Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.24 KB, 28 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI
NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ MỚI
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh
tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều
trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt
động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín
dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng
vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ
lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu
vốn của các thành phần kinh tế.
Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh
toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời
gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %


Vốn HĐ 71.021 32.89 87.579 33.14 127.069 34.74 16.558 23.31 39.490 45.09
Vốn ĐC 144.883 67.11 176.670 66.86 238.692 65.26 31.787 21.94 62.022 35.11
Tổng NV 215.904 100.00 264.249 100.00 365.761 100.00 48.345 22.39 101.512 38.42
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại NHNo & PTNT huyện Chợ Mới
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm,
tăng cao nhất là năm 2007. Năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 101.512 triệu tương ứng
với tốc độ tăng 38,42% so với năm 2006. Trong đó tỷ lệ tăng cao nhất là vốn huy động
với tốc độ tăng là 45,09% tức tương ứng 39.490 triệu đồng và kế đến là vốn điều
chuyển tăng 62.022 triệu đồng với tốc độ tăng là 35,11% so với năm 2006 là do năm
2007 tình hình kinh tế phát triển khá ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát một cách
chặt chẽ. Nhưng xét riêng từng nguồn vốn thì vốn huy động và vốn điều chuyển tăng
liên tục qua 3 năm, trong đó vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn
vốn của Ngân hàng, ta đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể:
- Vốn huy động: Năm 2006 nguồn vốn huy động chiếm 33,14% tổng nguồn vốn,
tăng 12.558 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 16,74% so năm 2005. Đến năm 2007 nguồn
vốn huy động tăng 39.490 triệu tương ứng tăng 45,09% so năm 2006 nhưng nó chỉ
chiếm một tỷ lệ không cao hơn bao nhiêu so với năm 2006 chỉ chiếm 34,74% tổng
nguồn vốn của Ngân hàng.
Vốn huy động của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của
Ngân hàng cả 3 năm liền. Mặc dù được điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên thì các
Ngân hàng chi nhánh nói chung và NHNo & PTNT huyện Chợ Mới nói riêng cần phải
tập trung nhiều hơn nữa khâu huy động vốn, trong thời gian qua nguồn vốn huy động
của Ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vay.
- Vốn điều chuyển: Nguồn vốn điều chuyển tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm
2006 nhận điều chuyển 176.760 triệu đồng chiếm 66,86% tổng nguồn vốn tăng 31.787
triệu đồng so năm 2005. Sang năm 2007 nhận điều chuyển là 238.692 triệu đồng chiếm
65,26% so với tổng nguồn vốn, tăng 62.022 triệu đồng tương ứng tăng 35,11% so năm
2006. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển tăng vì doanh số cho vay liên tục tăng và
nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ vốn cho
khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt

của người dân.
Vốn điều chuyển của Ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn
vốn cả 3 năm liền, là một Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện song song hai
chức năng “vừa phục vụ, vừa kinh doanh” do đó sự hỗ trợ nguồn vốn cấp trên là không
thể thiếu, Ngân hàng cấp trên hỗ trợ vốn càng nhiều thì càng có lợi cho chi nhánh mở
rộng hoạt động tín dụng.
4.1.2 Phân tích tình hình vốn huy động
Cũng như mọi ngân hàng khác, để thực hiện đúng chức năng kinh doanh tiền tệ của
mình thì ngân hàng luôn thực hiện theo phương châm “đi vay để cho vay” do đó, nghiệp
vụ huy động vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chi nhánh. Trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất
quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Do đó, NH cần phải tạo cho
được nguồn vốn ổn định và phù hợp với yêu cầu về vốn. Trong thời gian qua thì công tác
huy động vốn được chi nhánh quan tâm bằng nhiều hình thức huy động với nhiều thể loại
khác nhau như: Tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
ngân hàng…
Nhờ vậy trong thời gian qua chi nhánh đã huy động được số lượng tiền tạm thời
nhàn rỗi khá lớn để có nguồn vốn cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
và ổn định đời sống cho dân cư trên địa bàng huyện công tác huy động vốn của ngân
hàng đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA BA NĂM
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)

Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
1 Vốn huy động 71.021 32,89 87.579 33,14 127.069 34,74 16.558 23,31 39.490 45,09
1.1 TGKB 5.531 2,56 8.139 3,08 9.698 2,65 2.608 47,15 1.559 19,15
1.2 TGTCTD 0.463 0,21 0.447 0,17 1.270 0,35 -0.016 -3,46 0.823 184,12
1.3 TGKH 62.167 28,79 69.208 26,19 101.548 27,76 7.041 11,33 32.340 46,73
1.3.1 TG không KH 3.094 1,43 6.761 2,56 15.272 4,18 3.667 118,52 8.511 125,88
1.3.2 TG có KH 5.169 2,39 53.687 20,32 73.994 20,23 48.518 938,63 20.307 37,82
1.3.3 TG khác 8.904 4,12 8.760 3,32 12.282 3,36 -0.144 -1,62 3.522 40,21
1.4 Phát hành CCTG 2.860 1,32 9.785 3,70 14.553 3,98 6.925 242,13 4.768 48,73
2 Vốn điều chuyển 144.883 67,11 176.670 66,86 238.692 65,26 31.787 21,94 62.022 35,11
Tổng nguồn vốn 215.904 100,00 264.249 100,00 365.761 100,00 48.345 22,39 101.512 38,42
Nguồn: Phòng kế toán NHNo huyện Chợ Mới
Qua bảng số liệu ta thấy số dư huy động vốn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể, năm
2005 vốn huy động đạt 71.021 triệu đồng; năm 2006 đạt 87.579 triệu đồng tăng 16.558
triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 23,31%; đến năm 2007 vốn huy động đạt
127.069 triệu đồng tăng 39.490 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 45,09%. Trong
thời gian qua chi nhánh đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hoá
nghiệp vụ huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho
khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng
như trong kiểm đếm nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng, khách hàng ngày càng
nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch
ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng.
Năm 2007 thì tổng nguồn vốn đạt 365.761 triệu đồng, tăng 101.512 triệu đồng,
tương ứng tăng 38,42% so năm 2006. Tổng nguồn vốn tăng là do chi nhánh thực hiện
nhiều biện pháp thu hút vốn nên nguồn vốn huy động của NH tăng lên đáng kể. Trong
đó tiền gửi của khách hàng giữ vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn, chiếm 27,76%

năm 2007, và đang có xu hướng tăng rất mạnh. Để đạt được với tốc độ tăng cao như
vậy thì Ngân hàng đã tiến hành đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ và nhờ tình
hình kinh tế địa phương phát triển, đồng thời Ngân hàng cũng có chính sách ưu đãi về
lãi suất, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có
tham dự bốc thăm trúng thưởng và gửi tiền với nhiều kỳ hạn khác nhau phù hợp với
hình thức kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, việc phát hành CCTG cũng tăng. Điều
này chứng minh được rằng đời sống người dân đã có bước phát triển về kinh tế và có
nhiều lòng tin nơi Ngân hàng, phần lớn người dân trong huyện tập trung vốn vào việc
sản xuất - kinh doanh cho nên khi mua CCTG thì chúng không linh hoạt. Vì vậy mà
người dân chỉ tập trung dưới hình thức bằng tiền gửi. Đây cũng là nguyên nhân làm cho
vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể.
Có thể nói, trong 3 năm qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được
thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng
vốn này đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của huyện Chợ Mới.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Đa số người dân trong huyện sống bằng nghề nông nên Ngân hàng huyện Chợ Mới
chủ yếu tập trung vào cho vay hộ nông dân, mà thời hạn cho vay chỉ là cho vay ngắn
hạn và cho vay trung hạn ít cho vay dài hạn. Tuỳ theo đối tượng mà Ngân hàng có thể
cho vay từ 50%-70% tổng chi phí thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hay dịch
vụ đời sống, căn cứ vào từng món vay cụ thể.
Bảng 4: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
Đơn Vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)

Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 175.182 76,97 238.667 68,45 360.525 86,68 63.485 36,24 121.858 51,06
Trung hạn 52.425 23,03 64.995 18,64 55.424 13,32 12.57 23,98 -9.571 -14,73
Tổng cộng 227.61 100,00 348.66 100,00 415.95 100,00 121.06 53,19 67.285 19,30
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới
Biểu đồ 2: Doanh số cho vay hộ sản xuất
Qua bảng 4, cho thấy tổng doanh số cho vay năm 2005 đạt 227.607 triệu đồng,
với tốc độ tăng 53,19%. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 175.182 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 76,97% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung hạn đạt 52.425
triệu đồng, chiếm 23,03% còn lại. Sang năm 2006 tổng doanh số cho vay là 348.662
triệu đồng. Trong đó cho vay ngắn hạn là 238.667 triệu đồng, chiếm 68,45% tổng
doanh số cho vay hộ sản xuất, so với năm 2005 thì tăng 63.485 triệu đồng, tương ứng
tốc độ tăng 36,24% và cho vay trung hạn là 64.995 triệu đồng, chiếm 18,64% còn lại,
tăng 12.570 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 23,98%. Đến năm 2007 doanh số cho
vay hộ sản xuất đạt 415.947 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 360.525 triệu
đồng, tăng 121.858 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 51,06% so với năm 2006.
Cho vay trung hạn đạt 55.424 triệu đồng tương ứng với 13,32% phần còn lại, giảm
9.571 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,73%.
4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn
Qua phân tích trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao
trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Để thấy được tỷ trọng của từng thành phần
trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, chúng ta sẽ cụ thể hóa bằng việc phân tích từng
khoản mục trong doanh số cho vay ngắn hạn như sau:
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2005 2006 2007 So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
Ngành NN 57.105
32,61
76.954
27,13
74.716
20,72
19.849
34,76
-2.238
-2,91
Ngành TT-CN 7.167 4,09 15.381 5,42 11.930 3,31 8.214 114,61 -3.451 -22,44
Ngành TN-DV 28.107 16,05 50.980 17,97 61.980 17,19 22.873 81,38 11.000 21,58
CV đời sống 5.456 3,12 1.607 0,57 1.884 0,52 -3.849 -70,55 0.277 17,24
Cho vay khác 77.300 44,14138.745 48,91210.015 58,25 61.445 79,49 71.270 51,37
Tổng cộng 175.135 100,00 283.667 100,00 360.525 100,00 108.532 61,97 76.858 27,09
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới
Qua bảng số liệu ta thấy, tín dụng ngắn hạn thật sự đã đáp ứng được nhu cầu vốn
lưu động ngắn hạn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn huyện Chợ Mới. Hoạt

động cho vay hộ sản xuất là công việc diễn ra hàng ngày tại NHNo & PTNT huyện Chợ
Mới. Cụ thể, năm 2006 đạt 283.667 triệu đồng tăng 108.532 triệu tương ứng với tốc độ
tăng 61,97% so với năm 2005. Năm 2007 thì doanh số này lại tiếp tục tăng 76.858 triệu
đồng với tốc độ tăng là 27,09% so với năm 2006, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2007
so với năm 2006 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005.
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay
của Ngân hàng, Hầu hết nhu cầu vay vốn của người dân trong huyện là để bổ sung
nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, mục đích xin vay là chỉ để sản xuất lúa, mua máy xới,
phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi… Trong đó, cho vay hộ sản xuất làm kinh tế tổng
hợp hay còn gọi là ngành khác luôn chiếm phần lớn trong cho vay ngắn hạn, kế đến là
cho vay ngành nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phần tích từng ngành.
 Cho vay ngành nông nghiệp:
Là một ngành bao gồm như: trồng lúa, trồng màu, nuôi trồng thuỷ sản, chăm sóc
vườn ngắn hạn. Tuy đất đai ở đây rất màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt nhưng số
lượng vốn vay để trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay
ngành nông nghiệp. Do đó diện tích đất tiềm năng còn nhiều nên ngày càng có nhiều
nông dân đến giao dịch. Việc nâng mức cho vay là cần thiết để giúp bà con nông dân có
đủ vốn để đáp ứng các khoản chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo
ruộng đồng…từ đó năng suất ngày càng được giữ vững.
Ngân hàng đã thành lập chi nhánh Hoà Bình và Mỹ Luông để giúp bà con nông
dân có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ vay vốn Ngân hàng. Đa số nông dân làm lúa
hai mùa nên khi gặp thiên tai hay mất giá bà con không có nguồn thu khác để bù đắp,
dẫn đến nguồn thu tích luỹ để tái sản xuất thấp thậm chí không có. Hơn nữa mọi khoản
chi tiêu trong gia đình đều dựa vào cây lúa nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro bà con đều
thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ đến nguồn vốn của Ngân hàng.
Dựa vào bảng 5 cho thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp cũng đang trên đà
phát triển. Năm 2006, tổng doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng 34,76% so với
năm 2005 đến năm 2006 thì tổng doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 74.716 triệu
đồng giảm 2,91% so với năm 2006 nguyên nhân doanh số cho vay trong năm 2007
giảm đột ngột là do có nhiều thiên tai dịch bệnh xảy ra trong ngành chăn nuôi và trồng

trọt, chẳng hạn như đợt dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại gây thiệt hại đáng kể cho
người dân, giá cả các loại thực phẩm, gia súc, gia cầm…mặc dù gặp khó khăn nhưng do
sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng với các nhân viên phòng tín dụng đã nắm bắt kịp thời
nhu cầu về vốn của hộ sản xuất nên đã làm cho doanh số cho vay của ngành nông
nghiệp giảm không đáng kể. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng nên xem xét kỹ phương án
sản xuất xem có hiệu quả hay không để tránh tình trạng không thu hồi được nợ.
 Cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp
Bên cạnh ngành nông nghiệp thì ngành tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp
dich vụ cũng là lĩnh vực rất phát triển của huyện. Cùng với việc phát triển công nghiệp
hoá hiện đại hoá trong thời kỳ hội nhập thì tại địa bàn huyện Chợ Mới ngày càng có
nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chợ… được thành lập.
Doanh số cho vay năm 2006 tăng 8.214 triệu đồng so năm 2004 nguyên nhân tăng
sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa
dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó ngành
nghề truyền thống của huyện đang dần dần được phát triển như ngành: sản xuất gạch
gói, mộc, đan đác, nước đá, cưa xẻ gỗ được người sản xuất quan tâm đến cải tiến kỹ
thuật sản xuất, song song đó được sự hỗ trợ vốn của ngân hàng các cơ sở đổi mới trang
thiết bị nâng cao chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đến năm 2007 doanh số
cho vay giảm 3.451 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm 22,44% là do khách hàng chưa có
nhu cầu vay lại để phát triển và đầu tư quy mô sản xuất cho ngành nghề truyền thống.
 Cho vay ngành thương nghiệp dịch vụ
Chợ Mới là huyện cù lao nằm giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, diện tích
đất hẹp, ngời đông do đó dịch vụ mua bán ở nông thôn ngày càng phát triển đa dạng,
giao thông nông thôn thông suốt, láng nhựa thuận tiện cho việc kinh doanh. Vì vậy, đối
tượng này cho vay vốn rất an toàn, ít rủi ro, nếu cho vay đối tượng này được nhiều sẽ
thu được nhiều lãi hàng tháng hoặc hàng quý góp phần quan trọng cho lợi nhuận của
Ngân hàng.
Do đó doanh số cho vay của ngành này phát triển khá nhanh nguyên nhân là do
huyện đang ở trong giai đoạn quy hoạch phát triển khá ổn định làm cho nhu cầu về các
loại hình dịch vụ đang được chú ý mở rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân. Cụ

thể năm 2006 nhu cầu vay vốn trong ngành thương nghiệp dịch vụ tăng 22.873 triệu
đồng tức tăng 81,38%, đến năm 2007 thì tăng lên 11.000 triệu đồng tức tăng 21,58% so
với năm 2006 cùng với sự gia tăng đó cho thấy Ngân hàng đã góp phần quan trọng
trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện theo đúng chính sách phát triển kinh tế
của huyện đã đề ra.
 Cho vay đời sống
Bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho nông nghiệp và nông thôn ra thì chi nhánh còn chú
trọng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong nhiều năm qua. Từ năm
2005 đến năm 2007 thì cho vay đời sống lại có xu hướng giảm nhanh điều đó cho thấy
cuộc sống của người dân đã ổn định và làm ăn có hiệu quả. Chi nhánh còn cho vay để
phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân,cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như
mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình,sửa chữa nhà ở, đôn nền,… có xu hướng giảm
rất mạnh qua ba năm mà nhất là năm 2006 giảm 3.849 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
70,55% cho thấy đời sống của người dân ngày một được cải thiện tốt hơn do họ làm ăn
ngày một đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận nên ngoài khoản trang trải hàng
ngày ra họ còn có dư để nâng cao nhu cầu đời sống của họ như: xây nhà, mua sắm, du
lịch….Đến năm 2007 doanh số cho vay của ngành này tăng nhưng tỷ lệ tưng không
đáng kể chỉ 17,24%. Điều đó cho thấy chính sách phát triển kinh tế và xã hội của huyện
bước đầu đạt được thành công khả quan và càng khẳng định NHNo & PTNT huyện
Chợ Mới đã góp phần cải thiện và làm cho đời sống của người dân được nâng cao hơn.
 Về cho vay khác
Vốn ngắn hạn đầu tư ngành này gồm: Cho vay mua sà lan, mua máy cày, mua xe
chở hàng, sửa máy suốt, vay để mua ghe, cho vay đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài,
….phục vụ cho nông nghiệp và cho vay tổng hợp, Nhìn chung cho vay khác tăng nhanh
qua 3 năm cụ thể măm 2005 doanh số cho vay khác là 77.300 triệu đồng chiếm 44,14%
tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, năm 2006 doanh số cho vay tăng 61.445 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 79,49% so với năm 2005 và đến năm 2007 tăng lên
71.270 triệu đồng và tỷ lệ tăng 51,37% so với năm 2006 là do nhu cầu sản xuất nông
nghiệp ngày càng đa dạng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và cũng để tạo
thêm cơ hội cho huyện phát triển theo hướng của tỉnh và cũng tạo thêm thêm cơ hội cho

Ngân hàng và cả khách hàng.
4.2.1.2 Doanh số cho vay trung hạn
Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu cầu vay vốn trung
hạn nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với cho vay ngắn hạn như vay để cải tạo vườn, ruộng,
kéo điện, làm nhà…nhằm nâng cao đời sống của người dân. Đặc điểm của món vay này
là thời hạn tương đối lớn, chu kỳ sản xuất – kinh doanh thường nhiều hơn một năm nên
đòi hỏi thời gian vay vốn phải tương ứng để người dân chủ động được nguồn vốn vay.
* Ngành nông nghiệp.
Đối tượng cho vay là các máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, các máy lớn tham gia
trực tiếp vào khâu sản xuất thu hoạch như: máy cày, máy suốt…..
Doanh số cho vay năm 2006 đạt 15.374 triệu đồng tăng 4.989 triệu cùng với tỷ lệ
tăng 48,04% chiếm tỷ trọng 23,65% so năm 2005%, nguyên nhân tăng là do ngân hàng
cho vay mua máy phục vụ sản xuất, từng bước thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp nông
thôn không những đáp ứng nhu cầu thiết thực cho nông dân mà còn thực hiện mục tiêu
mà Nhà nước đề ra. Đưa cơ giới hoá tham gia vào sản xuất trên đồng ruộng không chỉ
làm thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn là một ngành dịch vụ mới đang phát triển ở khu
vực nông thôn. Doanh số cho vay năm 2007 đạt 14.325 triệu đồng giảm 1.049 triệu
tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,82%, mguyên nhân của việc doanh số cho vay trung hạn
Bảng 6 : DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN
Đơn Vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng

(%)
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
Ngành NN 10.385 19,81 15.374 23,65 14.325 25,85 4.989 48,04 -1.049 -6,82
Ngành TT-CN 0.711 1,36 2.853 4,39 1.186 2,14 2.142 301,27 -1.667 -58,43
Ngành TN-DV 0.490 0,93 1.045 1,61 0.170 0,31 0.555 113,27 -0.875 -83,73
CV đời sống 36.253 69,15 24.633 37,90 25.962 46,84 -11.620 -32,05 1.329 5,40
Ngành khác 4.586 8,75 21.090 32,45 13.781 24,86 16.504 359,88 -7.309 -34,66
Tổng cộng 52.425 100,00 64.995 100,00 55.424 100,00 12.570 23,98 -9.571 -14,73
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới
giảm là do những định hướng chuyển đổi cây trồng vật nuôi của địa phương. Mặt khác
là do Ngân hàng có những chính sách giảm doanh số cho vay trung hạn vì cho vay trung
hạn thời gian trả nợ sẽ dài và chịu nhiều biến động của thị trường, lạm phát và tất nhiên
Ngân hàng sẽ gặp nhiều bất lợi.
* Ngành tiểu thủ công nghiệp.
Doanh số cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp tăng giảm không đều qua ba năm cụ
thể năm 2006 tăng 2.142 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 301,27% so với năm
2005 và đến năm 2007 thì giảm xuống còn 1.667 triệu đồng với tốc độ giảm là 58,43%
so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do các hộ sản xuất chưa có nhu vay vốn lại vì
thời hạn trả nợ chưa đến và các hộ chưa có nhu cầu vay vốn lại hay do những quan hệ
tín dụng không tốt.
* Ngành thương nghiệp- dịch vụ.
Doanh số cho vay ngành thương nghiệp dịch vụ cũng giống như ngành tiểu thủ
công nghiệp tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2006 đạt 1.045 triệu tăng 0.555
triệu với tỷ lệ tăng 113,27% so với năm 2005 %. Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do
trong năm 2006 Ngân hàng đã cho vay để mua xà lan và mua máy ngặt lúa, suốt lúa
nhiều do đó đã làm tăng doanh số cho vay lên đáng kể. Nhưng đến năm 2007 thì doanh
số cho vay của ngành này lại giảm xuống chỉ còn 0.875 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm là 83,73% so với năm 2006 nguyên nhân giảm vì Ngân hàng cho vay tập trung
nhiều ở các tiểu thương nhỏ, vì vậy khách hàng trả nợ cho Ngân hàng nhưng chưa có

nhu cầu vay vốn lại.
* Cho vay đời sống
Cùng với chủ trương và chính sách của Tỉnh là đưa huyện Chợ Mới từng bước tiến lên
con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh việc Ngân hàng hổ trợ cho nông nghiệp
và nông thôn ra thì Ngân hàng còn quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người dân trong
huyện. Do đó, ngoài việc cho vay các ngành nghề chủ yếu ra thì chi nhánh còn phục vụ nhu
cầu đời sống cá nhân như cho vay để mua sắm những thiết bị cần thiết, những tiện nghi trong
gia đình, sửa chữa nhà ở,…Nhưng nhìn chung thì nhu cầu vay vốn của người dân giảm điều
này cho thấy đời sống của người dân ngày một được cải thiện tốt hơn, đối với cán bộ công
nhân viên thì đồng lương của họ cũng tăng lên đủ để họ trang trải cuộc sống trong gia đình.
* Ngành khác.
Doanh số cho vay ngành khác bao gồm cho vay tiêu dùng, mua sắm, cho vay
xuất khẩu lao động..,Hình thức cho vay này chỉ áp dụng trong những năm gần đây.
Năm 2005, doanh số cho vay là 4.586 triệu đồng, chiếm 8,75% trong tổng doanh số cho
vay trung hạn. Nhưng đến năm 2006, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng nhanh một
cách đáng kể lên đến 16.504 triệu đồng, tương ứng tăng 359,88% tăng gần năm lần so
năm 2005. Sở dĩ doanh số tăng cao như vậy là do trong năm 2006 chi nhánh đã mở rộng
phương thức cho vay, lãi suất phù hợp với với người dân và chi nhánh cũng đáp ứng
đựơc nhu cầu vốn cho một số xã có người dân đi xuất khẩu lao động ở Hàng Quốc,
Nhật, Malaysia. Nhưng đến năm 2007, doanh số này có chiều hướng giảm trở lại chỉ
còn 13.781 triệu đồng, giảm 7.309 triệu đồng , tương ứng giảm 34,66% so năm 2006.
Tóm lại, với doanh số cho vay theo thời hạn như trên, cho thấy tỷ trọng cho vay
ngắn hạn luôn cao hơn trung hạn, nguyên nhân là do những năm trước người dân đã vay
trung hạn để xây nhà, đi xuất khẩu lao động hay mua sà lan,… nên những năm sau họ
chỉ trả lãi và vốn gốc, do đó doanh số cho vay trung hạn của năm sau giảm so với các
năm trước.
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu được từ nợ trong hạn, bao gồm
doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của các năm trước chuyển
sang. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh

được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng.
Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời
phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Hoạt động cho vay là
hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trể
hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ
được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Cùng với phương châm “ Chất lượng, an toàn, hiệu
quả, bền vững” thì Ngân hàng không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng
đến công tác thu hồi nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có thể thu hồi lại nhanh chóng, tránh
thất thoát và có hiệu quả. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với điều kiện đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của Ngân hàng là đúng,
là chính xác vì đã cho vay đúng đối tượng, người vay đã sử dụng vốn đúng mục đích và

×