Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sự cần thiết của đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.74 KB, 15 trang )

Sự cần thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt
Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao. Với những
thành tựu trên, thì trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng. Ngân
hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã có những chính sách đổi mới
tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa
vào lưu thông để phát triển sản xuất. Việc tạo lập nguồn vốn không những giúp cho
Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong
việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhu
cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó vai trò của Ngân hàng ngày càng quan trọng
thể hiện qua hai nghiệp vụ chính là: huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức
kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần
kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả,
ngày càng đưa nền kinh tế đất nước phát triển bền vững và ổn định.
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì huy động vốn và cho vay vốn là
hai quá trình song song có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Ngân hàng cần huy
động vốn để cho vay mà muốn huy động được nhiều vốn để mở rộng hoạt động tín
dụng của mình thì các khoản cho vay của Ngân hàng phải đạt hiệu quả cao để có thể
đảm bảo được việc chi trả lãi cho nguồn vốn mà mình huy động, đồng thời để củng cố
lòng tin ở khách hàng làm cho họ an tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng.
Mặt khác, hoạt động huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân
hàng nhưng nó là hoạt động rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, một Ngân hàng
thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên
vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị
cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh
doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các
hoạt động này Ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Hoạt động huy động vốn,
do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân hàng cũng như đối với khách hàng.
Ngoài ra, còn một hoạt động khác không kém phần quan trọng, đó là hoạt động cho vay
vốn. Nếu Ngân hàng huy động vốn nhiều mà cho vay ít dẫn đến tình trạng thừa vốn thì


sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng hoặc Ngân hàng huy động vốn ít mà nhu
cầu cho vay nhiều dẫn đến tình trạng thiếu vốn cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân
hàng hay nói chung là ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy để
tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thì việc huy động vốn và cho vay vốn của
các Ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh
Cà Mau nói riêng cần được quản trị một cách tốt nhất, để đảm bảo sẽ huy động được
nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế và cho vay vốn có hiệu quả.
Do đó, việc phân tích, quản trị nguồn vốn huy động và cho vay vốn của Ngân
hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là việc làm hết sức cần thiết, để góp
phần đánh giá sự phù hợp về nguồn vốn, cũng như tình hình cho vay vốn của Ngân
hàng trong thời kỳ mới. Cho nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn
và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau” để
làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh
tế Cà Mau nói riêng, thì việc huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng Công
Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong những vấn đề quan trọng đối với nền
kinh tế tỉnh nhà, cũng như đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trước yêu cầu cấp bách đổi mới toàn diện theo hướng đa phương hóa, đa dạng
hóa mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, Cà Mau đã và đang sẽ phải đối mặt với nhiều khó
khăn thử thách; vì vậy rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau: Chính phủ,
địa phương, các tổ chức tín dụng…trong đó có Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Hơn ai hết, việc đầu tư của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là
cần thiết để xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Nhất là đối với một tỉnh còn nghèo như Cà
Mau thì vấn đề quan trọng của Ngân hàng là phải hoạt động, cũng như việc huy động
vốn và cho vay vốn thật hiệu quả. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu vốn để sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích đánh giá tình hình huy động vốn và cho

vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau. Để qua đó thấy
được những thành tựu và những mặt còn hạn chế, tồn tại rồi từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2005-2007).
- Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi
nhánh Cà Mau qua 3 năm (2005-2007).
- Phân tích tình hình cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi
nhánh Cà Mau qua 3 năm (2005-2007).
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn
tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Không gian.
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau,
có trụ sở đặc tại số 94 – Lý Thường Kiệt, phường 7, thành phố Cà Mau.
1.3.2. Thời gian.
- Thời gian thực hiện đề tài là thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Việt
Nam chi nhánh Cà Mau, trong thời gian từ ngày 11- 02 - 2008 đến ngày 25 - 04 - 2008.
- Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài là những số liệu phản ánh quá trình
hoạt động của Ngân hàng qua ba năm (2005 – 2007).
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài này chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại
Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau qua ba năm (2005 – 2007).
- Qua số liệu từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng ta thực hiện phân tích nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cho vay vốn,
như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, các chỉ số tài chính...
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có sự tham khảo một vài đề tài tốt nghiệp.
Tôi đã tiếp thu được một số vấn đề giá trị thiết thực từ những đề tài này, góp phần cho
đề tài tôi thực hiện được hoàn thiện hơn.

- Đề tài tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công
Thương tỉnh Cà Mau” của Lê Như Thảo, lớp Tài chính Tín dụng 02 K29, Đại học Cần
Thơ. Bài viết nghiên cứu và làm rõ thực trạng của tín dụng ngắn hạn ở Ngân hàng Công
Thương Cà Mau. Đề tài đã phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, hoạt
động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng (2004-2006) thông qua các chỉ tiêu doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn,…bằng nhiều phương pháp như so sánh
tương đối, so sánh tuyệt đối, đề tài còn nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng.
- Đề tài tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
huyện Tân Châu, tỉnh An Giang” của Dương Quan Hiếu, lớp Tài chính Tín dụng 01
K29. Đề tài phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm
từ năm 2004-2006 nêu lên nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạn chế chi phí và nâng cao
lợi nhuận trong những năm tới. Phân tích tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng
thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, dư nợ. Dùng
các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả tín dụng, rủi ro tín dụng, khả năng thu hồi
của ngân hàng qua 3 năm. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao công tác huy động vốn, cho
vay, thu hồi nợ, hạn chế rủi ro trong tín dụng.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại.
2.1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại.
Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng” (1990) của Việt Nam thì Ngân hàng thương
mại được định nghĩa như sau:
Nhà nước nền kinh tế thị trường
Các cơ quan định chế tài chính khácCác NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,tín dụngCác doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ
Các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh
Nghiệp vụhuy động vốn
1. Nguồn vốn phát sinh2. Nguồn vốn quản lý và huy động3. Nguồn vốn đi vay

Trả tiền gửi, tiền vay, chi phí hoạt động kinh doanh
Nghiệp vụSử dụng vốnNghiệp vụ trung gian, dịch vụ ngân hàng
1. Cho vay2. Chiết khấu3. Đầu tư, liên doanh1. Dịch vụ trung gian2. Dịch vụ kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ3. Dịch vụ nhận ủy thác
Thu lãi tiền vay, tiền đầu tư, liên doanhThu hoa hồng từ các dịch vụ trung gian
Tổng chi phí Tổng thu
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng thương mại
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng
Các quỹ ngân hàng
cộng
trừ
trừ
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phượng tiện thanh toán”.
2.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản:
- Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian
thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối
tiền tệ cho nền kinh tế.
- Chức năng sản xuất, bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo
ra sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng.
2.1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại.
Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.2. Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng
tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng cho các nhu cầu khác trong

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao
gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn vay các tổ chức tín dụng khác và các nguồn vốn
khác.
2.1.2.1. Vốn tự có (vốn chủ sở hữu).

×