốn và ngân quỹ

Phịng Kiểm tra,
kiểm sốt nội bộ
Phịng dịch vụ
và marketing
Phịng
Hành
chính và nhân sự
(Nguồn: Phịng Hành chính – nhân sự)
Hiện nay Chi nhánh Thăng Long đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
sau:
*) Dịch vụ tiền gửi, thanh toán trong nước:
Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và các laọi ngoại tệ đối với các thành
phần kinh tế, tổ chức, cá nhân với lãi suất linh hoạt, kỳ hạn đa dạng như: tiền
gửi bậc thang theo thời gian; tiền gửi tiết kiệm theo tuần, tháng.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...


Nhận thu, chi tiền gửi tại nhà theo yêu cầu của khách hàng với số tiền tối
thiểu 300.000.000 đồng.
*) Thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ:
Thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức: L/C, nhờ thu ( D/A,
D/P, C/OT).
Chuyển tiền đi đến và phục vụ các nhu cầu thanh toán vãng lai.
Chi trả kiều hối (W/U).

Chi trả cho người lao động xuất khẩu.
Thanh toán chuyển tiền biên giới.
*) Bảo lãnh
Bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
Bảo lãnh dự thầu
Các hình thức bảo lãnh khác.
*) Sản phẩm tín dụng:
Cho vay vốn trung dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế.
Cho vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và
các đối tượng khác.
Cho vay theo dự án đầu tư. Tài trợ xuất nhập khẩu thương mại.
Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các loại giấy tờ có giá.
Nhận ủy thác cho vay.
*) Các dịch vụ khác
Giao dịch tự động bằng máy ATM, EDC, POS.
Gửi, rút tiền nhiều nơi.
Dịch vụ PHONE BANKING, SMS BANKING, VN TOPUP...


Phục vụ giải ngân các dự án ODA.
Phát hành thẻ nội địa và quốc tế (VISA CARD, MASTER CARD).
Đại lý chứng khoán.
Thu chi, thu hộ.
Chi trả lương qua tài khoản.
Dịch vụ INTRANET.
Thanh tốn thuận tiện dưới mọi hình thức.
Đặc biệt ngân hàng tự động (AutoBank).
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây

2.1.2.1 Nguồn vốn
Hoạt động huy động vốn năm 2008 ở Chi nhánh Thăng Long đã giảm gần
một nửa so với năm 2007, tuy nhiên vẫn nằm trong kế hoạch đề ra của Chi
nhánh. Có hai nguyên nhân lớn nhất phải kể đến đó là:
Một là, một số chi nhánh cấp II (trực thuộc Thăng Long) lớn mạnh đã
tách ra, từ đó một phần lớn nguồn vốn Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng bị tách
phần sang chi nhánh đó (cộng thêm đặc điểm của của nguồn vốn từ Bào hiểm
xã hội là khối lượng lớn lại không ổn định).
Hai là, chủ trương khơng nhận mới nguồn tiền gửi các tổ chức tín dụng
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong khi các
khoản đến hạn thanh toán khoảng 1.300 tỷ VND.
Ngồi ra cũng phải kể đến tình hình khó khăn chung đến từ hệ thống
ngân hàng như chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh lạm
phát trong nước tăng cao, dẫn đến sự biến động mạnh trong lãi suất, cung, cầu
vốn trên thị trường. Không chỉ như vậy, một số sản phẩm hiệu quả chưa cao
như: tiết kiệm tự điều chỉnh tăng lãi suất chỉ phù hợp trong thời điểm nóng lãi
suất trong khi thời điểm này lãi suất có xu hướng giảm; tiền gửi tiết kiệm bằng


vàng: vẫn đang trong thời gian thí điểm triển khai, quy chế lại chưa rõ ràng nên
vẫn có vướng mắc về đầu ra của sản phẩm.
Bên cạnh đó, Chi nhánh Thăng Long cũng có những nỗ lực để giải quyết
vấn đề phát sinh trong năm 2008 như:
Thực hiện linh hoạt các giải pháp về lãi suất và huy động vốn để bù đắp
sự thâm hụt, phần bù tăng khoảng 1.500 tỷ VND trong đó có cả tiền gửi tổ chức
kinh tế và tiết kiệm dân cư.
Tiếp tục thực hiện các sản phẩm huy động như: tiết kiệm dự thưởng, kỳ
phiếu mừng xuân, tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng, USD, tiền gửi tiết
kiệm đảm bảo lãi suất linh hoạt... Các sản phẩm đó nhìn chung hợp với nhu cầu
tâm lý của khách hàng và điều kiện cung cấp của Ngân hàng, người dân và các

tổ chức có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hơn.


Bảng 2.1: Tổng nguồn và cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2006 – 2008
Đơn vị: tỷ VND
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng Nguồn vốn

8.221

10.518

5.399

So với năm trước

+10%(tăng
770)

+28%(tăng 2.297)

-49%(giảm 5119)

So với kế hoạch


108%

120%

131%

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn và
<12t

5.390

6.668

2.364

- Có kỳ hạn từ 12t
đến <24t

834

1.796

443

- Có kỳ hạn >24t

1.997

2.053


2.591

Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động
- Tiền gửi dân cư

1.603

1.602

1.936

- Tiền gửi TCKT,
TCXH

5.978

7.960

3.015

639

956

448

- Tiền gửi, vay
TCTD và khác
(Nguồn: Phịng Kế hoạch)


Năm 2007 đã có sự tăng trưởng tổng nguồn vốn so với năm 2006 (tăng
28%), trong đó đặc biệt là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
Nguyên nhân có thể kể đến là Chi nhánh đã phối hợp cùng các Ban liên quan
thuộc Trụ sở chính tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ
khách hàng, duy trì được nguồn vốn và thu dịch vụ; Chi nhánh đã tiếp nhận 03
dự án ODA từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và Bộ Tài chính. Ngồi ra
Chi nhánh cịn tiến hành giao nhiệm vụ huy động vốn cho cả các cán bộ làm
nghiệp vụ khác (tín dụng, thanh tốn quốc tế, kế tốn...) nhằm tận dụng các


quan hệ tín dụng, thanh tốn... để thu hút nguồn vốn. Tất cả các biện pháp trên
không chỉ mang lại nguồn cung tiền gửi lớn mà còn khá ổn định, từ đó đã góp
phần rất lớn giúp cho sự tăng trưởng tổng nguồn vốn trong năm 2007. Tuy
nhiên, năm 2007 cũng là năm chứng kiến sự biến động mạnh về lãi suất, do đó
tiền gửi của dân cư đã có sự suy giảm đôi chút (1 tỷ đồng) mà lý do là sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần khi họ đưa ra các mức lãi
suất cao, rất hấp dẫn người dân gửi tiền. Để tránh tình trạng người dân rút tiền
gửi ồ ạt ra khỏi ngân hàng, Chi nhánh cũng chú trọng việc điều hành lãi suất
linh hoạt, đồng thời tích cực triển khai các đợt huy động vốn: tiết kiệm dự
thưởng nhân dịp Agribank Cup, chứng chỉ dài hạn...
2.1.2.2 Dư nợ
Nhìn chung trong 3 năm qua, Chi nhánh khơng hồn thành được chỉ tiêu
tổng dư nợ như kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ nợ xấu đã được duy trì ở mức khá thấp
(so với mức trên 7% những năm 2005 trở về trước). Cụ thể:
Năm 2008, tổng dư nợ giảm mạnh so với thời điểm 31/12/2007, đồng
thời phải kể đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao so với năm trước; các nguyên nhân có thể
kể đến là:
Chủ yếu do quý II, quý III/2008 Chi nhánh Thăng Long thực hiện các

giải pháp thắt chặt tiền tệ theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đảm bảo cân đối vốn kịp thời
tại Chi nhánh và hệ thống. Thời điểm đó, Chi nhánh có vay vốn ngoại tệ tương
đương 304 tỷ VND đáp ứng yêu cầu cấp bách của khách hàng và đã thanh toán
hết trong tháng 12/2008.
Về cuối năm, ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chung, thị trường trong
nước có nhiều biến động, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống như sắt, thép,
phân bón, thức ăn chăn ni tiếp tục giảm giá. Điều này đã làm giảm kết quả tài
chính của khách hàng nhất là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả
là họ không đủ điều kiện vay vốn, nợ xấu tăng, khách hàng phải bán tài sản để


trả nợ ngân hàng, nhu cầu vay giảm. Đối với khách hàng truyền thống, uy tín,
đủ điều kiện vay vốn, việc cho vay chọn lọc khó do bị cạnh tranh mạnh bởi các
Ngân hàng khác trên địa bàn.
Trong năm, tại Chi nhánh phát sinh các khoản vay cầm cố trái phiếu của
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đến nay đã đến hạn và bị chuyển nợ quá hạn
do khách hàng khơng có nguồn để trả nợ món vay. Khách hàng có nhu cầu
chuyển nhượng lại trái phiếu trên cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tuy
nhiên, hiện tại Hội sở chính vẫn chưa có chủ trương mua lại.
Về tuyệt đối nợ xấu không tăng nhưng tỷ lệ % tăng cao do tổng dư nợ
giảm, thêm vào đó trong các quý III, IV/2008 giá cả biến động ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn và hàng hóa, làm chậm kế
hoạch kỳ trả nợ Ngân hàng của khách hàng.
Thu hồi nợ xử lý rủi ro chậm vì chính sách hạn chế tăng trưởng dư nợ đã
ảnh hưởng đến tâm lý hoạt động của doanh nghiệp (họ sợ trả nợ sẽ khó vay lại).
Đối với khách hàng là hộ gia đình do thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng,
tài sản thế chấp khó bán, nên họ khơng thể trả nợ ngân hàng.
Thực hiện giải pháp kiểm soát cho vay thời điểm nóng, tại Chi nhánh
khơng có cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn nên khơng bị ảnh hưởng rủi

ro từ thị trường chứng khoán. Một số khách hàng vay vốn thế chấp, cầm cố
bằng cổ phiếu đều đã trả hết nợ vay ngân hàng. Những người vay tiêu dùng gặp
khó khăn trong cơng tác trả nợ ngân hàng vì khơng bán được tài sản thế chấp
ngân hàng. Với đối tượng khách hàng có hàng xuất khẩu, Chi nhánh thực hiện
cho vay có ưu đãi về lãi suất và các chi phí khác.
Bảng 2.2: Tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ qua các năm 2006 – 2008
Đơn vị: tỷ VND
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng dư nợ

3.036

3.564

1.469

So với kế hoạch

76%

90%

75.3%



Cơ cấu theo loại tiền cho vay
- Nội tệ

2.500 (82%)

3.163 (89%)

1.004 (68%)

- Ngoại tệ

536 (18%)

401 (11%)

465 (32%)

Cơ cấu theo kỳ hạn cho vay
- Dư nợ ngắn hạn

1.558 (51%)

2.266 (64%)

918 (62%)

- Dư nợ trung hạn

966 (32%)


1.006 (28%)

447 (31%)

- Dư nợ dài hạn

512 (17%)

292 (8%)

104 (7%)

Cơ cấu theo thành phần kinh tế
- DN Nhà Nước

1.604 (53%)

1.544 (43%)

373 (25.4%)

-Ngoài quốc doanh

970 (47%)

2.020 (57%)

1.339 (74.6%)

Nợ xấu


3.9%

1.7%

3.6%

Ghi chú: số % tính trên tổng dư nợ
(Nguồn: Phịng Kế hoạch)
Riêng năm 2007 Chi nhánh đã có những cố gắng nỗ lực vượt bậc để tăng
tổng dư nợ cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu (từ 3.9% giảm xuống còn 1.7% năm
2007). Cụ thể: Năm 2007, Chi nhánh đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm
tăng trưởng tín dụng một cách an tồn, hiệu quả. Chú trọng đầu tư các dự án,
doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua việc hợp tác
với các trường đại học, cơ quan để phát hành thẻ có chức năng thấu chi... từ đó
việc hồn thành nhiệm vụ cho vay đã sát với chỉ tiêu kế hoạch đề ra hơn. Tuy
nhiên hoạt động tín dụng năm 2007 vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như:
Một số khách hàng lớn của Chi nhánh đang trong thời kỳ cơ cấu lại tổ
chức, hình thức sở hữu, đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh dẫn
đến dư nợ tại Ngân hàng giảm.
Hiện tại có nhiều quy định mới liên quan của Luật, Nghị định được sửa
đổi nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành dẫn đến việc thực hiện
khó khăn như: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về giao dịch bảo
đảm...


Việc thế chấp tài sản của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần
hóa chưa thực hiện được theo quy định, do giấy tờ sở hữu tài sản của các doanh
nghiệp trên không đầy đủ nên các tài sản không đủ điều kiện làm đảm bảo tiền
vay.

Năm 2006, Chi nhánh tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng như: đầu tư một cách có chọn lọc vào một số dự án thật sự hiệu
quả, chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra trước và sau
khi cho vay. Thêm vào đó Chi nhánh còn thành lập tổ thu nợ do một thành viên
Ban Giám đốc làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo; giao khốn chỉ tiêu thu nợ xấu
đến từng cán bộ tín dụng. Do vậy, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khơng cao
nhưng chất lượng tín dụng đã được nâng cao đáng kể.
Trong 3 năm vừa qua, Chi nhánh Thăng Long thực hiện theo định hướng
chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tập trung vào việc thu nợ xấu,
nợ đã xử lý rủi ro. Đồng thời Chi nhánh cũng chịu rất nhiều tác động của môi
trường kinh doanh trong nước nên các chỉ tiêu tổng dư nợ không tăng trưởng
được như dự kiến trong kế hoạch đề ra.
2.1.2.3 Một số hoạt động, dịch vụ khác
*) Hoạt động dịch vụ thẻ và Marketing:
Năm 2006 Chi nhánh Thăng Long đã lắp đặt và đưa vào sử dụng tổng số
18 máy ATM tại Trung tâm, các Phòng giao dịch trực thuộc. Nhìn chung các
máy ATM hoạt động đều hiệu quả. Tuy nhiên việc phát hành thẻ đạt hiệu quả
chưa cao do Ngân hàng Nông nghiệp chưa tiến hành liên minh thẻ với các ngân
hàng khác, từ đó hạn chế đáng kể lượng khách hàng giao dịch
Năm 2007 đã phát hành được 4.565 thẻ tăng 30% so với năm 2006. Thêm
vào đó Chi nhánh đã thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản thẻ ATM đối với
cán bộ công chức: Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ban quản lý dự án hạ
tầng Tả Ngạn, Kho bạc Nhà nước Gia Lâm, COKYVINA... Kết nối thanh toán
được với khách hàng lớn như Bảo hiểm xã hội Việt Nam.


Năm 2008 Chi nhánh tiếp tục giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách
hàng, thực hiện đúng quy định quy trình phát hành thẻ của Ngân hàng Nơng
nghiệp Việt Nam, tiến hành kết nối thẻ ATM với các ngân hàng khác trong hệ
thống Banknetvn. Trong năm, Chi nhánh đã tiếp cận thành công các nguồn tiền

gửi Dự án như: Dự án Hỗ trợ y tế 7 tỉnh phía Bắc và một số dự án thuộc Bộ
ngành khác, nâng tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ tăng so với kế
hoạch và cùng kỳ năm trước.
Có thể nói mảng kinh doanh thẻ và marketing của Chi nhánh tăng trưởng
qua các năm từ đó giúp cho Ngân hàng huy động được nguồn vốn không kỳ
hạn, rẻ từ các dự án thuộc các Bộ, ngành và nguồn vốn thanh toán từ các Doanh
nghiệp lớn. Và đây cũng là nền tảng để Chi nhánh có nguồn thu phí dịch vụ lớn
trong tương lai.
*) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hiện nay, phòng Kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Thăng Long đã và
đang tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cung cấp cho khách hàng các
dịch vụ thanh tốn quốc tế chính như: chuyển tiền, nhờ thu, L/C với nhiều hình
thức khác nhau.


Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ không thể tách rời với hoạt động
thanh tốn quốc tế. Hoạt động này khơng chỉ mang lại doanh thu cho Chi nhánh
mà còn hỗ trợ cho hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung và hoạt động thanh
tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh ngoại tệ qua các năm 2006 – 2008
đvị: triệu đồng
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

PS nợ


PS có

PS nợ

PS có

PS nợ

PS có

Thu về KDNT

-

3.004

-

2.865

-

96.465

Chi về KDNT

1.021

-


687

-

87.016

-

Chênh lệch tỷ giá

245

260

243

243

825

686

2.178

-

9.310

Kết quả (lãi)
1.999

Ghi chú: KDNT: kinh doanh ngoại tệ
PS: phát sinh
(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

Hoạt động này trong các năm qua ln có sự tăng trưởng đặc biệt là trong
năm 2008, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 300% với con số tuyệt đối là 7132 triệu
đồng. Trong đó cả thu và chi về kinh doanh ngoại tệ đều tăng vọt, chứng tỏ rằng
việc giao dịch buôn bán trong năm của Chi nhánh Thăng Long với Trung ương
(Sở giao dịch) tăng mạnh trong cả tần suất và khối lượng mua bán. Cụ thể thu
về kinh doanh ngoại tệ đã mang lại cho Chi nhánh hơn 90 tỷ đồng so với các
năm 2007, thậm chí con số này năm 2007 còn giảm nhẹ so với năm 2006.
Tuy nhiên Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn cịn có quy
định với các chi nhánh trực thuộc đó là với tình trạng khan hiếm đơla Mỹ, khi
mua bán với Trung ương các chi nhánh phải trả phí mua nội bộ (tất nhiên khi
bán cho Trung ương chi nhánh được hưởng phí bán nội bộ), trong khi đó việc
mua – bán ngoại tệ cho khách hàng chi nhánh lại không được thu phí. Chính
quy định này đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh. Đặc


biệt là năm 2008 với tình trạng khan hiếm USD diễn tra trong một khoảng thời
gian khá dài nên Chi nhánh Thăng Long đã phải chịu thiệt hại với con số hơn 7
tỷ đồng.
Bảng 2.4: Thu – chi phí mua bán USD với Trung ương
đvị: triệu đồng
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


Trả phí mua USD

64

0

7.548

Thu phí bán USD

75

0

208

Chênh lệch thu -

11

0

-7.340

chi
(Nguồn: Phịng Kinh doanh ngoại hối)
Thứ hai, hoạt động chuyển tiền
Sở giao dịch I là tiền thân của Chi nhánh Thăng Long, trước đây Sở có
thực hiện các dịch vụ mua bán kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu... Do đó
đây là một trong các địa chỉ tin cậy thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn Việt Nam để khách hàng lựa chọn là nơi tiến hành các món chuyển
tiền đến và chuyển tiền đi.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động chuyển tiền qua các năm 2006 - 2008
đvị: nghìn USD
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

598

47.549

649

77.344


647

59.165

Chuyển tiền đến
1057
128.950
(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

1289

116.844

1098

163.323

Chuyển tiền đi


Về tổng số tiền thì con số này thật sự ấn tượng với hoạt động chuyển tiền
đi của năm 2007 (gần 129 triệu USD), và hoạt động chuyển tiền đến năm 2008
(hơn 163 triệu USD).
Năm 2007 tăng lên về số món cả chuyển tiền đến và chuyển tiền đi so với
năm 2006. Nhưng đến năm 2008 số món chuyển tiền đi chỉ giảm có 2 món so
với năm 2007, cịn số món chuyển tiền đến lại giảm mạnh (gần 200 món).
Trong đó ta xem xét kỹ hơn hoạt động chuyển tiền đến với việc phân loại theo
mục đích:
Bảng 2.6: Phân loại hoạt động chuyển tiền theo mục đích
đvị: nghìn USD

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Thanh toán hàng xuất

16.148

24.116

41.640

Thanh toán kiều hối

1.756

4.067

1.711

Western Union

697

665

0


87.996

119.972

Mục đích khác
110.349
(Nguồn: Phịng Kinh doanh ngoại hối)

Các mục đích thơng thường của việc chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng lớn
nhất thì ngồi ra cịn có những mục đích đặc biệt như: thanh toán hàng xuất,
thanh toán kiểu hối và Western Union được Chi nhánh thống kê riêng. Trong số
3 mục đích trên thì việc chuyển tiền đến để thanh tốn hàng xuất chiếm tỷ trọng
lớn nhất, con số này tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2008 (tăng 72% so
với năm 2007). Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu phát triển cũng có vai
trị lớn đóng góp vào sự tăng trưởng của hoạt động chuyển tiền. Nhu cầu này
của khách hàng không chỉ mang lại cho ngân hàng được hưởng phí dịch vụ mà
cịn giúp tăng nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng, vì phần lớn khách hàng khi
có ngoại tệ gửi về đều bán lại cho Chi nhánh.
Năm 2007, với chủ trương thu hút kiều hối của Chính phủ, sự chú trọng
của Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam doanh số chuyển
tiền đến để thanh toán kiều hối tăng 131% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì


con số lại giảm mạnh cùng với doanh số chuyển tiền đến Western Union mà
nguyên nhân chính là Chi nhánh chịu sự cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân
hàng khác cùng địa bàn.
Thứ ba, hoạt động thanh toán nhờ thu
Năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh đã có nhiều sự
đổi mới và được chú trọng phát triển nhờ đó hoạt động nhờ thu đã có tăng
trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động thanh tốn nhờ thu
đvị: nghìn USD
Năm 2006
Số món

Năm 2007

Năm 2008

76

245

235

12.633

16.284

Số tiền
4.108
(Nguồn: Phịng Kinh doanh ngoại hối)

So với năm 2006, số món nhờ thu tăng 169 món với số tiền tương ứng là
8.525 nghìn USD. Đến năm 2008 số món giảm nhẹ 10 món, nhưng số tiền vẫn
tăng hơn so với năm 2008 là 3.651 nghìn USD. Có thể nói, khách hàng đến với
Chi nhánh Thăng Long từ năm 2007 khá ổn định, hầu hết là khách hàng truyền
thống, có mối quan hệ gắn bó lâu dài. Số tiền cần thanh toán nhờ thu tăng lên là
do hoạt động kinh doanh, nhu cầu xuất khẩu của khách hàng tăng trưởng mạnh
chứ không xuất phát từ việc Chi nhánh thu hút thêm được khách hàng mới.

Hoạt động nhờ thu địi hỏi hai bên mua – bán đã có quan hệ thương mại
với nhau rồi, trong đó người bán tin tưởng người mua sẽ trả tiền sau một khoảng
thời gian nhất định, cịn người bán có đủ khả năng tiếp cận các nguồn tài chính
khác để có thể cho phép người mua kéo dài thời gian trả nợ. Như vậy, nếu hai
bên đã tin tưởng nhau rồi thì có thể dùng phương pháp chuyển tiền vừa nhanh
chóng và phí lại rẻ hơn, cịn nếu khơng thì họ nên dùng phương pháp L/C để
đảm báo chắc chắn hơn khả năng trả tiền của người mua. Vậy nếu trình độ
thanh tốn quốc tế của xã hội càng phát triển thì hình thức nhờ thu sẽ càng thu
hẹp.


Thứ tư, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ (sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau)
2.1.2.4 Kết quả tài chính
Đối với kết quả tài chính, cả 3 năm 2006, 2007, 2008 đều có điểm chung
là chênh lệch lãi suất thực tế thấp (so với kế hoạch đề ra là 0.4%) và cả 3 năm
đều có nguyên nhân chung là:
Thăng Long là chi nhánh có số dư thừa nguồn vốn lớn (bình qn trên
2.000 tỷ VND).
Chi nhánh phải thực hiện cho vay Công ty nội ngành theo chỉ tiêu Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam giao, do đó khơng thể áp
dụng được mức lãi suất cho vay hiện hành (bình qn 700 tỷ VND).
Ngồi ra đối với một số khách hàng lớn có quan hệ tiền gửi, thanh tốn,
tín dụng, để giữ và lôi kéo được nguồn vốn, thu dịch vụ, được sự chấp thuận của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh áp dụng
mức lãi suất cho vay ưu đãi.
Bảng 2.8: Kết quả tài chính qua các năm 2006 – 2008
Đơn vị: tỷ VND
Tổng thu
- Thu tín dụng

- Thu dịch vụ
Tổng chi (chưa lương)
- Chi trả lãi
- Chi khác
Chênh lệch thu – chi
(chưa lương)
Lãi suất
- LS bình quân đầu vào

Năm 2006
1.179
1.140
8
1.095
994
101

Năm 2007
1.531
1.495
36
1.376
1.256
120

Năm 2008
1.196,7
350
14
1.071

842
229

83,52

155

126

0.55%

0.53%

1.03%


- LS bình quân đầu ra
- Chênh lệch LS thực tế
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)

0.79%
0.24%

0.79%
0.26%

1.29%
0.26%

Riêng năm 2007, chênh lệch lãi suất thực tế đã tăng hơn so với năm trước

0.02% là do phí thừa nguồn hầu hết các tháng đã giảm dưới 0.75%. Năm 2008
tuy chênh lệch lãi suất thực tế vẫn là 0.26% tuy nhiên Chi nhánh đã có sự thay
đổi đáng kể về chất:
Thu lãi cho vay tăng 39.9% so năm trước.
Chi lãi tiền gửi, tiền vay ổn định do năm 2008 nguồn khơng kỳ hạn bình
qn tại Chi nhánh bù đắp cho các khoản nguồn có kỳ hạn lãi suất cao mặc dù
có biến động mạnh về lãi suất thị trường chung.
Thu, chi dịch vụ đều tăng do đã thu hút được nhiều khách hàng trong và
ngoài nước, đặc biệt thu – chi về kinh doanh ngoại tệ tăng do cách hạch toán
mua bán ngoại tệ với khách hàng làm doanh số thu – chi tăng đột biến.
Tuy nhiên, chi trích lập dự phịng rủi ro tăng, chi quản lý (vật liệu văn
phòng, chi sửa chữa thường xuyên, chi mua sắm công cụ lao động) tăng do năm
2008 có thêm các Phịng giao dịch mới thành lập và tại Trung tâm giao dịch,
sửa toàn bộ nhà làm việc số 4 Phạm Ngọc Thạch và một số Phòng giao dịch
trực thuộc.
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Thăng Long
2.2.1 Quy trình mở và thanh tốn L/C tại Chi nhánh Thăng Long
Theo quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT của Tổng giám đốc NHNo &
PTNT Việt Nam về việc Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh tốn quốc tế
trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam thì các cán bộ phòng Kinh doanh
ngoại hối của Chi nhánh Thăng Long khi mở L/C cho khách hàng phải tuân thủ
theo quy trình sau:
*) Đối với L/C nhập khẩu


Khi mở L/C
Tiếp nhận hồ sơ mở L/C: thanh toán viên kiểm tra hồ sơ pháp lý của
khách hàng.
Xác định mức ký quỹ và nguồn vốn đảm bảo thanh toán: kiểm tra nội

dung yêu cầu mở L/C của khách hàng; thẩm định các điều kiện và điều khoản
của thư tín dụng, đề xuất tỷ lệ ký quỹ. Sau đó chuyển hồ sơ mở L/C và tờ trình
mở L/C cho phịng Tín dụng thẩm định nguồn vốn thanh tốn và trình giám đốc
phê duyệt.
Hạch toán mở L/C: bao gồm hạch toán số tiền ký quỹ mở L/C và hạch
toán ngoại bảng trị giá mở L/C.
Mở L/C: đăng ký số tham chiếu L/C, chọn Ngân hàng thông báo và nhập
dữ liệu vào máy tính.
Khi sửa đổi L/C
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C
Thẩm định các điều kiện và điều khoản sửa đổi L/C
Thẩm định lại mức ký quỹ, nguồn vốn thanh toán theo yêu cầu sửa đổi
L/C.
Hạch toán bổ sung: điều chỉnh số tiền ký quỹ (khi cần thay đổi).
Sửa đổi L/C: thanh toán viên soạn thảo điện sửa đổi L/C, chuyển tồn bộ
hồ sơ cùng điện sửa đổi trình phụ trách phòng, lãnh đạo chi nhánh ký duyệt.
*) Đối với L/C xuất khẩu:
Tiếp nhận, xác thực L/C (sửa đổi L/C) trước khi thông báo cho khách
hàng, trong trường hợp chi nhánh nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C trực tiếp từ
ngân hàng khác (ngân hàng chuyển tiếp thông báo không phải là Sở Quản lý),
chi nhánh phải gửi về Sở Quản lý để xác thực.
Kiểm tra và thông báo L/C.
Thu phí thơng báo, phí xác nhận.
Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ.
Gửi chứng từ và đòi tiền.


Thanh tốn kết quả địi tiền.
2.2.2 Một số chỉ tiêu chính
Thanh tốn quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng

lớn nhất trong các giao dịch thương mại quốc tế, ở Việt Nam cũng vậy đại đa số
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sau khi thỏa thuận với bên đối tác đều lựa
chọn L/C làm phương thức thanh tốn quốc tế giữa đơi bên. Vì vậy, nghiệp vụ
liên quan đến L/C cũng đóng vai trị quan trọng bậc nhất trong nghiệp vụ thanh
tốn quốc tế tại phịng Kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Thăng Long nói
riêng và trong tồn bộ các ngân hàng thương mại có cung cấp các dịch vụ thanh
tốn quốc tế nói chung.
*) Đối với L/C nhập khẩu thì hiện nay Chi nhánh Thăng Long thường
xuyên phục vụ hai loại L/C đó là: L/C trả chậm và L/C trả ngay.
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động thanh tốn L/C nhập khẩu
đvị: nghìn USD
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Tổng


349

159.706

247

155.133

168

94.659

Mở L/C trả chậm

35

2.758

16

16.704

10

49.727

Mở L/C trả ngay

314


156.948

231

138.429

158

44.932

Thanh tốn L/C

285

88.146

254

77.312

194

95.365

nhập khẩu
(Nguồn: Phịng Kinh doanh ngoại hối)
Trong 3 năm qua, số lượng L/C cần mở tại Chi nhánh liên tục giảm năm
2007 giảm 102 món so với năm 2006, và năm 2008 giảm 79 món so với năm
2007. Tuy nhiên giá trị các món L/C lại tăng lên so với trước điều này được thể

hiện ở việc số tiền thanh toán L/C hàng năm khá ổn định, mặc dù năm 2007
giảm nhẹ 12% so với năm 2006 nhưng năm 2008 số tiền thanh toán L/C nhập
khẩu cho khách hàng tăng 23% so với năm 2007.


Hiện nay, các khách hàng của Chi nhánh Thăng Long thường sử dụng
loại L/C phổ biến: L/C không hủy ngang trả ngay. Ngồi ra một số ít loại L/C
khác được mở là: L/C trả chậm, L/C xác nhận... và ngân hàng ln khuyến
khích khách hàng nhập khẩu sử dụng các loại L/C an toàn để được đảm bảo
quyền lợi.
Các loại ngoại tệ được sử dụng trong các L/C đã được mở trong 3 năm
qua là: EUR, USD, JPY; trong đó USD được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là
JPY và EUR. Các khách hàng của chi nhánh Thăng Long hầu hết là các khách
hàng đã có quan hệ lâu năm, các mặt hàng mà họ thường nhập khẩu có thể kể
đến như: nơng sản, xăng dầu, máy móc thiết bị, giấy, linh kiện điện tử...
*) Đối với L/C xuất khẩu
Bảng 2.10: Kết quả hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu
đvị: nghìn USD
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số món

Số tiền

Số món


Số tiền

Số món

Số tiền

Gửi L/C xuất

53

2.791

82

8.379

33

6.088

Chiết khấu

5

124

3

126


3

282

81

8.900

29

5.621

Nhận giấy báo có về
44
2.790
(Nguồn: Phịng Kinh doanh ngoại hối)

Năm 2007 có sự tăng trưởng cả về số món và số tiền thực hiện so với
năm 2006. Cụ thể, năm 2007 Chi nhánh đã gửi đi hơn năm 2006 là 29 món,
tương đương với số tiền 5.588 nghìn USD (tăng khoảng 200%), đồng thời số
lượng giấy báo có về (bên nhập khẩu ở nước ngồi thanh tốn tiền cho bên xuất
khẩu ở Việt Nam mà Chi nhánh Thăng Long đứng ra làm ngân hàng đại lý) tăng
37 món, ứng với 6.110 nghìn USD (tăng khoảng 219%). Đây quả là một con số
ấn tượng sau 1 năm triển khai đề án phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và
kinh doanh ngoại tệ được áp dụng ở Chi nhánh Thăng Long, cộng thêm thời
điểm kinh tế Việt Nam ta đang tăng trưởng với tốc độ cao hơn 8%/năm.


Tuy nhiên đến năm 2008 số lượng các món gửi L/C xuất và nhận giấy
báo có về đã giảm mạnh từ con số 82 món gửi L/C xuất xuống cịn 33 món

(giảm 49 món), và 52 là số lượng món giảm đi đối với hoạt động nhận giấy báo
có về. Số lượng món giao dịch tại Chi nhánh giảm xuống còn thấp hơn cả con
số năm 2006, mặc dù vậy số tiền giao dịch vẫn ở mức cao. Nếu chia trung bình
giá trị 1 món thì ta có bảng sau:
Bảng 2.11: Giá trị trung bình 1 món thuộc hoạt động thanh tốn L/C xuất
đvị: nghìn USD/món
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Gửi L/C xuất

53

102

184

Chiết khấu

24.8

42

94

Nhận giấy báo có về
63

110
194
Mặc dù số lượng các món giao dịch qua Chi nhánh Thăng Long có sự
biến động lên xuống qua các năm tuy nhiên giá trị của các món có thể nói là
tăng. Điều này chứng tỏ khách hàng của Chi nhánh là khá ổn định, gắn bó với
Chi nhánh; số lượng khách hàng khơng tăng trưởng nhưng từng khách hàng lại
là những doanh nghiệp lớn.
*) Có thể nói hoạt động thanh tốn L/C nhập khẩu và xuất khẩu luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi
nhánh Thăng Long
Bảng 2.12: Tổng hợp hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu
Đvị: nghìn USD
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Thanh tốn L/C nhập khẩu

99.165

88.146

95.365

Thanh toán hàng nhập

149.435


177.332

170.814

Thanh toán L/C xuất khẩu

2.790

8.900

5.621

Thanh toán hàng xuất
19.439
(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

41.057

47.381


Thanh toán L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng doanh số
thanh toán hàng nhập trong cả 3 năm 2006, 2007, 2008. Tuy nhiên, thanh toán
L/C xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 11%) trong tổng doanh số thanh
tốn hàng xuất.
Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rất thường xuyên trên thế
giới (chiếm 80%), tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là các khách hàng ở Chi
nhánh Thăng Long mới sử dụng phương thức này phổ biến cho hoạt động nhập
khẩu; còn với hoạt động xuất khẩu, L/C chưa được sử dụng nhiều phần mà
phương thức chủ yếu để thanh tốn hàng xuất đó là “mở tài khoản” (khách hàng

nước ngoài chuyển tiền vào tài khoản cho bên xuất khẩu của Việt Nam).
2.3 Đánh giá hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu đã có từ lâu nhưng chỉ là một bộ
phận nhỏ của Chi nhánh Thăng Long không được đầu tư quan tâm. Đặc biệt từ
năm 2007, do định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam cũng như nỗ lực đầu tư, bổ sung nguồn nhân lực mới và chương trình
tìn học mới (IPCAS), hoạt động thanh tốn quốc tế thực sự nở rộ đóng góp lớn
vào nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh. Tuy nhiên để xem xét kỹ hơn sự phát
triển của hoạt động này thì cần đánh giá kết quả đạt được, hạn chế cũng như
những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên.
2.3.1 Kết quả đạt được
đvị: triệu đồng



×